Văn Học & Nghệ Thuật
Ngồi quán cà phê hoa vàng, hỏi chuyện tác giả: “Ngày xưa, Hoàng Thị”
Thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của “Ngày xưa Hoàng thị” không “ngủ yên” như nhiều người vẫn nghĩ.
Thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của “Ngày xưa Hoàng thị” không “ngủ yên” như nhiều người vẫn nghĩ. Trong cuộc trò chuyện ngay tại quán cà phê Hoa Vàng của thi sĩ, ông hớn hở “khoe” bài thơ tình mới nhất của mình và hứng khởi nói về thơ tình, những rung động đầu đời và những tâm sự riêng tư nhất.
Thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của “Ngày xưa Hoàng thị” không “ngủ yên” như nhiều người vẫn nghĩ. Năm nay 66 tuổi, ông vẫn còn làm thơ và đã vượt qua đỉnh núi cao nhất là “đỉnh thơ” của chính mình khi hoàn tất một trường thiên thơ có độ dài bằng bộ sử thi Ấn Độ.
Trong cuộc trò chuyện ngay tại quán cà phê Hoa Vàng của thi sĩ, ông hớn hở “khoe” bài thơ tình mới nhất của mình và hứng khởi nói về thơ tình, những rung động đầu đời và những tâm sự riêng tư nhất.
- Trong những bài thơ tình đầu tiên và có thể nói là hay nhất của ông, ông luôn gọi nhân vật trữ tình là “người em nhỏ”. Nàng thơ đó là ai vậy, là một người hay nhiều người?
+ Nói một cũng được, mà nói nhiều người hay không là ai cả đều không sai. Đó là hiện thân cho cái đẹp nửa hư, nửa thực của cuộc đời này mà tôi luôn đi tìm.
- Hỏi thật, ông đã thực sự có tình yêu lớn với một “người em nhỏ” nào chưa?
+ Tình yêu với tôi chỉ là tình cảm man mác thôi. Nó chỉ đẹp khi còn giữ khoảng cách. Thời tôi nổi danh với “Ngày xưa Hoàng thị”, nhiều cô tuổi độ trăng tròn mê tôi, nhưng rồi tôi chỉ coi họ là bạn hay là một cái gì đó tương tự như vậy.
- “Ngày xưa Hoàng thị” có phải là bài thơ tình đầu tiên của ông?
+ Không. Bài thơ đó nổi tiếng và ra đời trong khoảng thời gian tôi mới chập chững bước vào làng thơ nên nhiều người đã nghĩ như vậy. Còn bài thơ tình đầu tiên chính là bài “Vết chim bay” tôi viết năm 24 tuổi, lúc đã bước vào cửa chùa.
Năm đó, khi trở lại ngôi chùa mà gần 10 năm trước tôi đã gặp một cô nữ sinh vào đó học bài, thì tình cờ nhìn thấy nét phấn trắng tôi viết tên hai đứa vẫn còn in trên gác chuông. Chúng tôi chỉ quen nhau độ một tuần, rồi tự dưng cô ấy “biến mất” nhưng tôi cứ nhớ hoài vì khuôn mặt đẹp, thánh thiện như hình tượng Quan Thế âm Bồ Tát của cô ấy.
Bâng khuâng chuyện cũ, tôi đã làm bài thơ này: “Ngày xưa anh đón em/ Nơi gác chuông chùa nọ/ Con chim nào qua đó/ Còn để dấu chân in… Anh một mình gọi nhỏ/ Chim ơi biết đâu tìm…”.
- Vì sao ông đã chọn cửa chùa để gửi cuộc đời mình vào đó và vì sao sau 10 năm lại chọn con đường hoàn tục?
+ Tôi vào chùa vì một biến cố cá nhân. Còn sau đó, khi đã trải qua ngần ấy năm trong cửa Thiền, tôi đã hiểu Thiền và quyết định hoàn tục với cái lý “người ta có thể tìm thấy chân lý của Thiền ngay trong cõi trần tục”.
- Ông đã từng nói mình trở thành nhà thơ là chuyện… đột dưng? Thời trẻ, ông đã ước vọng gì về tương lai?
+ Thời trẻ, bố tôi muốn tôi trở thành một người chiến sĩ có đủ chí khí và hiểu biết để phục vụ dân tộc. Nên lúc tôi mới 4 -5 tuổi, bập bẹ được câu (có thể nghe ai đó) “Đêm còn tối tít bóng anh hào”, và chỉ độc câu đó thôi, ông cụ khoái chí bảo “Tiếp nữa đi!”. Tôi lắc đầu.
Sau đó ông đã viết thêm 3 câu nữa để thành một bài thơ đầy nghĩa khí có ý kỳ vọng vào thằng con trai. Nhưng trước sau, tôi là một người nặng tình cảm, nên cuối cùng chả làm được gì thỏa nguyện ông cụ. Ngay từ 3 - 4 tuổi, tôi đã thấy thích cái cảm giác lâng lâng mỗi khi lên núi Phụng Hoàng, ngồi lặng hàng giờ nhìn ngắm đất trời mênh mông. Nếu bố tôi thấy cảnh này chắc ông tương tôi ngay.
- Thuở nhỏ, ông thích leo núi. Trong đời mình, ông đã chinh phục đỉnh núi nào đáng kể nhất?
+ Đó là “đỉnh thơ” Phạm Thiên Thư. Đến giờ này, tôi đã hoàn thành điều mà năm 20 tuổi mình đã ước nguyện là phải viết làm sao để tác phẩm của mình có thể sánh với những bộ sử thi đồ sộ của Ấn Độ xét về mặt… số lượng. Nếu hợp tác giữa nhà sách Cảo Thơm và tôi tiến triển tốt, toàn bộ tác phẩm của tôi sẽ được in, dung lượng tổng cộng lên đến 126.000 câu thơ.
- Ông là nhà thơ tình. Quan niệm của ông về tình yêu?
+ Chính tôi cũng không thể cắt nghĩa được tình yêu là gì. Nó có thể là một trạng thái tâm thần. Nhưng chính cái gì lung linh nhất lại là cái thật nhất. Có lẽ vì vậy mà trong đời mình, lúc hai người đã đi đến chỗ mến nhau thì tôi trốn chạy. Để còn cái gì luyến tiếc, rồi làm thơ!
- Trong “Động hoa vàng” ông đã vẽ nên một cảnh giới đầy huyễn mộng trong đó toàn sắc vàng của hoa và hoa. Ông bị ám ảnh màu vàng?
+ Ký ức là một thế giới tâm linh vĩnh cửu bất tuyệt. Thuở nhỏ, tôi thường theo bố tôi lên núi Phụng Hoàng, nơi ông mua hẳn nửa quả đồi để khai thác đá trắng. Trên đó có nhiều hoa dại màu vàng, vàng ngợp cả khu đồi đá trắng. Hồi đó, tôi thấy thích chứ không biết diễn đạt thế nào. Sau này, khi làm thơ, tôi chỉ khẽ lay động ký ức, rồi tự nó bật dậy.
- Sống giữa Sài Gòn đô hội và là người ít khi đi đâu xa, làm sao ông có thể viết nên những vần thơ đằm thắm và lung linh đến như vậy?
+ Có lẽ nhờ vào nguồn lực của Thiền. Mỗi lần cảm xúc đến, tôi khẽ nhắm mắt lại, thi tứ lại dâng tràn.
- Trong vòng 10 năm qua, ông có đến 30 đầu sách được in và tái bản. Ông đã dùng tiền nhuận bút vào việc gì?
+ Tôi chưa bao giờ sống bằng nhuận bút. Trong số sách đã tái bản và in mới, một phần có tiền của mẹ tôi, một phần của bạn bè bỏ ra giúp đỡ. Tiền phát hành được tôi dùng để đãi bạn bè cà phê!
- Khi về già, người ta thường sống trong hoài niệm. Ông có hay nhớ đến những “nàng thơ” của mình?
+ Tôi thường nghĩ về họ. Những người đẹp của lòng tôi thì dù đã thuộc về ai đó vẫn cứ nguyên khôi như thuở nào.
- Cám ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện thân tình này
Trần Văn Thưởng - Nguyễn Đức Vân
Ngồi quán cà phê hoa vàng, hỏi chuyện tác giả: “Ngày xưa, Hoàng Thị”
Thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của “Ngày xưa Hoàng thị” không “ngủ yên” như nhiều người vẫn nghĩ. Trong cuộc trò chuyện ngay tại quán cà phê Hoa Vàng của thi sĩ, ông hớn hở “khoe” bài thơ tình mới nhất của mình và hứng khởi nói về thơ tình, những rung động đầu đời và những tâm sự riêng tư nhất.
Thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của “Ngày xưa Hoàng thị” không “ngủ yên” như nhiều người vẫn nghĩ. Năm nay 66 tuổi, ông vẫn còn làm thơ và đã vượt qua đỉnh núi cao nhất là “đỉnh thơ” của chính mình khi hoàn tất một trường thiên thơ có độ dài bằng bộ sử thi Ấn Độ.
Trong cuộc trò chuyện ngay tại quán cà phê Hoa Vàng của thi sĩ, ông hớn hở “khoe” bài thơ tình mới nhất của mình và hứng khởi nói về thơ tình, những rung động đầu đời và những tâm sự riêng tư nhất.
- Trong những bài thơ tình đầu tiên và có thể nói là hay nhất của ông, ông luôn gọi nhân vật trữ tình là “người em nhỏ”. Nàng thơ đó là ai vậy, là một người hay nhiều người?
+ Nói một cũng được, mà nói nhiều người hay không là ai cả đều không sai. Đó là hiện thân cho cái đẹp nửa hư, nửa thực của cuộc đời này mà tôi luôn đi tìm.
- Hỏi thật, ông đã thực sự có tình yêu lớn với một “người em nhỏ” nào chưa?
+ Tình yêu với tôi chỉ là tình cảm man mác thôi. Nó chỉ đẹp khi còn giữ khoảng cách. Thời tôi nổi danh với “Ngày xưa Hoàng thị”, nhiều cô tuổi độ trăng tròn mê tôi, nhưng rồi tôi chỉ coi họ là bạn hay là một cái gì đó tương tự như vậy.
- “Ngày xưa Hoàng thị” có phải là bài thơ tình đầu tiên của ông?
+ Không. Bài thơ đó nổi tiếng và ra đời trong khoảng thời gian tôi mới chập chững bước vào làng thơ nên nhiều người đã nghĩ như vậy. Còn bài thơ tình đầu tiên chính là bài “Vết chim bay” tôi viết năm 24 tuổi, lúc đã bước vào cửa chùa.
Năm đó, khi trở lại ngôi chùa mà gần 10 năm trước tôi đã gặp một cô nữ sinh vào đó học bài, thì tình cờ nhìn thấy nét phấn trắng tôi viết tên hai đứa vẫn còn in trên gác chuông. Chúng tôi chỉ quen nhau độ một tuần, rồi tự dưng cô ấy “biến mất” nhưng tôi cứ nhớ hoài vì khuôn mặt đẹp, thánh thiện như hình tượng Quan Thế âm Bồ Tát của cô ấy.
Bâng khuâng chuyện cũ, tôi đã làm bài thơ này: “Ngày xưa anh đón em/ Nơi gác chuông chùa nọ/ Con chim nào qua đó/ Còn để dấu chân in… Anh một mình gọi nhỏ/ Chim ơi biết đâu tìm…”.
- Vì sao ông đã chọn cửa chùa để gửi cuộc đời mình vào đó và vì sao sau 10 năm lại chọn con đường hoàn tục?
+ Tôi vào chùa vì một biến cố cá nhân. Còn sau đó, khi đã trải qua ngần ấy năm trong cửa Thiền, tôi đã hiểu Thiền và quyết định hoàn tục với cái lý “người ta có thể tìm thấy chân lý của Thiền ngay trong cõi trần tục”.
- Ông đã từng nói mình trở thành nhà thơ là chuyện… đột dưng? Thời trẻ, ông đã ước vọng gì về tương lai?
+ Thời trẻ, bố tôi muốn tôi trở thành một người chiến sĩ có đủ chí khí và hiểu biết để phục vụ dân tộc. Nên lúc tôi mới 4 -5 tuổi, bập bẹ được câu (có thể nghe ai đó) “Đêm còn tối tít bóng anh hào”, và chỉ độc câu đó thôi, ông cụ khoái chí bảo “Tiếp nữa đi!”. Tôi lắc đầu.
Sau đó ông đã viết thêm 3 câu nữa để thành một bài thơ đầy nghĩa khí có ý kỳ vọng vào thằng con trai. Nhưng trước sau, tôi là một người nặng tình cảm, nên cuối cùng chả làm được gì thỏa nguyện ông cụ. Ngay từ 3 - 4 tuổi, tôi đã thấy thích cái cảm giác lâng lâng mỗi khi lên núi Phụng Hoàng, ngồi lặng hàng giờ nhìn ngắm đất trời mênh mông. Nếu bố tôi thấy cảnh này chắc ông tương tôi ngay.
- Thuở nhỏ, ông thích leo núi. Trong đời mình, ông đã chinh phục đỉnh núi nào đáng kể nhất?
+ Đó là “đỉnh thơ” Phạm Thiên Thư. Đến giờ này, tôi đã hoàn thành điều mà năm 20 tuổi mình đã ước nguyện là phải viết làm sao để tác phẩm của mình có thể sánh với những bộ sử thi đồ sộ của Ấn Độ xét về mặt… số lượng. Nếu hợp tác giữa nhà sách Cảo Thơm và tôi tiến triển tốt, toàn bộ tác phẩm của tôi sẽ được in, dung lượng tổng cộng lên đến 126.000 câu thơ.
- Ông là nhà thơ tình. Quan niệm của ông về tình yêu?
+ Chính tôi cũng không thể cắt nghĩa được tình yêu là gì. Nó có thể là một trạng thái tâm thần. Nhưng chính cái gì lung linh nhất lại là cái thật nhất. Có lẽ vì vậy mà trong đời mình, lúc hai người đã đi đến chỗ mến nhau thì tôi trốn chạy. Để còn cái gì luyến tiếc, rồi làm thơ!
- Trong “Động hoa vàng” ông đã vẽ nên một cảnh giới đầy huyễn mộng trong đó toàn sắc vàng của hoa và hoa. Ông bị ám ảnh màu vàng?
+ Ký ức là một thế giới tâm linh vĩnh cửu bất tuyệt. Thuở nhỏ, tôi thường theo bố tôi lên núi Phụng Hoàng, nơi ông mua hẳn nửa quả đồi để khai thác đá trắng. Trên đó có nhiều hoa dại màu vàng, vàng ngợp cả khu đồi đá trắng. Hồi đó, tôi thấy thích chứ không biết diễn đạt thế nào. Sau này, khi làm thơ, tôi chỉ khẽ lay động ký ức, rồi tự nó bật dậy.
- Sống giữa Sài Gòn đô hội và là người ít khi đi đâu xa, làm sao ông có thể viết nên những vần thơ đằm thắm và lung linh đến như vậy?
+ Có lẽ nhờ vào nguồn lực của Thiền. Mỗi lần cảm xúc đến, tôi khẽ nhắm mắt lại, thi tứ lại dâng tràn.
- Trong vòng 10 năm qua, ông có đến 30 đầu sách được in và tái bản. Ông đã dùng tiền nhuận bút vào việc gì?
+ Tôi chưa bao giờ sống bằng nhuận bút. Trong số sách đã tái bản và in mới, một phần có tiền của mẹ tôi, một phần của bạn bè bỏ ra giúp đỡ. Tiền phát hành được tôi dùng để đãi bạn bè cà phê!
- Khi về già, người ta thường sống trong hoài niệm. Ông có hay nhớ đến những “nàng thơ” của mình?
+ Tôi thường nghĩ về họ. Những người đẹp của lòng tôi thì dù đã thuộc về ai đó vẫn cứ nguyên khôi như thuở nào.
- Cám ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện thân tình này
Trần Văn Thưởng - Nguyễn Đức Vân
KhoaiLang post
Bàn ra tán vào (0)
Ngồi quán cà phê hoa vàng, hỏi chuyện tác giả: “Ngày xưa, Hoàng Thị”
Thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của “Ngày xưa Hoàng thị” không “ngủ yên” như nhiều người vẫn nghĩ.
Ngồi quán cà phê hoa vàng, hỏi chuyện tác giả: “Ngày xưa, Hoàng Thị”
Thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của “Ngày xưa Hoàng thị” không “ngủ yên” như nhiều người vẫn nghĩ. Trong cuộc trò chuyện ngay tại quán cà phê Hoa Vàng của thi sĩ, ông hớn hở “khoe” bài thơ tình mới nhất của mình và hứng khởi nói về thơ tình, những rung động đầu đời và những tâm sự riêng tư nhất.
Thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của “Ngày xưa Hoàng thị” không “ngủ yên” như nhiều người vẫn nghĩ. Năm nay 66 tuổi, ông vẫn còn làm thơ và đã vượt qua đỉnh núi cao nhất là “đỉnh thơ” của chính mình khi hoàn tất một trường thiên thơ có độ dài bằng bộ sử thi Ấn Độ.
Trong cuộc trò chuyện ngay tại quán cà phê Hoa Vàng của thi sĩ, ông hớn hở “khoe” bài thơ tình mới nhất của mình và hứng khởi nói về thơ tình, những rung động đầu đời và những tâm sự riêng tư nhất.
- Trong những bài thơ tình đầu tiên và có thể nói là hay nhất của ông, ông luôn gọi nhân vật trữ tình là “người em nhỏ”. Nàng thơ đó là ai vậy, là một người hay nhiều người?
+ Nói một cũng được, mà nói nhiều người hay không là ai cả đều không sai. Đó là hiện thân cho cái đẹp nửa hư, nửa thực của cuộc đời này mà tôi luôn đi tìm.
- Hỏi thật, ông đã thực sự có tình yêu lớn với một “người em nhỏ” nào chưa?
+ Tình yêu với tôi chỉ là tình cảm man mác thôi. Nó chỉ đẹp khi còn giữ khoảng cách. Thời tôi nổi danh với “Ngày xưa Hoàng thị”, nhiều cô tuổi độ trăng tròn mê tôi, nhưng rồi tôi chỉ coi họ là bạn hay là một cái gì đó tương tự như vậy.
- “Ngày xưa Hoàng thị” có phải là bài thơ tình đầu tiên của ông?
+ Không. Bài thơ đó nổi tiếng và ra đời trong khoảng thời gian tôi mới chập chững bước vào làng thơ nên nhiều người đã nghĩ như vậy. Còn bài thơ tình đầu tiên chính là bài “Vết chim bay” tôi viết năm 24 tuổi, lúc đã bước vào cửa chùa.
Năm đó, khi trở lại ngôi chùa mà gần 10 năm trước tôi đã gặp một cô nữ sinh vào đó học bài, thì tình cờ nhìn thấy nét phấn trắng tôi viết tên hai đứa vẫn còn in trên gác chuông. Chúng tôi chỉ quen nhau độ một tuần, rồi tự dưng cô ấy “biến mất” nhưng tôi cứ nhớ hoài vì khuôn mặt đẹp, thánh thiện như hình tượng Quan Thế âm Bồ Tát của cô ấy.
Bâng khuâng chuyện cũ, tôi đã làm bài thơ này: “Ngày xưa anh đón em/ Nơi gác chuông chùa nọ/ Con chim nào qua đó/ Còn để dấu chân in… Anh một mình gọi nhỏ/ Chim ơi biết đâu tìm…”.
- Vì sao ông đã chọn cửa chùa để gửi cuộc đời mình vào đó và vì sao sau 10 năm lại chọn con đường hoàn tục?
+ Tôi vào chùa vì một biến cố cá nhân. Còn sau đó, khi đã trải qua ngần ấy năm trong cửa Thiền, tôi đã hiểu Thiền và quyết định hoàn tục với cái lý “người ta có thể tìm thấy chân lý của Thiền ngay trong cõi trần tục”.
- Ông đã từng nói mình trở thành nhà thơ là chuyện… đột dưng? Thời trẻ, ông đã ước vọng gì về tương lai?
+ Thời trẻ, bố tôi muốn tôi trở thành một người chiến sĩ có đủ chí khí và hiểu biết để phục vụ dân tộc. Nên lúc tôi mới 4 -5 tuổi, bập bẹ được câu (có thể nghe ai đó) “Đêm còn tối tít bóng anh hào”, và chỉ độc câu đó thôi, ông cụ khoái chí bảo “Tiếp nữa đi!”. Tôi lắc đầu.
Sau đó ông đã viết thêm 3 câu nữa để thành một bài thơ đầy nghĩa khí có ý kỳ vọng vào thằng con trai. Nhưng trước sau, tôi là một người nặng tình cảm, nên cuối cùng chả làm được gì thỏa nguyện ông cụ. Ngay từ 3 - 4 tuổi, tôi đã thấy thích cái cảm giác lâng lâng mỗi khi lên núi Phụng Hoàng, ngồi lặng hàng giờ nhìn ngắm đất trời mênh mông. Nếu bố tôi thấy cảnh này chắc ông tương tôi ngay.
- Thuở nhỏ, ông thích leo núi. Trong đời mình, ông đã chinh phục đỉnh núi nào đáng kể nhất?
+ Đó là “đỉnh thơ” Phạm Thiên Thư. Đến giờ này, tôi đã hoàn thành điều mà năm 20 tuổi mình đã ước nguyện là phải viết làm sao để tác phẩm của mình có thể sánh với những bộ sử thi đồ sộ của Ấn Độ xét về mặt… số lượng. Nếu hợp tác giữa nhà sách Cảo Thơm và tôi tiến triển tốt, toàn bộ tác phẩm của tôi sẽ được in, dung lượng tổng cộng lên đến 126.000 câu thơ.
- Ông là nhà thơ tình. Quan niệm của ông về tình yêu?
+ Chính tôi cũng không thể cắt nghĩa được tình yêu là gì. Nó có thể là một trạng thái tâm thần. Nhưng chính cái gì lung linh nhất lại là cái thật nhất. Có lẽ vì vậy mà trong đời mình, lúc hai người đã đi đến chỗ mến nhau thì tôi trốn chạy. Để còn cái gì luyến tiếc, rồi làm thơ!
- Trong “Động hoa vàng” ông đã vẽ nên một cảnh giới đầy huyễn mộng trong đó toàn sắc vàng của hoa và hoa. Ông bị ám ảnh màu vàng?
+ Ký ức là một thế giới tâm linh vĩnh cửu bất tuyệt. Thuở nhỏ, tôi thường theo bố tôi lên núi Phụng Hoàng, nơi ông mua hẳn nửa quả đồi để khai thác đá trắng. Trên đó có nhiều hoa dại màu vàng, vàng ngợp cả khu đồi đá trắng. Hồi đó, tôi thấy thích chứ không biết diễn đạt thế nào. Sau này, khi làm thơ, tôi chỉ khẽ lay động ký ức, rồi tự nó bật dậy.
- Sống giữa Sài Gòn đô hội và là người ít khi đi đâu xa, làm sao ông có thể viết nên những vần thơ đằm thắm và lung linh đến như vậy?
+ Có lẽ nhờ vào nguồn lực của Thiền. Mỗi lần cảm xúc đến, tôi khẽ nhắm mắt lại, thi tứ lại dâng tràn.
- Trong vòng 10 năm qua, ông có đến 30 đầu sách được in và tái bản. Ông đã dùng tiền nhuận bút vào việc gì?
+ Tôi chưa bao giờ sống bằng nhuận bút. Trong số sách đã tái bản và in mới, một phần có tiền của mẹ tôi, một phần của bạn bè bỏ ra giúp đỡ. Tiền phát hành được tôi dùng để đãi bạn bè cà phê!
- Khi về già, người ta thường sống trong hoài niệm. Ông có hay nhớ đến những “nàng thơ” của mình?
+ Tôi thường nghĩ về họ. Những người đẹp của lòng tôi thì dù đã thuộc về ai đó vẫn cứ nguyên khôi như thuở nào.
- Cám ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện thân tình này
Trần Văn Thưởng - Nguyễn Đức Vân
KhoaiLang post