Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Nghĩ gì về tháng Mười Một của Hoa Kỳ và mưu đồ thành lập “LHQ thứ Hai’ của Trung Cộng

Kỳ bầu cử tổng thống của Hoa Kỳ 2016 có những điều lạ lùng và rắc rối. Người ta quan niệm bầu cử tổng thống ở Mỹ là vậy thôi, có gì lạ đâu?. Nhưng kỳ bầu cử này riêng Đảng Cộng Hoà (CH)

Đinh Hoa Lư

Nghĩ gì về tháng Mười Một của Hoa Kỳ và mưu đồ thành lập “LHQ thứ Hai’ của Trung Cộng

Trước tiên chúng ta phải đặt cái nhìn thật khách quan vào tình hình chuẩn bị của nước Mỹ cho cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 này.

Kỳ bầu cử tổng thống của Hoa Kỳ 2016 có những điều lạ lùng và rắc rối. Người ta quan niệm bầu cử tổng thống ở Mỹ là vậy thôi, có gì lạ đâu?. Nhưng kỳ bầu cử này riêng Đảng Cộng Hoà (CH) nó rắc rối cho giới lãnh đạo đảng do sự bất mãn trầm trọng của họ đối với ứng viên ưu thế nhất là Donald Trump. Cộng thêm là sự chia rẽ giữa các cử tri rối loạn cho đến lúc kết thúc Đại Hội Ứng Danh tại Cleverland, Ohio từ 18 đến 21 tháng Bảy tuần rồi.

Phía đảng Dân Chủ (DC) cũng có rắc rối nhưng may mắn không trầm trọng bằng phía Cộng Hoà. Một số cử tri vì quá tiếc và trung thành với ông Sander mới đâm ra ‘chống Clinton”, nhưng rồi cũng ổn do ông Sanders cuối cùng ủng hộ bà Hillary Clinton để giúp đảng Dân Chủ bước tới trơn tru. Vụ ‘rò’ email là vụ ‘nặng ký’ cho bà Hillary nhưng may mắn cho Hillary Clinton do Quốc Hội (QH) Mỹ không luận tội được vì thiếu chứng cớ. hơn nữa Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ không ‘nhập cuộc’ hoà chung ý với CH.

*Tại sao Donald Trump?

Thế giới về đâu với một Donald Trump “”bốc đồng, thiếu tinh tế, hay cơ hội” , ông hay “nói trước và suy nghĩ sau”?. Tiếp đến là một Putin ‘láu cá, tinh ma’? một Trung Cộng ‘bá quyền. thủ đoạn và tham ác”? và một Nhà Nước Hồi Giáo với chủ nghĩa khủng bố hết sức tàn ác dã man chưa từng thấy trong xã hội loài người?

Chắc hẳn người hay quan tâm thời cuộc không khỏi thở dài nghĩ đến tình hình thế giới, hiện nay rối như ‘canh hẹ’, căng thẳng như ‘dây đàn’ và nóng như ‘hoả diệm sơn’, tất cả các ví von này cũng không quá lời khi chưa có lối thoát nào cho tình hình quốc tế.

Trở lại chuyện Đảng CH. Chưa đời một ứng cử viên nào tổng thống nào, lại là ‘cái gai’ của đảng. Chưa có một ứng viên tổng thống nào bị biểu tình chống đối ‘cuồng nhiệt’ như đối với ứng viên Trump. Nhưng ‘bắt buộc’ đảng CH phải đề cử Donald Trump một cách “chẳng đặng đừng”. Đây là cảnh ‘bất đắc ý’ cho một đảng chính trị nước Mỹ. Một việc ‘tréo ngoe’ những ‘con cưng’ của đảng lại ‘trật’ra khỏi vòng đầu bầu cử’ trong khi kẻ bị đảng “ghét thậm tệ”lại thắng và thắng vòng tiền bầu cử một cách vẻ vang?

Không có sự kiện gì lại không có lý do của nó. Donald Trump đã ‘gãi đúng chổ ngứa’ của cử tri Cộng Hoà đang cơn bất mãn và tức giận với giới chính trị truyền thống. Sự xuống dốc về ngoại giao và nội an cũng như tâm lý giới bảo thủ truyền thống bị va chạm. Trump ‘gãi nhằm’ tâm lý Hoa Kỳ lúc sự tức giận và sợ hãi khủng bố trong người dân Mỹ dâng lên cao độ.

Họ trút ‘tức giận’ lên lên tổng thống Barack Obama, ngay lãnh đạo đảng CH, và dĩ nhiên chọn những ai có tuyên bố mạnh bạo thậm chí táo bạo hay ‘cực đoan nhất’.

Vấn đề cho tuyên bố của Donald Trump ‘quá cực đoan, bảo thủ’ cũng chưa đáng tin, do cá tính của Trump ‘nói cho có nói’ hay nói theo ‘cơ hội’ chứ chưa có bằng chứng rõ ràng cho lý tưởng chính trị của ông Trump?

*Những quan tâm hàng đầu của cử tri Hoa Kỳ hiện nay là gì?

Nhìn vào bầu cử tháng Mười Một, chúng ta phải liên tưởng đến quan tâm hàng đầu của cử tri Mỹ ra sao? Theo Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế Sự Vụ tại Đại Học Chicago hiện nay thăm dò thì hiện chỉ có 27% dân Mỹ ủng hộ việc Mỹ dính líu với thế giới, và đa số ủng hộ biện pháp ngoại giao.

Những vấn đề hiện nay cử tri Mỹ quan tâm theo thứ tự ưu tiên, trước tiên là khủng bố, tiếp đến là lo ngại nhập cư, thứ ba là lo sợ Nga, thứ tư là chiến tranh Iraq, Afghanistan, thứ 5 là môi trường những vấn đề môi trường, kinh tế toàn cầu và ngoại thương thuộc về hạng …chót.

Từ đó chúng ta có thể cho rằng người dân Mỹ quan tâm đến vấn đề TPP và Biển Đông thuộc về hàng …chót mà thôi. Tổng thống tháng Mười Một tới là quyết định của cử tri Mỹ và những gì chúng ta tiên đoán và mong muốn vào Mỹ phải đừng nhìn vào ước muốn của chính chúng ta mà hãy khách quan nhìn vào ước muốn lớn nhất của cử tri Hoa Kỳ là gì?

*Chính trường Hoa Kỳ quá nhiều chuyện “chẳng đặng đừng”

Chính Paul D. Ryan chủ tịch đảng CH tại Hạ Viện từng cho là lựa chọn Donald Trump là lựa chọn “bất đắc ý” nhưng “có còn hơn không’ do Trump là ứng viên ‘độc diễn’ còn lại và đã vượt xa con số cử tri đoàn đòi hỏi hiện nay (1543/1237).

Trong ngày đại hội đảng CH vừa qua, thật là một ngày hỗn loạn nhất trong lịch sử đại hội Đảng. Nó nói lên sự phân liệt trầm trọng trong giới bảo thủ của nền cộng hoà Hoa Kỳ. Giữa khuynh hướng bảo thủ truyền thống và ý thức trung dung cấp tiến.

Đảng CH là đảng cầm quyền thì ý niệm đắc cử cho đảng là vấn đề ưu tiên. “Cái vé” ra tranh cử trong đảng không quan trọng bằng “cái vé” vào Toà Bạch Ốc.

Khuôn mặt Donald Trump phù hợp với “cử tri bảo thủ” đang bất mãn với những “quyền lực truyền thống” bị mất, những chủ trương ‘bảo thủ cực đoan nhất’ trong xã hội Mỹ. Do tình hình xã hội và chính trị đang có những bước ngoặc rất mới, một tâm lý ‘chán ngấy’ giới chính trị ‘kế thừa’ (hay gia đình) cùng chính trị truyền thống của của cử tri CH, khiến họ cần một khuôn mặt mới hơn như Donald Trump.

*Giới lãnh đạo CH biết được điều này hơn Trump và hơn ý nghĩ của những cử tri đang ủng hộ Trump.

Biết được Trump là người ‘bảo thủ cơ hội’, người sẽ ‘cực kỳ bảo thủ’ hay ‘ bao thủ trung dung’ chỉ tuỳ vào hoàn cảnh để nói, để phát biểu cốt lấy lòng người nghe. Donald Trump không phải là dạng người trung thành với chủ thuyết chính trị hay lý tưởng chính trị nào. Ông là người có sở trường về ‘doanh thương’ nói làm sao ‘cho vừa lòng khách’ và dù ‘món hàng ra sao’ không thành vấn đề.

Đó là sự nguy hiểm ‘đáng sợ’ cho ‘think tanks’ của đảng CH, một ‘êkip’ chính trị gia ‘mô phạm’(pedantric) đánh giá được Trump là người của ‘cơ hội’.

Giới chính trị cao cấp trong CH ít ai ủng hộ Trump. Ted Cruz không ủng hộ Trump dù thất cử. Cruz không thể nào ‘nhắm mắt làm liều’ ủng hộ cho người đã nói xấu vợ và cha mình, đó là hành động mà ông ví như ‘con chó con nô lệ’. Thời gian qua, Donald Trump có quá nhiều điều không chắc chắn (uncertainty). Đen trằng, phải trái, ông ta lật dễ như chơi, chỉ qua ‘một đêm’. Donald Trump là một hiện tượng của phân hoá cho đảng CH, là một sự bất đắc ý đầy tràn lịch sử cho đảng và một sự đắng cay khó nguôi ngoai khi lòng cử tri và ý của đảng đang đi hai hướng khác nhau. Donald Trump chiếm được đa số cử tri đoàn trong đảng không phải là ngẫu nhiên hay may mắn mà lo lòng dạ cử tri phía CH đang cần có một ‘nhân vật “ngoài đảng hay khác đảng’” hay không ‘ngoan ngoản” một cách truyền thống đối với lãnh đạo đảng CH, để trút ‘cơn bực tức’ cho mình.
Mỹ đã lâm vào thế bị động quá lâu ở nước ngoài

Phía Dân Chủ ra sao qua hai nhiệm kỳ của Tổng Thống Obama? Chính sách ngoại giao, nhân nhượng. luôn ở ‘thế thủ” nên đưa Hoa Kỳ dần vào thế phòng ngự hơn là tấn công. Người ta cho TT Obama có thể là ‘nhu nhược’ không tận dụng sức mạnh quân sự của Mỹ nên càng làm cho 2 đối lực là Nga và Trung Cộng và ngay cả “đứa con nít” Kim jong Un cũng xem thường Mỹ (hay Obama).

Sự thách thức của Nga nhiều lần ngăn chận nguy hiểm phi cơ chiến đấu và chiến hạm Mỹ, bay vào không phận Mỹ có thể ‘thăm dò’ phản ứng của TT Obama và Nga đã đi sâu hơn vào ngày 16 tháng Bảy, 2016 Nga cố ý oanh tạc ngay vào cứ điểm chiến binh do Mỹ yểm trợ tại Syria mặc dù Ngũ Giác Đài có báo trước? Và Tổng Thống Obama vẫn im lặng. Tổng thống Obama đã qua Anh vào ngày 22 tháng Tư vừa rồi và khuyên Anh nên “ở lại” EU nếu không Anh sẽ ‘trụt hậu’ nhưng kết quả chỉ “vừa ý Nga” do Anh chọn con đường ra khỏi EU mà thôi.. Với ‘Brexit’. NATO gián tiếp sẽ yếu dần.

Sự tấn công liên tục của IS vào đồng minh gần gũi và mạnh nhất của Mỹ là Pháp là một thí dụ cho liên lạc tình báo hai nước rời rạc.

Hiện tại Mỹ xem chừng đang ‘xuống nước’ sau khi Bắc Kinh gạt bỏ phán quyết của Toà Trọng Tài Thường Trực LHQ (PCA). Hoa Thịnh Đốn không có thêm sức mạnh sau phán lệnh do LHQ không có cơ chế nào để áp buộc một phán lệnh. Tất cả cơ chế và sức mạnh chỉ là sự đóng góp của thành viên, trong đó có cả Bắc Kinh.

Bầu cử tháng Mười Một là một vấn đề liên quan đến toàn thế giới hơn là một vùng Biển Đông. Hiện tại Mỹ đang ‘cầm chừng’ chờ kết quả bầu cử trong lúc Bắc Kinh luôn luôn lợi dụng khoảng thời gian quý báu hơn ba tháng trời, biết bao nhiêu cơ hội cho ‘đường đi nước bưóc’ cho một thế lực thâm hiểm, xảo quyệt cùng mạnh nhất tại Á Châu.

Hôm nay tại Lào, Ngoại Trưởng John Kerry lên tiếng ủng hộ tái tục thương thảo song phương giữa Bắc Kinh và Manila, đây là gián tiếp ‘bật đèn xanh’ cho tổng thống Philippines là Duterte sau một thời gian dài Hoa thịnh Đốn chống đối vấn đề thương thảo “song phương với Trung Cộng” với quan niệm rằng Bắc Kinh dùng thế nước mạnh để bức ép nước nhỏ trong thương thảo song phương.

Sự kiện này đang báo hiệu Mỹ không có biện pháp gì khi Bắc Kinh tuyên bố phán quyết của Toà LHQ là “mớ giấy lộn vô giá trị”? Hay Mỹ đang dùng kế ‘hoãn binh’ đợi chờ bầu cử?

Chúng ta cũng mong vậy. Nhưng hãy coi chừng Bắc Kinh đã ‘bắt mạch” được Mỹ và sẽ ‘cướp’ thời gian để làm chuyện “đã rồi’ khác.

Cái thứ nhất là Mỹ phải chận ý đồ lập Vùng Nhận Dạng Phòng Không (ADIZ) thứ hai tại Biển Đông. Nếu như vậy, Mỹ vô lý không ra tay? Nhưng tình hình bầu cử tại Hoa Kỳ chưa xong thì sao đây?

Trở lại vấn đề Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện tại chưa thông qua tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Có thể ra tháng Giêng này khi tổng thống Hoa Kỳ là ai, mới hi vọng. TPP là chuyện làm ăn và tìm kiếm thị trường thêm cho Hoa Kỳ thì dù đảng nào cũng phải lo toan. Vành đai Thái Bình Dương (Pacific Rim) là một liên hoàn kinh tế trong TPP nhưng ý nghĩa chính trị của nó sẽ bắt đầu ló dạng khi nó thành hình.
Phải chăng Đa Số tại Thượng Viện đang ‘vưọt rào ” Hiến Pháp khi ‘ngâm’ tiến cử bổ sung đề cử thẩm phán bổ sung cho Tối Cao Pháp Viện?

Hiện tại Thượng Viện Mỹ đã phá lệ của Hiến Pháp Hoa Kỳ vì đã qua 125 ngày vẫn không nhóm họp để thông qua việc đề cử của TT Obama theo HP quy định là đề cử ông chánh án Merrick Garland. Vấn đề lo ngại của Thượng Viện do CH nắm đa số là lo sợ số thẩm phán trong Tối Cao Pháp Viện sẽ tăng cao hơn một nửa? chính đây là một vấn đề mà chính Thượng Viện đã làm một việc chưa có tiền lệ trước đây dù đã nhận được đề cử của văn phòng TT Obama là ngày 16/3/2016 cho tới nay là 132 ngày.

Chưa có lần nào trong lịch sử Đảng Cộng Hoà lại gặp nhiều chuyện ‘chẳng đặng đừng’ như hiện nay. Thẩm Phán Antoni Scalia qua đời vào tháng Hai năm nay đã đưa tổng thống Obama hai lần đề cử chánh án cho Tối Cao Pháp Viện. Chuyện này đã đưa đến tranh luận có cho TT Obama có cơ hội đề cử điền khuyết vào vị trí cho thẩm phán Scalia trong năm bầu cử hay không? Vấn đề trưởng khối đa số tại Thượng Viện trưởng khối đa số phe CH là TNS Mitch Mc Connell trì hoãn đợi cho đến sang năm khi có tổng thống mới chẳng qua do con số thẩm phán Dân Chủ là đa số tại Tối Cao Pháp Viện. Nhưng Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định 125 ngày phải có điền khuyết?

Chuyện ‘chẳng đặng đừng thứ hai” là việc đảng CH phải đề cử Donald Trump là một việc ngoài ý muốn của tập thể lãnh đạo đảng này. Nhưng luật lệ không thể phá vỡ. Một sự nghịch lý phải chọn lựa khi sự chống đối từ ý tưởng cho đến chính sách giữa cá nhân ông Trump và nhiều nhân vật điển hình của đảng CH là những sự thật rõ ràng trong suốt thời gian tiền bầu cử vừa qua.

Donald Trump là một chọn lựa “đầy kịch tính’ cho đảng CH một sự kiện chính trị ‘chẳng đặng đừng’ hay Donald Trump là ngưòi của “thời thế’ tạo nên không do từ sự toả sáng về thiên tư chính trị tạo nên.
Sự náo loạn trong ngày Đại Hội Toàn Đảng CH tại Cleveland vừa rồi cũng là một thể hiện cho tâm lý rối bời và “chẳng đặng đừng” hay nói nôm na theo tục ngữ VN là “không có chó bắt mèo ăn c…” đó thôi.
Tháng Mười Một sự đợi chờ lần này sẽ gay cấn hơn không những cho nước Mỹ mà cả thế giới. Thế giới đang loạn, và Mỹ cũng rối bời. Nếu thêm một ông Donald Trump thì tương lai nước Mỹ và thế giới không biết ra sao?

ĐÁNH GIÁ CHUNG: ĐẢNG DÂN CHỦ VẪN NẮM TOÀ BẠCH ỐC MỘT LẦN NỮA

Tình hình chung dù đảng Dân Chủ muốn hay không muốn sẽ nắm Tòa Bạch Ốc một lần nữa. Bà Hillary có những lợi thế hơn Donald Trump nhờ bà nắm đưọc đa số cử tri là điều chắc chắn.

Đừng cho rằng bà nhờ hào quang của cựu TT Clinton, hay sự vận động của TT OBama nhưng các yếu tố tự thân của Bà Clinton và những yếu tố ngoại tại.

về nội lực

-Bà quá nhiều kinh nghiệm trong chính trị và lãnh đạo vào thời gian làm thượng nghị sĩ
-Chức vụ Bộ Trưởng Ngoại Giao trong 4 năm
-Bà có tính chu đáo và chuẫn bị kỹ

Về ngoại lực bà Clinton có nhiều sự ủng hộ từ:

– Tầng lớp đa chủng tộc hay những cộng đồng thiểu số còn có thêm ngưòi da đen
– Người nhập cư con số này không phải là nhỏ
– Của thanh niên
– Thành phần trí thức
-Thành phần chính trị lão thành
-Tầng lớp trung lưu và nghèo.
– Ủng hộ của bảo thủ nhưng chống Donald Trump

Thời gian chồng bà làm 2 nhiệm kỳ TT cũng gián tiếp cho bà thêm một số kinh nghiệm rất quý báu.
Nhược điểm của Trump lại biến thành lợi thế cho bà Hillary điều này cũng dễ hiểu.

Đó là tại sao đảng CH rất ‘ngán’ và ‘sợ’ Donald Trump trở thành ứng viên. Không ngờ thời thế đã làm cho đảng CH bị ‘tan vỡ’ tất cả ước mơ và dự tính. Đây cũng là sự thiếu may mắn và ngoài ý muốn của nhóm lãnh đạo CH nhưng thời thế đã tạo nên một Trump là một ‘biến cố’ hay là “cơn ác mộng” cho Đảng CH mà thôi.
Cái nhìn khách quan sau hai ngày bế mạc đại hội Đảng CH và Đảng DC

Hơi hám của sự thắng cử chúng ta có thể linh cảm qua hai bế mạc đại hội hai đảng để lường được tình hình tâm lý cử tri. Đảng Cộng Hoà bế mạc sau nhiều ngày hết sức rộn ràng và bế mặc trong tâm lý nặng nề tan nát. Đảng Dân Chủ khách quan nhìn kỹ thì tinh thần chung cử tri thoả mãn và đoàn kết hơn CH dù ông Sanders không được thắng cử ứng viên tổng thống trong kỳ này

Mưu đồ thành lập “LHQ thứ Hai’ của Trung Cộng

Đừng nghĩ về chuyện nước Mỹ và tháng Mười Một không thôi. Hãy để ý đến Bắc Kinh với mưu đồ còn thâm hơn là chiếm hữu Biển Đông nữa, đó là ‘lật nhào’ LHQ hiện tại. Chống lại LHQ, Bắc Kinh biết trước là đang chọn đi vào cái thế cô độc.

Mưu toan dùng tiền tạo vây cánh với các nước nghèo, nhất là Châu Phi và Nam Mỹ, áp lực các nước nhỏ lân bang là ASEAN đi theo mình do sợ hãi sức mạnh của Trung Cộng, gián tiếp và trực tiếp một mưu toan trước sau gì cũng đến đó là một “LHQ Hai” do Bắc Kinh lãnh đạo.

Chúng ta hãy định tâm nhìn kỹ những ‘chiến lược’ Bắc kinh trong thời gian qua:

1-Trung Tâm Trọng Tài Liên Hợp Trung Hoa- Phi Châu (China Africa Joint Arbitration Center) đang đóng tại Thượng Hải là một mô hình LHQ thứ Hai

2- Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Á Châu (AIIB) do Bắc Kinh làm chủ sẽ là một hình thức tương tự như WB hay IMF trong tương lai hay chăng?

3-sự mua chuộc các thành viên trong khối ASEAN ví dụ Lào và Cambodia kèm theo đó là sự ‘im lặng khó hiểu’ của ASEAN bao lâu nay từ hội nghị Côn Minh tháng Sáu và nay là hội nghị tại thủ đô Vientiene của Lào

4-Xích lại gần với Nga qua hợp tác kinh tế và quân sự. Theo nguồn tin của Bộ Quốc Phòng Trung Cộng thì Bắc Kinh và Nga sẽ phối hợp tập trận hải quân tại Biển Đông vào tháng Chín 2016. Đây là hành động phản kháng của Bắc Kinh chống lại lệnh phán của toà Trọng Tài vừa ra chỉ dấu 2 thành viên của Đại Hội Đồng LHQ đã là một “liên minh” thì sức mạnh của LHQ hiện nay phải chăng trên đà “tan rã’ và cũng là một sự hợp lực mới cho một nhóm lãnh đạo mới trong cái gọi là “LHQ thứ Hai” hay chăng?

Chuyện khó tin, nhưng có thể thành sự thật. Bắc Kinh rất muốn tự do hành động và kháng cự lại LHQ từ lâu vì cho rằng LHQ hiện nay là ‘của Mỹ” mà thôi.

Sức mạnh hiện nay của Bắc Kinh và phán quyết của Toà Trọng Tài vào ngày 12 tháng Bảy vừa qua là cơ hội đầu và cũng là cuối cùng cho Bắc Kinh ra đi. Giấc mơ “Hán Đế” này có thành hay không cũng do Hoa Kỳ định đoạt bằng hai sức mạnh mà Mỹ đang nắm đó là đồng đô la và sức mạnh tối ưu về quân sự Sự ‘về nguồn’ của nền kinh tế Hoa Kỳ hay thay đổi chiến lược kinh tế toàn cầu của tài phiệt Mỹ khi không còn chi phối được một Trung Cộng ‘vây cánh đã cứng cáp’ thì xem như sự chia tay của ‘tình duyên Hoa Mỹ’ sau mấy thập niên. Lúc này nền kinh tế nội địa của Mỹ sẽ cắt đứt nguồn nhập cảng ào ạt từ Trung Cộng, và đây mới lát dao ‘sát thủ’ vào thủ đoạn phá bỏ LHQ của ‘đứa phản đồ” Bắc Kinh mà thôi.

Đinh Hoa Lư 27/7/2016

tham khảo
Lý do Đảng Cộng Hoà ghét thậm tệ Donald Trump
https://www.quora.com/Why-does-the-Republican-Party-hate-Trump-if-Republicans-are-voting-for-him

TVQ chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nghĩ gì về tháng Mười Một của Hoa Kỳ và mưu đồ thành lập “LHQ thứ Hai’ của Trung Cộng

Kỳ bầu cử tổng thống của Hoa Kỳ 2016 có những điều lạ lùng và rắc rối. Người ta quan niệm bầu cử tổng thống ở Mỹ là vậy thôi, có gì lạ đâu?. Nhưng kỳ bầu cử này riêng Đảng Cộng Hoà (CH)

Đinh Hoa Lư

Nghĩ gì về tháng Mười Một của Hoa Kỳ và mưu đồ thành lập “LHQ thứ Hai’ của Trung Cộng

Trước tiên chúng ta phải đặt cái nhìn thật khách quan vào tình hình chuẩn bị của nước Mỹ cho cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 này.

Kỳ bầu cử tổng thống của Hoa Kỳ 2016 có những điều lạ lùng và rắc rối. Người ta quan niệm bầu cử tổng thống ở Mỹ là vậy thôi, có gì lạ đâu?. Nhưng kỳ bầu cử này riêng Đảng Cộng Hoà (CH) nó rắc rối cho giới lãnh đạo đảng do sự bất mãn trầm trọng của họ đối với ứng viên ưu thế nhất là Donald Trump. Cộng thêm là sự chia rẽ giữa các cử tri rối loạn cho đến lúc kết thúc Đại Hội Ứng Danh tại Cleverland, Ohio từ 18 đến 21 tháng Bảy tuần rồi.

Phía đảng Dân Chủ (DC) cũng có rắc rối nhưng may mắn không trầm trọng bằng phía Cộng Hoà. Một số cử tri vì quá tiếc và trung thành với ông Sander mới đâm ra ‘chống Clinton”, nhưng rồi cũng ổn do ông Sanders cuối cùng ủng hộ bà Hillary Clinton để giúp đảng Dân Chủ bước tới trơn tru. Vụ ‘rò’ email là vụ ‘nặng ký’ cho bà Hillary nhưng may mắn cho Hillary Clinton do Quốc Hội (QH) Mỹ không luận tội được vì thiếu chứng cớ. hơn nữa Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ không ‘nhập cuộc’ hoà chung ý với CH.

*Tại sao Donald Trump?

Thế giới về đâu với một Donald Trump “”bốc đồng, thiếu tinh tế, hay cơ hội” , ông hay “nói trước và suy nghĩ sau”?. Tiếp đến là một Putin ‘láu cá, tinh ma’? một Trung Cộng ‘bá quyền. thủ đoạn và tham ác”? và một Nhà Nước Hồi Giáo với chủ nghĩa khủng bố hết sức tàn ác dã man chưa từng thấy trong xã hội loài người?

Chắc hẳn người hay quan tâm thời cuộc không khỏi thở dài nghĩ đến tình hình thế giới, hiện nay rối như ‘canh hẹ’, căng thẳng như ‘dây đàn’ và nóng như ‘hoả diệm sơn’, tất cả các ví von này cũng không quá lời khi chưa có lối thoát nào cho tình hình quốc tế.

Trở lại chuyện Đảng CH. Chưa đời một ứng cử viên nào tổng thống nào, lại là ‘cái gai’ của đảng. Chưa có một ứng viên tổng thống nào bị biểu tình chống đối ‘cuồng nhiệt’ như đối với ứng viên Trump. Nhưng ‘bắt buộc’ đảng CH phải đề cử Donald Trump một cách “chẳng đặng đừng”. Đây là cảnh ‘bất đắc ý’ cho một đảng chính trị nước Mỹ. Một việc ‘tréo ngoe’ những ‘con cưng’ của đảng lại ‘trật’ra khỏi vòng đầu bầu cử’ trong khi kẻ bị đảng “ghét thậm tệ”lại thắng và thắng vòng tiền bầu cử một cách vẻ vang?

Không có sự kiện gì lại không có lý do của nó. Donald Trump đã ‘gãi đúng chổ ngứa’ của cử tri Cộng Hoà đang cơn bất mãn và tức giận với giới chính trị truyền thống. Sự xuống dốc về ngoại giao và nội an cũng như tâm lý giới bảo thủ truyền thống bị va chạm. Trump ‘gãi nhằm’ tâm lý Hoa Kỳ lúc sự tức giận và sợ hãi khủng bố trong người dân Mỹ dâng lên cao độ.

Họ trút ‘tức giận’ lên lên tổng thống Barack Obama, ngay lãnh đạo đảng CH, và dĩ nhiên chọn những ai có tuyên bố mạnh bạo thậm chí táo bạo hay ‘cực đoan nhất’.

Vấn đề cho tuyên bố của Donald Trump ‘quá cực đoan, bảo thủ’ cũng chưa đáng tin, do cá tính của Trump ‘nói cho có nói’ hay nói theo ‘cơ hội’ chứ chưa có bằng chứng rõ ràng cho lý tưởng chính trị của ông Trump?

*Những quan tâm hàng đầu của cử tri Hoa Kỳ hiện nay là gì?

Nhìn vào bầu cử tháng Mười Một, chúng ta phải liên tưởng đến quan tâm hàng đầu của cử tri Mỹ ra sao? Theo Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế Sự Vụ tại Đại Học Chicago hiện nay thăm dò thì hiện chỉ có 27% dân Mỹ ủng hộ việc Mỹ dính líu với thế giới, và đa số ủng hộ biện pháp ngoại giao.

Những vấn đề hiện nay cử tri Mỹ quan tâm theo thứ tự ưu tiên, trước tiên là khủng bố, tiếp đến là lo ngại nhập cư, thứ ba là lo sợ Nga, thứ tư là chiến tranh Iraq, Afghanistan, thứ 5 là môi trường những vấn đề môi trường, kinh tế toàn cầu và ngoại thương thuộc về hạng …chót.

Từ đó chúng ta có thể cho rằng người dân Mỹ quan tâm đến vấn đề TPP và Biển Đông thuộc về hàng …chót mà thôi. Tổng thống tháng Mười Một tới là quyết định của cử tri Mỹ và những gì chúng ta tiên đoán và mong muốn vào Mỹ phải đừng nhìn vào ước muốn của chính chúng ta mà hãy khách quan nhìn vào ước muốn lớn nhất của cử tri Hoa Kỳ là gì?

*Chính trường Hoa Kỳ quá nhiều chuyện “chẳng đặng đừng”

Chính Paul D. Ryan chủ tịch đảng CH tại Hạ Viện từng cho là lựa chọn Donald Trump là lựa chọn “bất đắc ý” nhưng “có còn hơn không’ do Trump là ứng viên ‘độc diễn’ còn lại và đã vượt xa con số cử tri đoàn đòi hỏi hiện nay (1543/1237).

Trong ngày đại hội đảng CH vừa qua, thật là một ngày hỗn loạn nhất trong lịch sử đại hội Đảng. Nó nói lên sự phân liệt trầm trọng trong giới bảo thủ của nền cộng hoà Hoa Kỳ. Giữa khuynh hướng bảo thủ truyền thống và ý thức trung dung cấp tiến.

Đảng CH là đảng cầm quyền thì ý niệm đắc cử cho đảng là vấn đề ưu tiên. “Cái vé” ra tranh cử trong đảng không quan trọng bằng “cái vé” vào Toà Bạch Ốc.

Khuôn mặt Donald Trump phù hợp với “cử tri bảo thủ” đang bất mãn với những “quyền lực truyền thống” bị mất, những chủ trương ‘bảo thủ cực đoan nhất’ trong xã hội Mỹ. Do tình hình xã hội và chính trị đang có những bước ngoặc rất mới, một tâm lý ‘chán ngấy’ giới chính trị ‘kế thừa’ (hay gia đình) cùng chính trị truyền thống của của cử tri CH, khiến họ cần một khuôn mặt mới hơn như Donald Trump.

*Giới lãnh đạo CH biết được điều này hơn Trump và hơn ý nghĩ của những cử tri đang ủng hộ Trump.

Biết được Trump là người ‘bảo thủ cơ hội’, người sẽ ‘cực kỳ bảo thủ’ hay ‘ bao thủ trung dung’ chỉ tuỳ vào hoàn cảnh để nói, để phát biểu cốt lấy lòng người nghe. Donald Trump không phải là dạng người trung thành với chủ thuyết chính trị hay lý tưởng chính trị nào. Ông là người có sở trường về ‘doanh thương’ nói làm sao ‘cho vừa lòng khách’ và dù ‘món hàng ra sao’ không thành vấn đề.

Đó là sự nguy hiểm ‘đáng sợ’ cho ‘think tanks’ của đảng CH, một ‘êkip’ chính trị gia ‘mô phạm’(pedantric) đánh giá được Trump là người của ‘cơ hội’.

Giới chính trị cao cấp trong CH ít ai ủng hộ Trump. Ted Cruz không ủng hộ Trump dù thất cử. Cruz không thể nào ‘nhắm mắt làm liều’ ủng hộ cho người đã nói xấu vợ và cha mình, đó là hành động mà ông ví như ‘con chó con nô lệ’. Thời gian qua, Donald Trump có quá nhiều điều không chắc chắn (uncertainty). Đen trằng, phải trái, ông ta lật dễ như chơi, chỉ qua ‘một đêm’. Donald Trump là một hiện tượng của phân hoá cho đảng CH, là một sự bất đắc ý đầy tràn lịch sử cho đảng và một sự đắng cay khó nguôi ngoai khi lòng cử tri và ý của đảng đang đi hai hướng khác nhau. Donald Trump chiếm được đa số cử tri đoàn trong đảng không phải là ngẫu nhiên hay may mắn mà lo lòng dạ cử tri phía CH đang cần có một ‘nhân vật “ngoài đảng hay khác đảng’” hay không ‘ngoan ngoản” một cách truyền thống đối với lãnh đạo đảng CH, để trút ‘cơn bực tức’ cho mình.
Mỹ đã lâm vào thế bị động quá lâu ở nước ngoài

Phía Dân Chủ ra sao qua hai nhiệm kỳ của Tổng Thống Obama? Chính sách ngoại giao, nhân nhượng. luôn ở ‘thế thủ” nên đưa Hoa Kỳ dần vào thế phòng ngự hơn là tấn công. Người ta cho TT Obama có thể là ‘nhu nhược’ không tận dụng sức mạnh quân sự của Mỹ nên càng làm cho 2 đối lực là Nga và Trung Cộng và ngay cả “đứa con nít” Kim jong Un cũng xem thường Mỹ (hay Obama).

Sự thách thức của Nga nhiều lần ngăn chận nguy hiểm phi cơ chiến đấu và chiến hạm Mỹ, bay vào không phận Mỹ có thể ‘thăm dò’ phản ứng của TT Obama và Nga đã đi sâu hơn vào ngày 16 tháng Bảy, 2016 Nga cố ý oanh tạc ngay vào cứ điểm chiến binh do Mỹ yểm trợ tại Syria mặc dù Ngũ Giác Đài có báo trước? Và Tổng Thống Obama vẫn im lặng. Tổng thống Obama đã qua Anh vào ngày 22 tháng Tư vừa rồi và khuyên Anh nên “ở lại” EU nếu không Anh sẽ ‘trụt hậu’ nhưng kết quả chỉ “vừa ý Nga” do Anh chọn con đường ra khỏi EU mà thôi.. Với ‘Brexit’. NATO gián tiếp sẽ yếu dần.

Sự tấn công liên tục của IS vào đồng minh gần gũi và mạnh nhất của Mỹ là Pháp là một thí dụ cho liên lạc tình báo hai nước rời rạc.

Hiện tại Mỹ xem chừng đang ‘xuống nước’ sau khi Bắc Kinh gạt bỏ phán quyết của Toà Trọng Tài Thường Trực LHQ (PCA). Hoa Thịnh Đốn không có thêm sức mạnh sau phán lệnh do LHQ không có cơ chế nào để áp buộc một phán lệnh. Tất cả cơ chế và sức mạnh chỉ là sự đóng góp của thành viên, trong đó có cả Bắc Kinh.

Bầu cử tháng Mười Một là một vấn đề liên quan đến toàn thế giới hơn là một vùng Biển Đông. Hiện tại Mỹ đang ‘cầm chừng’ chờ kết quả bầu cử trong lúc Bắc Kinh luôn luôn lợi dụng khoảng thời gian quý báu hơn ba tháng trời, biết bao nhiêu cơ hội cho ‘đường đi nước bưóc’ cho một thế lực thâm hiểm, xảo quyệt cùng mạnh nhất tại Á Châu.

Hôm nay tại Lào, Ngoại Trưởng John Kerry lên tiếng ủng hộ tái tục thương thảo song phương giữa Bắc Kinh và Manila, đây là gián tiếp ‘bật đèn xanh’ cho tổng thống Philippines là Duterte sau một thời gian dài Hoa thịnh Đốn chống đối vấn đề thương thảo “song phương với Trung Cộng” với quan niệm rằng Bắc Kinh dùng thế nước mạnh để bức ép nước nhỏ trong thương thảo song phương.

Sự kiện này đang báo hiệu Mỹ không có biện pháp gì khi Bắc Kinh tuyên bố phán quyết của Toà LHQ là “mớ giấy lộn vô giá trị”? Hay Mỹ đang dùng kế ‘hoãn binh’ đợi chờ bầu cử?

Chúng ta cũng mong vậy. Nhưng hãy coi chừng Bắc Kinh đã ‘bắt mạch” được Mỹ và sẽ ‘cướp’ thời gian để làm chuyện “đã rồi’ khác.

Cái thứ nhất là Mỹ phải chận ý đồ lập Vùng Nhận Dạng Phòng Không (ADIZ) thứ hai tại Biển Đông. Nếu như vậy, Mỹ vô lý không ra tay? Nhưng tình hình bầu cử tại Hoa Kỳ chưa xong thì sao đây?

Trở lại vấn đề Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện tại chưa thông qua tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Có thể ra tháng Giêng này khi tổng thống Hoa Kỳ là ai, mới hi vọng. TPP là chuyện làm ăn và tìm kiếm thị trường thêm cho Hoa Kỳ thì dù đảng nào cũng phải lo toan. Vành đai Thái Bình Dương (Pacific Rim) là một liên hoàn kinh tế trong TPP nhưng ý nghĩa chính trị của nó sẽ bắt đầu ló dạng khi nó thành hình.
Phải chăng Đa Số tại Thượng Viện đang ‘vưọt rào ” Hiến Pháp khi ‘ngâm’ tiến cử bổ sung đề cử thẩm phán bổ sung cho Tối Cao Pháp Viện?

Hiện tại Thượng Viện Mỹ đã phá lệ của Hiến Pháp Hoa Kỳ vì đã qua 125 ngày vẫn không nhóm họp để thông qua việc đề cử của TT Obama theo HP quy định là đề cử ông chánh án Merrick Garland. Vấn đề lo ngại của Thượng Viện do CH nắm đa số là lo sợ số thẩm phán trong Tối Cao Pháp Viện sẽ tăng cao hơn một nửa? chính đây là một vấn đề mà chính Thượng Viện đã làm một việc chưa có tiền lệ trước đây dù đã nhận được đề cử của văn phòng TT Obama là ngày 16/3/2016 cho tới nay là 132 ngày.

Chưa có lần nào trong lịch sử Đảng Cộng Hoà lại gặp nhiều chuyện ‘chẳng đặng đừng’ như hiện nay. Thẩm Phán Antoni Scalia qua đời vào tháng Hai năm nay đã đưa tổng thống Obama hai lần đề cử chánh án cho Tối Cao Pháp Viện. Chuyện này đã đưa đến tranh luận có cho TT Obama có cơ hội đề cử điền khuyết vào vị trí cho thẩm phán Scalia trong năm bầu cử hay không? Vấn đề trưởng khối đa số tại Thượng Viện trưởng khối đa số phe CH là TNS Mitch Mc Connell trì hoãn đợi cho đến sang năm khi có tổng thống mới chẳng qua do con số thẩm phán Dân Chủ là đa số tại Tối Cao Pháp Viện. Nhưng Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định 125 ngày phải có điền khuyết?

Chuyện ‘chẳng đặng đừng thứ hai” là việc đảng CH phải đề cử Donald Trump là một việc ngoài ý muốn của tập thể lãnh đạo đảng này. Nhưng luật lệ không thể phá vỡ. Một sự nghịch lý phải chọn lựa khi sự chống đối từ ý tưởng cho đến chính sách giữa cá nhân ông Trump và nhiều nhân vật điển hình của đảng CH là những sự thật rõ ràng trong suốt thời gian tiền bầu cử vừa qua.

Donald Trump là một chọn lựa “đầy kịch tính’ cho đảng CH một sự kiện chính trị ‘chẳng đặng đừng’ hay Donald Trump là ngưòi của “thời thế’ tạo nên không do từ sự toả sáng về thiên tư chính trị tạo nên.
Sự náo loạn trong ngày Đại Hội Toàn Đảng CH tại Cleveland vừa rồi cũng là một thể hiện cho tâm lý rối bời và “chẳng đặng đừng” hay nói nôm na theo tục ngữ VN là “không có chó bắt mèo ăn c…” đó thôi.
Tháng Mười Một sự đợi chờ lần này sẽ gay cấn hơn không những cho nước Mỹ mà cả thế giới. Thế giới đang loạn, và Mỹ cũng rối bời. Nếu thêm một ông Donald Trump thì tương lai nước Mỹ và thế giới không biết ra sao?

ĐÁNH GIÁ CHUNG: ĐẢNG DÂN CHỦ VẪN NẮM TOÀ BẠCH ỐC MỘT LẦN NỮA

Tình hình chung dù đảng Dân Chủ muốn hay không muốn sẽ nắm Tòa Bạch Ốc một lần nữa. Bà Hillary có những lợi thế hơn Donald Trump nhờ bà nắm đưọc đa số cử tri là điều chắc chắn.

Đừng cho rằng bà nhờ hào quang của cựu TT Clinton, hay sự vận động của TT OBama nhưng các yếu tố tự thân của Bà Clinton và những yếu tố ngoại tại.

về nội lực

-Bà quá nhiều kinh nghiệm trong chính trị và lãnh đạo vào thời gian làm thượng nghị sĩ
-Chức vụ Bộ Trưởng Ngoại Giao trong 4 năm
-Bà có tính chu đáo và chuẫn bị kỹ

Về ngoại lực bà Clinton có nhiều sự ủng hộ từ:

– Tầng lớp đa chủng tộc hay những cộng đồng thiểu số còn có thêm ngưòi da đen
– Người nhập cư con số này không phải là nhỏ
– Của thanh niên
– Thành phần trí thức
-Thành phần chính trị lão thành
-Tầng lớp trung lưu và nghèo.
– Ủng hộ của bảo thủ nhưng chống Donald Trump

Thời gian chồng bà làm 2 nhiệm kỳ TT cũng gián tiếp cho bà thêm một số kinh nghiệm rất quý báu.
Nhược điểm của Trump lại biến thành lợi thế cho bà Hillary điều này cũng dễ hiểu.

Đó là tại sao đảng CH rất ‘ngán’ và ‘sợ’ Donald Trump trở thành ứng viên. Không ngờ thời thế đã làm cho đảng CH bị ‘tan vỡ’ tất cả ước mơ và dự tính. Đây cũng là sự thiếu may mắn và ngoài ý muốn của nhóm lãnh đạo CH nhưng thời thế đã tạo nên một Trump là một ‘biến cố’ hay là “cơn ác mộng” cho Đảng CH mà thôi.
Cái nhìn khách quan sau hai ngày bế mạc đại hội Đảng CH và Đảng DC

Hơi hám của sự thắng cử chúng ta có thể linh cảm qua hai bế mạc đại hội hai đảng để lường được tình hình tâm lý cử tri. Đảng Cộng Hoà bế mạc sau nhiều ngày hết sức rộn ràng và bế mặc trong tâm lý nặng nề tan nát. Đảng Dân Chủ khách quan nhìn kỹ thì tinh thần chung cử tri thoả mãn và đoàn kết hơn CH dù ông Sanders không được thắng cử ứng viên tổng thống trong kỳ này

Mưu đồ thành lập “LHQ thứ Hai’ của Trung Cộng

Đừng nghĩ về chuyện nước Mỹ và tháng Mười Một không thôi. Hãy để ý đến Bắc Kinh với mưu đồ còn thâm hơn là chiếm hữu Biển Đông nữa, đó là ‘lật nhào’ LHQ hiện tại. Chống lại LHQ, Bắc Kinh biết trước là đang chọn đi vào cái thế cô độc.

Mưu toan dùng tiền tạo vây cánh với các nước nghèo, nhất là Châu Phi và Nam Mỹ, áp lực các nước nhỏ lân bang là ASEAN đi theo mình do sợ hãi sức mạnh của Trung Cộng, gián tiếp và trực tiếp một mưu toan trước sau gì cũng đến đó là một “LHQ Hai” do Bắc Kinh lãnh đạo.

Chúng ta hãy định tâm nhìn kỹ những ‘chiến lược’ Bắc kinh trong thời gian qua:

1-Trung Tâm Trọng Tài Liên Hợp Trung Hoa- Phi Châu (China Africa Joint Arbitration Center) đang đóng tại Thượng Hải là một mô hình LHQ thứ Hai

2- Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Á Châu (AIIB) do Bắc Kinh làm chủ sẽ là một hình thức tương tự như WB hay IMF trong tương lai hay chăng?

3-sự mua chuộc các thành viên trong khối ASEAN ví dụ Lào và Cambodia kèm theo đó là sự ‘im lặng khó hiểu’ của ASEAN bao lâu nay từ hội nghị Côn Minh tháng Sáu và nay là hội nghị tại thủ đô Vientiene của Lào

4-Xích lại gần với Nga qua hợp tác kinh tế và quân sự. Theo nguồn tin của Bộ Quốc Phòng Trung Cộng thì Bắc Kinh và Nga sẽ phối hợp tập trận hải quân tại Biển Đông vào tháng Chín 2016. Đây là hành động phản kháng của Bắc Kinh chống lại lệnh phán của toà Trọng Tài vừa ra chỉ dấu 2 thành viên của Đại Hội Đồng LHQ đã là một “liên minh” thì sức mạnh của LHQ hiện nay phải chăng trên đà “tan rã’ và cũng là một sự hợp lực mới cho một nhóm lãnh đạo mới trong cái gọi là “LHQ thứ Hai” hay chăng?

Chuyện khó tin, nhưng có thể thành sự thật. Bắc Kinh rất muốn tự do hành động và kháng cự lại LHQ từ lâu vì cho rằng LHQ hiện nay là ‘của Mỹ” mà thôi.

Sức mạnh hiện nay của Bắc Kinh và phán quyết của Toà Trọng Tài vào ngày 12 tháng Bảy vừa qua là cơ hội đầu và cũng là cuối cùng cho Bắc Kinh ra đi. Giấc mơ “Hán Đế” này có thành hay không cũng do Hoa Kỳ định đoạt bằng hai sức mạnh mà Mỹ đang nắm đó là đồng đô la và sức mạnh tối ưu về quân sự Sự ‘về nguồn’ của nền kinh tế Hoa Kỳ hay thay đổi chiến lược kinh tế toàn cầu của tài phiệt Mỹ khi không còn chi phối được một Trung Cộng ‘vây cánh đã cứng cáp’ thì xem như sự chia tay của ‘tình duyên Hoa Mỹ’ sau mấy thập niên. Lúc này nền kinh tế nội địa của Mỹ sẽ cắt đứt nguồn nhập cảng ào ạt từ Trung Cộng, và đây mới lát dao ‘sát thủ’ vào thủ đoạn phá bỏ LHQ của ‘đứa phản đồ” Bắc Kinh mà thôi.

Đinh Hoa Lư 27/7/2016

tham khảo
Lý do Đảng Cộng Hoà ghét thậm tệ Donald Trump
https://www.quora.com/Why-does-the-Republican-Party-hate-Trump-if-Republicans-are-voting-for-him

TVQ chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm