Hình Ảnh & Sự Kiện
Nghĩa trang quân đội Hoa Kỳ tại Normandie
Bãi biển Omaha là một trong năm bãi biển của Normandie mà đồng minh dùng làm nơi đổ bộ để quyết định vận mệnh nước Pháp nói riêng Âu Châu nói chung. Omaha được gọi là «Biển máu» góp phần quyết định chấm dứt cuộc chiến. Ngày 6 tháng 6 năm 1944, ngày quân đồng minh đổ bộ được lịch sử gọi là «ngày D », ngày dài nhất « The longest day »
Chỉ riêng nghĩa trang của quân đội Mỹ tại Normandie, vẫn còn 9,387 tử sĩ Hoa Kỳ nằm tại đây. Nghĩa trang được chọn nằm trên cao nhìn ra bãi biển nổi tiếng Omaha nơi diễn ra các cuộc đổ bộ.
Pháp tặng nước Mỹ một khu đất diện tích 70 mẫu (Anh), được khánh thành năm 1956. Công viên của khu vườn dành cho những ngôi mộ và Đài Tưởng Niệm các Chiến Sĩ Vô Danh với dòng chữ « Những Linh hồn Thanh Niên Mỹ ». Tất cả những gì trong khu vườn này từ mỹ thuật kiến trúc theo kiểu Mỹ do các Kiến trúc sư Mỹ phác họa, nên du khách vào đây cảm tưởng như là đang đi trên đất nước Mỹ.
Mỗi ngày, buổi chiều muộn, âm thanh của tiếng lá cờ Mỹ phất phơ kêu trong gió giữa nghĩa trang; nơi đây các chiến binh an nghỉ, những ngôi mộ chéo nhau làm bằng đá cẩm thạch màu trắng tinh khiết; trên bãi cỏ xanh mướt cạnh bờ biển, lung linh ánh sáng của dòng sông trong màn đêm lướt qua sương mù.
Bảo tàng viện Omaha diện tích 1200m² tai Caen, lưu trữ những hình ảnh rất hào hùng, từ áo quần cho đến xe cộ, súng, đạn, mìn đen dưới biển, bản đồ, bức tường loang lổ của một nhà hàng trong thị xã Caen; bộ phim cựu chiến binh Mỹ… Dọc theo bờ biển Normandie, ngày nay vẫn còn nguyên những chiến xa Mỹ. Dụng cụ ba lô, áo quần, túi vải quân trang còn ngổn ngang trong xe jeep. Những loại súng canon lớn của quân đội Đức dùng trong trận chiến tại đây nằm góc tường, hay giữa lộ thiên để du khách xem. Đứng trên bờ biển, khi nước biển rút xuống, khách sẽ nhìn thấy rõ những đoạn tường bằng sắt nhô lên; những bức tường này được Đức dùng ngăn chận không để tàu và Đồng minh đổ bộ tiến vào bờ. Người ta kéo một khúc tường sắt đặt gần bờ biển để du khách đến xem rõ hơn. Người viết cũng ghé thăm một thị xã nơi có 4 căn lô cốt phòng thủ kiên cố của Đức, ngụy trang bằng lúa cỏ phía trên, những cây súng phòng không còn nguyên vị trí.
Bờ biển Normandie nơi đã xảy ra trận chiến 6-6-1944, bây giờ là bãi hoang, ngoài khơi là bức tường sắt, được thiết lập để ngăn chặn tàu đồng minh.
Mỗi thị xã bị tàn phá trong trận thế chiến thứ hai tại Normandie đều có những Viện bảo tàng lưu giữ kỷ vật, di tích…
Nhà cửa dân cư, đô thị và các thị trấn bị tàn phá bởi bom đạn chinh chiến, thị trấn cuối cùng là Honfleur Normandie giành lại được tự do sau 81 ngày chiến đấu. Sau cuộc chiến, Normandie là một đồng hoang và người ta đã ra công phục hồi lại như đã thấy.
Ngày nay, Normandie phát triển về nông nghiệp, công nghiệp; có nhà máy lọc dầu, hạt nhân, có đoàn xe tải chở hóa chất và cảng biển hiện đại: Di tích lịch sử, đài tưởng niệm, thực phẩm, thịt, cá, thức uống và có hàng ngàn chi tiết hấp dẫn khác…Normandie ngày nay là một vùng nông nghiệp giàu có nhất với các sản phẩm như sữa bò, và tinh khiết với « nữ hoàng » rượu táo từ 3 cho đến 7 độ; tuyệt vời hơn nữa là xúc xích, pho mát, bơ… Mỗi năm, đón hơn một triệu du khách.
Trung tâm di tích Quốc gia mở cửa cho dân chúng xem miễn phí cho trẻ em dưới 18 tuổi, miễn phí cho công dân Liên Minh Âu Châu dưới 26 tuổi là các di tích: Abbaye du Mont-Saint-Michel, Château de Carrouges, Abbaye du Bec-Hellouin.
Từ Paris đến nghĩa trang Mỹ khoảng 280 cây số, bạn đến ga xe lửa Saint-Lazare, mua vé đi Saint Laurence sur Mere Normandie, chuyến tàu mất khoảng 3 giờ, đến nơi hỏi taxi chở đến khách sạn, vì đến Normandie bạn phải ngủ lại đó một đêm. Trong khách sạn đều có hướng dẫn các tour thăm viếng lịch sử này. Số phôn để chọn tour. (33) 2 31 06 06 45.
http://baomai.blogspot.com/2013/12/nghia-trang-quan-oi-hoa-ky-tai-normandie.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Nghĩa trang quân đội Hoa Kỳ tại Normandie
Bãi biển Omaha là một trong năm bãi biển của Normandie mà đồng minh dùng làm nơi đổ bộ để quyết định vận mệnh nước Pháp nói riêng Âu Châu nói chung. Omaha được gọi là «Biển máu» góp phần quyết định chấm dứt cuộc chiến. Ngày 6 tháng 6 năm 1944, ngày quân đồng minh đổ bộ được lịch sử gọi là «ngày D », ngày dài nhất « The longest day »
Chỉ riêng nghĩa trang của quân đội Mỹ tại Normandie, vẫn còn 9,387 tử sĩ Hoa Kỳ nằm tại đây. Nghĩa trang được chọn nằm trên cao nhìn ra bãi biển nổi tiếng Omaha nơi diễn ra các cuộc đổ bộ.
Pháp tặng nước Mỹ một khu đất diện tích 70 mẫu (Anh), được khánh thành năm 1956. Công viên của khu vườn dành cho những ngôi mộ và Đài Tưởng Niệm các Chiến Sĩ Vô Danh với dòng chữ « Những Linh hồn Thanh Niên Mỹ ». Tất cả những gì trong khu vườn này từ mỹ thuật kiến trúc theo kiểu Mỹ do các Kiến trúc sư Mỹ phác họa, nên du khách vào đây cảm tưởng như là đang đi trên đất nước Mỹ.
Mỗi ngày, buổi chiều muộn, âm thanh của tiếng lá cờ Mỹ phất phơ kêu trong gió giữa nghĩa trang; nơi đây các chiến binh an nghỉ, những ngôi mộ chéo nhau làm bằng đá cẩm thạch màu trắng tinh khiết; trên bãi cỏ xanh mướt cạnh bờ biển, lung linh ánh sáng của dòng sông trong màn đêm lướt qua sương mù.
Bảo tàng viện Omaha diện tích 1200m² tai Caen, lưu trữ những hình ảnh rất hào hùng, từ áo quần cho đến xe cộ, súng, đạn, mìn đen dưới biển, bản đồ, bức tường loang lổ của một nhà hàng trong thị xã Caen; bộ phim cựu chiến binh Mỹ… Dọc theo bờ biển Normandie, ngày nay vẫn còn nguyên những chiến xa Mỹ. Dụng cụ ba lô, áo quần, túi vải quân trang còn ngổn ngang trong xe jeep. Những loại súng canon lớn của quân đội Đức dùng trong trận chiến tại đây nằm góc tường, hay giữa lộ thiên để du khách xem. Đứng trên bờ biển, khi nước biển rút xuống, khách sẽ nhìn thấy rõ những đoạn tường bằng sắt nhô lên; những bức tường này được Đức dùng ngăn chận không để tàu và Đồng minh đổ bộ tiến vào bờ. Người ta kéo một khúc tường sắt đặt gần bờ biển để du khách đến xem rõ hơn. Người viết cũng ghé thăm một thị xã nơi có 4 căn lô cốt phòng thủ kiên cố của Đức, ngụy trang bằng lúa cỏ phía trên, những cây súng phòng không còn nguyên vị trí.
Bờ biển Normandie nơi đã xảy ra trận chiến 6-6-1944, bây giờ là bãi hoang, ngoài khơi là bức tường sắt, được thiết lập để ngăn chặn tàu đồng minh.
Mỗi thị xã bị tàn phá trong trận thế chiến thứ hai tại Normandie đều có những Viện bảo tàng lưu giữ kỷ vật, di tích…
Nhà cửa dân cư, đô thị và các thị trấn bị tàn phá bởi bom đạn chinh chiến, thị trấn cuối cùng là Honfleur Normandie giành lại được tự do sau 81 ngày chiến đấu. Sau cuộc chiến, Normandie là một đồng hoang và người ta đã ra công phục hồi lại như đã thấy.
Ngày nay, Normandie phát triển về nông nghiệp, công nghiệp; có nhà máy lọc dầu, hạt nhân, có đoàn xe tải chở hóa chất và cảng biển hiện đại: Di tích lịch sử, đài tưởng niệm, thực phẩm, thịt, cá, thức uống và có hàng ngàn chi tiết hấp dẫn khác…Normandie ngày nay là một vùng nông nghiệp giàu có nhất với các sản phẩm như sữa bò, và tinh khiết với « nữ hoàng » rượu táo từ 3 cho đến 7 độ; tuyệt vời hơn nữa là xúc xích, pho mát, bơ… Mỗi năm, đón hơn một triệu du khách.
Trung tâm di tích Quốc gia mở cửa cho dân chúng xem miễn phí cho trẻ em dưới 18 tuổi, miễn phí cho công dân Liên Minh Âu Châu dưới 26 tuổi là các di tích: Abbaye du Mont-Saint-Michel, Château de Carrouges, Abbaye du Bec-Hellouin.
Từ Paris đến nghĩa trang Mỹ khoảng 280 cây số, bạn đến ga xe lửa Saint-Lazare, mua vé đi Saint Laurence sur Mere Normandie, chuyến tàu mất khoảng 3 giờ, đến nơi hỏi taxi chở đến khách sạn, vì đến Normandie bạn phải ngủ lại đó một đêm. Trong khách sạn đều có hướng dẫn các tour thăm viếng lịch sử này. Số phôn để chọn tour. (33) 2 31 06 06 45.
http://baomai.blogspot.com/2013/12/nghia-trang-quan-oi-hoa-ky-tai-normandie.html