Sức khỏe và đời sống
Nghiện rượu và sự tàn phá hệ thần kinh
Cơ chế gây nghiện
Trao đổi với PV Báo Thanh Niên về những tác hại do lạm dụng rượu bia gây ra, PGS.TS Nguyễn Hoài Nam (giảng viên Đại học Y dược, TP.HCM) cho biết, nói về tác hại do rượu thì có quá nhiều, trước tiên phải đề cập đến tính gây nghiện của rượu, nếu uống nhiều lần, uống lâu dài sẽ rất dễ bị nghiện. Có hai cơ chế gây nghiện ở rượu, đó là: nghiện về thể chất - tức là các tế bào của cơ thể, nhất là các tế bào thần kinh, hoạt động khi đã quen với một nồng độ rượu nhất định trong huyết thanh mà nếu nồng độ rượu giảm đi thì các tế bào này không chịu hoạt động nữa khiến người nghiện rượu trở nên đờ đẫn và run rẩy tay chân. Rất nhiều người kể cả thầy thuốc cũng không phân biệt được tình trạng này mà danh từ chuyên môn gọi là hội chứng cai rượu với tình trạng ngộ độc rượu. Với cơ chế nghiện này, việc cai rượu là không dễ vì sự lệ thuộc có nguồn gốc thực thể.
Cơ chế nghiện rượu thứ hai là cơ chế nghiện tâm lý - người sử dụng rượu bia quen với cảnh chiều nào cũng ngồi với bạn bè trong trạng thái lâng lâng, với ý nghĩ được xả stress và những lo âu, buồn bực sẽ mất hết chỉ còn lại niềm vui. Với cơ chế này, nếu người nghiện rượu quyết tâm thì có thể bỏ từ từ được.
Tàn phá các cơ quan nội tạng
Trong năm 2008, tại TP.HCM liên tục xảy ra những vụ ngộ độc rượu. Bởi chỉ trong một thời gian rất ngắn (2 tuần đầu của tháng 10), đã có đến 9 trường hợp bị tử vong trong tổng số 27 trường hợp nhập viện do ngộ độc rượu. Qua kiểm tra 21 mẫu rượu, kết quả hàm lượng methanol rất cao. Cũng trong năm này, thống kê cả nước cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 43 trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm thì trong đó có đến 18 trường hợp chết do ngộ độc rượu.
Bác sĩ Nguyễn Bá Nhuận (nguyên là bác sĩ khoa Gan - mật - tụy, Bệnh viện Chợ Rẫy) cho rằng: “Các quý ông, nhất là các thanh niên thường hay khích nhau mỗi khi uống bia rượu, phần lớn các bạn xem tửu lượng là sức mạnh của nam nhi, nên uống bất kể số lượng, uống cho “đã” mới thôi. Đó là một ý nghĩ rất tai hại, bởi tác hại của rượu rất ghê gớm một khi lạm dụng nó. Người ta vô tư “nạp” rượu bia, còn các cơ quan nội tạng thì âm thầm gánh lấy hậu quả. Bởi nếu uống quá nhiều rượu, ban đầu sẽ là ngộ độc cấp tính (nôn ói, đau đầu, rối loạn thần kinh...), lâu dài dẫn đến viêm gan do rượu, diễn tiến xơ gan, ung thư gan rất dễ bị tử vong. Không dạ dày nào có thể chịu đựng nổi những người uống quá nhiều rượu, dạ dày phải tiếp nhận lượng cồn và những tạp chất có trong rượu thường xuyên sẽ gây “viêm dạ dày cấp”, nhiều trường hợp dẫn đến loét, thủng và ung thư dạ dày. Ngoài ra, tim mạch cũng bị tác hại bởi sự lạm dụng rượu bia...”.
Ở góc độ y học cổ truyền, lương y Vũ Quốc Trung cho biết thêm: “Rượu là thức uống nghèo chất dinh dưỡng. Về y học, rượu là kẻ thù của sức khỏe. Nhiều trường hợp, rượu không khiến người ta chết ngay, mà nó phá hủy cơ thể một cách ngấm ngầm. Nhiều thanh niên trai trẻ thấy mình uống vẫn khỏe, nhưng thực ra lúc còn trẻ cơ thể có thể “lướt” qua, đến một lúc nào đó những người lạm dụng, nghiện rượu sẽ đổ gục bởi những bệnh tật do rượu gây ra. Trạng thái say rượu được chia ra làm các mức độ từ nhẹ đến nặng là: hơi say, hưng phấn, điên khùng, mất trí... Rượu có thể gây điếc, rối loạn thị giác, ảo giác, mất cảm giác, trụy tim mạch, hôn mê, nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong. Dưới ảnh hưởng của cồn, cơ tim bị thoái hóa và một phần trong mô cơ tim được thay thế bằng mỡ. Vì thế quả tim của những người nghiện rượu sẽ to gấp đôi người bình thường, trong y học gọi là “tim bò” hoặc “tim bía”...”. Đình trệ hệ thần kinh trung ương
Theo các chuyên gia, rượu là chất ức chế, làm đình trệ hệ thần kinh trung ương. Khi lạm dụng rượu bia, các chức năng của một bộ phận vỏ
Những người nghiện rượu tỏ ra kém sức đề kháng đối với các bệnh và thường chết sớm hơn người bình thường (tử vong ở những người nghiện rượu cao hơn những người không nghiện gấp 3 lần).
Theo thống kê chung của thế giới, trong số những người tử vong bởi bệnh tim mạch thì có 57% trường hợp là những người thường xuyên uống rượu.
não như sự phán đoán, tính tự chủ, ý thức về đạo đức hoàn toàn bị ức chế. Khi ấy, người uống rượu sẽ ăn nói huênh hoang, nói nhiều, không thận trọng trong lời nói, cử chỉ, không cảm thấy xấu hổ, họ sẽ dám có những hành động mà người bình thường có lòng tự trọng không cho phép mình làm. “Rượu tác động lên hệ thần kinh, khiến người ta không làm chủ được mình, dẫn đến những hành động gây ra hậu quả khôn lường, dẫn đến những tai nạn giao thông rất đáng tiếc”, bác sĩ Nguyễn Bá Nhuận nói.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, rượu hấp thu rất nhanh, 20% hấp thu ngay ở vùng dạ dày, số còn lại hấp thu ở ruột. Sau khi uống vài phút, rượu đã hiện diện trong máu, sau 1 giờ nồng độ rượu trong máu lên đến cực đại. Khi ấy, không một cơ quan, tế bào nào trong cơ thể lại không bị tác động gây độc bởi rượu. Cơ quan phải chịu đựng nhiều nhất là hệ thần kinh trung ương.
Khi trao đổi với PV Báo Thanh Niên, các nhà chuyên môn đều cho rằng, tình trạng các bạn trẻ lạm dụng rượu bia (không chỉ ở nam mà còn cả nữ) hiện nay là rất đáng báo động, nó không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập, tương lai, mà còn ảnh hưởng đến nhân cách, sức khỏe...
Nghiện rượu và sự tàn phá hệ thần kinh
Cơ chế gây nghiện
Trao đổi với PV Báo Thanh Niên về những tác hại do lạm dụng rượu bia gây ra, PGS.TS Nguyễn Hoài Nam (giảng viên Đại học Y dược, TP.HCM) cho biết, nói về tác hại do rượu thì có quá nhiều, trước tiên phải đề cập đến tính gây nghiện của rượu, nếu uống nhiều lần, uống lâu dài sẽ rất dễ bị nghiện. Có hai cơ chế gây nghiện ở rượu, đó là: nghiện về thể chất - tức là các tế bào của cơ thể, nhất là các tế bào thần kinh, hoạt động khi đã quen với một nồng độ rượu nhất định trong huyết thanh mà nếu nồng độ rượu giảm đi thì các tế bào này không chịu hoạt động nữa khiến người nghiện rượu trở nên đờ đẫn và run rẩy tay chân. Rất nhiều người kể cả thầy thuốc cũng không phân biệt được tình trạng này mà danh từ chuyên môn gọi là hội chứng cai rượu với tình trạng ngộ độc rượu. Với cơ chế nghiện này, việc cai rượu là không dễ vì sự lệ thuộc có nguồn gốc thực thể.
Cơ chế nghiện rượu thứ hai là cơ chế nghiện tâm lý - người sử dụng rượu bia quen với cảnh chiều nào cũng ngồi với bạn bè trong trạng thái lâng lâng, với ý nghĩ được xả stress và những lo âu, buồn bực sẽ mất hết chỉ còn lại niềm vui. Với cơ chế này, nếu người nghiện rượu quyết tâm thì có thể bỏ từ từ được.
Tàn phá các cơ quan nội tạng
Trong năm 2008, tại TP.HCM liên tục xảy ra những vụ ngộ độc rượu. Bởi chỉ trong một thời gian rất ngắn (2 tuần đầu của tháng 10), đã có đến 9 trường hợp bị tử vong trong tổng số 27 trường hợp nhập viện do ngộ độc rượu. Qua kiểm tra 21 mẫu rượu, kết quả hàm lượng methanol rất cao. Cũng trong năm này, thống kê cả nước cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 43 trường hợp tử vong do ngộ độc thực phẩm thì trong đó có đến 18 trường hợp chết do ngộ độc rượu.
Bác sĩ Nguyễn Bá Nhuận (nguyên là bác sĩ khoa Gan - mật - tụy, Bệnh viện Chợ Rẫy) cho rằng: “Các quý ông, nhất là các thanh niên thường hay khích nhau mỗi khi uống bia rượu, phần lớn các bạn xem tửu lượng là sức mạnh của nam nhi, nên uống bất kể số lượng, uống cho “đã” mới thôi. Đó là một ý nghĩ rất tai hại, bởi tác hại của rượu rất ghê gớm một khi lạm dụng nó. Người ta vô tư “nạp” rượu bia, còn các cơ quan nội tạng thì âm thầm gánh lấy hậu quả. Bởi nếu uống quá nhiều rượu, ban đầu sẽ là ngộ độc cấp tính (nôn ói, đau đầu, rối loạn thần kinh...), lâu dài dẫn đến viêm gan do rượu, diễn tiến xơ gan, ung thư gan rất dễ bị tử vong. Không dạ dày nào có thể chịu đựng nổi những người uống quá nhiều rượu, dạ dày phải tiếp nhận lượng cồn và những tạp chất có trong rượu thường xuyên sẽ gây “viêm dạ dày cấp”, nhiều trường hợp dẫn đến loét, thủng và ung thư dạ dày. Ngoài ra, tim mạch cũng bị tác hại bởi sự lạm dụng rượu bia...”.
Ở góc độ y học cổ truyền, lương y Vũ Quốc Trung cho biết thêm: “Rượu là thức uống nghèo chất dinh dưỡng. Về y học, rượu là kẻ thù của sức khỏe. Nhiều trường hợp, rượu không khiến người ta chết ngay, mà nó phá hủy cơ thể một cách ngấm ngầm. Nhiều thanh niên trai trẻ thấy mình uống vẫn khỏe, nhưng thực ra lúc còn trẻ cơ thể có thể “lướt” qua, đến một lúc nào đó những người lạm dụng, nghiện rượu sẽ đổ gục bởi những bệnh tật do rượu gây ra. Trạng thái say rượu được chia ra làm các mức độ từ nhẹ đến nặng là: hơi say, hưng phấn, điên khùng, mất trí... Rượu có thể gây điếc, rối loạn thị giác, ảo giác, mất cảm giác, trụy tim mạch, hôn mê, nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong. Dưới ảnh hưởng của cồn, cơ tim bị thoái hóa và một phần trong mô cơ tim được thay thế bằng mỡ. Vì thế quả tim của những người nghiện rượu sẽ to gấp đôi người bình thường, trong y học gọi là “tim bò” hoặc “tim bía”...”. Đình trệ hệ thần kinh trung ương
Theo các chuyên gia, rượu là chất ức chế, làm đình trệ hệ thần kinh trung ương. Khi lạm dụng rượu bia, các chức năng của một bộ phận vỏ
Những người nghiện rượu tỏ ra kém sức đề kháng đối với các bệnh và thường chết sớm hơn người bình thường (tử vong ở những người nghiện rượu cao hơn những người không nghiện gấp 3 lần).
Theo thống kê chung của thế giới, trong số những người tử vong bởi bệnh tim mạch thì có 57% trường hợp là những người thường xuyên uống rượu.
não như sự phán đoán, tính tự chủ, ý thức về đạo đức hoàn toàn bị ức chế. Khi ấy, người uống rượu sẽ ăn nói huênh hoang, nói nhiều, không thận trọng trong lời nói, cử chỉ, không cảm thấy xấu hổ, họ sẽ dám có những hành động mà người bình thường có lòng tự trọng không cho phép mình làm. “Rượu tác động lên hệ thần kinh, khiến người ta không làm chủ được mình, dẫn đến những hành động gây ra hậu quả khôn lường, dẫn đến những tai nạn giao thông rất đáng tiếc”, bác sĩ Nguyễn Bá Nhuận nói.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, rượu hấp thu rất nhanh, 20% hấp thu ngay ở vùng dạ dày, số còn lại hấp thu ở ruột. Sau khi uống vài phút, rượu đã hiện diện trong máu, sau 1 giờ nồng độ rượu trong máu lên đến cực đại. Khi ấy, không một cơ quan, tế bào nào trong cơ thể lại không bị tác động gây độc bởi rượu. Cơ quan phải chịu đựng nhiều nhất là hệ thần kinh trung ương.
Khi trao đổi với PV Báo Thanh Niên, các nhà chuyên môn đều cho rằng, tình trạng các bạn trẻ lạm dụng rượu bia (không chỉ ở nam mà còn cả nữ) hiện nay là rất đáng báo động, nó không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập, tương lai, mà còn ảnh hưởng đến nhân cách, sức khỏe...