Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản

Trà đạo chính là thưởng thức việc uống trà. Đối tượng chính của trà đạo Nhật Bản chính là thao tác pha từ người thực hiện và cách uống của thực khách
Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản





Trà đạo của người Nhật Bản là một trong những nét văn hóa không thể thiếu mỗi khi nhắc đến quốc gia này.


Trà đạo chính là thưởng thức việc uống trà. Đối tượng chính của trà đạo Nhật Bản chính là thao tác pha từ người thực hiện và cách uống của thực khách. Hầu như cả người pha và uống đều không quá quan tâm đến hương vị trà dù rất tôn trọng sản phẩm này. Điều quan trọng là hòa mình vào thiên nhiên mộc mạc, đơn sơ do họ tạo ra và để tâm trí tĩnh lặng. Tất cả những gì thuộc về trà đạo đều bao gồm các thao tác cơ bản như: pha trà, mời trà và uống trà. Ngoài ra, trà đạo còn quy định thật tỉ mỉ về các thao tác ấy. Từ đó, uống trà trở thành một nghi lễ. Người Nhật gọi nghi lễ uống trà này với cái tên là Trà đạo, nó như là một “trường phái” của nghệ thuật ở xứ sở hoa anh đào.

Trà đạo có từ khi nào?

Trà đạo có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa. Trong một thời gian dài, Nhật Bản cổ xưa chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn minh lớn nhất khu vực này. Khởi đầu, người Trung Hoa đã dùng trà làm thuốc để chữa trị một số bệnh. Sau đó, nó phát triển và trở thành một thức uống đặc biệt. Mặc dù trà Trung Quốc cũng có những gắn kết trong đời sống văn hóa của dân tộc nhưng chính người Nhật Bản mới là người nâng việc uống trà thành một nghi lễ của sự thưởng thức tồn tại cho đến ngày nay…

Vào thế kỉ thứ VI, tri thức về các loại trà và sản xuất trà truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản cùng với mỹ thuật và Phật giáo. Từ năm 805, uống trà đã trở thành phong tục của người Nhật. Do được phổ biến theo chân các nhà sư nên trà đạo Nhật Bản mang đậm phong cách của Thiền. Có thể kể đến nhà sư Murata Juko là người đã tìm thấy vẻ đẹp giản dị trong văn hóa uống trà, ông coi trọng cuộc sống tinh thần và yêu cái đẹp "wabi" và "sabi" - vẻ đẹp giản dị, thanh sạch không vướng bụi trần được xem là tinh thần chủ yếu trong việc thưởng trà. Tuy nhiên, các nghi lễ nghiêm ngặt về trà đạo chỉ được bắt đầu vào thế kỷ XV do nhà sư Murata Xiuko vạch ra. Trong giai đoạn này, xã hội Nhật Bản có sự phát triển mạnh, trà đạo được giới Samurai cao cấp và quý tộc cung đình đón nhận nồng nhiệt.





Dần dần, trà đạo đã trở thành thú tiêu dao của người Nhật ở các tầng lớp khác nhau sau mọi lo toan, bận rộn hàng ngày. Khi đã trở thành một nghi lễ, xã hội Nhật đã xuất hiện những nghệ nhân chuyên về trà đạo. Họ chính là những người mang trà đạo đến với thế giới. Từ khi ra đời và cho đến bây giờ, trà đạo có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc, nghệ thuật làm vườn, nghệ thuật tạo hình và đặc biệt là nghề gốm.

Gian phòng thưởng trà.

Vào thế kỉ thứ XV, người ta bắt đầu xây những nơi dành riêng cho người uống trà. Ngôi nhà uống trà được làm bằng những chất liệu rất mong manh theo cảm thức chủ đạo của Thiền. Đối với dân thưởng trà ở Nhật Bản, khu vườn Tây An tại chùa Miokian (ở Kyoto) được xem là nơi thưởng trà chuẩn nhất. Ở đó, người ta có thể tổ chức được một nghi lễ trà đạo điển hình.

Nhìn chung, gian phòng thưởng trà thường có diện tích nhỏ và được cấu tạo với mái trần thấp. Chính vì vậy, người dự trà buộc phải cúi đầu khiêm cung khi bước vào đây. Vào thời xa xưa, những võ sĩ Samurai thường để kiếm lại ở bên ngoài khi đến dự buổi tiệc trà. Ngoài ra, vật trang trí duy nhất trong phòng là tranh cuộn đơn sắc và lọ hoa. Thường trong những buổi tiệc trà, chủ nhân phải ấn định một chủ đề chính và người thưởng trà sẽ cùng bàn luận về ý nghĩa ẩn đằng sau nó.

Theo quy định, các dụng cụ sử dụng cho buổi pha trà phải bằng tre hoặc bằng các vật liệu thông thường khác. Người Nhật luôn dùng những chiếc bát làm bằng gốm sứ Nhật Bản trong các buổi tiệc trà. Bởi vì, uống trà là nhằm luyện con người khai trừ những chướng ngại phiền não, để đạt đến tinh thần an bần lạc đạo và hoà đồng với tự nhiên. Người dự trà sẽ cảm thấy thiên nhiên Nhật cùng con người Nhật hòa hợp hơn trong chén trà của mình.
Trong nghệ thuật ẩm thực này, người Nhật dùng loại trà xanh được nghiền nhuyễn thành bột và đã qua chế biến. Điểm đặc sắc của nguyên liệu này là chúng vẫn giữ nguyên sắc xanh biếc của búp trà non. Khi pha chế xong, tách trà ánh lên một màu xanh tuyệt hảo.






Nghi lễ uống trà của người Nhật Bản

Nhìn chung, nghi lễ Trà đạo được dùng để diễn đạt sự hài hoà, kính trọng, thuần khiết và thanh bình. Một cuộc trà đạo của người Nhật nếu theo đúng quy cách sẽ được tiến hành theo các bước sau:

Đầu tiên là khâu mời:

Để cho lịch sự, gia chủ sẽ viết thư mời gửi đến từng người, ghi rõ địa chỉ và thời gian. Sau khi nhận được thư mời, người ta sẽ viết thư trả lời, cho biết có đến dự trà đạo được hay không.

Lúc đến nơi, những người khách chào lẫn nhau. Họ được phục vụ nước nóng trong khi chờ đợi trên một chiếc ghế băng ngoài vườn và gia chủ sẽ bước ra chào hỏi khách mới đến. Khách chỉ việc cúi chào chủ nhà.

Sau đó những vị khách sẽ vào phía trong vườn để xúc miệng và rửa tay, tẩy trần những ô uế. Sau công đoạn này, họ sẽ bước vào phòng uống trà theo thứ tự địa vị trên dưới và đứng cạnh tường. Sau khi tất cả khách đã vào đủ họ ngồi xuống sàn nhà.

Sau khi chào hỏi nhau, họ bắt đầu vào bữa ăn trước,các món ăn như cơm cháo được dọn ra. Họ uống rượu Sake. Sau tiệc rượu là phần tráng miệng bằng bánh ngọt. Sau bữa ăn này khách lại ra vườn ngồi đợi.

Sau đó gia chủ rung chuông để khách trở vào. Đây là lúc uống trà thật sự.

Nghi thức pha trà truyền thống của người Nhật.

Việc pha trà thường được thực hiện với rất nhiều công đoạn. Nghệ thuật pha trà của chủ nhân sẽ được đánh giá bằng việc số lượng trà trong ấm luôn đảm bảo không thiếu và không thừa cho tất cả các khách mời. Thông thường, mỗi người khách sẽ thưởng thức khoảng 50 ml nước trà. Chủ nhân rót trà dàn đều theo nhiều vòng cho tất cả các tách. Trong thời gian này, khách trà sẽ được thưởng thức bánh. Đặc biệt, các loại bánh ngọt được ưa chuộng thường có hình dáng trông như những đoá hoa anh đào đang hé nở giữa tiết xuân.

Cách thức pha trà của người Nhật Bản bao gồm các bước sau:

Bước 1: Nước pha trà:

Không dùng nước đang sôi để pha trà do trông không đẹp mắt và nhất là tất cả các loại trà Nhật bản, trà xanh, trà bột dùng trong lễ dâng trà không bao giờ dùng nước đang sôi! Nước pha trà phải được đựng trong một bình thủy hay nước được nấu trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn than rất yếu để giữ nước ở khoảng 80-90 độ.



Bước 2: Làm ấm dụng cụ:

Ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng cụ, sau đó dùng khăn lau khô trước khi xử dụng. Cho trà vào ấm pha trà : Thường với loại trà ngon cỡ trung bình người ta thuờng tính cho mỗi một người khách khoảng một muỗng cà phê trà xanh. Tuy nhiên nếu dưới 3 người khách, nên cho hơn một tí để tránh quá nhạt . Dĩ nhiên với nhưng người ghiện trà, thích uống đậm lại là vấn đề khác!




Bước 3: Pha trà:

Với loại trà xanh cỡ trung bình, người ta thường pha trà 3 lần khác nhau như sau :

Lần thứ nhất: Được pha với nước nóng ở khoảng 60 độ, để trà ngấm khoảng 2 phút trước khi rót cho khách. Nước sôi từ bình thủy được rót ra một cài bình trà để giảm nhiệt độ trước khi cho vào bình pha trà.

Lần thứ hai: Pha với nước nóng khoảng 80 độ trong khoảng 30-40 giây, có nghĩa là cho nước vào ấm pha trà , hơi lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay. Nước cũng được rót qua bình trung gian nhưng nhanh hơn để có nhiệt độ như mong muốn.

Lần thứ ba: Nước pha ở nhiệt độ khoảng 90 độ C, cũng khoảng 30- 40 giây. Nước có thể rót trưc tiếp từ bình thủy vào ấm trà, vì nước sôi khi qua các giai đoạn rót vào bình thủy, rồi từ bình thủy rót vào ấm pha trà đã có nhiệt độ khoảng 90 độ C. Với những loại trà ngon đặc biệt, người ta có thể pha trà lần thứ 4 hay lần thứ 5 (cách thức pha như lần thứ 3) mà nước trà vẫn xanh và còn mùi vị. Nhưng những loại trà xanh hạ phẩm, rẻ tiền việc pha trà hơi khác hơn chút đỉnh. Chẳng hạn lần thứ nhất phải ở nhiệt độ cao hơn (70- 80 độ, 2 phút) , lần thứ hai (90 độ, khoảng 1- 2 phút) và không có lần thứ 3 vì hết mùi vị.

Lượng nước pha trà: Người pha trà phải biết ước lượng cho bao nhiêu nước pha vào bình trà, không thể pha trà xanh của Nhật Bản giống như pha trà của Trung Quốc hay Việt Nam được mà phải biết dung tích của tách uống trà và số tách để cho đúng lượng nước để mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà. Nếu còn sót lại sẽ làm giảm chất lượng của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt độ, vì oxy hoá làm mất màu xanh đẹp của trà.

Bước 4: Cách rót trà:

Không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp! Làm như vậy sẽ có sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách, cũng như không đều về lượng trong mỗi tách. Vì vậy, tất cả các tách của khách đều được để trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1,2,3,4… rót lần đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70 ml), sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2 ,1 mỗi lần khoảng 20ml (cho mỗi t ách có tổng cộng 50ml nước trà) nếu còn dư chút ít trong bình, nên co dãn để phân đều cho các tách sau đó mới đưa mời khách.




Bước 5: Cách uống trà:

Khi uống trà xanh Nhật Bản, người Nhật phải ăn một vài loại bánh ngọt để làm gia tăng hương vị của trà. Trước khi uống trà, người ta ăn vài miếng bánh (phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống ). Sau đó thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống trà tiếp theo. Với cách này sẽ làm gia tăng hương vi của trà xanh một cách lạ kỳ. Với cách uống trà cầu kỳ, độc đáo và tinh tế này của người Nhật đã đưa cách uống trà Nhật trở thành một môn nghệ thuật mà cả thế giới phải nể phục và thưởng thức.




Thông thường trong buổi tiệc trà, cả khách lẫn chủ sẽ đàm đạo về thơ ca, hội hoạ, văn học cổ điển, nghệ thuật cắm hoa… Khi dùng trà xong, nếu khách ngỏ ý muốn được chiêm ngưỡng các dụng cụ thì trà chủ nhân sẽ phải chuẩn bị làm sạch lại các dụng cụ pha trà.

Cuối cùng, buổi lễ Trà Đạo chấm dứt, khách nói lời chào tạm biệt và ra về.

Do nghi lễ uống trà tồn tại trong một thế giới không tiền tài, không giai cấp mà ở đó chỉ có lòng tôn trọng kiến thức, sự nhã nhặn và lịch sự, vì vậy, trà đạo luôn là một giá trị văn hóa mà người Nhật tôn thờ.

Nguồn: sanwaviet online
http://khaiphong.org/showthread.php?16877-Ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt-tr%C3%A0-%C4%91%E1%BA%A1o-Nh%E1%BA%ADt-B%E1%BA%A3n

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản

Trà đạo chính là thưởng thức việc uống trà. Đối tượng chính của trà đạo Nhật Bản chính là thao tác pha từ người thực hiện và cách uống của thực khách
Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản





Trà đạo của người Nhật Bản là một trong những nét văn hóa không thể thiếu mỗi khi nhắc đến quốc gia này.


Trà đạo chính là thưởng thức việc uống trà. Đối tượng chính của trà đạo Nhật Bản chính là thao tác pha từ người thực hiện và cách uống của thực khách. Hầu như cả người pha và uống đều không quá quan tâm đến hương vị trà dù rất tôn trọng sản phẩm này. Điều quan trọng là hòa mình vào thiên nhiên mộc mạc, đơn sơ do họ tạo ra và để tâm trí tĩnh lặng. Tất cả những gì thuộc về trà đạo đều bao gồm các thao tác cơ bản như: pha trà, mời trà và uống trà. Ngoài ra, trà đạo còn quy định thật tỉ mỉ về các thao tác ấy. Từ đó, uống trà trở thành một nghi lễ. Người Nhật gọi nghi lễ uống trà này với cái tên là Trà đạo, nó như là một “trường phái” của nghệ thuật ở xứ sở hoa anh đào.

Trà đạo có từ khi nào?

Trà đạo có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa. Trong một thời gian dài, Nhật Bản cổ xưa chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn minh lớn nhất khu vực này. Khởi đầu, người Trung Hoa đã dùng trà làm thuốc để chữa trị một số bệnh. Sau đó, nó phát triển và trở thành một thức uống đặc biệt. Mặc dù trà Trung Quốc cũng có những gắn kết trong đời sống văn hóa của dân tộc nhưng chính người Nhật Bản mới là người nâng việc uống trà thành một nghi lễ của sự thưởng thức tồn tại cho đến ngày nay…

Vào thế kỉ thứ VI, tri thức về các loại trà và sản xuất trà truyền từ Trung Quốc sang Nhật Bản cùng với mỹ thuật và Phật giáo. Từ năm 805, uống trà đã trở thành phong tục của người Nhật. Do được phổ biến theo chân các nhà sư nên trà đạo Nhật Bản mang đậm phong cách của Thiền. Có thể kể đến nhà sư Murata Juko là người đã tìm thấy vẻ đẹp giản dị trong văn hóa uống trà, ông coi trọng cuộc sống tinh thần và yêu cái đẹp "wabi" và "sabi" - vẻ đẹp giản dị, thanh sạch không vướng bụi trần được xem là tinh thần chủ yếu trong việc thưởng trà. Tuy nhiên, các nghi lễ nghiêm ngặt về trà đạo chỉ được bắt đầu vào thế kỷ XV do nhà sư Murata Xiuko vạch ra. Trong giai đoạn này, xã hội Nhật Bản có sự phát triển mạnh, trà đạo được giới Samurai cao cấp và quý tộc cung đình đón nhận nồng nhiệt.





Dần dần, trà đạo đã trở thành thú tiêu dao của người Nhật ở các tầng lớp khác nhau sau mọi lo toan, bận rộn hàng ngày. Khi đã trở thành một nghi lễ, xã hội Nhật đã xuất hiện những nghệ nhân chuyên về trà đạo. Họ chính là những người mang trà đạo đến với thế giới. Từ khi ra đời và cho đến bây giờ, trà đạo có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc, nghệ thuật làm vườn, nghệ thuật tạo hình và đặc biệt là nghề gốm.

Gian phòng thưởng trà.

Vào thế kỉ thứ XV, người ta bắt đầu xây những nơi dành riêng cho người uống trà. Ngôi nhà uống trà được làm bằng những chất liệu rất mong manh theo cảm thức chủ đạo của Thiền. Đối với dân thưởng trà ở Nhật Bản, khu vườn Tây An tại chùa Miokian (ở Kyoto) được xem là nơi thưởng trà chuẩn nhất. Ở đó, người ta có thể tổ chức được một nghi lễ trà đạo điển hình.

Nhìn chung, gian phòng thưởng trà thường có diện tích nhỏ và được cấu tạo với mái trần thấp. Chính vì vậy, người dự trà buộc phải cúi đầu khiêm cung khi bước vào đây. Vào thời xa xưa, những võ sĩ Samurai thường để kiếm lại ở bên ngoài khi đến dự buổi tiệc trà. Ngoài ra, vật trang trí duy nhất trong phòng là tranh cuộn đơn sắc và lọ hoa. Thường trong những buổi tiệc trà, chủ nhân phải ấn định một chủ đề chính và người thưởng trà sẽ cùng bàn luận về ý nghĩa ẩn đằng sau nó.

Theo quy định, các dụng cụ sử dụng cho buổi pha trà phải bằng tre hoặc bằng các vật liệu thông thường khác. Người Nhật luôn dùng những chiếc bát làm bằng gốm sứ Nhật Bản trong các buổi tiệc trà. Bởi vì, uống trà là nhằm luyện con người khai trừ những chướng ngại phiền não, để đạt đến tinh thần an bần lạc đạo và hoà đồng với tự nhiên. Người dự trà sẽ cảm thấy thiên nhiên Nhật cùng con người Nhật hòa hợp hơn trong chén trà của mình.
Trong nghệ thuật ẩm thực này, người Nhật dùng loại trà xanh được nghiền nhuyễn thành bột và đã qua chế biến. Điểm đặc sắc của nguyên liệu này là chúng vẫn giữ nguyên sắc xanh biếc của búp trà non. Khi pha chế xong, tách trà ánh lên một màu xanh tuyệt hảo.






Nghi lễ uống trà của người Nhật Bản

Nhìn chung, nghi lễ Trà đạo được dùng để diễn đạt sự hài hoà, kính trọng, thuần khiết và thanh bình. Một cuộc trà đạo của người Nhật nếu theo đúng quy cách sẽ được tiến hành theo các bước sau:

Đầu tiên là khâu mời:

Để cho lịch sự, gia chủ sẽ viết thư mời gửi đến từng người, ghi rõ địa chỉ và thời gian. Sau khi nhận được thư mời, người ta sẽ viết thư trả lời, cho biết có đến dự trà đạo được hay không.

Lúc đến nơi, những người khách chào lẫn nhau. Họ được phục vụ nước nóng trong khi chờ đợi trên một chiếc ghế băng ngoài vườn và gia chủ sẽ bước ra chào hỏi khách mới đến. Khách chỉ việc cúi chào chủ nhà.

Sau đó những vị khách sẽ vào phía trong vườn để xúc miệng và rửa tay, tẩy trần những ô uế. Sau công đoạn này, họ sẽ bước vào phòng uống trà theo thứ tự địa vị trên dưới và đứng cạnh tường. Sau khi tất cả khách đã vào đủ họ ngồi xuống sàn nhà.

Sau khi chào hỏi nhau, họ bắt đầu vào bữa ăn trước,các món ăn như cơm cháo được dọn ra. Họ uống rượu Sake. Sau tiệc rượu là phần tráng miệng bằng bánh ngọt. Sau bữa ăn này khách lại ra vườn ngồi đợi.

Sau đó gia chủ rung chuông để khách trở vào. Đây là lúc uống trà thật sự.

Nghi thức pha trà truyền thống của người Nhật.

Việc pha trà thường được thực hiện với rất nhiều công đoạn. Nghệ thuật pha trà của chủ nhân sẽ được đánh giá bằng việc số lượng trà trong ấm luôn đảm bảo không thiếu và không thừa cho tất cả các khách mời. Thông thường, mỗi người khách sẽ thưởng thức khoảng 50 ml nước trà. Chủ nhân rót trà dàn đều theo nhiều vòng cho tất cả các tách. Trong thời gian này, khách trà sẽ được thưởng thức bánh. Đặc biệt, các loại bánh ngọt được ưa chuộng thường có hình dáng trông như những đoá hoa anh đào đang hé nở giữa tiết xuân.

Cách thức pha trà của người Nhật Bản bao gồm các bước sau:

Bước 1: Nước pha trà:

Không dùng nước đang sôi để pha trà do trông không đẹp mắt và nhất là tất cả các loại trà Nhật bản, trà xanh, trà bột dùng trong lễ dâng trà không bao giờ dùng nước đang sôi! Nước pha trà phải được đựng trong một bình thủy hay nước được nấu trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn than rất yếu để giữ nước ở khoảng 80-90 độ.



Bước 2: Làm ấm dụng cụ:

Ấm pha trà và tách uống trà được tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng cụ, sau đó dùng khăn lau khô trước khi xử dụng. Cho trà vào ấm pha trà : Thường với loại trà ngon cỡ trung bình người ta thuờng tính cho mỗi một người khách khoảng một muỗng cà phê trà xanh. Tuy nhiên nếu dưới 3 người khách, nên cho hơn một tí để tránh quá nhạt . Dĩ nhiên với nhưng người ghiện trà, thích uống đậm lại là vấn đề khác!




Bước 3: Pha trà:

Với loại trà xanh cỡ trung bình, người ta thường pha trà 3 lần khác nhau như sau :

Lần thứ nhất: Được pha với nước nóng ở khoảng 60 độ, để trà ngấm khoảng 2 phút trước khi rót cho khách. Nước sôi từ bình thủy được rót ra một cài bình trà để giảm nhiệt độ trước khi cho vào bình pha trà.

Lần thứ hai: Pha với nước nóng khoảng 80 độ trong khoảng 30-40 giây, có nghĩa là cho nước vào ấm pha trà , hơi lắc nhẹ và rót ra tách cho khách ngay. Nước cũng được rót qua bình trung gian nhưng nhanh hơn để có nhiệt độ như mong muốn.

Lần thứ ba: Nước pha ở nhiệt độ khoảng 90 độ C, cũng khoảng 30- 40 giây. Nước có thể rót trưc tiếp từ bình thủy vào ấm trà, vì nước sôi khi qua các giai đoạn rót vào bình thủy, rồi từ bình thủy rót vào ấm pha trà đã có nhiệt độ khoảng 90 độ C. Với những loại trà ngon đặc biệt, người ta có thể pha trà lần thứ 4 hay lần thứ 5 (cách thức pha như lần thứ 3) mà nước trà vẫn xanh và còn mùi vị. Nhưng những loại trà xanh hạ phẩm, rẻ tiền việc pha trà hơi khác hơn chút đỉnh. Chẳng hạn lần thứ nhất phải ở nhiệt độ cao hơn (70- 80 độ, 2 phút) , lần thứ hai (90 độ, khoảng 1- 2 phút) và không có lần thứ 3 vì hết mùi vị.

Lượng nước pha trà: Người pha trà phải biết ước lượng cho bao nhiêu nước pha vào bình trà, không thể pha trà xanh của Nhật Bản giống như pha trà của Trung Quốc hay Việt Nam được mà phải biết dung tích của tách uống trà và số tách để cho đúng lượng nước để mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà. Nếu còn sót lại sẽ làm giảm chất lượng của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt độ, vì oxy hoá làm mất màu xanh đẹp của trà.

Bước 4: Cách rót trà:

Không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp! Làm như vậy sẽ có sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách, cũng như không đều về lượng trong mỗi tách. Vì vậy, tất cả các tách của khách đều được để trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1,2,3,4… rót lần đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70 ml), sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2 ,1 mỗi lần khoảng 20ml (cho mỗi t ách có tổng cộng 50ml nước trà) nếu còn dư chút ít trong bình, nên co dãn để phân đều cho các tách sau đó mới đưa mời khách.




Bước 5: Cách uống trà:

Khi uống trà xanh Nhật Bản, người Nhật phải ăn một vài loại bánh ngọt để làm gia tăng hương vị của trà. Trước khi uống trà, người ta ăn vài miếng bánh (phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống ). Sau đó thỉnh thoảng ăn thêm bánh và uống trà tiếp theo. Với cách này sẽ làm gia tăng hương vi của trà xanh một cách lạ kỳ. Với cách uống trà cầu kỳ, độc đáo và tinh tế này của người Nhật đã đưa cách uống trà Nhật trở thành một môn nghệ thuật mà cả thế giới phải nể phục và thưởng thức.




Thông thường trong buổi tiệc trà, cả khách lẫn chủ sẽ đàm đạo về thơ ca, hội hoạ, văn học cổ điển, nghệ thuật cắm hoa… Khi dùng trà xong, nếu khách ngỏ ý muốn được chiêm ngưỡng các dụng cụ thì trà chủ nhân sẽ phải chuẩn bị làm sạch lại các dụng cụ pha trà.

Cuối cùng, buổi lễ Trà Đạo chấm dứt, khách nói lời chào tạm biệt và ra về.

Do nghi lễ uống trà tồn tại trong một thế giới không tiền tài, không giai cấp mà ở đó chỉ có lòng tôn trọng kiến thức, sự nhã nhặn và lịch sự, vì vậy, trà đạo luôn là một giá trị văn hóa mà người Nhật tôn thờ.

Nguồn: sanwaviet online
http://khaiphong.org/showthread.php?16877-Ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt-tr%C3%A0-%C4%91%E1%BA%A1o-Nh%E1%BA%ADt-B%E1%BA%A3n

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm