Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Người Âu có mặt ở TQ trước cả Marco Polo hàng thế kỷ
Trung Quốc và phương Tây đã có liên hệ hơn 1.500 năm trước khi Marco Polo tới Trung Quốc, các phát hiện mới cho thấy.
Image caption Các nghệ nhân Hy Lạp có thể đã dạy những người làm ra Đội quân đất nung này
Trung Quốc và phương Tây đã có liên hệ hơn 1.500 năm trước khi Marco Polo tới Trung Quốc, các phát hiện mới cho thấy.
Các nhà khảo cổ cho biết cảm hứng để làm ra Đội quân đất nung được khai quật tại mộ của Vị hoàng đế Trung Quốc đầu tiên gần Tây An ngày nay, có thể là từ Hy Lạp cổ đại.
Họ nói các nghệ nhân Hy Lạp cổ đại có thể đã dạy cho người dân địa phương vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên.
Hành trình của Marco Polo tới Trung Quốc vào thế kỷ thứ 13 được cho là hành trình đầu tiên của một người từ châu Âu.
"Nay chúng ta có những bằng chứng rằng có liên hệ mật thiết giữa Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc với phương Tây trước khi chính thức có Con đường Tơ lụa. Liên hệ này sớm hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nghĩ trước đây," nhà khảo cổ Lý Tú Chân từ Bảo tàng Lăng Tần Thủy Hoàng, nói.
Một nghiên cứu khác cho thấy nhóm ty thể DNA đặc trưng của người châu Âu, được tìm thấy tại một số địa điểm ở tỉnh Tân Cương ở cực tây Trung Quốc cho thấy người phương Tây có thể đã định cư, sinh sống và chết tại đây trước và trong thời gian
Tần Thủy Hoàng ngự trị.
Những người nông dân đầu tiên phát hiện đội quân đất nung gồm 8.000 tượng được chôn cách mộ của Tần Thủy Hoàng gần một dặm hồi năm 1974.
Tuy nhiên không có truyền thống nặn tượng người đúng bằng cỡ thật tại Trung Quốc trước khi mộ được xây. Những bức tượng trước đó chỉ đơn giản là những tượng nhỏ cao chừng 20cm.
Giải thích tại sao lại có thay đổi lớn như vậy về kỹ năng và kiểu cách, tiến sĩ Lý Tú Chân tin rằng ảnh hưởng này phải tới từ bên ngoài Trung Quốc.
"Chúng tôi nay cho rằng Đội quân đất nung, những người nhào lộn và các tượng đồng được tìm thấy tại địa điểm này đã được lấy cảm hứng từ nghệ thuật và tượng Hy Lạp cổ đại," bà nói.
Giáo sư Lukas Nickel từ Đại học tổng hợp Vienna cho biết những bức tượng người nhào lộn xiếc mới tìm thấy gần đây tại Lăng Tần Thủy Hoàng là bằng chứng ủng hộ cho thuyết này.
Image caption Những phát hiện được giới thiệu trong một chương trình của BBC
Ông tin rằng vị Hoàng đế đầu tiên đã bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của các tượng Hy Lạp ở Trung Á vào thế kỷ theo sau Đại đế Alexander, người qua đời năm 323 trước Công nguyên.
"Tôi hình dung là một nhà điêu khắc Hy Lạp có thể đã có mặt tại đây và đào tạo người dân địa phương," ông nói.
Những phát hiện khác bao gồm bằng chứng mới rằng tổ hợp lăng mộ Tần Thủy Hoàng lớn hơn rất nhiều so với những gì người ta vẫn tưởng và lớn gấp 200 lần so với Thung lung các vị vua Ai Cập.
Những bằng chứng này cũng bao gồm những gì còn lại từ thi thể bị cắt xẻ của phụ nữ mà người ta tin là các phi tần cao cấp của Hoàng đế, và sọ của một người đàn ông với một mũi tên cắm vào đó.
Sọ người này được tin là của người con trai cả của Tần Thủy Hoàng mà người ta cho là đã bị chết cùng những người khác trong cuộc tranh giành quyền lực sau cái chết của Tần Thủy Hoàng.
( BBC )
Image caption Các nghệ nhân Hy Lạp có thể đã dạy những người làm ra Đội quân đất nung này
Trung Quốc và phương Tây đã có liên hệ hơn 1.500 năm trước khi Marco Polo tới Trung Quốc, các phát hiện mới cho thấy.
Các nhà khảo cổ cho biết cảm hứng để làm ra Đội quân đất nung được khai quật tại mộ của Vị hoàng đế Trung Quốc đầu tiên gần Tây An ngày nay, có thể là từ Hy Lạp cổ đại.
Họ nói các nghệ nhân Hy Lạp cổ đại có thể đã dạy cho người dân địa phương vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên.
Hành trình của Marco Polo tới Trung Quốc vào thế kỷ thứ 13 được cho là hành trình đầu tiên của một người từ châu Âu.
"Nay chúng ta có những bằng chứng rằng có liên hệ mật thiết giữa Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc với phương Tây trước khi chính thức có Con đường Tơ lụa. Liên hệ này sớm hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nghĩ trước đây," nhà khảo cổ Lý Tú Chân từ Bảo tàng Lăng Tần Thủy Hoàng, nói.
Một nghiên cứu khác cho thấy nhóm ty thể DNA đặc trưng của người châu Âu, được tìm thấy tại một số địa điểm ở tỉnh Tân Cương ở cực tây Trung Quốc cho thấy người phương Tây có thể đã định cư, sinh sống và chết tại đây trước và trong thời gian
Tần Thủy Hoàng ngự trị.
Những người nông dân đầu tiên phát hiện đội quân đất nung gồm 8.000 tượng được chôn cách mộ của Tần Thủy Hoàng gần một dặm hồi năm 1974.
Tuy nhiên không có truyền thống nặn tượng người đúng bằng cỡ thật tại Trung Quốc trước khi mộ được xây. Những bức tượng trước đó chỉ đơn giản là những tượng nhỏ cao chừng 20cm.
Giải thích tại sao lại có thay đổi lớn như vậy về kỹ năng và kiểu cách, tiến sĩ Lý Tú Chân tin rằng ảnh hưởng này phải tới từ bên ngoài Trung Quốc.
"Chúng tôi nay cho rằng Đội quân đất nung, những người nhào lộn và các tượng đồng được tìm thấy tại địa điểm này đã được lấy cảm hứng từ nghệ thuật và tượng Hy Lạp cổ đại," bà nói.
Giáo sư Lukas Nickel từ Đại học tổng hợp Vienna cho biết những bức tượng người nhào lộn xiếc mới tìm thấy gần đây tại Lăng Tần Thủy Hoàng là bằng chứng ủng hộ cho thuyết này.
Image caption Những phát hiện được giới thiệu trong một chương trình của BBC
Ông tin rằng vị Hoàng đế đầu tiên đã bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của các tượng Hy Lạp ở Trung Á vào thế kỷ theo sau Đại đế Alexander, người qua đời năm 323 trước Công nguyên.
"Tôi hình dung là một nhà điêu khắc Hy Lạp có thể đã có mặt tại đây và đào tạo người dân địa phương," ông nói.
Những phát hiện khác bao gồm bằng chứng mới rằng tổ hợp lăng mộ Tần Thủy Hoàng lớn hơn rất nhiều so với những gì người ta vẫn tưởng và lớn gấp 200 lần so với Thung lung các vị vua Ai Cập.
Những bằng chứng này cũng bao gồm những gì còn lại từ thi thể bị cắt xẻ của phụ nữ mà người ta tin là các phi tần cao cấp của Hoàng đế, và sọ của một người đàn ông với một mũi tên cắm vào đó.
Sọ người này được tin là của người con trai cả của Tần Thủy Hoàng mà người ta cho là đã bị chết cùng những người khác trong cuộc tranh giành quyền lực sau cái chết của Tần Thủy Hoàng.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Người Âu có mặt ở TQ trước cả Marco Polo hàng thế kỷ
Trung Quốc và phương Tây đã có liên hệ hơn 1.500 năm trước khi Marco Polo tới Trung Quốc, các phát hiện mới cho thấy.
Image caption Các nghệ nhân Hy Lạp có thể đã dạy những người làm ra Đội quân đất nung này
Trung Quốc và phương Tây đã có liên hệ hơn 1.500 năm trước khi Marco Polo tới Trung Quốc, các phát hiện mới cho thấy.
Các nhà khảo cổ cho biết cảm hứng để làm ra Đội quân đất nung được khai quật tại mộ của Vị hoàng đế Trung Quốc đầu tiên gần Tây An ngày nay, có thể là từ Hy Lạp cổ đại.
Họ nói các nghệ nhân Hy Lạp cổ đại có thể đã dạy cho người dân địa phương vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên.
Hành trình của Marco Polo tới Trung Quốc vào thế kỷ thứ 13 được cho là hành trình đầu tiên của một người từ châu Âu.
"Nay chúng ta có những bằng chứng rằng có liên hệ mật thiết giữa Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc với phương Tây trước khi chính thức có Con đường Tơ lụa. Liên hệ này sớm hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nghĩ trước đây," nhà khảo cổ Lý Tú Chân từ Bảo tàng Lăng Tần Thủy Hoàng, nói.
Một nghiên cứu khác cho thấy nhóm ty thể DNA đặc trưng của người châu Âu, được tìm thấy tại một số địa điểm ở tỉnh Tân Cương ở cực tây Trung Quốc cho thấy người phương Tây có thể đã định cư, sinh sống và chết tại đây trước và trong thời gian
Tần Thủy Hoàng ngự trị.
Những người nông dân đầu tiên phát hiện đội quân đất nung gồm 8.000 tượng được chôn cách mộ của Tần Thủy Hoàng gần một dặm hồi năm 1974.
Tuy nhiên không có truyền thống nặn tượng người đúng bằng cỡ thật tại Trung Quốc trước khi mộ được xây. Những bức tượng trước đó chỉ đơn giản là những tượng nhỏ cao chừng 20cm.
Giải thích tại sao lại có thay đổi lớn như vậy về kỹ năng và kiểu cách, tiến sĩ Lý Tú Chân tin rằng ảnh hưởng này phải tới từ bên ngoài Trung Quốc.
"Chúng tôi nay cho rằng Đội quân đất nung, những người nhào lộn và các tượng đồng được tìm thấy tại địa điểm này đã được lấy cảm hứng từ nghệ thuật và tượng Hy Lạp cổ đại," bà nói.
Giáo sư Lukas Nickel từ Đại học tổng hợp Vienna cho biết những bức tượng người nhào lộn xiếc mới tìm thấy gần đây tại Lăng Tần Thủy Hoàng là bằng chứng ủng hộ cho thuyết này.
Image caption Những phát hiện được giới thiệu trong một chương trình của BBC
Ông tin rằng vị Hoàng đế đầu tiên đã bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của các tượng Hy Lạp ở Trung Á vào thế kỷ theo sau Đại đế Alexander, người qua đời năm 323 trước Công nguyên.
"Tôi hình dung là một nhà điêu khắc Hy Lạp có thể đã có mặt tại đây và đào tạo người dân địa phương," ông nói.
Những phát hiện khác bao gồm bằng chứng mới rằng tổ hợp lăng mộ Tần Thủy Hoàng lớn hơn rất nhiều so với những gì người ta vẫn tưởng và lớn gấp 200 lần so với Thung lung các vị vua Ai Cập.
Những bằng chứng này cũng bao gồm những gì còn lại từ thi thể bị cắt xẻ của phụ nữ mà người ta tin là các phi tần cao cấp của Hoàng đế, và sọ của một người đàn ông với một mũi tên cắm vào đó.
Sọ người này được tin là của người con trai cả của Tần Thủy Hoàng mà người ta cho là đã bị chết cùng những người khác trong cuộc tranh giành quyền lực sau cái chết của Tần Thủy Hoàng.
( BBC )