Văn Học & Nghệ Thuật
Nghiên cứu sử Việt phải đọc từ văn bản gốc chữ Hán
Trần Quang Đức
Người Việt Nam hiện nay có đầy rẫy định kiến về lịch sử, văn hóa Việt trong quá khứ. Thường bị chi phối bởi thói quen, phong tục thời Nguyễn. Cách nghĩ thường thấy là: phải thế này mới là Việt, thế kia thì là Tàu,…
Tôi đọc Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT), Việt sử lược (VSL), An Nam chí lược (ANCL) bản dịch tiếng Việt thấy có khá nhiều thông tin liên quan đến trò chơi “đánh cầu”, “đá cầu” thời Lý -Trần (từ thời Lê trở về sau không thấy nhắc tới nữa). Song, tôi không hiểu từ “cầu” mà người phiên dịch dùng ở đây là chỉ loại cầu nào? Bởi khái niệm “cầu” trong tiếng Việt hiện đại đã chuyển nghĩa, trong khi chữ Hán 毬 Cầu có nghĩa là “bóng”.
Sau khi tra cứu bản gốc chữ Hán của các sách kể trên, tôi thấy cách dịch ‘cầu’ đơn nhất là không chuẩn xác. Trên thực tế, các trò tiêu khiển thời bấy giờ khá đa dạng, thậm chí nằm ngoài tưởng tượng của người Việt hiện nay.
Trò chơi thứ nhất, “đá cầu” theo cách dịch của các bản ĐVSKTT, ANCL, nguyên văn chữ Hán là /thúc cúc / 蹴踘 hoặc thúc cầu / 蹴毬. (Thúc 蹴: đá, đạp; Cúc 踘: bóng làm bằng da). Thúc cúc hay thúc cầu, đều chỉ trò chơi đá bóng. Trò chơi này đã xuất hiện tại Trung Quốc từ thời Chiến Quốc. Còn tại Việt Nam, theo ghi nhận của ĐVSKTT, ta được biết nó phổ biến vào thời Lý – Trần, trước và sau khoảng thời gian này đều không thấy ghi chép.
ANCL cho biết: vào dịp Tết, quan quân thời Trần chơi các trò đánh bạc, súc sắc, “thúc cúc”, đấu vật (1) v.v.
ĐVSKTT cho biết: ngày mồng 1 tháng 2 âm, năm 1126, thời vua Lý Nhân Tông, “vua ngự ở điện Thiên An, xem các vương hầu ‘thúc cầu’ ở sân rồng.” (2).
Năm 1268 thời Trần, “Ích Tắc dù các trò tiểu kỹ như ‘thúc cầu’, đánh cờ vây, không trò nào không tinh thông.” (3)
Trương Hán Siêu từng bị Lê Cư Nhân coi là ‘chân cầu nhà quê’, sở dĩ ví như vậy “chừng do dân quê ‘thúc cầu’ phần nhiều không trúng, đem việc đó để so với việc Hán Siêu xử lý sự việc phần nhiều không thỏa đáng.” (4)
Đặc biệt, qua ghi chép của ĐVSKTT về nhân vật Trần Cụ làm quan Độc Bạ dưới thời vua Trần Anh Tông, ta thậm chí có thể biết được đại để cách làm bóng da đương thời. “Quan Độc Bạ là Trần Cụ, tính khoan hậu, cẩn trọng, giỏi đánh đàn, bắn nỏ và ‘thúc cúc’. Vua sai dạy cả cho thái tử […] Cách làm ‘cầu’ thì dùng cân cân các miếng da, để mười hai miếng da đều nhau, riêng ba miếng chỗ đưa đầu miệng bong bóng lợn vào thì hơi mỏng và nhẹ, để cân với sức nặng đầu bong bóng. Cho nên khi thúc cầu, miếng ở trên khi từ trên rơi xuống, vẫn như cũ, không bao giờ chuyển khác.” (5) (Nguyên văn: “dĩ hành xứng bì biện” nghĩa là dùng cân cân các miếng da, bản dịch tiếng Việt lưu hành hiện nay dịch là ‘cân nhắc các múi da’ không đúng.)
Như vậy trong trường hợp này, ‘cầu’, ‘cúc’ nên dịch là bóng; thúc cầu, thúc cúc phải được hiểu là trò chơi đá bóng da. Đây là trò chơi thi đấu tập thể, tương tự như trò “đánh cầu” mà nguyên văn chữ Hán gọi là “kích cầu” 擊毬 (kích: đánh bằng vũ khí).
ĐVSKTT cho biết: Bà Liệt, con rơi của Thượng hoàng Trần Thừa, một hôm “‘kích cầu’ với người trong đội, bị người kia vật ngã, bóp cổ Liệt đến suýt tắt thở.” (6)
Qua đó thì đủ biết Kích cầu là trò chơi tập thể. Trò chơi này ít nhất đã xuất hiện từ thời Lý, như ĐVSL cho biết:
Năm 1069, mùa hạ, tháng 5, vua Lý Thánh Tông ‘thết tiệc đãi quần thần ở vương điện của Chiêm Thành, còn đích thân múa khiên ‘kích cầu’ ở thềm điện ấy.’ (7)
Năm 1131, tháng 12, vua Lý Thần Tông ‘kích cầu’ ở sân rồng, sai sứ Chăm vào hầu xem. (8)
Kích cầu ở đây nên hiểu là trò chơi cầm gậy đánh bóng. Bởi trò chơi này, theo ghi nhận của ANCL về phong tục trong cung từ năm 1285 trở về trước, vào mùa xuân, tháng 2, công hầu chơi ‘kích cầu’ trên lưng ngựa (9).
Như vậy, trong trường hợp này, ‘cầu’ vẫn nên dịch là bóng; “kích cầu” nên dịch thành “đánh bóng”.
Riêng trò chơi ‘đá cầu’ theo cách hiểu hiện nay, ANCL cho biết: “Mồng ba Tết, vua ngồi trên gác Đại Hưng, xem con em cùng các quan Nội thị tung đỡ ‘cầu’ thêu, hình tròn, ai đỡ được không để rơi thì thắng. ‘Cầu tròn’ làm bằng gấm, cỡ nắm tay trẻ con, đính hai mươi dải lụa màu” (10). Và trong trường hợp này, “cầu” dịch nguyên là ‘cầu’, tôi cho là hợp lý.
Qua trường hợp cách dịch Đánh cầu, Đá cầu này, có thể cho thấy được hai việc sau:
1. Nghiên cứu cổ sử Việt Nam dựa trên các tư liệu thành văn thì nhất thiết phải tra cứu văn bản gốc chữ Hán; dĩ nhiên điều kiện tiên quyết là phải am hiểu Hán văn.
2. Người Việt Nam hiện nay có đầy rẫy định kiến về lịch sử, văn hóa Việt trong quá khứ. Thường bị chi phối bởi thói quen, phong tục thời Nguyễn. Cách nghĩ thường thấy là: phải thế này mới là Việt, thế kia thì là Tàu, trong khi nhỏ thì từ thú chơi, áo mũ, trang sức, thói quen sinh hoạt… lớn cho chí thẩm mỹ, tư tưởng, quy chế cung đình v.v. mỗi thời mỗi khác, không phải lúc nào cũng đồng nhất, cũng kế thừa. Và càng không thể có một khái niệm Việt, một căn tính Việt, một phong tục Việt đơn nhất.
HN, ngày 7.10.2014.
Nguồn: Nghiên cứu sử Việt phải đọc từ văn bản gốc chữ Hán. Trần Quang Đức. Facebook 7/10/2014
Chú thích:
1. ANCL. Nguyên văn: 吏士博弈、摴蒲、蹴踘、角鬥、山呼侯等戯。
2. ĐVSKTT. Nguyên văn: 二月,朔王御天安殿,觀諸王侯蹴毬於龍墀。
3. ĐVSKTT. Nguyên văn: 益稷…雖小技如蹴毬、圍碁無不精諳。
4. ĐVSKTT. Nguyên văn: 張漢超有名于時,然而宗正大卿黎居仁嘗目為村毬腳。盖村人蹴毬多不中,以比漢超料理多不當也。
5. ĐVSKTT. Nguyên văn: 時有讀薄陳具性寬厚,謹愿,善皷琴、弩射及蹴踘戯。帝皆命教太子[…]其造毬子則以衡秤皮辨,使十二辨相埒,惟納豚胞口頭三辨,則少簿而輕,以當胞頭之重。故毬子蹴之,其辨在上至下,來如初,不曾施轉。
6. ĐVSKTT. Nguyên văn: 婆列…一日與隊人擊毬。
7. ĐVSL. Nguyên văn: 夏五月,王晏群臣於占城王殿,又親舞盾擊球於其堦。
8. ĐVSKTT. Nguyên văn: 十二月,帝擊毬于龍墀,令占使入侍觀之。
9. ANCL. Nguyên văn: 公侯馬上擊毬。
10. ANCL. Nguyên văn: 三日,王坐大興閣上,看宗子内侍官抛接繡團毬,接而不落者為勝。團毬以錦製之,如小兒拳,綴彩帛帶二十條。
Chú thích ảnh: (trên xuống dưới, trái qua phải) 1. Mã cầu đồ 2. Tống Thái Tổ thúc cúc đồ. 3. “Thúc cúc” tại Nhật Bản. (蹴鞠/けまり ‧ しゅうきく kemari ‧ shūkiku)
http://dcvonline.net/2014/10/08/nghien-cuu-su-viet-phai-doc-tu-van-ban-goc-chu-han/Bàn ra tán vào (0)
Nghiên cứu sử Việt phải đọc từ văn bản gốc chữ Hán
Trần Quang Đức
Người Việt Nam hiện nay có đầy rẫy định kiến về lịch sử, văn hóa Việt trong quá khứ. Thường bị chi phối bởi thói quen, phong tục thời Nguyễn. Cách nghĩ thường thấy là: phải thế này mới là Việt, thế kia thì là Tàu,…
Tôi đọc Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT), Việt sử lược (VSL), An Nam chí lược (ANCL) bản dịch tiếng Việt thấy có khá nhiều thông tin liên quan đến trò chơi “đánh cầu”, “đá cầu” thời Lý -Trần (từ thời Lê trở về sau không thấy nhắc tới nữa). Song, tôi không hiểu từ “cầu” mà người phiên dịch dùng ở đây là chỉ loại cầu nào? Bởi khái niệm “cầu” trong tiếng Việt hiện đại đã chuyển nghĩa, trong khi chữ Hán 毬 Cầu có nghĩa là “bóng”.
Sau khi tra cứu bản gốc chữ Hán của các sách kể trên, tôi thấy cách dịch ‘cầu’ đơn nhất là không chuẩn xác. Trên thực tế, các trò tiêu khiển thời bấy giờ khá đa dạng, thậm chí nằm ngoài tưởng tượng của người Việt hiện nay.
Trò chơi thứ nhất, “đá cầu” theo cách dịch của các bản ĐVSKTT, ANCL, nguyên văn chữ Hán là /thúc cúc / 蹴踘 hoặc thúc cầu / 蹴毬. (Thúc 蹴: đá, đạp; Cúc 踘: bóng làm bằng da). Thúc cúc hay thúc cầu, đều chỉ trò chơi đá bóng. Trò chơi này đã xuất hiện tại Trung Quốc từ thời Chiến Quốc. Còn tại Việt Nam, theo ghi nhận của ĐVSKTT, ta được biết nó phổ biến vào thời Lý – Trần, trước và sau khoảng thời gian này đều không thấy ghi chép.
ANCL cho biết: vào dịp Tết, quan quân thời Trần chơi các trò đánh bạc, súc sắc, “thúc cúc”, đấu vật (1) v.v.
ĐVSKTT cho biết: ngày mồng 1 tháng 2 âm, năm 1126, thời vua Lý Nhân Tông, “vua ngự ở điện Thiên An, xem các vương hầu ‘thúc cầu’ ở sân rồng.” (2).
Năm 1268 thời Trần, “Ích Tắc dù các trò tiểu kỹ như ‘thúc cầu’, đánh cờ vây, không trò nào không tinh thông.” (3)
Trương Hán Siêu từng bị Lê Cư Nhân coi là ‘chân cầu nhà quê’, sở dĩ ví như vậy “chừng do dân quê ‘thúc cầu’ phần nhiều không trúng, đem việc đó để so với việc Hán Siêu xử lý sự việc phần nhiều không thỏa đáng.” (4)
Đặc biệt, qua ghi chép của ĐVSKTT về nhân vật Trần Cụ làm quan Độc Bạ dưới thời vua Trần Anh Tông, ta thậm chí có thể biết được đại để cách làm bóng da đương thời. “Quan Độc Bạ là Trần Cụ, tính khoan hậu, cẩn trọng, giỏi đánh đàn, bắn nỏ và ‘thúc cúc’. Vua sai dạy cả cho thái tử […] Cách làm ‘cầu’ thì dùng cân cân các miếng da, để mười hai miếng da đều nhau, riêng ba miếng chỗ đưa đầu miệng bong bóng lợn vào thì hơi mỏng và nhẹ, để cân với sức nặng đầu bong bóng. Cho nên khi thúc cầu, miếng ở trên khi từ trên rơi xuống, vẫn như cũ, không bao giờ chuyển khác.” (5) (Nguyên văn: “dĩ hành xứng bì biện” nghĩa là dùng cân cân các miếng da, bản dịch tiếng Việt lưu hành hiện nay dịch là ‘cân nhắc các múi da’ không đúng.)
Như vậy trong trường hợp này, ‘cầu’, ‘cúc’ nên dịch là bóng; thúc cầu, thúc cúc phải được hiểu là trò chơi đá bóng da. Đây là trò chơi thi đấu tập thể, tương tự như trò “đánh cầu” mà nguyên văn chữ Hán gọi là “kích cầu” 擊毬 (kích: đánh bằng vũ khí).
ĐVSKTT cho biết: Bà Liệt, con rơi của Thượng hoàng Trần Thừa, một hôm “‘kích cầu’ với người trong đội, bị người kia vật ngã, bóp cổ Liệt đến suýt tắt thở.” (6)
Qua đó thì đủ biết Kích cầu là trò chơi tập thể. Trò chơi này ít nhất đã xuất hiện từ thời Lý, như ĐVSL cho biết:
Năm 1069, mùa hạ, tháng 5, vua Lý Thánh Tông ‘thết tiệc đãi quần thần ở vương điện của Chiêm Thành, còn đích thân múa khiên ‘kích cầu’ ở thềm điện ấy.’ (7)
Năm 1131, tháng 12, vua Lý Thần Tông ‘kích cầu’ ở sân rồng, sai sứ Chăm vào hầu xem. (8)
Kích cầu ở đây nên hiểu là trò chơi cầm gậy đánh bóng. Bởi trò chơi này, theo ghi nhận của ANCL về phong tục trong cung từ năm 1285 trở về trước, vào mùa xuân, tháng 2, công hầu chơi ‘kích cầu’ trên lưng ngựa (9).
Như vậy, trong trường hợp này, ‘cầu’ vẫn nên dịch là bóng; “kích cầu” nên dịch thành “đánh bóng”.
Riêng trò chơi ‘đá cầu’ theo cách hiểu hiện nay, ANCL cho biết: “Mồng ba Tết, vua ngồi trên gác Đại Hưng, xem con em cùng các quan Nội thị tung đỡ ‘cầu’ thêu, hình tròn, ai đỡ được không để rơi thì thắng. ‘Cầu tròn’ làm bằng gấm, cỡ nắm tay trẻ con, đính hai mươi dải lụa màu” (10). Và trong trường hợp này, “cầu” dịch nguyên là ‘cầu’, tôi cho là hợp lý.
Qua trường hợp cách dịch Đánh cầu, Đá cầu này, có thể cho thấy được hai việc sau:
1. Nghiên cứu cổ sử Việt Nam dựa trên các tư liệu thành văn thì nhất thiết phải tra cứu văn bản gốc chữ Hán; dĩ nhiên điều kiện tiên quyết là phải am hiểu Hán văn.
2. Người Việt Nam hiện nay có đầy rẫy định kiến về lịch sử, văn hóa Việt trong quá khứ. Thường bị chi phối bởi thói quen, phong tục thời Nguyễn. Cách nghĩ thường thấy là: phải thế này mới là Việt, thế kia thì là Tàu, trong khi nhỏ thì từ thú chơi, áo mũ, trang sức, thói quen sinh hoạt… lớn cho chí thẩm mỹ, tư tưởng, quy chế cung đình v.v. mỗi thời mỗi khác, không phải lúc nào cũng đồng nhất, cũng kế thừa. Và càng không thể có một khái niệm Việt, một căn tính Việt, một phong tục Việt đơn nhất.
HN, ngày 7.10.2014.
Nguồn: Nghiên cứu sử Việt phải đọc từ văn bản gốc chữ Hán. Trần Quang Đức. Facebook 7/10/2014
Chú thích:
1. ANCL. Nguyên văn: 吏士博弈、摴蒲、蹴踘、角鬥、山呼侯等戯。
2. ĐVSKTT. Nguyên văn: 二月,朔王御天安殿,觀諸王侯蹴毬於龍墀。
3. ĐVSKTT. Nguyên văn: 益稷…雖小技如蹴毬、圍碁無不精諳。
4. ĐVSKTT. Nguyên văn: 張漢超有名于時,然而宗正大卿黎居仁嘗目為村毬腳。盖村人蹴毬多不中,以比漢超料理多不當也。
5. ĐVSKTT. Nguyên văn: 時有讀薄陳具性寬厚,謹愿,善皷琴、弩射及蹴踘戯。帝皆命教太子[…]其造毬子則以衡秤皮辨,使十二辨相埒,惟納豚胞口頭三辨,則少簿而輕,以當胞頭之重。故毬子蹴之,其辨在上至下,來如初,不曾施轉。
6. ĐVSKTT. Nguyên văn: 婆列…一日與隊人擊毬。
7. ĐVSL. Nguyên văn: 夏五月,王晏群臣於占城王殿,又親舞盾擊球於其堦。
8. ĐVSKTT. Nguyên văn: 十二月,帝擊毬于龍墀,令占使入侍觀之。
9. ANCL. Nguyên văn: 公侯馬上擊毬。
10. ANCL. Nguyên văn: 三日,王坐大興閣上,看宗子内侍官抛接繡團毬,接而不落者為勝。團毬以錦製之,如小兒拳,綴彩帛帶二十條。
Chú thích ảnh: (trên xuống dưới, trái qua phải) 1. Mã cầu đồ 2. Tống Thái Tổ thúc cúc đồ. 3. “Thúc cúc” tại Nhật Bản. (蹴鞠/けまり ‧ しゅうきく kemari ‧ shūkiku)
http://dcvonline.net/2014/10/08/nghien-cuu-su-viet-phai-doc-tu-van-ban-goc-chu-han/