Xe cán chó
Ngồi trên “núi tiền” hàng nghìn tỷ USD, người già ở Nhật không biết làm gì với gia tài đang có
Một ngày mùa thu đẹp trời của năm 2015, ông Nakamura Takahashi đã ngoài 70 tuổi sống tại Abazu, một trong những khu giàu có và sang trọng nhất Tokyo
Không chỉ đứng trong top đầu thế giới về quy mô nền kinh tế, những người về hưu Nhật cũng giàu có nhất nhì trên thế giới.
Một ngày mùa thu đẹp trời của năm 2015, ông Nakamura Takahashi đã ngoài 70 tuổi sống tại Abazu, một trong những khu giàu có và sang trọng nhất Tokyo, bỗng nhiên nhìn thấy trong hộp thư của mình lá thư đến từ Nomura Holdings.
Bao thư được thiết kế không thể đẹp và sang trọng hơn. Bên trong là nội dung quảng cáo về dịch vụ quản lý tài sản mà Nomura Holdings cung cấp với lời hứa bảo mật cho đến mức tuyệt đối và mức phí áp dụng thấp đến đáng ngạc nhiên. Và rồi sau đó ít ngày, ông lại nhận được trong hòm thư gia đình của mình thêm nhiều thư đến từ các tập đoàn tài chính lớn khác với nhiều lời đề nghị hấp dẫn.
Không chỉ đứng trong top đầu thế giới về quy mô nền kinh tế, những người về hưu Nhật cũng giàu có nhất nhì trên thế giới. Thế nên, trong khi hàng tỷ người nghèo trên thế giới không biết làm sao kiếm cho đủ tiền để sống, thì những người già giàu có Nhật lại đau đầu vì không biết phải làm gì với tiền.
Từ xưa đến nay, theo truyền thống của Nhật, tài sản sẽ được dành lại cho con cái và một phần không nhỏ được dành cho từ thiện. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, thậm chí nhiều cặp vợ chồng không có con, cũng không duy trì mối quan hệ họ hàng thân thích với ai, họ cũng không biết cho ai tiền. Ngoài ra, trong gia đình, thường khi người cha người mẹ đã giàu có thì con cái cũng rất giỏi kiếm tiền, họ cũng không cần đến tiền của bố mẹ nữa.
Tổng số tiền mà người già Nhật đang nắm giữ được ước tính lên đến hàng nghìn tỷ USD đang được cất giấu trong tài khoản tiết kiệm tại các ngân hàng Nhật. Khối tài sản này thậm chí sẽ còn tăng hơn nữa trong những năm tới khi mà xu thế người Nhật ít sinh con hoặc không sinh con ngày một thịnh hành.
Và tất nhiên, với con mắt nhanh nhạy của các nhà làm tài chính, các tổ chức tài chính Nhật không bỏ qua cơ hội kiếm tiền béo bở này. Những năm gần đây, hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng hàng đầu của Nhật đua nhau cung cấp các dịch vụ tư vấn, quản lý tài sản thừa kế với hy vọng thu hút thêm đối tượng khách hàng mới đầy tiềm năng. Đó là Nomura Holdings, Daiwa Securities Group hay Mizuho Financial Group.
Theo lý giải của trưởng bộ phận quản lý tài sản thuộc Nomura Holdings, ông Naoshi Sakai, cho đến nay, quan hệ của Nomura Holdings với khách hàng chỉ diễn ra khi họ còn sống, khi khách hàng chết, quan hệ chấm dứt và đồng nghĩa ngân hàng cũng mất khách, khối tiền khổng lồ bị rút khỏi ngân hàng. Tuy nhiên trong chiến lược phát triển mới, ngân hàng muốn đặt mục tiêu quan hệ với khách hàng sẽ kéo dài đến cả đời con, cháu của người đó.
Quan điểm của công ty tư vấn McKinsey cũng cho thấy thông điệp tương tự. Theo McKinsey, khi mà dân số Nhật già và người trẻ sinh con ít đi, nếu chỉ có quan hệ với khách hàng hiện tại mà không có được quan hệ với họ hàng, con cháu của người đó, các ngân hàng sẽ ngày một khó khăn bởi dân số Nhật ngày một giảm.
Số liệu của Nomura Holdings cho thấy mỗi năm, tổng giá trị tài sản chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác ở Nhật lên đến 470 tỷ USD, tương đương với GDP của Nauy. Và con số này có xu thế tăng theo thời gian, nếu tính cả tài sản bất động sản, đến năm 2030, con số này sẽ là 660 tỷ USD. Và nếu tính gộp lượng tài sản được chuyển giao qua các thế hệ từ năm 2015 cho đến năm 2030, nó sẽ tương đương với tổng GDP của Nhật khoảng 4,7 nghìn tỷ USD.
Cũng trong những năm gần đây, nhiều cuộc hội thảo kín chỉ dành cho nhóm đối tượng rất ít những người giàu Nhật được tổ chức thường xuyên tại nhiều khách sạn sang trọng bậc nhất Tokyo. Người dân bình thường sẽ chẳng bao giờ biết được có những sự kiện như vậy diễn ra trong thành phố của mình. Trong những buổi đó, người ta ngồi lại với nhau để nghĩ cách sẽ làm gì với núi tiền mà họ có.
Trong suốt nhiều năm, ngân hàng Sumitomo Mitsui Trust Bank đã cung cấp dịch vụ quản lý tài sản thừa kế cho người giàu Nhật. Nhưng giờ đây, ngân hàng này đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều tổ chức tài chính khác. Các ngân hàng Nhật cũng không có nhiều lựa chọn ngoài việc phải thu hút đối tượng khách hàng này bởi lãi suất âm khiến lợi nhuận của họ sụt giảm mạnh, cùng lúc đó, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế tăng trưởng yếu.
Dân số Nhật đang suy giảm và già đi nhanh chóng. Chính phủ Nhật dự báo dân số Nhật sẽ giảm từ 127 triệu hiện nay xuống chỉ khoảng 80 triệu vào năm 2050. Và vào lúc đó, 40% dân số Nhật trên 65 tuổi trong khi đó tỷ lệ này của năm 2015 là 27%. Trong năm 2015, cứ 1000 người sống thì có 10,4 người chết trong khi con số đó vào năm 2010 là 9,5/1000 người.
Dù già nhanh như vậy nhưng người Nhật cực kỳ giàu. Những người trên 60 tuổi đang nắm khối tài sản khoảng 7 nghìn tỷ USD, theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ).
Chính phủ Nhật, tất nhiên, không chấp nhận việc người dân quá giàu như vậy. Họ đánh thuế cực cao để đảm bảo công bằng xã hội. Thuế thừa kế áp với người giàu lên đến 55%, cao nhất thế giới. Và ngưỡng chịu thuế đã được điều chỉnh giảm xuống mức 280 nghìn USD từ mức 471 nghìn USD trong năm 2015.
Trong khi đó tại Mỹ, phải được thừa kế đến 5,5 triệu USD người ta mới phải nộp mức thuế 40%. Nhiều nước trong đó có Trung Quốc và 15 nước thuộc OECD không áp thuế thừa kế.
Nhiều người Nhật giàu đến nỗi họ còn không biết họ có bao nhiêu tiền khi được nhân viên các tổ chức tài chính hỏi và thẩm định để làm sổ sách. Bà Linda Mackinate, một người về hưu 83 tuổi ở Tokyo cho biết: “Tôi hỏi chồng tôi về giấy tờ các tài sản mà gia đình có để cho ngân hàng xem trước khi ông ấy quá già và quên hết mọi chuyện. Dù ông ấy vẫn lái ô tô đi siêu thị chơi, đi đánh golf và du lịch đều đặn nhưng ông ấy chẳng biết gia đình có bao nhiêu tiền. Chúng tôi phải đề nghị nhân viên các ngân hàng báo cáo về số tiền chúng tôi đang gửi tại đó.”
Nhân viên tại công ty tài chính thuộc công ty chứng khoán Daiwa cho biết, nhiều khi họ phải cung cấp miễn phí dịch vụ quản lý tài sản cho người giàu khi họ sống và cả sau khi họ chết. Bởi công ty không kỳ vọng sẽ kiếm được tiền từ họ mà chỉ muốn họ không rút số tiền khổng lồ đó khỏi công ty.
(Báo Nhật)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Ngồi trên “núi tiền” hàng nghìn tỷ USD, người già ở Nhật không biết làm gì với gia tài đang có
Một ngày mùa thu đẹp trời của năm 2015, ông Nakamura Takahashi đã ngoài 70 tuổi sống tại Abazu, một trong những khu giàu có và sang trọng nhất Tokyo
Không chỉ đứng trong top đầu thế giới về quy mô nền kinh tế, những người về hưu Nhật cũng giàu có nhất nhì trên thế giới.
Một ngày mùa thu đẹp trời của năm 2015, ông Nakamura Takahashi đã ngoài 70 tuổi sống tại Abazu, một trong những khu giàu có và sang trọng nhất Tokyo, bỗng nhiên nhìn thấy trong hộp thư của mình lá thư đến từ Nomura Holdings.
Bao thư được thiết kế không thể đẹp và sang trọng hơn. Bên trong là nội dung quảng cáo về dịch vụ quản lý tài sản mà Nomura Holdings cung cấp với lời hứa bảo mật cho đến mức tuyệt đối và mức phí áp dụng thấp đến đáng ngạc nhiên. Và rồi sau đó ít ngày, ông lại nhận được trong hòm thư gia đình của mình thêm nhiều thư đến từ các tập đoàn tài chính lớn khác với nhiều lời đề nghị hấp dẫn.
Không chỉ đứng trong top đầu thế giới về quy mô nền kinh tế, những người về hưu Nhật cũng giàu có nhất nhì trên thế giới. Thế nên, trong khi hàng tỷ người nghèo trên thế giới không biết làm sao kiếm cho đủ tiền để sống, thì những người già giàu có Nhật lại đau đầu vì không biết phải làm gì với tiền.
Từ xưa đến nay, theo truyền thống của Nhật, tài sản sẽ được dành lại cho con cái và một phần không nhỏ được dành cho từ thiện. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, thậm chí nhiều cặp vợ chồng không có con, cũng không duy trì mối quan hệ họ hàng thân thích với ai, họ cũng không biết cho ai tiền. Ngoài ra, trong gia đình, thường khi người cha người mẹ đã giàu có thì con cái cũng rất giỏi kiếm tiền, họ cũng không cần đến tiền của bố mẹ nữa.
Tổng số tiền mà người già Nhật đang nắm giữ được ước tính lên đến hàng nghìn tỷ USD đang được cất giấu trong tài khoản tiết kiệm tại các ngân hàng Nhật. Khối tài sản này thậm chí sẽ còn tăng hơn nữa trong những năm tới khi mà xu thế người Nhật ít sinh con hoặc không sinh con ngày một thịnh hành.
Và tất nhiên, với con mắt nhanh nhạy của các nhà làm tài chính, các tổ chức tài chính Nhật không bỏ qua cơ hội kiếm tiền béo bở này. Những năm gần đây, hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng hàng đầu của Nhật đua nhau cung cấp các dịch vụ tư vấn, quản lý tài sản thừa kế với hy vọng thu hút thêm đối tượng khách hàng mới đầy tiềm năng. Đó là Nomura Holdings, Daiwa Securities Group hay Mizuho Financial Group.
Theo lý giải của trưởng bộ phận quản lý tài sản thuộc Nomura Holdings, ông Naoshi Sakai, cho đến nay, quan hệ của Nomura Holdings với khách hàng chỉ diễn ra khi họ còn sống, khi khách hàng chết, quan hệ chấm dứt và đồng nghĩa ngân hàng cũng mất khách, khối tiền khổng lồ bị rút khỏi ngân hàng. Tuy nhiên trong chiến lược phát triển mới, ngân hàng muốn đặt mục tiêu quan hệ với khách hàng sẽ kéo dài đến cả đời con, cháu của người đó.
Quan điểm của công ty tư vấn McKinsey cũng cho thấy thông điệp tương tự. Theo McKinsey, khi mà dân số Nhật già và người trẻ sinh con ít đi, nếu chỉ có quan hệ với khách hàng hiện tại mà không có được quan hệ với họ hàng, con cháu của người đó, các ngân hàng sẽ ngày một khó khăn bởi dân số Nhật ngày một giảm.
Số liệu của Nomura Holdings cho thấy mỗi năm, tổng giá trị tài sản chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác ở Nhật lên đến 470 tỷ USD, tương đương với GDP của Nauy. Và con số này có xu thế tăng theo thời gian, nếu tính cả tài sản bất động sản, đến năm 2030, con số này sẽ là 660 tỷ USD. Và nếu tính gộp lượng tài sản được chuyển giao qua các thế hệ từ năm 2015 cho đến năm 2030, nó sẽ tương đương với tổng GDP của Nhật khoảng 4,7 nghìn tỷ USD.
Cũng trong những năm gần đây, nhiều cuộc hội thảo kín chỉ dành cho nhóm đối tượng rất ít những người giàu Nhật được tổ chức thường xuyên tại nhiều khách sạn sang trọng bậc nhất Tokyo. Người dân bình thường sẽ chẳng bao giờ biết được có những sự kiện như vậy diễn ra trong thành phố của mình. Trong những buổi đó, người ta ngồi lại với nhau để nghĩ cách sẽ làm gì với núi tiền mà họ có.
Trong suốt nhiều năm, ngân hàng Sumitomo Mitsui Trust Bank đã cung cấp dịch vụ quản lý tài sản thừa kế cho người giàu Nhật. Nhưng giờ đây, ngân hàng này đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều tổ chức tài chính khác. Các ngân hàng Nhật cũng không có nhiều lựa chọn ngoài việc phải thu hút đối tượng khách hàng này bởi lãi suất âm khiến lợi nhuận của họ sụt giảm mạnh, cùng lúc đó, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế tăng trưởng yếu.
Dân số Nhật đang suy giảm và già đi nhanh chóng. Chính phủ Nhật dự báo dân số Nhật sẽ giảm từ 127 triệu hiện nay xuống chỉ khoảng 80 triệu vào năm 2050. Và vào lúc đó, 40% dân số Nhật trên 65 tuổi trong khi đó tỷ lệ này của năm 2015 là 27%. Trong năm 2015, cứ 1000 người sống thì có 10,4 người chết trong khi con số đó vào năm 2010 là 9,5/1000 người.
Dù già nhanh như vậy nhưng người Nhật cực kỳ giàu. Những người trên 60 tuổi đang nắm khối tài sản khoảng 7 nghìn tỷ USD, theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ).
Chính phủ Nhật, tất nhiên, không chấp nhận việc người dân quá giàu như vậy. Họ đánh thuế cực cao để đảm bảo công bằng xã hội. Thuế thừa kế áp với người giàu lên đến 55%, cao nhất thế giới. Và ngưỡng chịu thuế đã được điều chỉnh giảm xuống mức 280 nghìn USD từ mức 471 nghìn USD trong năm 2015.
Trong khi đó tại Mỹ, phải được thừa kế đến 5,5 triệu USD người ta mới phải nộp mức thuế 40%. Nhiều nước trong đó có Trung Quốc và 15 nước thuộc OECD không áp thuế thừa kế.
Nhiều người Nhật giàu đến nỗi họ còn không biết họ có bao nhiêu tiền khi được nhân viên các tổ chức tài chính hỏi và thẩm định để làm sổ sách. Bà Linda Mackinate, một người về hưu 83 tuổi ở Tokyo cho biết: “Tôi hỏi chồng tôi về giấy tờ các tài sản mà gia đình có để cho ngân hàng xem trước khi ông ấy quá già và quên hết mọi chuyện. Dù ông ấy vẫn lái ô tô đi siêu thị chơi, đi đánh golf và du lịch đều đặn nhưng ông ấy chẳng biết gia đình có bao nhiêu tiền. Chúng tôi phải đề nghị nhân viên các ngân hàng báo cáo về số tiền chúng tôi đang gửi tại đó.”
Nhân viên tại công ty tài chính thuộc công ty chứng khoán Daiwa cho biết, nhiều khi họ phải cung cấp miễn phí dịch vụ quản lý tài sản cho người giàu khi họ sống và cả sau khi họ chết. Bởi công ty không kỳ vọng sẽ kiếm được tiền từ họ mà chỉ muốn họ không rút số tiền khổng lồ đó khỏi công ty.
(Báo Nhật)