Kinh Đời
Ngoại giao Twitter của Donald Trump - Anh Vũ/RFI
Nếu như hôm 8/11 nhà tỷ phú Mỹ Donald Trump đắc cử tổng thống là một bất ngờ lớn thì từ đó đến nay, vị tổng thống tân cử này vẫn
Anh Vũ/RFI
Anh Vũ/RFI
Trang bìa một
tạp chí của Trung Quốc với hàng tựa " Vì sao Trump thắng?
Nếu như hôm
8/11 nhà tỷ phú Mỹ Donald Trump đắc cử tổng thống là một bất ngờ lớn thì từ đó
đến nay, vị tổng thống tân cử này vẫn khiến dư luận thế giới liên tục phải ngạc
nhiên bởi những tuyên bố có phần bộc phát ngẫu hứng về các chủ đề quan trọng và
nhất là nó được phát ra từ trang Twitter của ông.
Cách thức
thông tin « theo kiểu Trump » không khỏi làm cho dư luận thế giới phải ngơ ngác
thắc mắc. Nhật báo Le Monde ra hôm nay trong bài xã luận mang tiêu đề « Trump
và ngoại giao Twitter », đã đặt câu hỏi : Tới đây « liệu nước Mỹ có cần phải
làm quen với một cách thức lãnh đạo mới, lãnh đạo bằng Twitter? »
Trang
Twitter cá nhân của Donald Trump được 16 triệu người theo dõi, trong suốt chiến
dịch tranh cử ông đã sử dụng mạng xã hội như là một thứ vũ khí bầu cử. Trên đà
chiến thắng, ông cho biết sẽ còn dùng cách thức thông tin « trực tiếp với nhân
dân » này khi lên làm tổng thống.
Phải đến
ngày 20 tháng Giêng tới đây, chính quyền Trump mới chính thức đi vào hoạt động,
nhưng cách đây ít ngày, tổng thống tân cử Mỹ đã thử áp dụng phương thức giao
lưu mới giữa các Nhà nước thông qua “ ngoại giao Twitter”.
Sự kiện đang
được chú ý nhiều là hôm 02/12, tổng thống tân cử Mỹ đã phá vỡ quy tắc ngoại
giao của nước Mỹ từ 4 thập kỷ qua, bằng việc tiếp chuyện điện thoại với bà Thái
Anh Văn, tổng thống Đài Loan, hòn đảo mà Washington đã cắt mọi quan hệ chính thức
vì thừa nhận chính sách một nước Trung Quốc của Bắc Kinh. Sự việc được
chính ông Trump thông báo trên Twitter. Khi có dư luận ồn ào thì tổng thống tân
cử Mỹ, vẫn qua trang Twitter cá nhân, lý luận rằng : Hà cớ gì lãnh đạo một nước
tiêu thụ của Mỹ tới 8 tỷ đô la vũ khí mỗi năm gọi điện thoại mà ông không được
tiếp chuyện ?
Khi bị Bắc
Kinh lên tiếng phản đối chính thức, báo chí Trung Quốc lên án gay gắt, Donald
Trump đáp trả, vẫn trên Twitter, bằng cách moi ra những việc Bắc Kinh đơn
phương hành động mà đâu có cần hỏi Mỹ, cụ thể như phá giá đồng tiền, đánh thuế
nặng vào hàng hóa nhập từ Mỹ và xây dựng ồ ạt các "tổ hợp quân sự" giữa
Biển Đông.
Theo Le
Monde, ban đầu thì các chuyên gia về chính sách đối ngoại nghĩ rằng đó là hành
động vụng về của một người mới nhập cuộc. Thế nhưng, những người thân cận của tổng
thống tân cử và bà tổng thống Đài Loan cho biết cuộc điện đàm này đã được chuẩn
bị rất kỹ lưỡng.
Những dòng
trên Twitter quá ngắn (chỉ giới hạn trong 140 ký tự) nên lại càng làm cho dư luận
thả sức suy diễn hàm ý của những câu chữ của ông. Người thì cho rằng cuộc điện
thoại với tổng thống Đài Loan chứng tỏ việc lựa chọn người đối thoại là Trump,
chứ không phải là Bắc Kinh. Còn những người khác thì lại suy luận, ông Trump muốn
chứng tỏ « chính sách của Mỹ sẽ được dẫn dắt bởi quyền lợi của Mỹ, nhất là quyền
lợi của các công ty Mỹ ».
Le Monde nhận
xét, trong câu chuyện này có « nghệ thuật thỏa thuận » của nhà tỷ phú Mỹ, nhằm
tạo thể ban đầu trong thương lượng. Tuy nhiên, tờ báo cũng khẳng định Trung Quốc
là một đối tác phức tạp và : « cũng nên hy vọng là khi bước chân vào Nhà Trắng,
Donald Trump sẽ có một ê kíp nắm bắt được thực tế, có đủ khả năng thông tin một
cách sâu hơn ».
Chính quyền
Trump dễ sinh chuyện với Trung Quốc
Cũng vẫn về
chủ đề này, nhật báo kinh tế Les Echos có bài viết mang tựa đề : « Trump và
Trung Quốc : Một câu chuyện mới đang bắt đầu » của François Godement, giám đốc
chương trình Châu Á của Hội Đồng Châu Âu về quan hệ quốc tế. Từ sự kiện cuộc điện
đàm giữa ông Trump với tổng thống Đài Loan, tác giả nhận định quả thực tổng thống
tương lai của Mỹ sẽ là một người khó lường đối với các lãnh đạo Trung Quốc. Dưới
thời chính quyền Trump tới đây, quan hệ Trung-Mỹ sẽ còn nảy sinh nhiều chuyện mới.
Hàn Quốc : Nền
dân chủ trẻ đang lớn lên trong khủng hoảng chính trị
Về đề tài
châu Á, nhật báo Le Monde nhìn về cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc xuất
phát từ vụ bê bối bị bạn thân thao túng,can dự vào nhiều việc quốc sự nhằm kiếm
lợi mờ ám khiến bà tổng thống Park Geun Hye đang có nguy cơ « ngã ngựa giữa đường
», qua bài phân tích của thông tín viên tờ báo tại Nhật Bản, Philippe Pons.
Bài viết mang
tiêu đề : « Bà tổng thống Hàn Quốc kháng cự ». Theo bài báo, trước làn sóng phản
đối chưa từng có kể từ năm 1987, khi Hàn Quốc thoát khỏi chế độ độc tài quân sự,
tổng thống Park Geun-hye hôm 29/11 vừa qua phải thông báo sẵn sàng từ chức trước
khi kết thúc nhiệm kỳ vào 2018 theo quyết định của Quốc hội. Có thể đây là một
mánh lới của bà Park muốn rút khỏi quyền lực một cách êm đẹp, tránh không bị phế
truất có thể gây hậu quả về sau, nhưng theo tác giả, dù gì thì sự việc này cho
thấy « nền dân chủ non trẻ này đã ăn sâu cắm rễ vào dư luận » Hàn Quốc. Bài báo
trích dẫn nhận định của một chuyên gia chính trị thuộc Đại học Yonsei, Seoul,
thì chỉ riêng việc buộc được bà Park thông báo rút lui đã cho thấy « văn hóa
dân chủ » ở Hàn Quốc đang được củng cố.
Vụ bê bối lần
này chỉ là giọt nước làm tràn ly. Thực tế dưới thời của tổng thống Park Geun-
hye, các giá trị dân chủ được xây dựng từ sau năm 1987 đã bị thụt lùi nhiều.
Tháng Giêng năm nay, Liên Hiệp Quốc đã công bố một báo cáo cho thấy sự tụt hậu
của các quyền tự do cũng như bất bình đẳng xã hội ở Hàn Quốc gia tăng dưới thời
tổng thống Park Geun-hye. Ngoài ra bà Park còn bị tố cáo dính vào nhiều chuyện
lùm xùm, như sử dụng tình báo cho chiến dịch tranh cử năm 2012, dùng luật chống
vu khống để đe dọa đối lập hay bà Park còn bị tố có xu hướng thân chế độ Bắc
Triều Tiên…
Theo tác giả,
với thế hệ đã đánh đổ chế độ độc tài năm 1987, bà Park là hiện thân cho sự tụt
hậu. Chính quyền tập trung trong tay một bà tổng thống lạnh lùng, bí ẩn và các
cố vấn mà bà Choi chỉ là một phần nổi. Nhiều quyết định không được tham khảo đầy
đủ, thí dụ như thỏa thuận với Nhật về « hồ sơ phụ nữ giải sầu » thời Thế chiến
thứ 2, hoặc ngay cả quyết định triển khai hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ.
Tác giả bài
phân tích khẳng định, việc bà tổng thống Hàn Quốc bị hạ bệ giữa chừng là một thất
bại kép, về chính trị và cá nhân. Giờ đây, dường như không có gì bảo đảm để bà
Park Guen hye có thể cưỡng lại được hiệu lệnh của nhân dân.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngoại giao Twitter của Donald Trump - Anh Vũ/RFI
Nếu như hôm 8/11 nhà tỷ phú Mỹ Donald Trump đắc cử tổng thống là một bất ngờ lớn thì từ đó đến nay, vị tổng thống tân cử này vẫn
Anh Vũ/RFI
Trang bìa một
tạp chí của Trung Quốc với hàng tựa " Vì sao Trump thắng?
Nếu như hôm
8/11 nhà tỷ phú Mỹ Donald Trump đắc cử tổng thống là một bất ngờ lớn thì từ đó
đến nay, vị tổng thống tân cử này vẫn khiến dư luận thế giới liên tục phải ngạc
nhiên bởi những tuyên bố có phần bộc phát ngẫu hứng về các chủ đề quan trọng và
nhất là nó được phát ra từ trang Twitter của ông.
Cách thức
thông tin « theo kiểu Trump » không khỏi làm cho dư luận thế giới phải ngơ ngác
thắc mắc. Nhật báo Le Monde ra hôm nay trong bài xã luận mang tiêu đề « Trump
và ngoại giao Twitter », đã đặt câu hỏi : Tới đây « liệu nước Mỹ có cần phải
làm quen với một cách thức lãnh đạo mới, lãnh đạo bằng Twitter? »
Trang
Twitter cá nhân của Donald Trump được 16 triệu người theo dõi, trong suốt chiến
dịch tranh cử ông đã sử dụng mạng xã hội như là một thứ vũ khí bầu cử. Trên đà
chiến thắng, ông cho biết sẽ còn dùng cách thức thông tin « trực tiếp với nhân
dân » này khi lên làm tổng thống.
Phải đến
ngày 20 tháng Giêng tới đây, chính quyền Trump mới chính thức đi vào hoạt động,
nhưng cách đây ít ngày, tổng thống tân cử Mỹ đã thử áp dụng phương thức giao
lưu mới giữa các Nhà nước thông qua “ ngoại giao Twitter”.
Sự kiện đang
được chú ý nhiều là hôm 02/12, tổng thống tân cử Mỹ đã phá vỡ quy tắc ngoại
giao của nước Mỹ từ 4 thập kỷ qua, bằng việc tiếp chuyện điện thoại với bà Thái
Anh Văn, tổng thống Đài Loan, hòn đảo mà Washington đã cắt mọi quan hệ chính thức
vì thừa nhận chính sách một nước Trung Quốc của Bắc Kinh. Sự việc được
chính ông Trump thông báo trên Twitter. Khi có dư luận ồn ào thì tổng thống tân
cử Mỹ, vẫn qua trang Twitter cá nhân, lý luận rằng : Hà cớ gì lãnh đạo một nước
tiêu thụ của Mỹ tới 8 tỷ đô la vũ khí mỗi năm gọi điện thoại mà ông không được
tiếp chuyện ?
Khi bị Bắc
Kinh lên tiếng phản đối chính thức, báo chí Trung Quốc lên án gay gắt, Donald
Trump đáp trả, vẫn trên Twitter, bằng cách moi ra những việc Bắc Kinh đơn
phương hành động mà đâu có cần hỏi Mỹ, cụ thể như phá giá đồng tiền, đánh thuế
nặng vào hàng hóa nhập từ Mỹ và xây dựng ồ ạt các "tổ hợp quân sự" giữa
Biển Đông.
Theo Le
Monde, ban đầu thì các chuyên gia về chính sách đối ngoại nghĩ rằng đó là hành
động vụng về của một người mới nhập cuộc. Thế nhưng, những người thân cận của tổng
thống tân cử và bà tổng thống Đài Loan cho biết cuộc điện đàm này đã được chuẩn
bị rất kỹ lưỡng.
Những dòng
trên Twitter quá ngắn (chỉ giới hạn trong 140 ký tự) nên lại càng làm cho dư luận
thả sức suy diễn hàm ý của những câu chữ của ông. Người thì cho rằng cuộc điện
thoại với tổng thống Đài Loan chứng tỏ việc lựa chọn người đối thoại là Trump,
chứ không phải là Bắc Kinh. Còn những người khác thì lại suy luận, ông Trump muốn
chứng tỏ « chính sách của Mỹ sẽ được dẫn dắt bởi quyền lợi của Mỹ, nhất là quyền
lợi của các công ty Mỹ ».
Le Monde nhận
xét, trong câu chuyện này có « nghệ thuật thỏa thuận » của nhà tỷ phú Mỹ, nhằm
tạo thể ban đầu trong thương lượng. Tuy nhiên, tờ báo cũng khẳng định Trung Quốc
là một đối tác phức tạp và : « cũng nên hy vọng là khi bước chân vào Nhà Trắng,
Donald Trump sẽ có một ê kíp nắm bắt được thực tế, có đủ khả năng thông tin một
cách sâu hơn ».
Chính quyền
Trump dễ sinh chuyện với Trung Quốc
Cũng vẫn về
chủ đề này, nhật báo kinh tế Les Echos có bài viết mang tựa đề : « Trump và
Trung Quốc : Một câu chuyện mới đang bắt đầu » của François Godement, giám đốc
chương trình Châu Á của Hội Đồng Châu Âu về quan hệ quốc tế. Từ sự kiện cuộc điện
đàm giữa ông Trump với tổng thống Đài Loan, tác giả nhận định quả thực tổng thống
tương lai của Mỹ sẽ là một người khó lường đối với các lãnh đạo Trung Quốc. Dưới
thời chính quyền Trump tới đây, quan hệ Trung-Mỹ sẽ còn nảy sinh nhiều chuyện mới.
Hàn Quốc : Nền
dân chủ trẻ đang lớn lên trong khủng hoảng chính trị
Về đề tài
châu Á, nhật báo Le Monde nhìn về cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc xuất
phát từ vụ bê bối bị bạn thân thao túng,can dự vào nhiều việc quốc sự nhằm kiếm
lợi mờ ám khiến bà tổng thống Park Geun Hye đang có nguy cơ « ngã ngựa giữa đường
», qua bài phân tích của thông tín viên tờ báo tại Nhật Bản, Philippe Pons.
Bài viết mang
tiêu đề : « Bà tổng thống Hàn Quốc kháng cự ». Theo bài báo, trước làn sóng phản
đối chưa từng có kể từ năm 1987, khi Hàn Quốc thoát khỏi chế độ độc tài quân sự,
tổng thống Park Geun-hye hôm 29/11 vừa qua phải thông báo sẵn sàng từ chức trước
khi kết thúc nhiệm kỳ vào 2018 theo quyết định của Quốc hội. Có thể đây là một
mánh lới của bà Park muốn rút khỏi quyền lực một cách êm đẹp, tránh không bị phế
truất có thể gây hậu quả về sau, nhưng theo tác giả, dù gì thì sự việc này cho
thấy « nền dân chủ non trẻ này đã ăn sâu cắm rễ vào dư luận » Hàn Quốc. Bài báo
trích dẫn nhận định của một chuyên gia chính trị thuộc Đại học Yonsei, Seoul,
thì chỉ riêng việc buộc được bà Park thông báo rút lui đã cho thấy « văn hóa
dân chủ » ở Hàn Quốc đang được củng cố.
Vụ bê bối lần
này chỉ là giọt nước làm tràn ly. Thực tế dưới thời của tổng thống Park Geun-
hye, các giá trị dân chủ được xây dựng từ sau năm 1987 đã bị thụt lùi nhiều.
Tháng Giêng năm nay, Liên Hiệp Quốc đã công bố một báo cáo cho thấy sự tụt hậu
của các quyền tự do cũng như bất bình đẳng xã hội ở Hàn Quốc gia tăng dưới thời
tổng thống Park Geun-hye. Ngoài ra bà Park còn bị tố cáo dính vào nhiều chuyện
lùm xùm, như sử dụng tình báo cho chiến dịch tranh cử năm 2012, dùng luật chống
vu khống để đe dọa đối lập hay bà Park còn bị tố có xu hướng thân chế độ Bắc
Triều Tiên…
Theo tác giả,
với thế hệ đã đánh đổ chế độ độc tài năm 1987, bà Park là hiện thân cho sự tụt
hậu. Chính quyền tập trung trong tay một bà tổng thống lạnh lùng, bí ẩn và các
cố vấn mà bà Choi chỉ là một phần nổi. Nhiều quyết định không được tham khảo đầy
đủ, thí dụ như thỏa thuận với Nhật về « hồ sơ phụ nữ giải sầu » thời Thế chiến
thứ 2, hoặc ngay cả quyết định triển khai hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ.
Tác giả bài
phân tích khẳng định, việc bà tổng thống Hàn Quốc bị hạ bệ giữa chừng là một thất
bại kép, về chính trị và cá nhân. Giờ đây, dường như không có gì bảo đảm để bà
Park Guen hye có thể cưỡng lại được hiệu lệnh của nhân dân.