Cà Kê Dê Ngỗng

Ngôn ngữ Sài Gòn trong mắt một người con đất Bắc

Sài Gòn mới hình thành từ thế kỷ 17, so với Hà Nội ngàn năm văn hiến thì ngắn hơn, nhưng Sài Gòn lại có những nét văn hóa thật dễ thương.

 Qua những cuộc di vào Nam suốt mấy trăm năm nay, đến vùng “Đất lành chim đậu”, có những điều không bị mai một đi mà con người còn làm đẹp hơn lên. Rồi “Đất phương Nam” an bình, phì nhiêu lại có thêm người Hoa, người Ấn đến sinh sống, tạo nên một miền đất đa sắc tộc sống chan hòa bên nhau.

Tết vừa rồi tôi có dịp trở lại Hà Nội, bạn bè anh em lâu ngày gặp nhau, câu đầu tiên “tay bắt, mặt mừng” là: “Hi, xin chào anh Hai Sài Gòn”, rồi những người đến sau cũng lại chào tôi là: “Anh Hai Sài Gòn mới ra hả”. Có chuyện gì muốn kết luận lại “anh Hai Sài Gòn cho ý kiến”, và tất nhiên cuối buổi nhậu nhiệm vụ của anh Hai Sài Gòn là… thanh toán. Phải chi tiền mà cũng thấy sướng cái bụng, bởi thấy cái tên “anh Hai Sài Gòn” mà bạn bè gọi tôi, tôi cũng thấy hay hay và có chút tự hào nữa.

Ngôn ngữ Sài Gòn trong mắt một người con đất Bắc

(Ảnh: Thanh Binh, kul.vn)

Có người hỏi:

– Tại sao có “anh Hai Sài Gòn” mà không có “anh Hai Hà Nội” nhỉ?

Tôi sực nhớ lại một thời đã có nhiều người đưa ra những giả thiết về cái tên gọi “anh Hai, chị Hai”, trong đó tôi nhớ có một giả thiết khá hợp lý và mang tính nhân văn cao.

Tôi kể họ nghe:

– Ngày xưa phương Nam của đất nước mình đất rộng người thưa, cò bay thẳng cánh, nên dân tứ xứ kéo vào sinh sống, làm ăn. Mà các cụ xưa người Bắc thì rất “tôn ti trật tự”, có nghĩa là trong nhà, ai có đi đâu thì đi nhưng chỉ những đứa con thứ! Người con cả (anh Cả) phải ở lại chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ già, trông coi đất đai, thờ phụng tổ tiên… Những người con thứ vào Nam, họ làm ăn phát đạt, sinh con đẻ cái, cháu con đề huề nhưng họ luôn nhớ về tổ tiên, cha mẹ và nhớ tới người anh cả của dòng họ ở lại ngoài Bắc. Vậy nên khi sinh ra những đứa con đầu lòng, họ không gọi là “anh Cả” mà gọi là “anh Hai” để tránh “phạm húy”. Rồi từ “anh Hai, chị Hai” gọi riết từ đời này sang đời khác thì người ta hiểu đó chính là “anh Cả, chị Cả” trong nhà. Thật là nhân văn, đúng hông?

Cả đám bạn bè vỗ tay tâm đắc: “Các cụ nhà mình trong đó quá hay”. Tôi được thể nói luôn: “Ở trỏng người ta vậy cả mà”.

Có anh bạn trẻ cuối bàn hình như lần đầu nghe câu chuyện “anh Hai, chị Hai” thấy thú vị quá, cầm ly bia to tướng đi lại bắt tay và kêu: “Trăm phần trăm đi anh Hai Sài Gòn!”, tôi “chơi luôn”, nhưng rồi cậu lại hứng lên: “Xin mời anh Hai Sài Gòn cốc nữa”. Tôi buột miệng: “Bình tĩnh đã cưng”. Một tiếng xuýt xoa phía góc bàn: “Lại một từ cưng, nghe hay nhất trong ngày rồi anh Hai Sài Gòn ơi, dzô đi”.

Vô Nam sinh sống lâu năm rồi, những từ “dễ thương” ấy cứ nhập vào gia đình tôi từ lúc nào không hay. Các con tôi nhiều khi gọi nhau bằng “cưng ơi, cưng à”, mẹ nó cũng gọi các con “cưng à, cưng ơi”. Tôi còn nhớ có lần cậu con trai nhỏ của tôi có chuyện nghịch ngợm gì đó, bị mẹ rầy la, chị gái nó lại vỗ vỗ nhẹ vai em: “Chị Hai bảo cưng của chị nè, lần sau đừng vậy nữa nghe cưng, cưng hổng sợ ba mẹ buồn sao?” Rồi một tiếng “Dạ” nhè nhẹ trong tiếng sụt sùi. Nói như vậy thì làm sao thằng em không nghe cho được, tôi nghe mà cũng thấy mát lạnh trong lòng.

Ngày xưa lúc còn sống ở Hà Nội tôi cũng đã được nghe từ “cưng” này, nhưng trong những hoàn cảnh hình như khác, như “Bà ấy cưng con chó quá” hoặc “Cậu ấm ấy là con cưng của nhà đại gia”… chứ không phải người ta dùng từ “Cưng” để gọi nhau như ở Sài Gòn. Tiếng “cưng” ở đây nghe nó tự nhiên, đằm thắm và dễ thương làm sao.


Khung cảnh nhìn từ trong một quán giải khát điển hình của khu vực Chợ Lớn, nơi phục vụ trà xanh, nước mía… cho người qua đường. (Ảnh qua saigoneer.com)

Tất nhiên, đã là xã hội thì sẽ có người này người nọ, lúc này lúc nọ nhưng những câu xã giao thân tình với cái giọng của người Sài Gòn dễ thương thật. Vào các cửa hàng thấy cách đón tiếp chào mời trong mua bán giữa khách và cô bán hàng: “Hàng này đồ thiệt hôn cưng?”; “Thiệt mà, thưa cô”… Người nghe cũng thấy nhẹ lòng. Đi ngoài đường, nếu vô tình ta quên gạt chân chống xe máy, ta sẽ được một cô, cậu thanh niên nhắc rất nhẹ, đủ nghe: “Cô/chú ơi, gạt chân chống” và một lời đáp lại: “Cảm ơn nha”. Nghe mà thấy vui.

Cuộc sống muôn vẻ, cuộc sống còn nhiều bộn bề, lo toan, nhưng cuộc sống cũng rất cần cái hương vị dịu dàng tưởng chừng như thường tình, vô vị, nhưng không phải vậy. Bởi vì từ những đứa trẻ mới lọt lòng cũng đã thích nghe những lời ru nhẹ nhàng êm ái của bà, của mẹ để đi vào giấc ngủ, cho đến khi tuổi cao sức yếu, gần đất xa trời, con người vẫn mong nhận được những lời nói dịu ngọt của con cái, người thân và bạn bè. Ngôn ngữ của người Sài Gòn nghe đã thiệt.

Hoàng Thạch  VVB chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ngôn ngữ Sài Gòn trong mắt một người con đất Bắc

Sài Gòn mới hình thành từ thế kỷ 17, so với Hà Nội ngàn năm văn hiến thì ngắn hơn, nhưng Sài Gòn lại có những nét văn hóa thật dễ thương.

 Qua những cuộc di vào Nam suốt mấy trăm năm nay, đến vùng “Đất lành chim đậu”, có những điều không bị mai một đi mà con người còn làm đẹp hơn lên. Rồi “Đất phương Nam” an bình, phì nhiêu lại có thêm người Hoa, người Ấn đến sinh sống, tạo nên một miền đất đa sắc tộc sống chan hòa bên nhau.

Tết vừa rồi tôi có dịp trở lại Hà Nội, bạn bè anh em lâu ngày gặp nhau, câu đầu tiên “tay bắt, mặt mừng” là: “Hi, xin chào anh Hai Sài Gòn”, rồi những người đến sau cũng lại chào tôi là: “Anh Hai Sài Gòn mới ra hả”. Có chuyện gì muốn kết luận lại “anh Hai Sài Gòn cho ý kiến”, và tất nhiên cuối buổi nhậu nhiệm vụ của anh Hai Sài Gòn là… thanh toán. Phải chi tiền mà cũng thấy sướng cái bụng, bởi thấy cái tên “anh Hai Sài Gòn” mà bạn bè gọi tôi, tôi cũng thấy hay hay và có chút tự hào nữa.

Ngôn ngữ Sài Gòn trong mắt một người con đất Bắc

(Ảnh: Thanh Binh, kul.vn)

Có người hỏi:

– Tại sao có “anh Hai Sài Gòn” mà không có “anh Hai Hà Nội” nhỉ?

Tôi sực nhớ lại một thời đã có nhiều người đưa ra những giả thiết về cái tên gọi “anh Hai, chị Hai”, trong đó tôi nhớ có một giả thiết khá hợp lý và mang tính nhân văn cao.

Tôi kể họ nghe:

– Ngày xưa phương Nam của đất nước mình đất rộng người thưa, cò bay thẳng cánh, nên dân tứ xứ kéo vào sinh sống, làm ăn. Mà các cụ xưa người Bắc thì rất “tôn ti trật tự”, có nghĩa là trong nhà, ai có đi đâu thì đi nhưng chỉ những đứa con thứ! Người con cả (anh Cả) phải ở lại chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ già, trông coi đất đai, thờ phụng tổ tiên… Những người con thứ vào Nam, họ làm ăn phát đạt, sinh con đẻ cái, cháu con đề huề nhưng họ luôn nhớ về tổ tiên, cha mẹ và nhớ tới người anh cả của dòng họ ở lại ngoài Bắc. Vậy nên khi sinh ra những đứa con đầu lòng, họ không gọi là “anh Cả” mà gọi là “anh Hai” để tránh “phạm húy”. Rồi từ “anh Hai, chị Hai” gọi riết từ đời này sang đời khác thì người ta hiểu đó chính là “anh Cả, chị Cả” trong nhà. Thật là nhân văn, đúng hông?

Cả đám bạn bè vỗ tay tâm đắc: “Các cụ nhà mình trong đó quá hay”. Tôi được thể nói luôn: “Ở trỏng người ta vậy cả mà”.

Có anh bạn trẻ cuối bàn hình như lần đầu nghe câu chuyện “anh Hai, chị Hai” thấy thú vị quá, cầm ly bia to tướng đi lại bắt tay và kêu: “Trăm phần trăm đi anh Hai Sài Gòn!”, tôi “chơi luôn”, nhưng rồi cậu lại hứng lên: “Xin mời anh Hai Sài Gòn cốc nữa”. Tôi buột miệng: “Bình tĩnh đã cưng”. Một tiếng xuýt xoa phía góc bàn: “Lại một từ cưng, nghe hay nhất trong ngày rồi anh Hai Sài Gòn ơi, dzô đi”.

Vô Nam sinh sống lâu năm rồi, những từ “dễ thương” ấy cứ nhập vào gia đình tôi từ lúc nào không hay. Các con tôi nhiều khi gọi nhau bằng “cưng ơi, cưng à”, mẹ nó cũng gọi các con “cưng à, cưng ơi”. Tôi còn nhớ có lần cậu con trai nhỏ của tôi có chuyện nghịch ngợm gì đó, bị mẹ rầy la, chị gái nó lại vỗ vỗ nhẹ vai em: “Chị Hai bảo cưng của chị nè, lần sau đừng vậy nữa nghe cưng, cưng hổng sợ ba mẹ buồn sao?” Rồi một tiếng “Dạ” nhè nhẹ trong tiếng sụt sùi. Nói như vậy thì làm sao thằng em không nghe cho được, tôi nghe mà cũng thấy mát lạnh trong lòng.

Ngày xưa lúc còn sống ở Hà Nội tôi cũng đã được nghe từ “cưng” này, nhưng trong những hoàn cảnh hình như khác, như “Bà ấy cưng con chó quá” hoặc “Cậu ấm ấy là con cưng của nhà đại gia”… chứ không phải người ta dùng từ “Cưng” để gọi nhau như ở Sài Gòn. Tiếng “cưng” ở đây nghe nó tự nhiên, đằm thắm và dễ thương làm sao.


Khung cảnh nhìn từ trong một quán giải khát điển hình của khu vực Chợ Lớn, nơi phục vụ trà xanh, nước mía… cho người qua đường. (Ảnh qua saigoneer.com)

Tất nhiên, đã là xã hội thì sẽ có người này người nọ, lúc này lúc nọ nhưng những câu xã giao thân tình với cái giọng của người Sài Gòn dễ thương thật. Vào các cửa hàng thấy cách đón tiếp chào mời trong mua bán giữa khách và cô bán hàng: “Hàng này đồ thiệt hôn cưng?”; “Thiệt mà, thưa cô”… Người nghe cũng thấy nhẹ lòng. Đi ngoài đường, nếu vô tình ta quên gạt chân chống xe máy, ta sẽ được một cô, cậu thanh niên nhắc rất nhẹ, đủ nghe: “Cô/chú ơi, gạt chân chống” và một lời đáp lại: “Cảm ơn nha”. Nghe mà thấy vui.

Cuộc sống muôn vẻ, cuộc sống còn nhiều bộn bề, lo toan, nhưng cuộc sống cũng rất cần cái hương vị dịu dàng tưởng chừng như thường tình, vô vị, nhưng không phải vậy. Bởi vì từ những đứa trẻ mới lọt lòng cũng đã thích nghe những lời ru nhẹ nhàng êm ái của bà, của mẹ để đi vào giấc ngủ, cho đến khi tuổi cao sức yếu, gần đất xa trời, con người vẫn mong nhận được những lời nói dịu ngọt của con cái, người thân và bạn bè. Ngôn ngữ của người Sài Gòn nghe đã thiệt.

Hoàng Thạch  VVB chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm