Đoạn Đường Chiến Binh
Ngôi Nhà Kỷ Niệm
Tân ngồi lặng yên trước máy vi tính (PC), phân vân suy nghĩ.... Anh vừa đọc bức điện thư từ một đồng môn chuyển đến. Một nữ y tá ngày xưa - khoảng năm 1970 - làm việc ở một bệnh viện tỉnh Ba Xuyên, miền Hậu Giang, muốn biết tin tức người bạn gái, từng là nhân viên văn phòng quận X…cùng tỉnh. Cô Hòa, người cựu y tá cho biết ông Phó quận X, tên Nghi, mà mãi đến nay cô vẫn còn nhớ rõ cả tên lẫn họ! Cuối điện thư cô còn cho thêm số điện thoại để người bạn gái dễ bề liên lạc…
Những mẩu nhắn tin tìm bạn bè, người thân như thế này, Tân từng gặp trên “diễn đàn điện thư”, và anh ít khi chú ý. Nhưng hôm nay, đọc thấy tên của “ông Phó Nghi của Quận X…”, Tân không thể nào từ chối làm một “cánh nhạn đưa tin”, chuyển tiếp bức điện thư đến cho người bạn đồng khóa Hành chánh của anh …
Vào một buổi trưa, Tân đang nằm xem TV, bỗng có tiếng chuông điện thoại reo vang. Một giọng nữ, có chút âm hưởng Miền Trung, nhẹ nhàng và dè dặt phát lên từ đầu dây bên kia:
- Dạ, có phải nhà ông Tân không?
- Vâng tôi là Tân. Xin lỗi, tôi đang nói chuyện với ai đây?
Giọng người đối thoại trở nên bạo dạn, thân mật hơn:
- Dạ, tôi là Hòa. Hôm trước tôi có nhờ người quen gởi điện thư để tìm người bạn gái năm xưa làm việc ở quận X... Nay chúng tôi đã liên lạc với nhau được rồi…Cám ơn anh nhiều lắm…
Tân toan nói vài lời xã giao rồi gác máy, nhưng người nữ bên kia vẫn tiếp tục câu chuyện:
- Thưa anh, ông Phó Nghi, bạn anh, đã nhận được điện thư và sau đó có điện thoại cho biết tin tức về cô bạn thân của tôi ngày xưa. Nhân đó, ông Nghi cũng cho biết tên anh và số điện thoại để tôi tiện liên lạc cám ơn anh… Ông Nghi cũng giới thiệu anh cùng quê với tôi ở Bình Định. Tôi đoán, anh là con cô giáo Diệu dạy trường cấp I An Lương ngày xưa, phải không thưa anh?…
Tân cảm thấy vui với tâm trạng “tha hương gặp cố tri”:
- Đúng đó cô Hòa. Nhưng xin lỗi, tôi vẫn chưa biết rõ về cô… Ngày xưa có học với mẹ tôi không?
Cô Hoa bèn giải thích một hồi, như để làm dịu mối hồ nghi trong lòng kẻ “cố tri” mới biết nhau qua đường điện thoại:
- Tôi không học với cô Diệu. Nhưng lúc nhỏ tôi có theo mẹ đi chợ qua nhà cô giáo nhiều lần. Nhưng từ cuối năm 1954, mỗi khi có dịp đi qua ngôi nhà ở An Lương, không thấy bác và anh ở đó nữa… Nay liên lạc được với nhau, tôi thật mừng. Xin mời anh chị khi nào rảnh rỗi, đến nhà chúng tôi chơi. Để tôi có dịp thăm hỏi thêm về bác gái và về căn nhà ngày xưa ở An Lương nữa chứ!
* * *
Ngôi nhà ngày xưa giờ đây chỉ còn là kỷ niệm, nhưng Tân vẫn còn nhớ rất rõ về nơi chốn ấy. Vì từ thuở nhỏ, khi gia đình anh về ở với ông bà ngoại tại An Lương; và căn nhà ấy trở nên chốn “thiên đường tuổi thơ” của anh…
Đó là một ngôi nhà gạch, mái ngói, xây kiểu tân thời, toạ lạc giữa những căn nhà tranh vách đất cổ xưa trong vùng. Nó nằm trên con đường làng dẫn đến ngôi chợ trù phú, kẻ mua người bán tấp nập từ sáng đến xế chiều. Một khu vườn rộng hàng trăm thước vuông, với chiếc cổng mái ngói. Trong vườn trồng nhiều cây ăn trái mà gia chủ đem giống từ Sở Canh nông ở Sài Gòn về ươm trồng. Gia chủ đó không ai khác hơn là ông, bà ngoại của Tân. Những cây dừa xiêm chen lẫn với những cây ăn quả vùng nhiệt đới như mãn cầu dai, mãn cầu xiêm, tắc, xoài canh nông, hồng xiêm (sapotier), nhãn lồng…đã tạo nên một khung cảnh mát rượi trong khu vườn thênh thang. Trong những năm chiến tranh Việt Pháp, cuộc sống vật chất thiếu thốn, khu vườn ấy đã tiếp thêm nguồn thực phẩm cho gia đình anh.
Có những buổi sớm, Tân nằm ở hàng hiên, lắng nghe toán thanh niên vừa chạy bộ vừa hát vang khi ánh bình minh vừa chan hoà trên vườn cây trước nhà…Những buổi tối, toán thợ ép dầu, vừa đóng những nhát vồ cho mẻ dầu dừa cuối ngày, vừa hò - một điệu “hò lơ” đặc biệt quê hương anh. Bao giờ cũng có một giọng xướng lên và sau đó những giọng phụ họa: “Hò lơ! Hó lơ! Lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ! Hò lơ! Hó lơ! Hò lơ! Hó lơ”. Tân còn nhớ những câu hò đậm đà màu sắc quê hương “xứ nẫu”:
Tiếc công lao đào ao thả cá
Ba bốn tháng rày “nậu lạ” tới câu
Cá ơi, cá nghĩ cho sâu
Công ta đào tạo từ lâu mới thành…
Tiếng hò vang vọng trong đêm vắng; não nuột như tiếng thở dài của kẻ bị tình phụ; nuối tiếc như người đã từng “Cầm vàng mà lội qua sông. Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”!
Thật ra, Tân không biết ngôi nhà đó xây cất từ năm nào. Anh chỉ nghe mẹ kể lại về quãng đời thơ ấu của bà, khi ông ngoại mở lớp dạy tư cho một số học trò tại địa phương cũng như từ các làng lân cận trong huyện. Chứng tích của “lớp học tại gia” còn lưu lại là căn nhà tranh bên cạnh ngôi nhà chính và mãi gần ba mươi năm sau đứa cháu ngoại vẫn còn thấy những chữ viết cũ kỹ bằng tiếng Pháp trên tường! Hồi ấy, trong lớp học toàn là nam sinh, chỉ có một mình con của thầy giáo là nữ sinh - một bông hoa biết nói, nhưng ít cười; biết làm đẹp nhưng nghiêm trang với bạn đồng học khác phái! Người con gái ấy là mẹ Tân sau này. Sau khi đỗ bằng Sơ đẳng Tiểu Học, người nữ sinh duy nhất trong lớp học tư ấy thi đậu vào trường Nữ Trung học Đồng Khánh Huế.
Vào cuối năm học thứ ba, nhân một chuyến về quê nghỉ hè, cô được bố mẹ hỏi ý kiến về việc gia thất sau khi ra trường... Một anh bạn học cũ, cùng học lớp tư gia năm xưa, đã nhờ mai mối đến dạm hỏi cô. Người con gái thầy cũ của chàng đã nhã nhặn nhưng cương quyết từ chối! Và có lẽ vì thất vọng trước mối tình thầm kín đơn phương ấy, nên chàng thanh niên đã bỏ làng bỏ xóm, giã từ bố mẹ ra đi… Chàng ra đi để quên mối tình tuyệt vọng, hay để tìm một cuộc tình không còn làm cho trái tim chàng tan vỡ?!
Sinh sống tại thành phố Quy Nhơn một thời gian, chàng thanh niên lấy một cô vợ mang hai dòng máu Hoa Việt, con một thương gia giàu có tại đây. Chàng đợi cho đến ngày cô bạn học cũ, tốt nghiệp trường Collège Đồng Khánh Huế trở về nhà cha mẹ, thì chàng mới về quê cũ, dẫn cô vợ trẻ đẹp từ Quy Nhơn đến chào ông giáo năm xưa, cho trọn nghĩa thầy trò!
Còn cô bạn học năm xưa, tình cờ gặp ý trung nhân và sau đó hai người thành gia thất. Trong một chuyến đi cùng bạn bè vào Quy Nhơn để nghe một buổi diễn thuyết về văn chương truyện Kiều, cô cựu nữ sinh Đồng Khánh đã cảm phục nam diễn giả - một cựu học sinh trường Collège Quy Nhơn, cả về dung mạo lẫn kiến thức. Sau đó, chàng diễn giả tài hoa đã ngỏ lời cầu hôn và được cô nữ sinh vừa tốt nghiệp nhận lời… Đám cưới xong, hai người đi làm việc tại Sông Cầu. Chàng là công chức tòa án tỉnh Phú Yên, nàng là giáo chức trường tiểu học Sông Cầu, tỉnh lỵ Phú Yên lúc bấy giờ. Năm sau, đứa con đầu lòng ra đời tại thành phố thanh bình, rợp bóng dừa xanh, ngày đêm đón gió biển thổi vào mát rượi ngôi nhà hạnh phúc của họ.
* * *
Ngọn cuồng phong “cách mạng tháng tám” năm 1945 đã làm đảo lộn cuộc sống người dân Việt Nam thuở đó. Và tiếp đến, cơn bão lửa “toàn quốc kháng chiến” bắt đầu từ cuối năm sau, đã làm tiêu vong biết bao sinh linh; tan nát biết bao nhà cửa; ly tán biết bao gia đình hạnh phúc ấm êm!
Đến khi tiếng súng từ mặt trận phía nam vọng về, bố mẹ Tân cùng ba con nhỏ lên chuyến xe lửa cuối cùng rời Sông Cầu, tình Phú Yên về tá túc tại ngôi nhà xưa với cha mẹ già. Tại đây, mẹ Tân xin đi dạy lớp cuối của trường cấp I An Lương. Phụ huynh trong làng cho con đến học thật đông, vì trong làng chỉ có cô giáo Diệu là giáo viên có trình độ học vấn cao cũng như thâm niên trong ngành nghề giáo chức…
Lúc ấy, chiến tranh đã xảy ra khắp nơi trong nước, nhưng vẫn chưa lan tràn đến tỉnh này. Tuy thế, những toán dân quân của VM đã bắt đầu đập phá, san bằng những ngôi nhà cao tầng tại thành phố Quy Nhơn. Cán bộ VM giải thích, đó là chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” của “chính quyền cách mạng”! Ngôi nhà gạch hai tầng của ông Mười Nhân - chàng thanh niên mười năm trước đã bỏ làng quê An Lương vào cưới vợ ở Quy Nhơn, cũng cùng chung số phận. Mất nhà mất cửa, hết phương cách làm ăn sinh sống, ông Mười bèn thu vén tư trang tiền bạc, dẫn vợ và cô gái nhỏ về làng xưa sinh sống…
Một hôm, cô vợ ông Mười Nhân dẫn con gái nhỏ đi chợ phiên An Lương. Người đàn bà trẻ một thời sang đẹp, con một ông chủ tiệm người Tàu giàu có ở thành phố Quy Nhơn năm xưa; nay trở về quê chồng, lo buôn bán làm ăn như những người dân quê lam lũ nơi đây! Khi đi qua ngôi nhà thầy cũ của chồng, cô gặp người con gái của thầy, nghe nói đã một lần từ chối lời cầu hôn của chồng cô năm xưa! Qua thời gian, qua bao biến đổi đau thương của xã hội, giờ đây hai người đàn bà tỏ ra hiểu biết nhau, thân mật nhau hơn…
Khi hai người đàn bà trẻ đứng nói chuyện trước cổng nhà của ông ngoại Tân, cô bé Hòa nhìn vào khu vườn bên trong, rợp bóng nắng chiều. Hai cậu thiếu niên, có vẻ lớn tuổi hơn cô, đang đánh đá…cười nói vui vẻ. Cô bé dán mắt nhìn hoạt cảnh ấy, mong ước được thành con trai để vào chơi với hai người con của cô giáo trong sân kia. Bà mẹ của Tân nhìn vào trong sân nhà mình, vuốt tóc cô bé hỏi:
-Cháu có muốn vào chơi với các anh không?
Thấy bé Hoà e thẹn không trả lời, bà quay sang mẹ cô bé:
- Tôi có ba trai và một gái. Chỉ có cháu Tân là con trai lớn, nhưng mới mười hai tuổi thôi. Ba nó đi làm xa, mỗi tuần mới về nhà một lần. Tôi đi dạy học về, sớm tối chỉ loanh quanh với mấy đứa nhỏ. Thỉnh thoảng chị ghé qua đây nói chuyện cho vui…
Cuộc “kháng chiến chống thực dân Pháp” kết thúc với Hiệp định Genève năm 1954. Thành phố Quy Nhơn là nơi bộ đội và cán bộ VM tập kết xuống tàu ra Bắc. Một số người từng làm việc cho VM, mặc dù đã ra khỏi “biên chế”, vẫn lo sợ bị bắt đi tập kết ra Bắc. Họ bèn bỏ trốn về phía nam như Nha Trang…Một số khác chạy về hướng bắc như Đà Nẵng…Trong số đó có bố của Tân, nhưng ông đi xa hơn, mãi tận Huế.
Từ khi gia đình Tân ra đi, căn nhà tại An Lương trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Những buổi theo mẹ đi chợ phiên, cô thiếu nữ tên Hòa nhìn vào căn nhà không thấy cô giáo và hai người con đang đùa chơi trước sân nhà, dưới bóng cây mát mẻ ấy nữa. Cô bé chỉ thấy thấp thoáng hai cụ già trong nhà. Con gà tây to xù mào đỏ lòng thòng đang đi qua lại ngoài sân, được nuôi dưỡng để thay cho chó giữ nhà. Và từ đó cô bé không còn gặp cậu thiếu niên tên Tân, con trai cô giáo Diệu nữa!
* * *
Hơn hai mươi năm sau, khi những con người CS, cũng với dép lốp, nón cối như hồi tập kết ra Bắc, đã quay trở lại miền Nam. Và với khí cụ giết người do Nga, Tàu cung cấp - súng máy AK 47, súng phóng lựu B40, xe tăng T54, … những kẻ hiếu chiến ấy đã gây ra không biết bao nhân mạng chết chóc, biết bao nhà cửa, công trình xây dựng nát tan; đã khiến hàng triệu người dân phải trốn chạy ra khỏi nước; đã nhốt hàng trăm ngàn “kẻ thua cuộc” vào những nhà tù “cải tạo”, cốt để họ chết dần chết mòn... Nhưng sau những thảm cảnh ấy, cũng như những người đã sống sót sau cuộc chiến dài hai thập kỷ, Tân đã ra đi tỵ nạn ở một xứ sở xa xôi bên kia bờ Thái Bình Dương.
Một hôm, anh nhận được một Video do người em từ Sài Gòn gởi sang. Mở dĩa nhựa DVD “Cô giáo về quê”, anh thấy hình ảnh mẹ già, ngồi trên chiếc xe lăn do các con dìu đẩy. Gia đình người em kế của Tân đã đưa mẹ già - cô giáo Diệu ngày xưa - trở lại thăm ngôi nhà ở làng An Lương, nơi mà gia đình bà đã dời bỏ ra đi từ năm 1954. Và tiếp sau đó, khoảng năm 1965, chiến cuộc đã lan tràn đến ngôi làng nhỏ bé này, khiến cho ông bà ngoại của Tân cũng ra đi, bỏ lại căn nhà trống vắng.
Khu nhà xưa giờ đây như bị chìm trong đám nhà mới xây cất chi chít, đường sá nhỏ hẹp. Con đường lên chợ An Lương, nơi họp chợ phiên đông đúc ngày xưa, giờ đây bị hoang phế. Người dân ở quanh đó mang lúa đến phơi khô, trẻ con đến đá cầu, chơi đùa… Khi tìm ra xóm nhà cũ, ngôi nhà ngày xưa mà cô giáo Diệu từng ở, nay không còn nữa. Một chiếc nền nhà chỏng chơ dưới nắng, cỏ dại mọc đầy. Cây cối trong vườn quanh nhà đã bị đốn trụi, và thay vào đó là những quán xá cất san sát nhau…Các con dừng xe lăn, dìu mẹ già ngồi uống nước ở một quán nhỏ, xây cất ngay tại vị trí chiếc cổng nhà mình ngày xưa. Chủ quán cà phê cho biết, ngày xưa nơi đây là một ngôi nhà lớn, có vườn cây ăn trái sum sê mát mẻ. Người láng giềng đã từng dệt vải vóc, bán sỉ cho khách hàng ở mỗi phiên chợ An Lương. Khi người con trai đi “tập kết” ra Bắc hồi năm 1954 trở về, trở thành cán bộ CS cao cấp tại địa phương. Khi anh ta làm chủ tịch xã, cậy quyền cậy thế, lấn chiếm khu nhà vườn bên cạnh, với lý do “nhà vắng chủ”! Anh ta đốn cây trong vườn, phá sập căn nhà, phân lô để bán…So với nghề dệt vải của cha mẹ ngày xưa, đã tốn nhiều công sức lao động mà không thu nhiều lợi nhuận bằng việc “cưỡng chiếm đất đai” mà anh ta đang làm!
Tân nhìn kỹ hình ảnh hiện lên trong Video. Hình bóng ngôi nhà năm xưa nay không còn nữa. Cái nền nhà với cỏ mọc hoang phế, chính là nơi hơn năm mươi năm trước đã ghi nhiều dấu ấn kỷ niệm êm đềm của gia đình Tân. Nơi đây, bốn mẹ con của anh đã từng sống quây quần bên nhau trong những năm kháng chiến chống Pháp. Chiếc vườn rộng, nhiều cây cối với bóng mát là nơi các anh em Tân chơi đùa thích thú. Và thỉnh thoảng anh trông thấy hai mẹ con của cô bé Hòa, trên đường đi chợ phiên, dừng lại ở chiếc cổng lợp mái, nói chuyện thân mật với mẹ Tân. Những lúc ấy, cô bé Hoà nhìn vào sân, say mê nhìn các cậu con trai của cô giáo Diệu đang chơi đùa bên trong…
Lồng trong Video hình ảnh cô giáo trở về quê cũ, là bản nhạc Come Back to Sorrento của một nhạc sĩ người Ý (Nguyên tác Torna a Surriento của Luciano Pavarotti )- Lời Việt: Trở Về Mái Nhà Xưa của Phạm Duy:
Về đây khi mái tóc còn xanh xanh.
Về đây với mầu gió ngày lang thang
Về đây với xác hiu hắt lạnh lùng.
Ôi lãng du quay về điêu tàn…
Lời hát trong nguyên tác Torna a Surriento (Hãy trở lại Sorrento), là lời trách móc một chàng trai đang xa rời Sorrento - một thị trấn xinh đẹp trên bờ Địa Trung Hải - bỏ lại biển xanh, bỏ lại những khu vườn thoảng mùi hoa cam dịu dàng...cùng với lời nhắn nhủ “Hãy trở lại Sorrento”. Ca khúc có tính cách quốc tế này diễn tả nỗi buồn xa xứ, một hoài niệm quê xưa. Người nghe nhạc ở khắp bốn phương trời, không thể biết thị trấn Sorrento thơ mộng tới mức nào! Nhưng sao nghe qua ca khúc này, hầu như mỗi người đều thấy trong đó hình ảnh một nơi chốn đầy kỷ niệm thương mến của chính mình?
Bàn ra tán vào (0)
Ngôi Nhà Kỷ Niệm
Tân ngồi lặng yên trước máy vi tính (PC), phân vân suy nghĩ.... Anh vừa đọc bức điện thư từ một đồng môn chuyển đến. Một nữ y tá ngày xưa - khoảng năm 1970 - làm việc ở một bệnh viện tỉnh Ba Xuyên, miền Hậu Giang, muốn biết tin tức người bạn gái, từng là nhân viên văn phòng quận X…cùng tỉnh. Cô Hòa, người cựu y tá cho biết ông Phó quận X, tên Nghi, mà mãi đến nay cô vẫn còn nhớ rõ cả tên lẫn họ! Cuối điện thư cô còn cho thêm số điện thoại để người bạn gái dễ bề liên lạc…
Những mẩu nhắn tin tìm bạn bè, người thân như thế này, Tân từng gặp trên “diễn đàn điện thư”, và anh ít khi chú ý. Nhưng hôm nay, đọc thấy tên của “ông Phó Nghi của Quận X…”, Tân không thể nào từ chối làm một “cánh nhạn đưa tin”, chuyển tiếp bức điện thư đến cho người bạn đồng khóa Hành chánh của anh …
Vào một buổi trưa, Tân đang nằm xem TV, bỗng có tiếng chuông điện thoại reo vang. Một giọng nữ, có chút âm hưởng Miền Trung, nhẹ nhàng và dè dặt phát lên từ đầu dây bên kia:
- Dạ, có phải nhà ông Tân không?
- Vâng tôi là Tân. Xin lỗi, tôi đang nói chuyện với ai đây?
Giọng người đối thoại trở nên bạo dạn, thân mật hơn:
- Dạ, tôi là Hòa. Hôm trước tôi có nhờ người quen gởi điện thư để tìm người bạn gái năm xưa làm việc ở quận X... Nay chúng tôi đã liên lạc với nhau được rồi…Cám ơn anh nhiều lắm…
Tân toan nói vài lời xã giao rồi gác máy, nhưng người nữ bên kia vẫn tiếp tục câu chuyện:
- Thưa anh, ông Phó Nghi, bạn anh, đã nhận được điện thư và sau đó có điện thoại cho biết tin tức về cô bạn thân của tôi ngày xưa. Nhân đó, ông Nghi cũng cho biết tên anh và số điện thoại để tôi tiện liên lạc cám ơn anh… Ông Nghi cũng giới thiệu anh cùng quê với tôi ở Bình Định. Tôi đoán, anh là con cô giáo Diệu dạy trường cấp I An Lương ngày xưa, phải không thưa anh?…
Tân cảm thấy vui với tâm trạng “tha hương gặp cố tri”:
- Đúng đó cô Hòa. Nhưng xin lỗi, tôi vẫn chưa biết rõ về cô… Ngày xưa có học với mẹ tôi không?
Cô Hoa bèn giải thích một hồi, như để làm dịu mối hồ nghi trong lòng kẻ “cố tri” mới biết nhau qua đường điện thoại:
- Tôi không học với cô Diệu. Nhưng lúc nhỏ tôi có theo mẹ đi chợ qua nhà cô giáo nhiều lần. Nhưng từ cuối năm 1954, mỗi khi có dịp đi qua ngôi nhà ở An Lương, không thấy bác và anh ở đó nữa… Nay liên lạc được với nhau, tôi thật mừng. Xin mời anh chị khi nào rảnh rỗi, đến nhà chúng tôi chơi. Để tôi có dịp thăm hỏi thêm về bác gái và về căn nhà ngày xưa ở An Lương nữa chứ!
* * *
Ngôi nhà ngày xưa giờ đây chỉ còn là kỷ niệm, nhưng Tân vẫn còn nhớ rất rõ về nơi chốn ấy. Vì từ thuở nhỏ, khi gia đình anh về ở với ông bà ngoại tại An Lương; và căn nhà ấy trở nên chốn “thiên đường tuổi thơ” của anh…
Đó là một ngôi nhà gạch, mái ngói, xây kiểu tân thời, toạ lạc giữa những căn nhà tranh vách đất cổ xưa trong vùng. Nó nằm trên con đường làng dẫn đến ngôi chợ trù phú, kẻ mua người bán tấp nập từ sáng đến xế chiều. Một khu vườn rộng hàng trăm thước vuông, với chiếc cổng mái ngói. Trong vườn trồng nhiều cây ăn trái mà gia chủ đem giống từ Sở Canh nông ở Sài Gòn về ươm trồng. Gia chủ đó không ai khác hơn là ông, bà ngoại của Tân. Những cây dừa xiêm chen lẫn với những cây ăn quả vùng nhiệt đới như mãn cầu dai, mãn cầu xiêm, tắc, xoài canh nông, hồng xiêm (sapotier), nhãn lồng…đã tạo nên một khung cảnh mát rượi trong khu vườn thênh thang. Trong những năm chiến tranh Việt Pháp, cuộc sống vật chất thiếu thốn, khu vườn ấy đã tiếp thêm nguồn thực phẩm cho gia đình anh.
Có những buổi sớm, Tân nằm ở hàng hiên, lắng nghe toán thanh niên vừa chạy bộ vừa hát vang khi ánh bình minh vừa chan hoà trên vườn cây trước nhà…Những buổi tối, toán thợ ép dầu, vừa đóng những nhát vồ cho mẻ dầu dừa cuối ngày, vừa hò - một điệu “hò lơ” đặc biệt quê hương anh. Bao giờ cũng có một giọng xướng lên và sau đó những giọng phụ họa: “Hò lơ! Hó lơ! Lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ! Hò lơ! Hó lơ! Hò lơ! Hó lơ”. Tân còn nhớ những câu hò đậm đà màu sắc quê hương “xứ nẫu”:
Tiếc công lao đào ao thả cá
Ba bốn tháng rày “nậu lạ” tới câu
Cá ơi, cá nghĩ cho sâu
Công ta đào tạo từ lâu mới thành…
Tiếng hò vang vọng trong đêm vắng; não nuột như tiếng thở dài của kẻ bị tình phụ; nuối tiếc như người đã từng “Cầm vàng mà lội qua sông. Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”!
Thật ra, Tân không biết ngôi nhà đó xây cất từ năm nào. Anh chỉ nghe mẹ kể lại về quãng đời thơ ấu của bà, khi ông ngoại mở lớp dạy tư cho một số học trò tại địa phương cũng như từ các làng lân cận trong huyện. Chứng tích của “lớp học tại gia” còn lưu lại là căn nhà tranh bên cạnh ngôi nhà chính và mãi gần ba mươi năm sau đứa cháu ngoại vẫn còn thấy những chữ viết cũ kỹ bằng tiếng Pháp trên tường! Hồi ấy, trong lớp học toàn là nam sinh, chỉ có một mình con của thầy giáo là nữ sinh - một bông hoa biết nói, nhưng ít cười; biết làm đẹp nhưng nghiêm trang với bạn đồng học khác phái! Người con gái ấy là mẹ Tân sau này. Sau khi đỗ bằng Sơ đẳng Tiểu Học, người nữ sinh duy nhất trong lớp học tư ấy thi đậu vào trường Nữ Trung học Đồng Khánh Huế.
Vào cuối năm học thứ ba, nhân một chuyến về quê nghỉ hè, cô được bố mẹ hỏi ý kiến về việc gia thất sau khi ra trường... Một anh bạn học cũ, cùng học lớp tư gia năm xưa, đã nhờ mai mối đến dạm hỏi cô. Người con gái thầy cũ của chàng đã nhã nhặn nhưng cương quyết từ chối! Và có lẽ vì thất vọng trước mối tình thầm kín đơn phương ấy, nên chàng thanh niên đã bỏ làng bỏ xóm, giã từ bố mẹ ra đi… Chàng ra đi để quên mối tình tuyệt vọng, hay để tìm một cuộc tình không còn làm cho trái tim chàng tan vỡ?!
Sinh sống tại thành phố Quy Nhơn một thời gian, chàng thanh niên lấy một cô vợ mang hai dòng máu Hoa Việt, con một thương gia giàu có tại đây. Chàng đợi cho đến ngày cô bạn học cũ, tốt nghiệp trường Collège Đồng Khánh Huế trở về nhà cha mẹ, thì chàng mới về quê cũ, dẫn cô vợ trẻ đẹp từ Quy Nhơn đến chào ông giáo năm xưa, cho trọn nghĩa thầy trò!
Còn cô bạn học năm xưa, tình cờ gặp ý trung nhân và sau đó hai người thành gia thất. Trong một chuyến đi cùng bạn bè vào Quy Nhơn để nghe một buổi diễn thuyết về văn chương truyện Kiều, cô cựu nữ sinh Đồng Khánh đã cảm phục nam diễn giả - một cựu học sinh trường Collège Quy Nhơn, cả về dung mạo lẫn kiến thức. Sau đó, chàng diễn giả tài hoa đã ngỏ lời cầu hôn và được cô nữ sinh vừa tốt nghiệp nhận lời… Đám cưới xong, hai người đi làm việc tại Sông Cầu. Chàng là công chức tòa án tỉnh Phú Yên, nàng là giáo chức trường tiểu học Sông Cầu, tỉnh lỵ Phú Yên lúc bấy giờ. Năm sau, đứa con đầu lòng ra đời tại thành phố thanh bình, rợp bóng dừa xanh, ngày đêm đón gió biển thổi vào mát rượi ngôi nhà hạnh phúc của họ.
* * *
Ngọn cuồng phong “cách mạng tháng tám” năm 1945 đã làm đảo lộn cuộc sống người dân Việt Nam thuở đó. Và tiếp đến, cơn bão lửa “toàn quốc kháng chiến” bắt đầu từ cuối năm sau, đã làm tiêu vong biết bao sinh linh; tan nát biết bao nhà cửa; ly tán biết bao gia đình hạnh phúc ấm êm!
Đến khi tiếng súng từ mặt trận phía nam vọng về, bố mẹ Tân cùng ba con nhỏ lên chuyến xe lửa cuối cùng rời Sông Cầu, tình Phú Yên về tá túc tại ngôi nhà xưa với cha mẹ già. Tại đây, mẹ Tân xin đi dạy lớp cuối của trường cấp I An Lương. Phụ huynh trong làng cho con đến học thật đông, vì trong làng chỉ có cô giáo Diệu là giáo viên có trình độ học vấn cao cũng như thâm niên trong ngành nghề giáo chức…
Lúc ấy, chiến tranh đã xảy ra khắp nơi trong nước, nhưng vẫn chưa lan tràn đến tỉnh này. Tuy thế, những toán dân quân của VM đã bắt đầu đập phá, san bằng những ngôi nhà cao tầng tại thành phố Quy Nhơn. Cán bộ VM giải thích, đó là chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” của “chính quyền cách mạng”! Ngôi nhà gạch hai tầng của ông Mười Nhân - chàng thanh niên mười năm trước đã bỏ làng quê An Lương vào cưới vợ ở Quy Nhơn, cũng cùng chung số phận. Mất nhà mất cửa, hết phương cách làm ăn sinh sống, ông Mười bèn thu vén tư trang tiền bạc, dẫn vợ và cô gái nhỏ về làng xưa sinh sống…
Một hôm, cô vợ ông Mười Nhân dẫn con gái nhỏ đi chợ phiên An Lương. Người đàn bà trẻ một thời sang đẹp, con một ông chủ tiệm người Tàu giàu có ở thành phố Quy Nhơn năm xưa; nay trở về quê chồng, lo buôn bán làm ăn như những người dân quê lam lũ nơi đây! Khi đi qua ngôi nhà thầy cũ của chồng, cô gặp người con gái của thầy, nghe nói đã một lần từ chối lời cầu hôn của chồng cô năm xưa! Qua thời gian, qua bao biến đổi đau thương của xã hội, giờ đây hai người đàn bà tỏ ra hiểu biết nhau, thân mật nhau hơn…
Khi hai người đàn bà trẻ đứng nói chuyện trước cổng nhà của ông ngoại Tân, cô bé Hòa nhìn vào khu vườn bên trong, rợp bóng nắng chiều. Hai cậu thiếu niên, có vẻ lớn tuổi hơn cô, đang đánh đá…cười nói vui vẻ. Cô bé dán mắt nhìn hoạt cảnh ấy, mong ước được thành con trai để vào chơi với hai người con của cô giáo trong sân kia. Bà mẹ của Tân nhìn vào trong sân nhà mình, vuốt tóc cô bé hỏi:
-Cháu có muốn vào chơi với các anh không?
Thấy bé Hoà e thẹn không trả lời, bà quay sang mẹ cô bé:
- Tôi có ba trai và một gái. Chỉ có cháu Tân là con trai lớn, nhưng mới mười hai tuổi thôi. Ba nó đi làm xa, mỗi tuần mới về nhà một lần. Tôi đi dạy học về, sớm tối chỉ loanh quanh với mấy đứa nhỏ. Thỉnh thoảng chị ghé qua đây nói chuyện cho vui…
Cuộc “kháng chiến chống thực dân Pháp” kết thúc với Hiệp định Genève năm 1954. Thành phố Quy Nhơn là nơi bộ đội và cán bộ VM tập kết xuống tàu ra Bắc. Một số người từng làm việc cho VM, mặc dù đã ra khỏi “biên chế”, vẫn lo sợ bị bắt đi tập kết ra Bắc. Họ bèn bỏ trốn về phía nam như Nha Trang…Một số khác chạy về hướng bắc như Đà Nẵng…Trong số đó có bố của Tân, nhưng ông đi xa hơn, mãi tận Huế.
Từ khi gia đình Tân ra đi, căn nhà tại An Lương trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Những buổi theo mẹ đi chợ phiên, cô thiếu nữ tên Hòa nhìn vào căn nhà không thấy cô giáo và hai người con đang đùa chơi trước sân nhà, dưới bóng cây mát mẻ ấy nữa. Cô bé chỉ thấy thấp thoáng hai cụ già trong nhà. Con gà tây to xù mào đỏ lòng thòng đang đi qua lại ngoài sân, được nuôi dưỡng để thay cho chó giữ nhà. Và từ đó cô bé không còn gặp cậu thiếu niên tên Tân, con trai cô giáo Diệu nữa!
* * *
Hơn hai mươi năm sau, khi những con người CS, cũng với dép lốp, nón cối như hồi tập kết ra Bắc, đã quay trở lại miền Nam. Và với khí cụ giết người do Nga, Tàu cung cấp - súng máy AK 47, súng phóng lựu B40, xe tăng T54, … những kẻ hiếu chiến ấy đã gây ra không biết bao nhân mạng chết chóc, biết bao nhà cửa, công trình xây dựng nát tan; đã khiến hàng triệu người dân phải trốn chạy ra khỏi nước; đã nhốt hàng trăm ngàn “kẻ thua cuộc” vào những nhà tù “cải tạo”, cốt để họ chết dần chết mòn... Nhưng sau những thảm cảnh ấy, cũng như những người đã sống sót sau cuộc chiến dài hai thập kỷ, Tân đã ra đi tỵ nạn ở một xứ sở xa xôi bên kia bờ Thái Bình Dương.
Một hôm, anh nhận được một Video do người em từ Sài Gòn gởi sang. Mở dĩa nhựa DVD “Cô giáo về quê”, anh thấy hình ảnh mẹ già, ngồi trên chiếc xe lăn do các con dìu đẩy. Gia đình người em kế của Tân đã đưa mẹ già - cô giáo Diệu ngày xưa - trở lại thăm ngôi nhà ở làng An Lương, nơi mà gia đình bà đã dời bỏ ra đi từ năm 1954. Và tiếp sau đó, khoảng năm 1965, chiến cuộc đã lan tràn đến ngôi làng nhỏ bé này, khiến cho ông bà ngoại của Tân cũng ra đi, bỏ lại căn nhà trống vắng.
Khu nhà xưa giờ đây như bị chìm trong đám nhà mới xây cất chi chít, đường sá nhỏ hẹp. Con đường lên chợ An Lương, nơi họp chợ phiên đông đúc ngày xưa, giờ đây bị hoang phế. Người dân ở quanh đó mang lúa đến phơi khô, trẻ con đến đá cầu, chơi đùa… Khi tìm ra xóm nhà cũ, ngôi nhà ngày xưa mà cô giáo Diệu từng ở, nay không còn nữa. Một chiếc nền nhà chỏng chơ dưới nắng, cỏ dại mọc đầy. Cây cối trong vườn quanh nhà đã bị đốn trụi, và thay vào đó là những quán xá cất san sát nhau…Các con dừng xe lăn, dìu mẹ già ngồi uống nước ở một quán nhỏ, xây cất ngay tại vị trí chiếc cổng nhà mình ngày xưa. Chủ quán cà phê cho biết, ngày xưa nơi đây là một ngôi nhà lớn, có vườn cây ăn trái sum sê mát mẻ. Người láng giềng đã từng dệt vải vóc, bán sỉ cho khách hàng ở mỗi phiên chợ An Lương. Khi người con trai đi “tập kết” ra Bắc hồi năm 1954 trở về, trở thành cán bộ CS cao cấp tại địa phương. Khi anh ta làm chủ tịch xã, cậy quyền cậy thế, lấn chiếm khu nhà vườn bên cạnh, với lý do “nhà vắng chủ”! Anh ta đốn cây trong vườn, phá sập căn nhà, phân lô để bán…So với nghề dệt vải của cha mẹ ngày xưa, đã tốn nhiều công sức lao động mà không thu nhiều lợi nhuận bằng việc “cưỡng chiếm đất đai” mà anh ta đang làm!
Tân nhìn kỹ hình ảnh hiện lên trong Video. Hình bóng ngôi nhà năm xưa nay không còn nữa. Cái nền nhà với cỏ mọc hoang phế, chính là nơi hơn năm mươi năm trước đã ghi nhiều dấu ấn kỷ niệm êm đềm của gia đình Tân. Nơi đây, bốn mẹ con của anh đã từng sống quây quần bên nhau trong những năm kháng chiến chống Pháp. Chiếc vườn rộng, nhiều cây cối với bóng mát là nơi các anh em Tân chơi đùa thích thú. Và thỉnh thoảng anh trông thấy hai mẹ con của cô bé Hòa, trên đường đi chợ phiên, dừng lại ở chiếc cổng lợp mái, nói chuyện thân mật với mẹ Tân. Những lúc ấy, cô bé Hoà nhìn vào sân, say mê nhìn các cậu con trai của cô giáo Diệu đang chơi đùa bên trong…
Lồng trong Video hình ảnh cô giáo trở về quê cũ, là bản nhạc Come Back to Sorrento của một nhạc sĩ người Ý (Nguyên tác Torna a Surriento của Luciano Pavarotti )- Lời Việt: Trở Về Mái Nhà Xưa của Phạm Duy:
Về đây khi mái tóc còn xanh xanh.
Về đây với mầu gió ngày lang thang
Về đây với xác hiu hắt lạnh lùng.
Ôi lãng du quay về điêu tàn…
Lời hát trong nguyên tác Torna a Surriento (Hãy trở lại Sorrento), là lời trách móc một chàng trai đang xa rời Sorrento - một thị trấn xinh đẹp trên bờ Địa Trung Hải - bỏ lại biển xanh, bỏ lại những khu vườn thoảng mùi hoa cam dịu dàng...cùng với lời nhắn nhủ “Hãy trở lại Sorrento”. Ca khúc có tính cách quốc tế này diễn tả nỗi buồn xa xứ, một hoài niệm quê xưa. Người nghe nhạc ở khắp bốn phương trời, không thể biết thị trấn Sorrento thơ mộng tới mức nào! Nhưng sao nghe qua ca khúc này, hầu như mỗi người đều thấy trong đó hình ảnh một nơi chốn đầy kỷ niệm thương mến của chính mình?