Kinh Đời
Ngô Minh - Bao giờ thì dân được làm chủ?
Dân chủ là một khái niệm rất rộng, rất cốt lõi của xã hội dân sự văn minh. Ở đây tôi chỉ xin đề cấp đến việc thực thị dân chủ ở địa phương mà Đảng CS và nhà nước Việt Nam mà các nghị quyết của Đaneg CS ở VN hay nói tới
Dân chủ là một khái niệm rất rộng,
rất cốt lõi của xã hội dân sự văn minh. Ở đây tôi chỉ xin đề cấp đến
việc thực thị dân chủ ở địa phương mà Đảng CS và nhà nước Việt Nam mà
các nghị quyết của Đaneg CS ở VN hay nói tới.. Các nghị quyết của Đảng
Cộng sản từ mấy chục năm nay nói rất nhiều đến “quyền làm chủ của nhân
dân”, “chính quyền của dân, do dân, vì dân”.v.v…“ Có thể trích rất
nhiều câu về dân làm chủ rất bóng bẩy :” đổi mới phải vì lợi ích của
nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân…Cách mạng là
sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân…”, “ … đảm bảo quyền
lực thuộc về nhân dân…”, “…Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là yêu cầu bức thiết của xã
hôi…”, hay ”…Phát huy hơn nữa dân chủ xã hội chủ nghĩa…”; :” Phát huy
quyền làm chủ xã hội của nhân dân…”; …Thực hiện đồng bộ các chính sách
và luật pháp của nhà nước nhằm phát huy dân chủ .v.v..và .v.v..
T/g Ngô Minh |
Nhưng thực tế thì trước thời kỳ đổi mới, nhờ “khoán chui”, “tự cứu lấy
mình trước khi trời cứu” của dân, người dân mới thoát cảnh chết đói tất
cả ruộng đất đều vào Hợp tác xã . Nhờ dân, Đảng CS mới có “nghị quyết
10 về khoán hộ trong nông nghiệp”. Thế là thành tích của dân biến thành
thành tích của Đảng :” Đã biến nước ta từ một nước đói cơm thành một
nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới “.Nhưng rồi do chính sách “ruộng
đất là sở hữu nhà nước”, nên nông dân không còn ruộng nữa. Thế là mục
tiêu “ruộng đất cho dân cày” Cuộc cách mạng trở thành con số không .
Khắp nơi trong cả nước, tình trạng ruộng đất của nông dân bị thu hồi để
xây dựng đô thị. Cán bộ lấy đất ruộng, đất vườn của dân phân lô chia
nhau bán chác, làm giàu. Người dân không có quyền sở hữu nên không đòi
lại được. Không chịu giao đất thì họ cưỡng chế, vì quyền lực nằm trong
tay chính quyền. Điển hình là ông Trần Văn Truyền, Chánh Thanh tra
Chihns phủ, trước khi về hưu đã cướp cho mình bốn năm căn nhà, năm sáu
lô đất!.
Có rất nhiều vấn đề bức xúc vi phạm quyền làm chủ của nhân dân mà các
Nghị quyết Đảng không nói tới.. Thứ nhất là ở cơ sở , quyền dân chủ của
nhân dân bị vi phạm nghiêm trọng . Vì thói “Kiêu ngạo cộng sản”, vì
bệnh thành tích, vụ lợi, các Đảng bộ , chi bộ cơ sở luôn luôn che dấu
khuyết điểm, đố kỵ với bất kỳ ai phê phán mình. Ở đó Bí thư, thường vụ
cấp ủy đảng bộ, chi bộ cơ sở là “Ông Đảng” có quyền sinh quyền sát. Bà
con phê bình, phê phán, kiến nghị bất cứ việc gì đều bị quy là “ Nói xấu
Đảng”. Ai bị quy kết là “Nói xấu Đảng” thì gia đình bị trù dập khốn
khổ, con em không được xác nhận lý lịch để đi học đại học, trung học
chuyên nghiệp, hay đi xin việc làm bất cứ đâu. Nên có thực trạng đau
lòng là “ Người dân sợ Đảng hơn là tin Đảng! ”. Những cuộc “Tiếp dân”
được tổ chức định kỳ ở địa phương của lãnh đạo tỉnh, huyện là rất hình
thức, làm cho qua chuyện, đa phần là để “ quan lớn” thanh minh, chối tội
về những khuyết điểm mà bà con chất vấn, chứ không phải là nơi để bà
con “thực hiện vai trò phản biện” với Đảng. Thứ hai nữa là những người
đến chỗ tiếp dân đều được chọn lọc là”cốt cán” của cấp ủy. Ý kiến đề đạt
của dân trong những cuộc “Tiếp dân” đó không bao giờ đến tai người lãnh
đạo cao của Đảng. Nên trong thực tế Đảng đang ngày càng xa dân, có
nhiều khi đối lập với nhân dân! Đảng cấp trên thì về tỉnh huyện đi đâu
cũng xe cảnh sát hú còi inh ỏi, các quan Đảng không báo giờ biết sự
thật về đời sống nghèo đói về vật chất và bị bức bách về tinh thần của
người dân nông thôn. Các báo Đảng hay nêu khẩu hiệu:” Đưa nghị quyết vào
cuộc sống”, nhưng nghị quyết thì chung chung nên không vào được cuộc
sống, còn “cuộc sống trăm hoa đua nở” thì không được đưa vào nghị quyết ,
vì đó không phải là “Ý Đảng”!
Một vấn đề nghiêm trọng nữa của Đảng cơ sở là ở các Chi bộ phường, thôn,
xã ở các địa phương phía Nam đảng viên đa phần là cán bộ về hưu. Có
nhiều chi bộ ở phường tuổi câp ủy, đảng viên thấp nhất là 60 tuổi, tuổi
cao nhất là 83, 85. Những đảng viên đó không có thông tin nhiều về đổi
mới, tư duy của họ là tư duy từ thời bao cấp, cực đoan và lẩm cẩm. Những
đảng viên này không bao giờ chấp nhận những ý kiến mới mẻ, nếu ngược
với ý kiến của mình, nên người dân không bao giờ đề đạt được với Đảng
những điều tâm huyết của mình. Với những cơ sở Đảng như thế, các bạn trẻ
địa phương bao giờ cũng từ chối vào đảng vì sợ phê phán kiểm điểm là
“đua đòi”,”lai căng”,”hư hỏng”. Họ tìm cách ra thành phố kiếm việc làm.
Với những cơ sở đảng yếu kém như thế, những chủ trương chính sách có ích
của Đảng và Nhà nước không bao giờ đến được với người dân một cách
trọn vẹn, mà trở thành một mớ lý luận chung chung, sáo rỗng, không có
sức thuyết phục.
Ngay cả những đảng bộ cấp tỉnh, thành phố việc vi phạm quyền dân chủ của
nhân dân cũng rất nghiêm trọng. Do trình độ nhận thức, học vấn có hạn,
nhưng lại có tư tưởng kiêu ngạo “cấp trên bao giờ cũng trình độ hơn,
đúng hơn cấp dưới”, nên rất nhiều bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh không
thèm để ý đến nhưng lời phản biện quyết liệt của các nhà khoa học, nhà
văn hóa về những công trình xây dựng phản văn hóa truyền thống như nhà
văn hóa thay nhà rông ở miền núi, xét danh hiệu “Làng văn hóa”, “Cơ quan
văn hóa”.v.v… Bệnh lãnh đạo ác cảm với những trí thức cương trực, chỉ
nghe theo những người xu nịnh đang làm triệt tiêu những sáng kiến tâm
huyết của nhân dân đối với công cuộc xây dựng đất nước. Một bộ máy công
quyền chuyên sách nhiễu,”hành”dân, đục khóet dân là bộ máy phản dân chủ!
Có khẩu hiệu rất hay:”Dân biết ,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Quả
thật nếu làm được điều đó thì đất nước không thể có tham nhũng tràn lan
như bây giờ. Nhưng đó chỉ là khẩu hiệu suông, hay nói nôn na là khẩu
hiệu tuyên truyền, lừa lọc! Vì không hề có cơ chế để thực hiện. Cơ chế
cụ thể nào để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong từng công việc
của đất nước ? Làm sao để dân biết rõ từng công việc của Đảng và chính
quyền ? Công khai như thế nào ? Cơ chế thông tin như thế nào ? Dựa vào
thẩm quyền nào để dân kiểm tra ? Nhân dân được làm chủ ở mức độ nào? Làm
chủ những vấn đề gì ? Cách thức làm chủ như thế nào ? Dân chủ không
thành máu thịt của cuộc sống xã hội mà chỉ là một mỹ từ. Muốn có dân chủ
thực sự, phải có một bộ luật thực hành dân chủ trong xã hội . Và ban
hành nó để mọi người thực hiện.
Dân chủ là quyền tối thượng của mỗi con người được Hiến pháp bảo vệ,
nhưng lại không có hiệu lực trong thực tế cuộc sống. Để phát huy dân chủ
của nhân dân trước hết phải thực hiện dân chủ ở các làng xã. Những chủ
trương lớn của Đảng và nhà nước phải tổ chức “trưng cầu dân ý”. Đó là
một cơ chế khoa học mà chúng ta chưa bao giờ thực hiện. Làm được như
vậy, dân mới tin khẩu hiệu “lấy dân làm gốc” của Đảng CS. Nhân dân thực
hiện dân chủ trực tiếp, qua đại diện của mình và qua chế độ tự quản ở
từng cộng đồng dân cư. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng là
những đại diện mà qua đó nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình. Một
thực tế đau lòng hiện nay là Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể quần chúng
không thể hiện được là người đại diện có thẩm quyền của nhân dân trước
đảng, mà từ lâu đã biến thành “bộ phận của đảng”, tất cả các tổ chức này
đều “sợ” Đảng, chỉ ”nói và làm theo lãnh đạo đảng cấp trên”. Nên tiếng
nói phản biện của người dân bị vô hiệu hóa. Từ đó Đảng không bao giờ
nghe được tiếng nói trung thực của nhân dân. Vì thế phải tổ chức lại Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân theo đúng nghĩa một tổ chức xã
hội, đại diện thực sự của các từng lớp nhân dân, những tổ chức này
không cần có nhiều đảng viên, thậm chí không cần thiết phải đảng viên
làm lãnh đạo, có “ quyền nhất định” đối với đảng bộ cùng cấp. Có như thế
mới có tiếng nói trung thực của chính mình đối với Đảng trong từng công
việc của đất nước.
Bao giờ thì người dân được làm chủ thực sự
Ngô Minh
(Blog Ngô Minh)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngô Minh - Bao giờ thì dân được làm chủ?
Dân chủ là một khái niệm rất rộng, rất cốt lõi của xã hội dân sự văn minh. Ở đây tôi chỉ xin đề cấp đến việc thực thị dân chủ ở địa phương mà Đảng CS và nhà nước Việt Nam mà các nghị quyết của Đaneg CS ở VN hay nói tới
Dân chủ là một khái niệm rất rộng,
rất cốt lõi của xã hội dân sự văn minh. Ở đây tôi chỉ xin đề cấp đến
việc thực thị dân chủ ở địa phương mà Đảng CS và nhà nước Việt Nam mà
các nghị quyết của Đaneg CS ở VN hay nói tới.. Các nghị quyết của Đảng
Cộng sản từ mấy chục năm nay nói rất nhiều đến “quyền làm chủ của nhân
dân”, “chính quyền của dân, do dân, vì dân”.v.v…“ Có thể trích rất
nhiều câu về dân làm chủ rất bóng bẩy :” đổi mới phải vì lợi ích của
nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân…Cách mạng là
sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân…”, “ … đảm bảo quyền
lực thuộc về nhân dân…”, “…Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là yêu cầu bức thiết của xã
hôi…”, hay ”…Phát huy hơn nữa dân chủ xã hội chủ nghĩa…”; :” Phát huy
quyền làm chủ xã hội của nhân dân…”; …Thực hiện đồng bộ các chính sách
và luật pháp của nhà nước nhằm phát huy dân chủ .v.v..và .v.v..
T/g Ngô Minh |
Nhưng thực tế thì trước thời kỳ đổi mới, nhờ “khoán chui”, “tự cứu lấy
mình trước khi trời cứu” của dân, người dân mới thoát cảnh chết đói tất
cả ruộng đất đều vào Hợp tác xã . Nhờ dân, Đảng CS mới có “nghị quyết
10 về khoán hộ trong nông nghiệp”. Thế là thành tích của dân biến thành
thành tích của Đảng :” Đã biến nước ta từ một nước đói cơm thành một
nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới “.Nhưng rồi do chính sách “ruộng
đất là sở hữu nhà nước”, nên nông dân không còn ruộng nữa. Thế là mục
tiêu “ruộng đất cho dân cày” Cuộc cách mạng trở thành con số không .
Khắp nơi trong cả nước, tình trạng ruộng đất của nông dân bị thu hồi để
xây dựng đô thị. Cán bộ lấy đất ruộng, đất vườn của dân phân lô chia
nhau bán chác, làm giàu. Người dân không có quyền sở hữu nên không đòi
lại được. Không chịu giao đất thì họ cưỡng chế, vì quyền lực nằm trong
tay chính quyền. Điển hình là ông Trần Văn Truyền, Chánh Thanh tra
Chihns phủ, trước khi về hưu đã cướp cho mình bốn năm căn nhà, năm sáu
lô đất!.
Có rất nhiều vấn đề bức xúc vi phạm quyền làm chủ của nhân dân mà các
Nghị quyết Đảng không nói tới.. Thứ nhất là ở cơ sở , quyền dân chủ của
nhân dân bị vi phạm nghiêm trọng . Vì thói “Kiêu ngạo cộng sản”, vì
bệnh thành tích, vụ lợi, các Đảng bộ , chi bộ cơ sở luôn luôn che dấu
khuyết điểm, đố kỵ với bất kỳ ai phê phán mình. Ở đó Bí thư, thường vụ
cấp ủy đảng bộ, chi bộ cơ sở là “Ông Đảng” có quyền sinh quyền sát. Bà
con phê bình, phê phán, kiến nghị bất cứ việc gì đều bị quy là “ Nói xấu
Đảng”. Ai bị quy kết là “Nói xấu Đảng” thì gia đình bị trù dập khốn
khổ, con em không được xác nhận lý lịch để đi học đại học, trung học
chuyên nghiệp, hay đi xin việc làm bất cứ đâu. Nên có thực trạng đau
lòng là “ Người dân sợ Đảng hơn là tin Đảng! ”. Những cuộc “Tiếp dân”
được tổ chức định kỳ ở địa phương của lãnh đạo tỉnh, huyện là rất hình
thức, làm cho qua chuyện, đa phần là để “ quan lớn” thanh minh, chối tội
về những khuyết điểm mà bà con chất vấn, chứ không phải là nơi để bà
con “thực hiện vai trò phản biện” với Đảng. Thứ hai nữa là những người
đến chỗ tiếp dân đều được chọn lọc là”cốt cán” của cấp ủy. Ý kiến đề đạt
của dân trong những cuộc “Tiếp dân” đó không bao giờ đến tai người lãnh
đạo cao của Đảng. Nên trong thực tế Đảng đang ngày càng xa dân, có
nhiều khi đối lập với nhân dân! Đảng cấp trên thì về tỉnh huyện đi đâu
cũng xe cảnh sát hú còi inh ỏi, các quan Đảng không báo giờ biết sự
thật về đời sống nghèo đói về vật chất và bị bức bách về tinh thần của
người dân nông thôn. Các báo Đảng hay nêu khẩu hiệu:” Đưa nghị quyết vào
cuộc sống”, nhưng nghị quyết thì chung chung nên không vào được cuộc
sống, còn “cuộc sống trăm hoa đua nở” thì không được đưa vào nghị quyết ,
vì đó không phải là “Ý Đảng”!
Một vấn đề nghiêm trọng nữa của Đảng cơ sở là ở các Chi bộ phường, thôn,
xã ở các địa phương phía Nam đảng viên đa phần là cán bộ về hưu. Có
nhiều chi bộ ở phường tuổi câp ủy, đảng viên thấp nhất là 60 tuổi, tuổi
cao nhất là 83, 85. Những đảng viên đó không có thông tin nhiều về đổi
mới, tư duy của họ là tư duy từ thời bao cấp, cực đoan và lẩm cẩm. Những
đảng viên này không bao giờ chấp nhận những ý kiến mới mẻ, nếu ngược
với ý kiến của mình, nên người dân không bao giờ đề đạt được với Đảng
những điều tâm huyết của mình. Với những cơ sở Đảng như thế, các bạn trẻ
địa phương bao giờ cũng từ chối vào đảng vì sợ phê phán kiểm điểm là
“đua đòi”,”lai căng”,”hư hỏng”. Họ tìm cách ra thành phố kiếm việc làm.
Với những cơ sở đảng yếu kém như thế, những chủ trương chính sách có ích
của Đảng và Nhà nước không bao giờ đến được với người dân một cách
trọn vẹn, mà trở thành một mớ lý luận chung chung, sáo rỗng, không có
sức thuyết phục.
Ngay cả những đảng bộ cấp tỉnh, thành phố việc vi phạm quyền dân chủ của
nhân dân cũng rất nghiêm trọng. Do trình độ nhận thức, học vấn có hạn,
nhưng lại có tư tưởng kiêu ngạo “cấp trên bao giờ cũng trình độ hơn,
đúng hơn cấp dưới”, nên rất nhiều bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh không
thèm để ý đến nhưng lời phản biện quyết liệt của các nhà khoa học, nhà
văn hóa về những công trình xây dựng phản văn hóa truyền thống như nhà
văn hóa thay nhà rông ở miền núi, xét danh hiệu “Làng văn hóa”, “Cơ quan
văn hóa”.v.v… Bệnh lãnh đạo ác cảm với những trí thức cương trực, chỉ
nghe theo những người xu nịnh đang làm triệt tiêu những sáng kiến tâm
huyết của nhân dân đối với công cuộc xây dựng đất nước. Một bộ máy công
quyền chuyên sách nhiễu,”hành”dân, đục khóet dân là bộ máy phản dân chủ!
Có khẩu hiệu rất hay:”Dân biết ,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Quả
thật nếu làm được điều đó thì đất nước không thể có tham nhũng tràn lan
như bây giờ. Nhưng đó chỉ là khẩu hiệu suông, hay nói nôn na là khẩu
hiệu tuyên truyền, lừa lọc! Vì không hề có cơ chế để thực hiện. Cơ chế
cụ thể nào để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong từng công việc
của đất nước ? Làm sao để dân biết rõ từng công việc của Đảng và chính
quyền ? Công khai như thế nào ? Cơ chế thông tin như thế nào ? Dựa vào
thẩm quyền nào để dân kiểm tra ? Nhân dân được làm chủ ở mức độ nào? Làm
chủ những vấn đề gì ? Cách thức làm chủ như thế nào ? Dân chủ không
thành máu thịt của cuộc sống xã hội mà chỉ là một mỹ từ. Muốn có dân chủ
thực sự, phải có một bộ luật thực hành dân chủ trong xã hội . Và ban
hành nó để mọi người thực hiện.
Dân chủ là quyền tối thượng của mỗi con người được Hiến pháp bảo vệ,
nhưng lại không có hiệu lực trong thực tế cuộc sống. Để phát huy dân chủ
của nhân dân trước hết phải thực hiện dân chủ ở các làng xã. Những chủ
trương lớn của Đảng và nhà nước phải tổ chức “trưng cầu dân ý”. Đó là
một cơ chế khoa học mà chúng ta chưa bao giờ thực hiện. Làm được như
vậy, dân mới tin khẩu hiệu “lấy dân làm gốc” của Đảng CS. Nhân dân thực
hiện dân chủ trực tiếp, qua đại diện của mình và qua chế độ tự quản ở
từng cộng đồng dân cư. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng là
những đại diện mà qua đó nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình. Một
thực tế đau lòng hiện nay là Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể quần chúng
không thể hiện được là người đại diện có thẩm quyền của nhân dân trước
đảng, mà từ lâu đã biến thành “bộ phận của đảng”, tất cả các tổ chức này
đều “sợ” Đảng, chỉ ”nói và làm theo lãnh đạo đảng cấp trên”. Nên tiếng
nói phản biện của người dân bị vô hiệu hóa. Từ đó Đảng không bao giờ
nghe được tiếng nói trung thực của nhân dân. Vì thế phải tổ chức lại Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân theo đúng nghĩa một tổ chức xã
hội, đại diện thực sự của các từng lớp nhân dân, những tổ chức này
không cần có nhiều đảng viên, thậm chí không cần thiết phải đảng viên
làm lãnh đạo, có “ quyền nhất định” đối với đảng bộ cùng cấp. Có như thế
mới có tiếng nói trung thực của chính mình đối với Đảng trong từng công
việc của đất nước.
Bao giờ thì người dân được làm chủ thực sự
Ngô Minh
(Blog Ngô Minh)