Kinh Khổ
Ngoại tình và đạo đức giả!
Bởi lẽ có hàng chục lý do dẫn đến ngoại tình. Tỷ dụ như ngoại tình vì tình yêu, ngoại tình do say nắng, ngoại tình do nhu cầu tình dục, ngoại tình do chán vợ chán chồng, ngoại tình để tiến thân, ngoại tình để trục lợi,... đủ cả.
© 2016 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.
http://bautx.blogspot.com/2016/07/ngoai-tinh-va-ao-uc-gia-2.html#.V4OwBDXGdPY
Tôi không phê phán cũng chả đồng tình với việc ông cựu thiếu tướng công an tên O (là tên viết tắt do báo chí đưa) ngoại tình và có con ngoài giá thú.
Tôi nói "ngoại tình" là không sai. Vì tại thời điểm có con ngoài
giá thú, ông O đang có một gia đình hợp pháp theo pháp luật quy định.
Thế nên đứa con này chắc chắn là sản phẩm của ngoại tình.
Tôi nói "ngoại tình và có con ngoài giá thú" cũng không sai. Vì không phải cuộc ngoại tình nào cũng để lại sản phẩm.
Viết phải rạch ròi ra như thế.
Tôi không phê phán hành vi ngoại tình và việc có con ngoài giá thú. Mặc dù những việc này là vi phạm pháp luật.
Bởi lẽ có hàng chục lý do dẫn đến ngoại tình. Tỷ dụ như ngoại tình vì
tình yêu, ngoại tình do say nắng, ngoại tình do nhu cầu tình dục, ngoại
tình do chán vợ chán chồng, ngoại tình để tiến thân, ngoại tình để trục
lợi,... đủ cả.
Cũng có nhiều lý do dẫn đến có con ngoài giá thú. Tỷ dụ như đã lỡ nhưng
không muốn bỏ, vợ chồng không có con mà ông chồng muốn kiếm một đứa, hay
có con một bề mà lại muốn có bề kia,... cũng đủ cả.
Thế nên đánh giá những vấn đề trên là đúng hay sai thì rất khó. Có thể
đúng với người này nhưng chưa chắc đã đúng với người khác, hoặc có thể
làm tổn thương người này nhưng lại làm người khác hạnh phúc,...
Nói chung, ở trong chăn thì mới biết chăn có rận. Người ngoài nhìn vào đánh giá là phiến diện và cảm tính.
Tuy nhiên, như tôi đã nói trên, cho dù vì bất cứ lý do gì thì các hành
vi này là vi phạm pháp luật. Có thanh minh thanh nga thì chỉ thanh minh
trước tòa án và lương tâm mà thôi.
Thế nên tôi không quan tâm đến việc ngoại tình và có con ngoài giá thú. Mà tôi muốn mượn việc này để nói về vấn đề đạo đức.
Lâu nay, xứ sở này có món là "đánh giá tư cách đạo đức". Đặc biệt
là trong các cơ quan công quyền và bán công quyền, tiêu chí này mặc
định năm nào cũng phải có trong bản tự nhận xét/kiểm điểm cá nhân. Mặc
dù tôi chắc chắn rằng, chẳng có ai tự nhận mình là thiếu đạo đức cả.
Đạo đức là một phạm trù rộng, khó có thể định lượng. Muốn đánh giá đạo
đức thì phải xét trong một hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.
Tỷ dụ một kẻ làm những việc xấu xa ngoài xã hội, và bị người ta đánh giá
là vô đạo đức. Tuy nhiên ở nhà lại là một người con hiếu thảo với cha
mẹ thì góc độ này lại là có đạo đức.
Vì vậy việc đánh đồng tất cả vào một tiêu chí chung là "tư cách đạo đức" là rất bao đồng và không sòng phẳng.
Trong các cơ quan công quyền và bán công quyền, tiêu chí đạo đức luôn
được quan tâm đặc biệt trong việc đánh giá một con người, nó đứng trên
cả năng lực về chuyên môn lẫn năng lực thực thi công việc.
Bình thường thì chả sao, chứ mà xảy ra đấu đá nhau thì tiêu chí đạo đức
được sử dụng tối đa để triệt hạ đối thủ. Kiểu như bị chụp trộm được tấm
ảnh bóp vú tiếp viên trong quán Karaoke thì sẽ bị quy là có lối sống sa
đọa trụy lạc, vi phạm đạo đức cán bộ công chức, vi phạm đạo đức gia
đình,…
Trong các cuộc đấu tố như thế này, những người ở cấp cao hơn sẽ là những
người xem xét đánh giá đạo đức của những người bị tố cáo.
Như tôi đã từng biên bài “Rao giảng đạo đức”. Phần lớn lãnh đạo từ to đến nhỏ ở xứ này luôn có thói quen “dạy” đạo đức người khác. Nhẹ thì lấy đạo đức của tiền nhân ra để dạy, nặng thì lấy chính đạo đức của bản thân ra để dạy.
Nó chung khi đã đứng trên đầu người khác thì việc “dạy” cũng chả có gì phải nói. Nhưng dạy kinh nghiệm, chuyên môn, kỹ năng thì chả ai nói, còn dạy đạo đức thì nghe không ổn.
Bởi lẽ như tôi nói trên, đạo đức chả ai giống ai, nó phải phù hợp với hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Với lại nếu “lãnh đạo” mà thực sự là người có đạo đức thì “dạy” cũng chả sao. Chỉ sợ là mồm nói một đằng nhưng lại làm một nẻo mới khổ.
Kiểu như hồi thiên đường bao cấp, cần-lao hay kể chuyện tiếu lâm về việc “tổ chức”
can thiệp cực sâu vào quan hệ luyến ái của cá nhân. Đến mức nó trở
thành lố bịch, thô bỉ và hạ đẳng. Một trong những tội rất hay bị quy
chụp hồi đó là tội “yêu nhau không xin phép tổ chức” và tội do bị tố cáo “hủ hóa”.
Tỷ dụ như có câu chuyện, một ông sếp đã xấu lại bẩn, có vợ con đàng
hoàng nhưng lại thích một cô nhân viên trẻ nên tìm mọi cách tán tỉnh,
sàm sỡ rồi hứa nếu ngủ với anh thì sẽ được cái lọ cái chai. Mặc dù cô
gái ý nhị từ chối, nhưng vẫn trơ trẽn thi thoảng sờ mông chạm ngực trộm
và bị cô gái chửi cho không còn lỗ nẻ mà chui. Đến khi nghe tin cô này
có người yêu liền tổ chức cuộc họp đấu tố là cô ta quan hệ luyến ái
ngoài luồng mà không "báo cáo tổ chức" nên phải kỷ luật làm
gương. Và chính ông sếp già dê này ngồi ghế chủ tọa buổi kỷ luật đã
thuyết giảng một bài dài về đạo đức. Đến mức cô gái trẻ không chịu được
mới hỏi hành vi ông sờ mông tôi có "đạo đức" không? Và dĩ nhiên, ông này sẽ vu cho cô này tội vu khống nói xấu lãnh đạo.
Hay có chuyện một chị góa chồng mà có chửa. Cả cơ quan đưa ra đấu tố một
cách gay gắt và nghiêm trọng. Đến mức chị này phải kêu lên rằng: Tôi
hỏi tổ chức, cái “phụ khoa” đó là của tôi hay là của tổ chức? Nó nằm trong cơ thể tôi sao tổ chức lại quản lý?
Ngay tại thời điểm này, ai làm gì, sống ra sao người ta biết hết. Những
chuyện tham ô tham nhũng, cửa quyền, trai gái, nhậu nhẹt, chơi bời,…
không làm thì không ai biết, chứ đã làm kiểu gì cũng lộ ra mà thôi.
Nhưng trong một xã hội giả dối và phần lớn tâm thức nô tài thì người ta
thường giấu giếm hộ nhau, đôi khi còn tặc lưỡi rằng lòng vả cũng như
lòng sung. Thế nên trong các bản tự nhận xét, trong các cuộc họp bình
bầu, ai cũng là người đạo đức sáng ngời cả.
Thậm chí có đám ngồi trà dư tửu hậu nói xấu đảng nhà nước, chửi lãnh đạo
nhem nhẻm, nhưng ở cơ quan lại tỏ ra ngoan ngoãn và tôn kính, thấy cái
sai, cái xấu đã không mở miệng phản đối lại a dua a tòng. Đến mức soi
mói người khác viết mấy dòng biên trên Facebook khác quan điểm để tố
cáo, để quy chụp khiến con nhà người ta bị kỷ luật.
Thế nên tôi thiết nghĩ, muốn để đất nước, để xã hội phát triển hãy bỏ
mấy tiêu chí đánh giá kiểu nhận thức hay tư cách đạo đức đi, vì nó giả
dối và ác lắm. Người có tài, có tâm mà muốn yên thân, muốn phấn đấu thì
phải nhắm mắt làm ngơ trước cái sai, cái xấu, cái dối trá, cái đạo đức
giả. Kẻ xấu xa, cơ hội, dối nát thì bấu víu vào đó để tiến thân và hãm
hại người tốt. Những sự việc này chẳng phải có một có hai, mà đầy ngoài
xã hội, báo chí cũng nói suốt ngày, thậm chí đưa lên cả trên nghị trường
bàn luận.
Cháy nhà mới ra mặt đạo đức giả. Còn không mọi thứ vẫn tốt đẹp như chưa
từng có chuyện gì xảy ra. Nhưng tiền nhân đã nói, lửa không bọc được
giấy. Dù lý lịch có tô vẽ đẹp đẽ, dù mọi việc lúc nào cũng đúng quy
trình, nhưng miệng lưỡi thế gian thì chả có gì giấu được.
Đã đến lúc các ông bà cần bỏ cái thói rao giảng đạo đức đi, cần vứt bỏ,
bài trừ những thói đạo đức giả, những dối trá kể cả trong công việc lẫn
trên tờ khai lý lịch hay tự kiểm điểm đi nếu thực sự có tâm, thực sự
mong muốn xứ sở này phát triển.
Tôi thật!
© 2016 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.
http://bautx.blogspot.com/2016/07/ngoai-tinh-va-ao-uc-gia-2.html#.V4OwBDXGdPY
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Vài Chuyện Buồn 30 Tháng 4" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Sinh Nhật Buồn" - by Khuất Đẩu / Trần Văn Giang (ghi lại).
- Sự thật về “Nước mắm Việt Hương” của Tàu (?) - by Kỳ Đỗ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Người Mỹ và người Việt khác nhau ở chỗ này !" - by Nguyễn Đắc Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Lịch sử và hoài nghi _ Trần Thế Kỷ
Ngoại tình và đạo đức giả!
Bởi lẽ có hàng chục lý do dẫn đến ngoại tình. Tỷ dụ như ngoại tình vì tình yêu, ngoại tình do say nắng, ngoại tình do nhu cầu tình dục, ngoại tình do chán vợ chán chồng, ngoại tình để tiến thân, ngoại tình để trục lợi,... đủ cả.
Tôi không phê phán cũng chả đồng tình với việc ông cựu thiếu tướng công an tên O (là tên viết tắt do báo chí đưa) ngoại tình và có con ngoài giá thú.
Tôi nói "ngoại tình" là không sai. Vì tại thời điểm có con ngoài
giá thú, ông O đang có một gia đình hợp pháp theo pháp luật quy định.
Thế nên đứa con này chắc chắn là sản phẩm của ngoại tình.
Tôi nói "ngoại tình và có con ngoài giá thú" cũng không sai. Vì không phải cuộc ngoại tình nào cũng để lại sản phẩm.
Viết phải rạch ròi ra như thế.
Tôi không phê phán hành vi ngoại tình và việc có con ngoài giá thú. Mặc dù những việc này là vi phạm pháp luật.
Bởi lẽ có hàng chục lý do dẫn đến ngoại tình. Tỷ dụ như ngoại tình vì
tình yêu, ngoại tình do say nắng, ngoại tình do nhu cầu tình dục, ngoại
tình do chán vợ chán chồng, ngoại tình để tiến thân, ngoại tình để trục
lợi,... đủ cả.
Cũng có nhiều lý do dẫn đến có con ngoài giá thú. Tỷ dụ như đã lỡ nhưng
không muốn bỏ, vợ chồng không có con mà ông chồng muốn kiếm một đứa, hay
có con một bề mà lại muốn có bề kia,... cũng đủ cả.
Thế nên đánh giá những vấn đề trên là đúng hay sai thì rất khó. Có thể
đúng với người này nhưng chưa chắc đã đúng với người khác, hoặc có thể
làm tổn thương người này nhưng lại làm người khác hạnh phúc,...
Nói chung, ở trong chăn thì mới biết chăn có rận. Người ngoài nhìn vào đánh giá là phiến diện và cảm tính.
Tuy nhiên, như tôi đã nói trên, cho dù vì bất cứ lý do gì thì các hành
vi này là vi phạm pháp luật. Có thanh minh thanh nga thì chỉ thanh minh
trước tòa án và lương tâm mà thôi.
Thế nên tôi không quan tâm đến việc ngoại tình và có con ngoài giá thú. Mà tôi muốn mượn việc này để nói về vấn đề đạo đức.
Lâu nay, xứ sở này có món là "đánh giá tư cách đạo đức". Đặc biệt
là trong các cơ quan công quyền và bán công quyền, tiêu chí này mặc
định năm nào cũng phải có trong bản tự nhận xét/kiểm điểm cá nhân. Mặc
dù tôi chắc chắn rằng, chẳng có ai tự nhận mình là thiếu đạo đức cả.
Đạo đức là một phạm trù rộng, khó có thể định lượng. Muốn đánh giá đạo
đức thì phải xét trong một hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.
Tỷ dụ một kẻ làm những việc xấu xa ngoài xã hội, và bị người ta đánh giá
là vô đạo đức. Tuy nhiên ở nhà lại là một người con hiếu thảo với cha
mẹ thì góc độ này lại là có đạo đức.
Vì vậy việc đánh đồng tất cả vào một tiêu chí chung là "tư cách đạo đức" là rất bao đồng và không sòng phẳng.
Trong các cơ quan công quyền và bán công quyền, tiêu chí đạo đức luôn
được quan tâm đặc biệt trong việc đánh giá một con người, nó đứng trên
cả năng lực về chuyên môn lẫn năng lực thực thi công việc.
Bình thường thì chả sao, chứ mà xảy ra đấu đá nhau thì tiêu chí đạo đức
được sử dụng tối đa để triệt hạ đối thủ. Kiểu như bị chụp trộm được tấm
ảnh bóp vú tiếp viên trong quán Karaoke thì sẽ bị quy là có lối sống sa
đọa trụy lạc, vi phạm đạo đức cán bộ công chức, vi phạm đạo đức gia
đình,…
Trong các cuộc đấu tố như thế này, những người ở cấp cao hơn sẽ là những
người xem xét đánh giá đạo đức của những người bị tố cáo.
Như tôi đã từng biên bài “Rao giảng đạo đức”. Phần lớn lãnh đạo từ to đến nhỏ ở xứ này luôn có thói quen “dạy” đạo đức người khác. Nhẹ thì lấy đạo đức của tiền nhân ra để dạy, nặng thì lấy chính đạo đức của bản thân ra để dạy.
Nó chung khi đã đứng trên đầu người khác thì việc “dạy” cũng chả có gì phải nói. Nhưng dạy kinh nghiệm, chuyên môn, kỹ năng thì chả ai nói, còn dạy đạo đức thì nghe không ổn.
Bởi lẽ như tôi nói trên, đạo đức chả ai giống ai, nó phải phù hợp với hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Với lại nếu “lãnh đạo” mà thực sự là người có đạo đức thì “dạy” cũng chả sao. Chỉ sợ là mồm nói một đằng nhưng lại làm một nẻo mới khổ.
Kiểu như hồi thiên đường bao cấp, cần-lao hay kể chuyện tiếu lâm về việc “tổ chức”
can thiệp cực sâu vào quan hệ luyến ái của cá nhân. Đến mức nó trở
thành lố bịch, thô bỉ và hạ đẳng. Một trong những tội rất hay bị quy
chụp hồi đó là tội “yêu nhau không xin phép tổ chức” và tội do bị tố cáo “hủ hóa”.
Tỷ dụ như có câu chuyện, một ông sếp đã xấu lại bẩn, có vợ con đàng
hoàng nhưng lại thích một cô nhân viên trẻ nên tìm mọi cách tán tỉnh,
sàm sỡ rồi hứa nếu ngủ với anh thì sẽ được cái lọ cái chai. Mặc dù cô
gái ý nhị từ chối, nhưng vẫn trơ trẽn thi thoảng sờ mông chạm ngực trộm
và bị cô gái chửi cho không còn lỗ nẻ mà chui. Đến khi nghe tin cô này
có người yêu liền tổ chức cuộc họp đấu tố là cô ta quan hệ luyến ái
ngoài luồng mà không "báo cáo tổ chức" nên phải kỷ luật làm
gương. Và chính ông sếp già dê này ngồi ghế chủ tọa buổi kỷ luật đã
thuyết giảng một bài dài về đạo đức. Đến mức cô gái trẻ không chịu được
mới hỏi hành vi ông sờ mông tôi có "đạo đức" không? Và dĩ nhiên, ông này sẽ vu cho cô này tội vu khống nói xấu lãnh đạo.
Hay có chuyện một chị góa chồng mà có chửa. Cả cơ quan đưa ra đấu tố một
cách gay gắt và nghiêm trọng. Đến mức chị này phải kêu lên rằng: Tôi
hỏi tổ chức, cái “phụ khoa” đó là của tôi hay là của tổ chức? Nó nằm trong cơ thể tôi sao tổ chức lại quản lý?
Ngay tại thời điểm này, ai làm gì, sống ra sao người ta biết hết. Những
chuyện tham ô tham nhũng, cửa quyền, trai gái, nhậu nhẹt, chơi bời,…
không làm thì không ai biết, chứ đã làm kiểu gì cũng lộ ra mà thôi.
Nhưng trong một xã hội giả dối và phần lớn tâm thức nô tài thì người ta
thường giấu giếm hộ nhau, đôi khi còn tặc lưỡi rằng lòng vả cũng như
lòng sung. Thế nên trong các bản tự nhận xét, trong các cuộc họp bình
bầu, ai cũng là người đạo đức sáng ngời cả.
Thậm chí có đám ngồi trà dư tửu hậu nói xấu đảng nhà nước, chửi lãnh đạo
nhem nhẻm, nhưng ở cơ quan lại tỏ ra ngoan ngoãn và tôn kính, thấy cái
sai, cái xấu đã không mở miệng phản đối lại a dua a tòng. Đến mức soi
mói người khác viết mấy dòng biên trên Facebook khác quan điểm để tố
cáo, để quy chụp khiến con nhà người ta bị kỷ luật.
Thế nên tôi thiết nghĩ, muốn để đất nước, để xã hội phát triển hãy bỏ
mấy tiêu chí đánh giá kiểu nhận thức hay tư cách đạo đức đi, vì nó giả
dối và ác lắm. Người có tài, có tâm mà muốn yên thân, muốn phấn đấu thì
phải nhắm mắt làm ngơ trước cái sai, cái xấu, cái dối trá, cái đạo đức
giả. Kẻ xấu xa, cơ hội, dối nát thì bấu víu vào đó để tiến thân và hãm
hại người tốt. Những sự việc này chẳng phải có một có hai, mà đầy ngoài
xã hội, báo chí cũng nói suốt ngày, thậm chí đưa lên cả trên nghị trường
bàn luận.
Cháy nhà mới ra mặt đạo đức giả. Còn không mọi thứ vẫn tốt đẹp như chưa
từng có chuyện gì xảy ra. Nhưng tiền nhân đã nói, lửa không bọc được
giấy. Dù lý lịch có tô vẽ đẹp đẽ, dù mọi việc lúc nào cũng đúng quy
trình, nhưng miệng lưỡi thế gian thì chả có gì giấu được.
Đã đến lúc các ông bà cần bỏ cái thói rao giảng đạo đức đi, cần vứt bỏ,
bài trừ những thói đạo đức giả, những dối trá kể cả trong công việc lẫn
trên tờ khai lý lịch hay tự kiểm điểm đi nếu thực sự có tâm, thực sự
mong muốn xứ sở này phát triển.
Tôi thật!
© 2016 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.
http://bautx.blogspot.com/2016/07/ngoai-tinh-va-ao-uc-gia-2.html#.V4OwBDXGdPY