Đoạn Đường Chiến Binh

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa: Chuông Gọi Hồn Ai? *

chống lại chủ nghĩa Cộng Sản do Hồ Chí Minh và đồng đảng đem từ Nga về núp dưới chiêu bài kháng chiến, giải phóng, gây ra hai cuộc chiến tranh khốc liệt gieo rắc bao đau thương, đổ vỡ cho dân tộc Việt Nam.

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa: Chuông Gọi Hồn Ai? – Sơn Tùng

Trước khi qua đời năm 2000 tại California, học giả Phạm Kim Vinh đã viết 37 cuốn sách (Việt ngữ và Anh ngữ) để đề cao chính nghĩa của người Việt Quốc Gia trong cuộc chiến đấu kéo dài 30 năm (1945-1975) chống lại chủ nghĩa Cộng Sản do Hồ Chí Minh và đồng đảng đem từ Nga về núp dưới chiêu bài kháng chiến, giải phóng, gây ra hai cuộc chiến tranh khốc liệt gieo rắc bao đau thương, đổ vỡ cho dân tộc Việt Nam.

Trong 37 cuốn sách đã xuất bản tại hải ngoại (1976-1999), ông Phạm Kim Vinh đã dành hai cuốn để viết về người lính Việt Nam Cộng Hòa: cuốn “Thiên Anh Hùng Ca Viết Cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” (1984) và cuốn “Tôn Vinh Cuộc Chiến Đấu Thần Thánh Của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” (1999).

Trong hai cuốn sách này, tác giả Phạm Kim Vinh, với bản thân mình cũng từng là một người lính, đã gửi gắm tâm huyết trên hơn 500 trang giấy mà ông muốn người đọc cùng ông đi lại con đường “người lính” VNCH đã đi như những dòng bi phẫn được ông viết trên bìa sau cuốn sách thứ nhất: “Mời độc giả làm một cuộc hành hương để đi lại con đường dài mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bình thản đi trong hơn hai chục năm, – con đường mà kể về sự khắc khổ và chịu đựng còn vượt xa con đường Vạn Lý‎ Trường Chinh của Mao Trạch Đông, và về tính cách thiêng liêng, vị tha và cao quý còn vượt xa các cuộc Thánh Chiến thời Trung Cổ. Cuộc hành hương ấy sẽ giúp chúng ta tìm lại được niềm kiêu hãnh về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và sẽ cung cấp cho chúng ta chứng liệu cần thiết để đòi thế giới bên ngoài phải trả lại cho quân lực ấy cái danh dự mà thế giới ấy đã đánh cắp mất, rồi lại còn dám trơ trẽn buộc tội cho quân lực ấy là ‘không chịu chiến đấu’”“.

Từ lúc ông Phạm Kim Vinh viết những dòng trên đây đến nay (2016), 32 năm đã trôi qua. Biết bao đổi thay đã diễn ra, bao nhiêu sự thật đã được đưa ra ánh sáng, trong đó có những tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam đã hết còn “mật”. Những sự thật ấy đã được “thế giới bên ngoài” nói lên qua những bài báo, những cuốn sách, những cuộc hội thảo, và những cuốn phim. Những sự thật ấy đã phần nào trả lại danh dự cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Dựa trên những sự thật ấy, gần đây nhất, một cuốn phim tài liệu về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã được thực hiện, không phải do “thế giới bên ngoài”, mà do chính người Việt ở Mỹ làm.

Cuốn phim này tựa đề là “Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa”, do Vietnam Film Club thực hiện, song ngữ (nói tiếng Việt, phụ đề Anh ngữ), dài một giờ chiếu.

hon-tu-si-nghia-trang-quan-doi-bien-hoa-front-cover

Cuốn phim 54 phút cho một cuộc chiến dài 30 năm và những gì xảy ra trong hơn 40 năm sau đó cho một nghĩa trang với 16 ngàn ngôi mộ của quân đội bên bại trận sẽ nói được gì?

Dĩ nhiên là không nhiều lắm. Nhưng, nó như một tiếng chuông gọi hồn, không phải chỉ cho 16 ngàn chiến sĩ nằm trong một nghĩa trang điêu tàn thảm đạm mà còn cho hàng triệu người đã ngã xuống trong hơn 30 năm trên mọi miền đất nước vì không muốn sống cuộc đời của những con “thú người” mất tự do, nhân quyền, nhân phẩm.

Cuộc chiến đấu bằng súng đạn đã chấm dứt vào ngày 30-4-1975, nhưng chưa chấm dứt trong lòng người, trong tư tưởng và vẫn còn đang diễn ra hàng ngày, không tiếng súng, trên một đất nước được cho là đã “hòa bình” nhưng là “hòa bình của nấm mồ”, là cái chết của Tự Do cho cả một dân tộc.

Thực trạng của “nền hòa bình” ấy người ta có thể nhìn thấy qua hình ảnh trên cuốn phim những ngôi mộ hoang phế, bị đập phá, hương tàn khói lạnh trong một khu đất trước đây được gọi là “Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa”. Cảnh hoang tàn nơi đây tương phản hẳn với những nghĩa trang dành cho tử sĩ phe thắng trận – huy hoàng, tráng lệ.

Sự kiện trái ngược này cho thấy không thể so sánh cuộc Chiến tranh Việt Nam (1945-1975) với cuộc Thế Chiến I (1914-1918) và cuộc Thế Chiến II (1939-1945), càng không thể so sánh với cuộc Nội Chiến tại Hoa Kỳ (1861-1865) vì có một khác biệt căn bản không thể bỏ qua: Những cuộc chiến tranh này đã thực sự chấm dứt khi im tiếng súng với sự toàn thắng của chính nghĩa.

Trái lại, cuộc Chiến Tranh Việt Nam kéo dài 30 năm giữa Thế kỷ 20 đã kết thúc với sự thua bại của chính nghĩa. Vì vậy cuộc chiến ấy chưa chấm dứt và đã chuyển sang một hình thái khác, không có tiếng súng.

Đó là lý‎ do vì sao những kẻ chiến thắng bằng xe tăng đại pháo Nga Tàu chưa hết sợ sau khi chiến tranh đã chấm dứt. Họ sợ những người lính phe địch đã buông súng, và sợ cả những kẻ thù đã chết. Họ cần phải xóa bỏ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, dấu tích của một quân đội hùng mạnh đã chiến đấu anh dũng dưới ngọn cờ chính nghĩa Tự Do mà hàng chục triệu dân miền Nam Việt Nam vẫn không thôi tưởng nhớ. Chính điều này đã khiến CSVN chưa dám thẳng tay phá hủy Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa nhưng đã từng bước thực hiện kế hoạch thâm độc mà bước đầu tiên là đổi tên thành “Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An” và giao cho địa phương quyền quản trị và sử dụng khu đất ấy.

Bước thứ hai là để cho dân địa phương lấn đất nghĩa trang, hủy hoại dần những ngôi mộ, đồng thời cho trồng những loại cây lớn xen kẽ ngay bên cạnh những ngôi mộ. Những hàng cây này nay đã cao hơn đầu người, năm bảy năm nữa Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa sẽ biến thành một khu rừng và những nấm mồ sẽ không còn nữa, xương thịt bên dưới sau nửa thế kỷ sẽ tan biến vào lòng đất.

Phải là người vô tâm lắm, nếu không dám nói “ngây thơ”, mới không nhìn thấy dã tâm của người Cộng Sản. Nhưng từ mấy năm gần đây, người ta đã nghe nói nhiều, và tranh cãi nhiều về việc “trùng tu” Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa dù chưa ai thấy có văn kiện nào cho biết Ủy Ban Nhân Dân Xã Bình An đã đồng ý cho ai “trùng tu” Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An.

Trong khi đó đã diễn ra những cuộc thăm viếng của các phái đoàn người Việt từ hải ngoại về, kể cả vài viên chức ngoại giao Mỹ và Việt Cộng, kể cả những cuộc gây quỹ nhân danh “trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa”, dù trên giấy tờ nghĩa trang ấy không còn nữa.

Những hiện tượng ấy đã tạo ra ảo tưởng rằng CSVN đã “thay đổi”, đã “cởi trói” và đồng ‎ý, cho phép “trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa”. Cần phải cảnh giác về ảo tưởng này, vì nó chỉ là… ảo tưởng trong lúc CSVN muốn mọi người nghĩ như thế, và vì đó là một xảo thuật lừa gạt dư luận mà CSVN quen dùng.

Cuốn phim “Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa” là một tài liệu “giải ảo”, một tài liệu lịch sử rút ngắn về Quân đội VNCH và về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (xưa và nay) để nhắc nhở mọi người không thể lãng quên, nhất là những thế hệ trẻ sinh ra sau chiến tranh, để – như lời học giả Phạm Kim Vinh – “giúp chúng ta tìm lại được niềm kiêu hãnh về Quân Lực VNCH” và ghi ơn những chiến sĩ của quân lực ấy, nhất là những người đã ngã xuống trong khi chiến đấu chống lại kẻ thù chung của dân tộc và nhân loại, kẻ thù của Tự Do và Tình Người.

Ngay ở đầu cuốn phim, Thiếu Tá Richard Botkin, tác giả cuốn Ride the Thunder, đã nói “người Cộng Sản không bao giờ quên và không bao giờ tha thứ” (the communists never forget and never forgive). CSVN đã phải trả giá rất đắt trong cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam Việt Nam vì sự chiến đấu dũng cảm trong suốt 20 năm của Quân lực VNCH. Cộng sản không bao giờ quên điều ấy và không bao giờ tha thứ.

Nhưng người CSVN cũng không nên quên rằng cái gọi là “Đại thắng mùa xuân” năm 1975 không phải là chiến thắng cuối cùng. Cái thắng bằng xe tăng đại pháo Nga Tàu trước một quân đội đã bị trói tay chưa trả lời dứt khoát câu hỏi “ai thắng ai”. Khối Cộng sản Đông Âu và Liên-sô, cái nôi của CSVN, đã mồ yên mả đẹp từ một phần tư thế kỷ trước. CSVN không thể tồn tại mãi để trả thù những người đã chết.

Muốn được nhẹ tội khi ngày phán xét cuối cùng đến để trả lời câu thách thức “ai thắng ai”, CSVN nên bắt đầu sám hối là vừa, trước tiên là tạ tội với những người đã chết, ngưng ngay kế hoạch xóa bỏ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Bằng không, ngày luận tội sẽ không tránh khỏi những bản án nặng nề, mà cuốn phim “Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa” có thể được dùng như một bằng chứng buộc tội.

Sơn Tùng
Virginia

Phụ đính: Bài giới thiệu của Vietnam Film Club về phim “HỒN TỬ SĨ – NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA”

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được khởi sự xây dựng bên cạnh xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa vào năm 1965. Kể từ đó các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tử trận trên các chiến trường được đưa về an táng tại nghĩa trang này.

Nghĩa Trang là một dự án quy mô với sự hợp tác của nhiều cơ quan trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Dự trù cho khoảng 30.000 ngôi mộ, Nghĩa Trang được xây dựng theo mô hình “Con Ong” với ý nghĩa:

Con ong không thờ hai chúa
Người lính chỉ chiến đấu và chết cho ngọn cờ dân tộc.

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được dự trù khánh thành đợt Một vào Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19/6/1975. Thế nhưng, ngày ấy đã không bao giờ đến khi miền Nam bị cưỡng chiếm vào cuối Tháng Tư Đen 1975. Từ đó, Nghĩa Trang trở thành một vùng đất hoang phế và bị ngăn cấm, ngay cả thân nhân các tử sĩ cũng không được phép viếng thăm.

Khi nhà báo Chu Lynh – Editor và đồng sáng lập Vietnam Film Club – trở về Việt Nam thăm gia đình năm 2003, ông đã đến thăm Nghĩa Trang. Dù bị cấm đoán, ông đã may mắn thu được một số hình ảnh của Nghĩa Trang cùng một đoạn phim ngắn ghi lại tình trạng hoang phế với những dấu hiệu tàn phá có chủ đích. Chuyến đi được ông thuật lại trong bài viết “Hồn Ai Trong Gió”. Nhưng hơn 10 năm sau Vietnam Film Club mới có dịp thực hiện cuốn phim tài liệu này.

“Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa” trình bày: ● Lược sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ● Lịch sử Nghĩa Trang trước 1975 ● Hiện trạng hoang phế của Nghĩa Trang sau 1975 ● Bài học từ những nghĩa trang quân đội trên thế giới, nơi tử sĩ của các bên được tôn trọng như nhau.

Ngoài các thân hữu và nhân chứng người Việt, phim có sự đóng góp của:

– Alan Lowenthal, dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ
– Dan Southerland, giám đốc điều hành Đài Á Châu Tự Do
– George J. Veith, tác giả sách “Black April”
– Richard Botkin, tác giả sách “Ride The Thunder”
– Fred Koster, đạo diễn phim “Ride The Thunder”

Qua cuốn phim này, Vietnam Film Club muốn gửi đi một thông điệp: Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa cần phải được bảo tồn xứng đáng, vì chẳng những là một di tích lịch sử mà Nghĩa Trang còn là biểu tượng cho truyền thống nhân bản của người Việt từ ngàn đời: Chăm lo người sống và tôn trọng người chết, thể hiện qua câu tục ngữ “Sống một mái nhà – Chết một nấm mồ”.

http://www.tvvn.org/nghia-trang-quan-doi-bien-hoa-chuong-goi-hon-ai-son-tung/


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa: Chuông Gọi Hồn Ai? *

chống lại chủ nghĩa Cộng Sản do Hồ Chí Minh và đồng đảng đem từ Nga về núp dưới chiêu bài kháng chiến, giải phóng, gây ra hai cuộc chiến tranh khốc liệt gieo rắc bao đau thương, đổ vỡ cho dân tộc Việt Nam.

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa: Chuông Gọi Hồn Ai? – Sơn Tùng

Trước khi qua đời năm 2000 tại California, học giả Phạm Kim Vinh đã viết 37 cuốn sách (Việt ngữ và Anh ngữ) để đề cao chính nghĩa của người Việt Quốc Gia trong cuộc chiến đấu kéo dài 30 năm (1945-1975) chống lại chủ nghĩa Cộng Sản do Hồ Chí Minh và đồng đảng đem từ Nga về núp dưới chiêu bài kháng chiến, giải phóng, gây ra hai cuộc chiến tranh khốc liệt gieo rắc bao đau thương, đổ vỡ cho dân tộc Việt Nam.

Trong 37 cuốn sách đã xuất bản tại hải ngoại (1976-1999), ông Phạm Kim Vinh đã dành hai cuốn để viết về người lính Việt Nam Cộng Hòa: cuốn “Thiên Anh Hùng Ca Viết Cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” (1984) và cuốn “Tôn Vinh Cuộc Chiến Đấu Thần Thánh Của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” (1999).

Trong hai cuốn sách này, tác giả Phạm Kim Vinh, với bản thân mình cũng từng là một người lính, đã gửi gắm tâm huyết trên hơn 500 trang giấy mà ông muốn người đọc cùng ông đi lại con đường “người lính” VNCH đã đi như những dòng bi phẫn được ông viết trên bìa sau cuốn sách thứ nhất: “Mời độc giả làm một cuộc hành hương để đi lại con đường dài mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bình thản đi trong hơn hai chục năm, – con đường mà kể về sự khắc khổ và chịu đựng còn vượt xa con đường Vạn Lý‎ Trường Chinh của Mao Trạch Đông, và về tính cách thiêng liêng, vị tha và cao quý còn vượt xa các cuộc Thánh Chiến thời Trung Cổ. Cuộc hành hương ấy sẽ giúp chúng ta tìm lại được niềm kiêu hãnh về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và sẽ cung cấp cho chúng ta chứng liệu cần thiết để đòi thế giới bên ngoài phải trả lại cho quân lực ấy cái danh dự mà thế giới ấy đã đánh cắp mất, rồi lại còn dám trơ trẽn buộc tội cho quân lực ấy là ‘không chịu chiến đấu’”“.

Từ lúc ông Phạm Kim Vinh viết những dòng trên đây đến nay (2016), 32 năm đã trôi qua. Biết bao đổi thay đã diễn ra, bao nhiêu sự thật đã được đưa ra ánh sáng, trong đó có những tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam đã hết còn “mật”. Những sự thật ấy đã được “thế giới bên ngoài” nói lên qua những bài báo, những cuốn sách, những cuộc hội thảo, và những cuốn phim. Những sự thật ấy đã phần nào trả lại danh dự cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Dựa trên những sự thật ấy, gần đây nhất, một cuốn phim tài liệu về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã được thực hiện, không phải do “thế giới bên ngoài”, mà do chính người Việt ở Mỹ làm.

Cuốn phim này tựa đề là “Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa”, do Vietnam Film Club thực hiện, song ngữ (nói tiếng Việt, phụ đề Anh ngữ), dài một giờ chiếu.

hon-tu-si-nghia-trang-quan-doi-bien-hoa-front-cover

Cuốn phim 54 phút cho một cuộc chiến dài 30 năm và những gì xảy ra trong hơn 40 năm sau đó cho một nghĩa trang với 16 ngàn ngôi mộ của quân đội bên bại trận sẽ nói được gì?

Dĩ nhiên là không nhiều lắm. Nhưng, nó như một tiếng chuông gọi hồn, không phải chỉ cho 16 ngàn chiến sĩ nằm trong một nghĩa trang điêu tàn thảm đạm mà còn cho hàng triệu người đã ngã xuống trong hơn 30 năm trên mọi miền đất nước vì không muốn sống cuộc đời của những con “thú người” mất tự do, nhân quyền, nhân phẩm.

Cuộc chiến đấu bằng súng đạn đã chấm dứt vào ngày 30-4-1975, nhưng chưa chấm dứt trong lòng người, trong tư tưởng và vẫn còn đang diễn ra hàng ngày, không tiếng súng, trên một đất nước được cho là đã “hòa bình” nhưng là “hòa bình của nấm mồ”, là cái chết của Tự Do cho cả một dân tộc.

Thực trạng của “nền hòa bình” ấy người ta có thể nhìn thấy qua hình ảnh trên cuốn phim những ngôi mộ hoang phế, bị đập phá, hương tàn khói lạnh trong một khu đất trước đây được gọi là “Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa”. Cảnh hoang tàn nơi đây tương phản hẳn với những nghĩa trang dành cho tử sĩ phe thắng trận – huy hoàng, tráng lệ.

Sự kiện trái ngược này cho thấy không thể so sánh cuộc Chiến tranh Việt Nam (1945-1975) với cuộc Thế Chiến I (1914-1918) và cuộc Thế Chiến II (1939-1945), càng không thể so sánh với cuộc Nội Chiến tại Hoa Kỳ (1861-1865) vì có một khác biệt căn bản không thể bỏ qua: Những cuộc chiến tranh này đã thực sự chấm dứt khi im tiếng súng với sự toàn thắng của chính nghĩa.

Trái lại, cuộc Chiến Tranh Việt Nam kéo dài 30 năm giữa Thế kỷ 20 đã kết thúc với sự thua bại của chính nghĩa. Vì vậy cuộc chiến ấy chưa chấm dứt và đã chuyển sang một hình thái khác, không có tiếng súng.

Đó là lý‎ do vì sao những kẻ chiến thắng bằng xe tăng đại pháo Nga Tàu chưa hết sợ sau khi chiến tranh đã chấm dứt. Họ sợ những người lính phe địch đã buông súng, và sợ cả những kẻ thù đã chết. Họ cần phải xóa bỏ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, dấu tích của một quân đội hùng mạnh đã chiến đấu anh dũng dưới ngọn cờ chính nghĩa Tự Do mà hàng chục triệu dân miền Nam Việt Nam vẫn không thôi tưởng nhớ. Chính điều này đã khiến CSVN chưa dám thẳng tay phá hủy Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa nhưng đã từng bước thực hiện kế hoạch thâm độc mà bước đầu tiên là đổi tên thành “Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An” và giao cho địa phương quyền quản trị và sử dụng khu đất ấy.

Bước thứ hai là để cho dân địa phương lấn đất nghĩa trang, hủy hoại dần những ngôi mộ, đồng thời cho trồng những loại cây lớn xen kẽ ngay bên cạnh những ngôi mộ. Những hàng cây này nay đã cao hơn đầu người, năm bảy năm nữa Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa sẽ biến thành một khu rừng và những nấm mồ sẽ không còn nữa, xương thịt bên dưới sau nửa thế kỷ sẽ tan biến vào lòng đất.

Phải là người vô tâm lắm, nếu không dám nói “ngây thơ”, mới không nhìn thấy dã tâm của người Cộng Sản. Nhưng từ mấy năm gần đây, người ta đã nghe nói nhiều, và tranh cãi nhiều về việc “trùng tu” Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa dù chưa ai thấy có văn kiện nào cho biết Ủy Ban Nhân Dân Xã Bình An đã đồng ý cho ai “trùng tu” Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An.

Trong khi đó đã diễn ra những cuộc thăm viếng của các phái đoàn người Việt từ hải ngoại về, kể cả vài viên chức ngoại giao Mỹ và Việt Cộng, kể cả những cuộc gây quỹ nhân danh “trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa”, dù trên giấy tờ nghĩa trang ấy không còn nữa.

Những hiện tượng ấy đã tạo ra ảo tưởng rằng CSVN đã “thay đổi”, đã “cởi trói” và đồng ‎ý, cho phép “trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa”. Cần phải cảnh giác về ảo tưởng này, vì nó chỉ là… ảo tưởng trong lúc CSVN muốn mọi người nghĩ như thế, và vì đó là một xảo thuật lừa gạt dư luận mà CSVN quen dùng.

Cuốn phim “Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa” là một tài liệu “giải ảo”, một tài liệu lịch sử rút ngắn về Quân đội VNCH và về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (xưa và nay) để nhắc nhở mọi người không thể lãng quên, nhất là những thế hệ trẻ sinh ra sau chiến tranh, để – như lời học giả Phạm Kim Vinh – “giúp chúng ta tìm lại được niềm kiêu hãnh về Quân Lực VNCH” và ghi ơn những chiến sĩ của quân lực ấy, nhất là những người đã ngã xuống trong khi chiến đấu chống lại kẻ thù chung của dân tộc và nhân loại, kẻ thù của Tự Do và Tình Người.

Ngay ở đầu cuốn phim, Thiếu Tá Richard Botkin, tác giả cuốn Ride the Thunder, đã nói “người Cộng Sản không bao giờ quên và không bao giờ tha thứ” (the communists never forget and never forgive). CSVN đã phải trả giá rất đắt trong cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam Việt Nam vì sự chiến đấu dũng cảm trong suốt 20 năm của Quân lực VNCH. Cộng sản không bao giờ quên điều ấy và không bao giờ tha thứ.

Nhưng người CSVN cũng không nên quên rằng cái gọi là “Đại thắng mùa xuân” năm 1975 không phải là chiến thắng cuối cùng. Cái thắng bằng xe tăng đại pháo Nga Tàu trước một quân đội đã bị trói tay chưa trả lời dứt khoát câu hỏi “ai thắng ai”. Khối Cộng sản Đông Âu và Liên-sô, cái nôi của CSVN, đã mồ yên mả đẹp từ một phần tư thế kỷ trước. CSVN không thể tồn tại mãi để trả thù những người đã chết.

Muốn được nhẹ tội khi ngày phán xét cuối cùng đến để trả lời câu thách thức “ai thắng ai”, CSVN nên bắt đầu sám hối là vừa, trước tiên là tạ tội với những người đã chết, ngưng ngay kế hoạch xóa bỏ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Bằng không, ngày luận tội sẽ không tránh khỏi những bản án nặng nề, mà cuốn phim “Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa” có thể được dùng như một bằng chứng buộc tội.

Sơn Tùng
Virginia

Phụ đính: Bài giới thiệu của Vietnam Film Club về phim “HỒN TỬ SĨ – NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA”

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được khởi sự xây dựng bên cạnh xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa vào năm 1965. Kể từ đó các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tử trận trên các chiến trường được đưa về an táng tại nghĩa trang này.

Nghĩa Trang là một dự án quy mô với sự hợp tác của nhiều cơ quan trong chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Dự trù cho khoảng 30.000 ngôi mộ, Nghĩa Trang được xây dựng theo mô hình “Con Ong” với ý nghĩa:

Con ong không thờ hai chúa
Người lính chỉ chiến đấu và chết cho ngọn cờ dân tộc.

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được dự trù khánh thành đợt Một vào Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19/6/1975. Thế nhưng, ngày ấy đã không bao giờ đến khi miền Nam bị cưỡng chiếm vào cuối Tháng Tư Đen 1975. Từ đó, Nghĩa Trang trở thành một vùng đất hoang phế và bị ngăn cấm, ngay cả thân nhân các tử sĩ cũng không được phép viếng thăm.

Khi nhà báo Chu Lynh – Editor và đồng sáng lập Vietnam Film Club – trở về Việt Nam thăm gia đình năm 2003, ông đã đến thăm Nghĩa Trang. Dù bị cấm đoán, ông đã may mắn thu được một số hình ảnh của Nghĩa Trang cùng một đoạn phim ngắn ghi lại tình trạng hoang phế với những dấu hiệu tàn phá có chủ đích. Chuyến đi được ông thuật lại trong bài viết “Hồn Ai Trong Gió”. Nhưng hơn 10 năm sau Vietnam Film Club mới có dịp thực hiện cuốn phim tài liệu này.

“Hồn Tử Sĩ – Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa” trình bày: ● Lược sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ● Lịch sử Nghĩa Trang trước 1975 ● Hiện trạng hoang phế của Nghĩa Trang sau 1975 ● Bài học từ những nghĩa trang quân đội trên thế giới, nơi tử sĩ của các bên được tôn trọng như nhau.

Ngoài các thân hữu và nhân chứng người Việt, phim có sự đóng góp của:

– Alan Lowenthal, dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ
– Dan Southerland, giám đốc điều hành Đài Á Châu Tự Do
– George J. Veith, tác giả sách “Black April”
– Richard Botkin, tác giả sách “Ride The Thunder”
– Fred Koster, đạo diễn phim “Ride The Thunder”

Qua cuốn phim này, Vietnam Film Club muốn gửi đi một thông điệp: Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa cần phải được bảo tồn xứng đáng, vì chẳng những là một di tích lịch sử mà Nghĩa Trang còn là biểu tượng cho truyền thống nhân bản của người Việt từ ngàn đời: Chăm lo người sống và tôn trọng người chết, thể hiện qua câu tục ngữ “Sống một mái nhà – Chết một nấm mồ”.

http://www.tvvn.org/nghia-trang-quan-doi-bien-hoa-chuong-goi-hon-ai-son-tung/


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm