Thân Hữu Tiếp Tay...
Ngô Đình Diệm – Một người Việt Nam tốt nhất đã trở nên thánh thần -Mai Tú Ân
( HNPD ) Ngày 1/11/1963, tổng thống Ngô Đình Diệm, người thiết kế và lãnh đạo nền Cộng Hòa của Đệ Nhất VNCH đã bị lật đổ và bị giết chết một cách bi thảm
( HNPD ) Ngày 1/11/1963, tổng thống Ngô Đình Diệm, người thiết kế và lãnh đạo nền Cộng Hòa của Đệ Nhất VNCH đã bị lật đổ và bị giết chết một cách bi thảm trong những ngày Cách Mạng này. Ông và người em trai Ngô Đình Nhu đã bị những người thuộc quyền đảo chánh lật đổ và giết chết tàn bạo. Nhưng cái chết của ông, qua thời gian cũng đã đưa ông vào hàng ngũ bất tử của các bậc Thánh Nhân trong lòng người dân Việt Nam. Những vị Thánh chẳng cần ai phong sắc, mà nên Thánh ở lòng dân, do lòng dân ghi tặng.
Ông không phải là một lãnh tụ thành công, khi nghiệp lớn chưa thành, khi mộng kiến quốc an dân và mơ ước xây dựng một chế độ không cộng sản còn dở dang. Ông cũng là lãnh tụ lớn duy nhất của mọi chế độ trên đất nước này không phải chết già, chết trên giường ấm nệm êm để cho muôn dân than khóc, mà ông chết ở chiến trường nơi “da ngựa bọc thây”, “áo bào thay chiếu, anh về đất”. Mặc dù không còn trẻ nữa thì ông và người em can trường của ông là ông Ngô Đình Nhu, cả hai đã ngã xuống như những người anh hùng trong trận đánh cuối cùng của cuộc đời họ. Hai ông đã ngã xuống khi những viên đạn thù làm tắc nghẹn tiếng thét xung trận lần cuối cùng...
Nhưng những người đã lật đổ chế độ của ông để xây dựng nên một chế độ mới lại không tốt bằng chế độ của ông, và nó mở đường dẫn dắt cho một chế độ xấu nhất lên ngự trị trên đất nước này.
Ở đất nước Việt Nam mà suốt đời ông đấu tranh vì nó thì tên tuổi, sự nghiệp của ông vẫn chỉ là giặc với cả kẻ thù lẫn đồng chí của ông. Số phận nghiệt ngã đã biến một chiến sĩ đấu tranh suốt đời cho tự do như ông lại trở thành một kẻ độc tài mang tên ông.
Trong một gia đinh Công Giáo toàn tòng, kính Chúa yêu nước nhưng chỉ gặp phải họa tên đạn khiến cho cả một gia đình danh giá như gia đình quan thượng thư triều Nguyễn lại trở thành một gia tộc có số phận bi thương bậc nhất Việt Nam.
Mặc dù có xu hướng thoát tục, và không ai trong gia đình tham gia nghiệp võ nhưng ông và ba người anh em sáng chói của mình, là người anh cả Ngô Đình Khôi, người em Ngô Đình Nhu và người em út Ngô Đình Cẩn đều đã đền nợ nước trước hòn tên mũi đạn như bao trang anh hùng xứ Việt gục ngã nơi trận tiền.
Mặc dù sống thanh bạch, lấy lời Chúa làm danh, lấy giản dị làm gốc nhưng ông cùng dòng họ đáng kính của mình luôn bị những kẻ đắc thế bôi bác, xuyên tạc, vu họa vào những gì tội lỗi nhất.
Mặc dù là người Việt Nam hiếm hoi có thể làm như ông đã làm. Đó là ở cái tuổi 30 còn quá trẻ thì ông đã dám từ quan Thượng Thư đầu triều chỉ vì bất đồng quan điểm. Ông cũng từ chối chức vụ Thủ Tướng đầu tiên trong chính quyền Đế Quốc Việt Nam mà Vua Bảo Đại đã mời ông sau khi được người Nhật trao trả độc lập 11/3/1945. Ông cũng từ chối nhiều lần khi sau này Quốc Trưởng Bảo Đại mời và mãi sau mới đồng ý ra nắm chức vị thủ tướng của Quốc Gia Việt Nam, nhưng thiên hạ vẫ n nói ông là người tham quyền cố vị, độc tài vì thèm khát quyền lực...
Mặc dù sống đạo đức một đời, như tiên ông không nhuốm bụi trần nhưng ông vẫn bị tô vẽ thành một con người xấu xa, tồi tệ nhất không phải vì ông xấu xa mà vì kẻ thù ghen tị trước sự trong sạch của ông.
Mặc dù bao nhiêu năm qua, ở nơi nước Chúa ông im lặng không thanh minh. Ở nơi cõi trần gian người thanh minh cho ông thì ít, kẻ xúm lại đập bỏ hình tượng của ông thì nhiều. Nhưng cuối cùng thì qua thời gian, qua sự phán xét công bằng của lịch sử thì hình ảnh ông mỗi lúc một hiển hiện hơn, lung linh hơn. Trong khi có những lãnh tụ khác mặc dù quyền bính tội đỉnh, mặc dù Lăng Tẩm Tượng Đài cao sang thì cũng qua thời gian và sự phán xét công bằng của lịch sử, đã dần trở nên tầm thường, không còn lung linh nữa.
Rồi đến lúc tên tuổi ông sẽ được người dân Việt Nam gắn liền tên tuổi của các bậc Thánh Nhân của dân tộc, nơi họ từ người dân bình thường lên ngôi Thánh Thần chỉ bởi sự phụng sự hết lòng cho người dân, nơi mà tình yêu thương nên thánh thần cũng bởi tình yêu thương, nơi bao chiến công uy vũ để trở thành Thánh Thần, như Đức Trần Hưng Đạo, Đức Lê Lợi, Quang Trung…Sẽ đến cái ngày Nên Thánh ấy cho ông, vì ngày 1/11/1963 ông đã Hiển Thánh rồi…
Xin dâng nén tâm nhang của một người lớp hậu thế, để bày tỏ lòng ngưỡng mộ đến một con người đáng ngưỡng mộ như ông.
Xin Chúa luôn mãi ở cùng ông…
Mai Tú Ân ( HNPD )
( HNPD ) Ngày 1/11/1963, tổng thống Ngô Đình Diệm, người thiết kế và lãnh đạo nền Cộng Hòa của Đệ Nhất VNCH đã bị lật đổ và bị giết chết một cách bi thảm trong những ngày Cách Mạng này. Ông và người em trai Ngô Đình Nhu đã bị những người thuộc quyền đảo chánh lật đổ và giết chết tàn bạo. Nhưng cái chết của ông, qua thời gian cũng đã đưa ông vào hàng ngũ bất tử của các bậc Thánh Nhân trong lòng người dân Việt Nam. Những vị Thánh chẳng cần ai phong sắc, mà nên Thánh ở lòng dân, do lòng dân ghi tặng.
Ông không phải là một lãnh tụ thành công, khi nghiệp lớn chưa thành, khi mộng kiến quốc an dân và mơ ước xây dựng một chế độ không cộng sản còn dở dang. Ông cũng là lãnh tụ lớn duy nhất của mọi chế độ trên đất nước này không phải chết già, chết trên giường ấm nệm êm để cho muôn dân than khóc, mà ông chết ở chiến trường nơi “da ngựa bọc thây”, “áo bào thay chiếu, anh về đất”. Mặc dù không còn trẻ nữa thì ông và người em can trường của ông là ông Ngô Đình Nhu, cả hai đã ngã xuống như những người anh hùng trong trận đánh cuối cùng của cuộc đời họ. Hai ông đã ngã xuống khi những viên đạn thù làm tắc nghẹn tiếng thét xung trận lần cuối cùng...
Nhưng những người đã lật đổ chế độ của ông để xây dựng nên một chế độ mới lại không tốt bằng chế độ của ông, và nó mở đường dẫn dắt cho một chế độ xấu nhất lên ngự trị trên đất nước này.
Ở đất nước Việt Nam mà suốt đời ông đấu tranh vì nó thì tên tuổi, sự nghiệp của ông vẫn chỉ là giặc với cả kẻ thù lẫn đồng chí của ông. Số phận nghiệt ngã đã biến một chiến sĩ đấu tranh suốt đời cho tự do như ông lại trở thành một kẻ độc tài mang tên ông.
Trong một gia đinh Công Giáo toàn tòng, kính Chúa yêu nước nhưng chỉ gặp phải họa tên đạn khiến cho cả một gia đình danh giá như gia đình quan thượng thư triều Nguyễn lại trở thành một gia tộc có số phận bi thương bậc nhất Việt Nam.
Mặc dù có xu hướng thoát tục, và không ai trong gia đình tham gia nghiệp võ nhưng ông và ba người anh em sáng chói của mình, là người anh cả Ngô Đình Khôi, người em Ngô Đình Nhu và người em út Ngô Đình Cẩn đều đã đền nợ nước trước hòn tên mũi đạn như bao trang anh hùng xứ Việt gục ngã nơi trận tiền.
Mặc dù sống thanh bạch, lấy lời Chúa làm danh, lấy giản dị làm gốc nhưng ông cùng dòng họ đáng kính của mình luôn bị những kẻ đắc thế bôi bác, xuyên tạc, vu họa vào những gì tội lỗi nhất.
Mặc dù là người Việt Nam hiếm hoi có thể làm như ông đã làm. Đó là ở cái tuổi 30 còn quá trẻ thì ông đã dám từ quan Thượng Thư đầu triều chỉ vì bất đồng quan điểm. Ông cũng từ chối chức vụ Thủ Tướng đầu tiên trong chính quyền Đế Quốc Việt Nam mà Vua Bảo Đại đã mời ông sau khi được người Nhật trao trả độc lập 11/3/1945. Ông cũng từ chối nhiều lần khi sau này Quốc Trưởng Bảo Đại mời và mãi sau mới đồng ý ra nắm chức vị thủ tướng của Quốc Gia Việt Nam, nhưng thiên hạ vẫ n nói ông là người tham quyền cố vị, độc tài vì thèm khát quyền lực...
Mặc dù sống đạo đức một đời, như tiên ông không nhuốm bụi trần nhưng ông vẫn bị tô vẽ thành một con người xấu xa, tồi tệ nhất không phải vì ông xấu xa mà vì kẻ thù ghen tị trước sự trong sạch của ông.
Mặc dù bao nhiêu năm qua, ở nơi nước Chúa ông im lặng không thanh minh. Ở nơi cõi trần gian người thanh minh cho ông thì ít, kẻ xúm lại đập bỏ hình tượng của ông thì nhiều. Nhưng cuối cùng thì qua thời gian, qua sự phán xét công bằng của lịch sử thì hình ảnh ông mỗi lúc một hiển hiện hơn, lung linh hơn. Trong khi có những lãnh tụ khác mặc dù quyền bính tội đỉnh, mặc dù Lăng Tẩm Tượng Đài cao sang thì cũng qua thời gian và sự phán xét công bằng của lịch sử, đã dần trở nên tầm thường, không còn lung linh nữa.
Rồi đến lúc tên tuổi ông sẽ được người dân Việt Nam gắn liền tên tuổi của các bậc Thánh Nhân của dân tộc, nơi họ từ người dân bình thường lên ngôi Thánh Thần chỉ bởi sự phụng sự hết lòng cho người dân, nơi mà tình yêu thương nên thánh thần cũng bởi tình yêu thương, nơi bao chiến công uy vũ để trở thành Thánh Thần, như Đức Trần Hưng Đạo, Đức Lê Lợi, Quang Trung…Sẽ đến cái ngày Nên Thánh ấy cho ông, vì ngày 1/11/1963 ông đã Hiển Thánh rồi…
Xin dâng nén tâm nhang của một người lớp hậu thế, để bày tỏ lòng ngưỡng mộ đến một con người đáng ngưỡng mộ như ông.
Xin Chúa luôn mãi ở cùng ông…
Mai Tú Ân ( HNPD )
Ngô Đình Diệm – Một người Việt Nam tốt nhất đã trở nên thánh thần -Mai Tú Ân
( HNPD ) Ngày 1/11/1963, tổng thống Ngô Đình Diệm, người thiết kế và lãnh đạo nền Cộng Hòa của Đệ Nhất VNCH đã bị lật đổ và bị giết chết một cách bi thảm
( HNPD ) Ngày 1/11/1963, tổng thống Ngô Đình Diệm, người thiết kế và lãnh đạo nền Cộng Hòa của Đệ Nhất VNCH đã bị lật đổ và bị giết chết một cách bi thảm trong những ngày Cách Mạng này. Ông và người em trai Ngô Đình Nhu đã bị những người thuộc quyền đảo chánh lật đổ và giết chết tàn bạo. Nhưng cái chết của ông, qua thời gian cũng đã đưa ông vào hàng ngũ bất tử của các bậc Thánh Nhân trong lòng người dân Việt Nam. Những vị Thánh chẳng cần ai phong sắc, mà nên Thánh ở lòng dân, do lòng dân ghi tặng.
Ông không phải là một lãnh tụ thành công, khi nghiệp lớn chưa thành, khi mộng kiến quốc an dân và mơ ước xây dựng một chế độ không cộng sản còn dở dang. Ông cũng là lãnh tụ lớn duy nhất của mọi chế độ trên đất nước này không phải chết già, chết trên giường ấm nệm êm để cho muôn dân than khóc, mà ông chết ở chiến trường nơi “da ngựa bọc thây”, “áo bào thay chiếu, anh về đất”. Mặc dù không còn trẻ nữa thì ông và người em can trường của ông là ông Ngô Đình Nhu, cả hai đã ngã xuống như những người anh hùng trong trận đánh cuối cùng của cuộc đời họ. Hai ông đã ngã xuống khi những viên đạn thù làm tắc nghẹn tiếng thét xung trận lần cuối cùng...
Nhưng những người đã lật đổ chế độ của ông để xây dựng nên một chế độ mới lại không tốt bằng chế độ của ông, và nó mở đường dẫn dắt cho một chế độ xấu nhất lên ngự trị trên đất nước này.
Ở đất nước Việt Nam mà suốt đời ông đấu tranh vì nó thì tên tuổi, sự nghiệp của ông vẫn chỉ là giặc với cả kẻ thù lẫn đồng chí của ông. Số phận nghiệt ngã đã biến một chiến sĩ đấu tranh suốt đời cho tự do như ông lại trở thành một kẻ độc tài mang tên ông.
Trong một gia đinh Công Giáo toàn tòng, kính Chúa yêu nước nhưng chỉ gặp phải họa tên đạn khiến cho cả một gia đình danh giá như gia đình quan thượng thư triều Nguyễn lại trở thành một gia tộc có số phận bi thương bậc nhất Việt Nam.
Mặc dù có xu hướng thoát tục, và không ai trong gia đình tham gia nghiệp võ nhưng ông và ba người anh em sáng chói của mình, là người anh cả Ngô Đình Khôi, người em Ngô Đình Nhu và người em út Ngô Đình Cẩn đều đã đền nợ nước trước hòn tên mũi đạn như bao trang anh hùng xứ Việt gục ngã nơi trận tiền.
Mặc dù sống thanh bạch, lấy lời Chúa làm danh, lấy giản dị làm gốc nhưng ông cùng dòng họ đáng kính của mình luôn bị những kẻ đắc thế bôi bác, xuyên tạc, vu họa vào những gì tội lỗi nhất.
Mặc dù là người Việt Nam hiếm hoi có thể làm như ông đã làm. Đó là ở cái tuổi 30 còn quá trẻ thì ông đã dám từ quan Thượng Thư đầu triều chỉ vì bất đồng quan điểm. Ông cũng từ chối chức vụ Thủ Tướng đầu tiên trong chính quyền Đế Quốc Việt Nam mà Vua Bảo Đại đã mời ông sau khi được người Nhật trao trả độc lập 11/3/1945. Ông cũng từ chối nhiều lần khi sau này Quốc Trưởng Bảo Đại mời và mãi sau mới đồng ý ra nắm chức vị thủ tướng của Quốc Gia Việt Nam, nhưng thiên hạ vẫ n nói ông là người tham quyền cố vị, độc tài vì thèm khát quyền lực...
Mặc dù sống đạo đức một đời, như tiên ông không nhuốm bụi trần nhưng ông vẫn bị tô vẽ thành một con người xấu xa, tồi tệ nhất không phải vì ông xấu xa mà vì kẻ thù ghen tị trước sự trong sạch của ông.
Mặc dù bao nhiêu năm qua, ở nơi nước Chúa ông im lặng không thanh minh. Ở nơi cõi trần gian người thanh minh cho ông thì ít, kẻ xúm lại đập bỏ hình tượng của ông thì nhiều. Nhưng cuối cùng thì qua thời gian, qua sự phán xét công bằng của lịch sử thì hình ảnh ông mỗi lúc một hiển hiện hơn, lung linh hơn. Trong khi có những lãnh tụ khác mặc dù quyền bính tội đỉnh, mặc dù Lăng Tẩm Tượng Đài cao sang thì cũng qua thời gian và sự phán xét công bằng của lịch sử, đã dần trở nên tầm thường, không còn lung linh nữa.
Rồi đến lúc tên tuổi ông sẽ được người dân Việt Nam gắn liền tên tuổi của các bậc Thánh Nhân của dân tộc, nơi họ từ người dân bình thường lên ngôi Thánh Thần chỉ bởi sự phụng sự hết lòng cho người dân, nơi mà tình yêu thương nên thánh thần cũng bởi tình yêu thương, nơi bao chiến công uy vũ để trở thành Thánh Thần, như Đức Trần Hưng Đạo, Đức Lê Lợi, Quang Trung…Sẽ đến cái ngày Nên Thánh ấy cho ông, vì ngày 1/11/1963 ông đã Hiển Thánh rồi…
Xin dâng nén tâm nhang của một người lớp hậu thế, để bày tỏ lòng ngưỡng mộ đến một con người đáng ngưỡng mộ như ông.
Xin Chúa luôn mãi ở cùng ông…
Mai Tú Ân ( HNPD )