Đoạn Đường Chiến Binh
Người Bạn - Vũ Nam
Quê bạn ở Long Hải (LH), quê tôi ở Phước Hải (PH). Hai làng cùng nằm trên bờ biển của tỉnh Phước Tuy (PT). Trong chiến tranh, làng bạn yên tĩnh hơn làng tôi.
Mỗi người mỗi ngả, tôi và bạn đứt liên lạc khá lâu, từ khi tôi phải
ra Nha Trang để thụ huấn cho chương trình học của Không Quân. Rồi sau
‚châu cũng về hiệp phố’. Khi tôi đang học ở trường Sinh Ngữ Quân đội ở
Sài Gòn khoảng đầu năm 1974, chúng tôi lại gặp nhau khoảng một tháng một
lần. Vì cứ mỗi tháng một lần, tôi hay về thăm gia đình, nhân dịp này
tôi đi tìm thăm bạn luôn. Lúc này bạn là lính Địa Phương Quân (ĐPQ) đang
rày đây mai đó trong phạm vi tỉnh PT. Tôi mượn chiếc Honda của anh rể
hoặc chị ruột để đi thăm bạn. Chạy đến nơi bạn đóng quân, chở bạn đi
chơi vòng vòng, ăn uống rồi chiều thả bạn xuống lại nơi đóng quân, rồi
tôi phải vọt lẹ về Bà Rịa để chuẩn bị về lại Sài Gòn.
Vũ Nam (Germany)
hung-viet.org
Tân Sơn Hòa chuyển
Tôi có người bạn thân của năm học đệ tứ trường Sĩ Tải, Bà
Rịa (BR). Đã 45, 46 năm rồi, cả hai đều đã già. Bạn còn già hơn tôi vì
bạn lớn hơn tôi một tuổi, và hiện còn đang ở quê nhà, hứng chịu gió
biển, những ngọn gió nồm, và hứng chịu những cơn nắng rát da mỗi ngày.
Quê bạn ở Long Hải (LH), quê tôi ở Phước Hải (PH). Hai làng cùng
nằm trên bờ biển của tỉnh Phước Tuy (PT). Trong chiến tranh, làng bạn
yên tĩnh hơn làng tôi. Cả hai chúng tôi đều phải về thị xã Bà Rịa để trọ
học. Năm đệ ngũ bạn học lớp sáng, tôi lớp chiều, nên không gặp. Đến năm
đệ tứ bạn xin vô lớp học chiều, và kể từ thời điểm đó chúng tôi dần dà
kết bạn và thân nhau.
Nhà bạn ở trọ là cuối con đường Phan Thanh Giản, nơi gần giáp mặt
nước của con sông Dinh chảy về hướng làng Bến Xúc. Lúc này tôi ở trong
căn nhà do người chị mướn, sau Đình Phước Lễ. Buổi sáng ngày thường
chúng tôi ít gặp vì bài vở, buổi chiều đã gặp nhau trong lớp. Chúng tôi
thường thường gặp nhau nhiều vào cuối tuần, trừ khi nào một trong hai
thằng phải về quê ở PH hoặc LH thăm gia đình.
Do chưa có nhu cầu hay áp lực phải học cho dữ, cho nhất nhì lớp,
như sau này khi học ở Sài Gòn, vì sợ rớt phải đi lính nên học rất nhiều,
nên khi đó, tụi tôi chỉ là những học sinh trung bình. Nhưng rồi chúng
tôi cũng đều phải đi lính vì khi đến tuổi 18 cũng là năm của Mùa Hè Đỏ
Lửa, năm của Tổng động viên. Tôi, con trai duy nhứt (có chị em gái)
trong gia đình cũng phải đi lính. Những năm trước đó hình như được hoãn.
Nhà bạn ở trọ là một nhà làm ăn rất khá. Căn nhà lớn, đông anh chị
em. Chắc hai gia đình của bạn và gia đình bạn ở trọ thân nhau lắm nên
mỗi khi đến chơi tôi thấy họ rất thân thiện với bạn, sau này tất cả anh
chị em trong nhà cũng thân thiện với tôi luôn. Trong nhà có chị M. Lúc
đó thấy chị đẹp và vui vẻ khi trò chuyện với chúng tôi, dù chỉ là những
lời thăm hỏi ngắn ngủi. Hai em trai của chị, khoảng dưới tuổi tụi tôi
hai ba năm cũng rất vui vẻ tiếp chuyện, mỗi khi tôi đến thăm bạn. Vì con
nhà khá giả nên chị M. ăn bận rất trau chuốt, cộng khuôn mặt và thân
hình đẹp, nên chị được xem là người đẹp của đất BR.
Nhưng với bạn, hình như chuyện những người trong gia đình này không
quan trọng. Vì nếu không có bà con xa gần, thì việc đóng tiền cơm nước
đàng hoàng cho nhà bạn ở trọ cũng làm bạn cứ yên tâm chơi và học chớ có
chuyện gì phải lo lắng. Chuyện quan trọng với bạn lúc bấy giờ tôi thấy
hình như ngoài việc học, bạn quan tâm đến cô nữ sinh tên H., nhà ở cạnh
nhà bạn. Dù bạn không nói ra nhưng ở tuổi của năm đệ tứ này tôi cũng
biết bạn đã ‚phải lòng’ cô hàng xóm. H. học ở trường Châu Văn Tiếp, bằng
lớp tụi tôi. Hằng ngày đi học H. mặc chiếc áo dài trắng, không như nữ
sinh ở trường Sĩ Tải chúng tôi, đi học mặc áo bà ba trắng, quần đen. H.
có nước da thật trắng, người mảnh khảnh, trong khi bạn tôi nước da ngâm,
người có vẻ của người dân miền biển. Qua những lần nói chuyện giữa ba
người tôi có nhận xét H. chỉ quý mến bạn tôi nhưng chắc chắn là con tim
H. chưa rung động với tình cảm xa gần mà bạn tôi đã ngấm ngầm trao cho
H. Biết chừng đâu con tim H. đã rung động với một ai đó trong trường,
trong lớp hay trong thị xã Bà Rịa này rồi, và bạn tôi chỉ là kẻ ngoài
ranh, ngoài rìa. Người học sinh nam hàng xóm chỉ giúp cô chuyện trò giải
sầu sau những lúc cô miệt mài với sách vở hay những việc nhà của cô,
hay những lúc cô buồn vì chuyện đâu đâu, mà cần có một người để tâm sự.
Bởi vậy nên chuyện tình của bạn với cô nữ sinh hàng xóm không đi đến đâu, dù bạn ở đó đến bốn năm năm học.
Cuối tuần khi đến với bạn, nếu nhằm buổi sáng buổi trưa thì tụi tôi
hay ngồi nhà, ra trước sân nói chuyện, hay qua nhà cô H. hàng xóm. Còn
nếu là xế chiều, thường chúng tôi hay tản bộ dọc con đường Phan Thanh
Giản để đi lại quán chè Thanh Cảnh, nằm ở góc đường Phanh Thanh Giản và
con đường đi về cổng trường Sĩ Tải, gần khu phố lầu của bà Giáo Linh để
vừa ăn chè vừa nói chuyện.
Quán chè nhỏ, chủ quán bắt những tấm ván trên đường mương cho nước
chảy ở hai bên đường và đặt trên đó những bàn ghế nho nhỏ theo một hàng
dài kéo qua mặt tiền của những nhà hàng xóm. Quán chè có cái sân nhỏ để
những nồi chè đậu đen, đậu xanh còn bốc hơi. Anh chị chủ quán lúc đó rất
vui, rất lịch sự. Tôi cũng không biết anh chị tên gì để kể ra đây. Anh
chị trông rất trí thức, dù phải bưng chè ra cho mấy thằng học trò chúng
tôi, chắc tuổi chưa bằng em út của anh chị. Quán chè không có cô bưng
chè nào đẹp, nhưng chúng tôi không cần. Chỉ cần ăn chè đậu xanh trộn với
những hột đậu phộng rang là chúng tôi đã mãn nguyện rồi. Sau đó lại
được uống một ly nước trà cho không.
Nhưng mỗi khi chúng tôi tới ngồi ăn chè chiều chiều như vậy, T., cô
học sinh gốc Trung Hoa, bằng tuổi, học dưới tụi tôi hai lớp, cùng buổi
chiều của trường Sĩ Tải, có căn nhà cạnh bên quán chè, hay len lén ra
vào để nhìn chúng tôi. Chúng tôi đến ăn chè, chớ không phải đến để chọc
ghẹo cô, nhưng cô cũng hay ra vào với bộ đồ mặc ở nhà đồng màu trông rất
sạch sẽ. Sở dĩ như vậy là vì cô biết tụi tôi hay đi chơi với K., bạn
cùng lớp với cô, và mỗi khi đến đây ăn chè K. hay chỉ trỏ vào nhà cô nên
cô rất ngại. T. nhỏ người, trắng, cũng thuộc vào những cô gái đẹp của
lớp đệ lục buổi chiều thời đó. Nhưng nghe bạn bè kể lại, ba cô khó lắm,
và rồi thế nào cô cũng phải có chồng là người Tàu, nên hình như cô cũng
không dám kết bạn với một người nam sinh người Việt nào và cũng không ai
trao cho cô được một cánh thư tình. Sau này cô lập gia đình với người
Tàu, nghe nói bây giờ cũng đang ở bên Mỹ. Nếu tình cờ đọc được những
dòng chữ này chắc T. còn nhớ đến nhóm học sinh Sĩ Tải Hiếu Văn Minh
Khánh chớ? Những thằng ít học mà hay đi chơi đây.
Tôi nhớ khoảng nguyên năm học đệ tứ bạn chưa khi nào về PH với tôi,
nhưng tôi thì về LH nhà bạn hơi thường. Có lẽ vì ở PH, tình hình lộn
xộn, nên tôi không dám ngủ lại đêm. Đi lên đi về bằng xe đò trong một
ngày lụp chụp vội vàng nên tôi cũng không có rủ, mà bạn cũng không có ý
hỏi đi. Còn về LH của bạn thật là tiện, chiều thứ bảy tan học, tôi báo
cho bà chị xong, là tôi có thể leo lên Honda của một bạn học sinh nào đó
có quê ở LH là có thể đi ngay. Bạn cũng vậy, nhờ một học sinh nào đó ở
LH, trên đường về, không chở ai là bạn có thể quá giang. Nếu không chúng
tôi chở ba đi cũng được. Lúc này hình như LH cũng có năm ba học sinh đi
học lên-về hằng ngày bằng xe Honda rồi.
Ba bạn ở LH làm nghề chạy xe lam, má bạn mua bán cá đi Sài Gòn. Nhà
lớn, khang trang, có thể nói là giàu. Trong nhà bạn lớn nhất, có bốn em
trai và gái.
Về đến LH tụi tôi cũng lỏng nhỏng đi chơi, hết thăm nhà thằng bạn
này, đến thăm nhà thằng bạn khác. Đến lúc đói bụng cứ về nhà bạn lấy cơm
cá ra ăn. Nhà nhiều khi vắng hoe, ai ai cũng bận đi làm, hoặc đi chơi
đâu đó, những cửa ra vào, cửa sổ, lúc nào cũng mở ra sáng trưng.
Trong thời gian đó, tôi nhớ nhất là đến nhà bạn Q., người Bắc, đang
học chung với chúng tôi ở Bà Rịa, lên về hằng ngày bằng chiếc xe
Suzuki. Ba Q. là lính, ông đổi đến đâu thì mang gia đình theo cho ở
trong khu gia binh của lính. Q. hiền, vui, nói chuyện ra rả. Cười hở
mười cái răng. Trong bữa ăn cơm với Q. tôi ngạc nhiên là vì lần đâu tiên
được ăn rau muống cây (chớ không phải dây) sống chấm với nước mắm
nguyên chất không pha. Cây rau muống sống dài khoảng hơn một tấc, ăn rất
dòn. Nghe Q. nói hình như ba Q. trồng trong khu gia binh. Khi ăn phải
cầm rau muống lên tay và cuốn lại rồi chấm vào dĩa nước mắm. May mà có
cá kho và canh, nên tôi cuốn thử một hai cuốn rau muống rồi thôi. Ăn cho
biết.
Khi ăn cơm trưa xong tụi tôi hay ra những quán ở ven biển trong xóm
lao động đánh cá để uống cacao pha với sữa. Bạn tôi nhà giàu có tiền
nên ăn uống ba thứ này ăn thua gì.
Cuộc đời đã cuốn chúng tôi vào những ngõ quanh. Tôi về Sài Gòn, xa
bạn quê. Tôi làm bạn với những thằng ở Sài Gòn. Nhà giàu nhà nghèo đều
có cả. Có những thằng bạn nhà ở mãi tận Xóm Củi, bên kia cầu Nhị Thiên
Đường, đi học bằng đạp xe, đi và về đến mười cây số. Có những người bạn
nhà thật giàu, có tiệm buôn bán ở mặt tiền của những con đường lớn. Bạn
tôi vẫn ở lại tỉnh BR và học cho đến khi xong lớp đệ nhị.
Sau đó bạn phải vào lính, vì là tuổi bị động viên. Rồi đến tôi cũng
vào lính, vì cũng bị động viên. Tháng Chín năm 72 tôi cố gắng ngồi lỳ ở
lớp đệ nhứt trường Phan Sào Nam, gần rạp chiếu bóng Long Vân được một
tháng rưỡi với hy vọng là con trai một trong gia đình sẽ không phải đi
lính, nhưng sau đó nhận giấy từ Nha Động Viên báo phải đi. Khi đó họ chỉ
cho hoãn dịch với những người con trai độc nhất, không có chị em gái.
Tôi có chị em gái nên phải đi. Tôi đành phải giã từ áo thư sinh để mặc
áo lính từ đó.
Lúc bạn là lính, khi đến thăm, bạn nói có quen một cô thợ may và
dẫn tôi lại thăm cô. Nhưng rồi sau đó chắc vì đời lính, nay đóng quân
nơi này mai nơi khác, nên bạn và cô bạn gái thợ may cũng không còn liên
lạc gì với nhau.
Hồi ấy, lính ĐPQ đến đâu đóng quân thường tìm đến các cô thợ may để
nhờ sửa quần áo lính. Sửa tới sửa lui, sửa qua sửa lại, thường sau đó
họ thành vợ thành chồng. Nhưng bạn tôi cho đến ngày 30 tháng Tư năm 75
vẫn còn độc thân, và đã trở về quê LH để làm nghề biển.
Rồi những ngày sau đó thỉnh thoảng tôi cũng đến LH thăm bạn. Bây
giờ bạn đã trở thành một ‚chàng Vọi’ thật sự. Bạn đen đúa, vạm vỡ. Xốc
vác những lồng lưới nặng nề lên như không. Tôi chờ bạn lo lưới xuồng
xong, hai thằng kéo nhau về nhà ăn cơm, rồi ra quán cà phê tán gẫu. Bây
giờ không còn uống cacao sữa nữa mà là cà phê đá. Lớn hết rồi. Tôi hỏi
về những cô bạn cũ, những người bạn mà bạn có thời ‚thầm yêu trộm nhớ’.
Được biết H. đã thành giáo viên tiểu học, đã có gia đình với một anh
giáo viên đẹp trai, con nhà giàu. Bạn vẫn qua thăm H. và chuyện trò
bình thường, mỗi khi bạn có dịp lên Bà Rịa thăm lại nhà trọ của bạn ngày
trước. Cô bạn người thợ may vùng đất đỏ mà bạn quen thời làm lính ĐPQ
cũng đã có chồng. Tôi hỏi bạn sao chưa lập gia đình, bạn nói có để ý một
cô gái, ngay tại LH này, nhưng cô chưa chịu. Rồi bạn kể đôi chút cho
tôi nghe về gia cảnh của cô.
Tôi tự hỏi nhà cô gái bạn thương không được như nhà bạn, cô ta cũng
chỉ làm biển sao lại chưa chịu. Hay là vì cô ta có nhan sắc. Nhờ bạn
chỉ, tôi thấy đúng cô ta có hơi đẹp hơn bạn tôi. Ở biển, làm biển mà sao
cô có nước da trắng quá. Lại khuôn mặt khá đẹp, cộng chiếc mũi cao.
Chà, tôi cũng thấy khó cho bạn. Nhiều khi cô chờ một người con trai đẹp.
Tôi khuyên bạn cố gắng và chúc thành công.
Lúc bạn lập gia đình, đám cưới, tôi lại bận học ở Sài Gòn. Sau 30
tháng Tư, chưa ra trường làm lính thật, lại nhà không có cha, anh em làm
lính, nên tôi xin và được chính quyền mới (phòng Giáo Dục) cho học lại.
Thời gian sau ngày tan hàng, bạn về LH làm biển, tôi ở trọ trong nhà bà
chị ở Bà Rịa cũng không khá gì. Sau khi học cải tạo tại chỗ 3 tuần ở
BR, tôi đã tự động đi tìm việc làm. Không cơ quan nào nhận, vì là lính,
về quê PH làm biển, buôn bán không được, tôi quay lại BR để làm công
nhân cho bác Sáu chuyên môn thầu đóng la-phông, vách, xây dựng hội
trường, nhà ở cho tân binh bộ đội trong quân trường Vạn Kiếp. Thấy tướng
tôi thư sinh bác phân công chỉ đóng ‚la-phông’, việc xây cất, trộn và
khiêng hồ bác giao cho những người lao động thứ thiệt, lâu nay đã làm
với bác.
Các cô gái ở Long Toàn, Long Điền thật là giỏi. Mùa cấy gặt, họ cấy
gặt. Hết, họ bắt tay vào nghề trộn hồ khiêng hồ với bác Sáu. Hằng ngày,
vì là gái, mà gái thì dù giàu dù nghèo bao giờ không muốn mình đẹp, làm
ngoài trời các cô sợ nắng làm xấu đi nên bịt mặt bịt tay, nhưng rồi
cũng đâu thể che kín được ánh mặt trời hoài hoài, nên da mặt da tay từ
từ cũng bị nắng ăn và đen ra. Kể cũng buồn cho các cô! Các cô rất vui vẻ
khi làm việc. Siêng năng cần cù. Lại gặp các anh làm công, thợ hồ chọc
ghẹo. Nam nữ chọc qua chọc lại rất vui. Tôi cũng hòa vui với các anh,
các cô, nhưng thỉnh thoảng vẫn có sự nghĩ ngợi trong đầu: Chẳng lẽ mình
cứ làm như vầy hoài? Chắc rồi cũng phải tìm cách đi học nghề hay học gì
đó, hoặc đi học lại. Họ biết ý định của tôi, nên sau này khi nói lời từ
giã với bác Sáu và với các bạn làm công, tôi thấy họ có thoáng chút
buồn. Từ đó đến nay tôi cũng không có dịp gặp lại các cô bạn này. Vài ba
tháng làm chung trong một nhà thầu, thời gian qua mau, như những vết
bụi phủ trên cuộc đời phù du này. Chóng nằm, chóng bay.
Khi tôi đi thăm lại bạn ở làng LH, bạn đã có một con. Cô gái cùng
làng bạn thương nay đã trở thành bà xã của bạn. Bạn đang góp lưới đi bạn
cho người ta.
Nhà bạn ở ngay trước biển và là một mái nhà lá nhỏ! Con trai lớn
trong một nhà giàu có ở LH mà lại ở trong mái nhà nhỏ, vách lá? Đêm nằm
trong nhà bạn để ngủ, tiếng gió, sóng biển lại vỗ về tôi trở lại thời
thơ ấu, thời ở ấp Nước Ngọt. Gió biển rì rào. Nhà vách lá, gió đi vào đi
ra dễ dàng. Nền nhà là cát biển nên đứa con nhỏ của bạn phải lăn trên
cát để chơi đùa đầy những con bọ chét.
Gần sáng, bạn thức dậy đi biển. Tôi tiếp tục ngủ. Sáng ra vợ bạn
kể, vì bạn không nghe lời ông bà già về chuyện gì đó, nên ông bà già
không phụ, không giúp, chỉ có mấy đứa em gái thương bạn, lén lút chị dâu
cho cháu tiền. Bạn cũng lì! Không thèm ngửa tay xin ông bà già. Tự làm
biển nuôi vợ con. Từ đó tôi cũng không có dịp trở lại ngôi nhà của cha
mẹ bạn.
Vợ bạn kể, cô ấy chấp nhận lấy bạn là qua một cánh thư của bạn
viết, chớ không phải thấy gia đình bạn giàu rồi muốn về làm dâu, vì khi
ấy cô dù nghèo nhưng đẹp và cũng có người theo đuổi. Ngồi nghe vợ bạn kể
chuyện tôi thấy buồn cho cuộc đời của cô. Xuất thân từ trong một gia
đình chài lưới nghèo, cùng cha mẹ khổ cực với biển cả từ nhỏ đến lớn.
Nay, nhận lời kết hôn với bạn tôi, hy vọng về ở trong gia đình chồng,
sung túc, khá giả, nhưng mọi mong ước đã tiêu tan, khi chồng và cha mẹ
chồng không còn thuận thảo. Giờ lại phải ở trong mái nhà tranh như thế
này.
Rồi tôi theo việc dạy học lương ba cọc ba đồng ở trường cấp hai Hòa
Long. Bạn vẫn ở LH làm biển và đứa con thứ hai, thứ ba lần lượt ra đời.
Tôi thỉnh thoảng cuối tuần cũng về LH thăm bạn, nhưng thường không ngủ
lại nữa, chỉ lựa lúc xuồng gần vô buổi xế trưa, xuống thăm là lúc bạn đã
xong công việc, đang rảnh. Hai thằng lại đi vòng vòng tìm quán cà phê
ngồi tâm sự. Giờ thì bạn bận quá, vừa lưới chài, vừa vợ con, nên ở chơi
với bạn khi trời chiều là tôi trở về BR lại.
Năm 79, 80 người vượt biên ở các vùng biển ở tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu
thật là nhiều, thỉnh thoảng gặp bạn tôi cũng hỏi ý, bạn nói bạn không
đi, nhưng nếu biết ở đâu có chuyến đi mà bạn giúp tôi được bạn sẽ giúp
tôi toại nguyện. Từ nhỏ đến lớn là dân biển nhưng tôi chưa bao giờ đi
biển một lần.
Để chuẩn bị đi, tôi cũng phải tập đi biển. Lúc này bạn đã có một
chiếc xuồng nhỏ, chuyên đi đánh lưới cá trích. Hai ba giờ sáng đi, xế
trưa vô. Cuối tuần, nếu không có giờ dạy, tôi lại về tập đi biển với
bạn. Vì bạn là chủ xuồng nên khi xuồng vừa rời khỏi bờ để chạy ra khơi
là tôi nằm phơi mình trên các tấm lưới để ngủ tiếp, mặc bạn một mình
ngồi thức, coi lái. Khi trời sáng là xuồng đã xa bờ lắm rồi, nhìn vào
đất liền chỉ còn thấy những dãy núi màu đen. Tôi ngồi nhìn cách bạn và
các bạn đi biển thả lưới, kéo lưới. Thả lưới xong, xuồng tắt máy thả
trôi, bềnh bồng trên mặt nước. Xuồng đánh cá trích nên không xa bờ lắm.
Tôi thầm nghĩ nay mai đây nằm trên chiếc xuồng như thế này để rời bỏ
những bến bờ trong kia, bỏ người thân, bỏ Việt Nam, để đi ra, đi mãi đến
một đất trời xa lạ, lòng tôi thấy vui, nhưng cùng lúc cũng thấy hoang
mang. Sóng biển, bão biển, lòng đại dương sâu hun hút đầy những cam go,
cũng không phải dễ dàng để vượt qua. Nhưng thôi chừng nào đi sẽ hay.
Rồi xuồng kéo lưới, tấm có dính cá, tấm không, kẻ cười người không với
lồng lưới của mình.
Sau vài lần tập đi biển với bạn, rồi gặp dịp đi nên tôi xa bạn
luôn, xa rời đất nước, bạn bè làng xóm, thầy cô, học trò. Ngày tôi đi vợ
chồng bạn và đứa con vẫn còn ở trong căn nhà lá, trước biển.
Tên tắt của bạn tôi là LTM. Sau này khi từ bỏ quốc tịch Việt Nam để
vào quốc tịch Đức, thay vì lấy tên này tên kia bằng tiếng Đức, tôi lại
lấy tên Việt Nam, cũng viết tắt là LTM, để nhớ đến bạn, người bạn thân,
hiền hậu, đạo đức ngày nào. So ra, bạn có đời sống đạo đức hơn tôi
nhiều. Bây giờ nghe nói bạn chỉ ăn chay và dù không cạo đầu mặc áo cà sa
nhưng hằng ngày chỉ ở trong chùa, làm việc thiện, thỉnh thoảng mới về
nhà, sau khi đã lo xong cho các con, mỗi đứa có một mái gia đình đàng
hoàng.
hung-viet.org
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Người Bạn - Vũ Nam
Quê bạn ở Long Hải (LH), quê tôi ở Phước Hải (PH). Hai làng cùng nằm trên bờ biển của tỉnh Phước Tuy (PT). Trong chiến tranh, làng bạn yên tĩnh hơn làng tôi.
Tôi có người bạn thân của năm học đệ tứ trường Sĩ Tải, Bà
Rịa (BR). Đã 45, 46 năm rồi, cả hai đều đã già. Bạn còn già hơn tôi vì
bạn lớn hơn tôi một tuổi, và hiện còn đang ở quê nhà, hứng chịu gió
biển, những ngọn gió nồm, và hứng chịu những cơn nắng rát da mỗi ngày.
Quê bạn ở Long Hải (LH), quê tôi ở Phước Hải (PH). Hai làng cùng
nằm trên bờ biển của tỉnh Phước Tuy (PT). Trong chiến tranh, làng bạn
yên tĩnh hơn làng tôi. Cả hai chúng tôi đều phải về thị xã Bà Rịa để trọ
học. Năm đệ ngũ bạn học lớp sáng, tôi lớp chiều, nên không gặp. Đến năm
đệ tứ bạn xin vô lớp học chiều, và kể từ thời điểm đó chúng tôi dần dà
kết bạn và thân nhau.
Nhà bạn ở trọ là cuối con đường Phan Thanh Giản, nơi gần giáp mặt
nước của con sông Dinh chảy về hướng làng Bến Xúc. Lúc này tôi ở trong
căn nhà do người chị mướn, sau Đình Phước Lễ. Buổi sáng ngày thường
chúng tôi ít gặp vì bài vở, buổi chiều đã gặp nhau trong lớp. Chúng tôi
thường thường gặp nhau nhiều vào cuối tuần, trừ khi nào một trong hai
thằng phải về quê ở PH hoặc LH thăm gia đình.
Do chưa có nhu cầu hay áp lực phải học cho dữ, cho nhất nhì lớp,
như sau này khi học ở Sài Gòn, vì sợ rớt phải đi lính nên học rất nhiều,
nên khi đó, tụi tôi chỉ là những học sinh trung bình. Nhưng rồi chúng
tôi cũng đều phải đi lính vì khi đến tuổi 18 cũng là năm của Mùa Hè Đỏ
Lửa, năm của Tổng động viên. Tôi, con trai duy nhứt (có chị em gái)
trong gia đình cũng phải đi lính. Những năm trước đó hình như được hoãn.
Nhà bạn ở trọ là một nhà làm ăn rất khá. Căn nhà lớn, đông anh chị
em. Chắc hai gia đình của bạn và gia đình bạn ở trọ thân nhau lắm nên
mỗi khi đến chơi tôi thấy họ rất thân thiện với bạn, sau này tất cả anh
chị em trong nhà cũng thân thiện với tôi luôn. Trong nhà có chị M. Lúc
đó thấy chị đẹp và vui vẻ khi trò chuyện với chúng tôi, dù chỉ là những
lời thăm hỏi ngắn ngủi. Hai em trai của chị, khoảng dưới tuổi tụi tôi
hai ba năm cũng rất vui vẻ tiếp chuyện, mỗi khi tôi đến thăm bạn. Vì con
nhà khá giả nên chị M. ăn bận rất trau chuốt, cộng khuôn mặt và thân
hình đẹp, nên chị được xem là người đẹp của đất BR.
Nhưng với bạn, hình như chuyện những người trong gia đình này không
quan trọng. Vì nếu không có bà con xa gần, thì việc đóng tiền cơm nước
đàng hoàng cho nhà bạn ở trọ cũng làm bạn cứ yên tâm chơi và học chớ có
chuyện gì phải lo lắng. Chuyện quan trọng với bạn lúc bấy giờ tôi thấy
hình như ngoài việc học, bạn quan tâm đến cô nữ sinh tên H., nhà ở cạnh
nhà bạn. Dù bạn không nói ra nhưng ở tuổi của năm đệ tứ này tôi cũng
biết bạn đã ‚phải lòng’ cô hàng xóm. H. học ở trường Châu Văn Tiếp, bằng
lớp tụi tôi. Hằng ngày đi học H. mặc chiếc áo dài trắng, không như nữ
sinh ở trường Sĩ Tải chúng tôi, đi học mặc áo bà ba trắng, quần đen. H.
có nước da thật trắng, người mảnh khảnh, trong khi bạn tôi nước da ngâm,
người có vẻ của người dân miền biển. Qua những lần nói chuyện giữa ba
người tôi có nhận xét H. chỉ quý mến bạn tôi nhưng chắc chắn là con tim
H. chưa rung động với tình cảm xa gần mà bạn tôi đã ngấm ngầm trao cho
H. Biết chừng đâu con tim H. đã rung động với một ai đó trong trường,
trong lớp hay trong thị xã Bà Rịa này rồi, và bạn tôi chỉ là kẻ ngoài
ranh, ngoài rìa. Người học sinh nam hàng xóm chỉ giúp cô chuyện trò giải
sầu sau những lúc cô miệt mài với sách vở hay những việc nhà của cô,
hay những lúc cô buồn vì chuyện đâu đâu, mà cần có một người để tâm sự.
Bởi vậy nên chuyện tình của bạn với cô nữ sinh hàng xóm không đi đến đâu, dù bạn ở đó đến bốn năm năm học.
Cuối tuần khi đến với bạn, nếu nhằm buổi sáng buổi trưa thì tụi tôi
hay ngồi nhà, ra trước sân nói chuyện, hay qua nhà cô H. hàng xóm. Còn
nếu là xế chiều, thường chúng tôi hay tản bộ dọc con đường Phan Thanh
Giản để đi lại quán chè Thanh Cảnh, nằm ở góc đường Phanh Thanh Giản và
con đường đi về cổng trường Sĩ Tải, gần khu phố lầu của bà Giáo Linh để
vừa ăn chè vừa nói chuyện.
Quán chè nhỏ, chủ quán bắt những tấm ván trên đường mương cho nước
chảy ở hai bên đường và đặt trên đó những bàn ghế nho nhỏ theo một hàng
dài kéo qua mặt tiền của những nhà hàng xóm. Quán chè có cái sân nhỏ để
những nồi chè đậu đen, đậu xanh còn bốc hơi. Anh chị chủ quán lúc đó rất
vui, rất lịch sự. Tôi cũng không biết anh chị tên gì để kể ra đây. Anh
chị trông rất trí thức, dù phải bưng chè ra cho mấy thằng học trò chúng
tôi, chắc tuổi chưa bằng em út của anh chị. Quán chè không có cô bưng
chè nào đẹp, nhưng chúng tôi không cần. Chỉ cần ăn chè đậu xanh trộn với
những hột đậu phộng rang là chúng tôi đã mãn nguyện rồi. Sau đó lại
được uống một ly nước trà cho không.
Nhưng mỗi khi chúng tôi tới ngồi ăn chè chiều chiều như vậy, T., cô
học sinh gốc Trung Hoa, bằng tuổi, học dưới tụi tôi hai lớp, cùng buổi
chiều của trường Sĩ Tải, có căn nhà cạnh bên quán chè, hay len lén ra
vào để nhìn chúng tôi. Chúng tôi đến ăn chè, chớ không phải đến để chọc
ghẹo cô, nhưng cô cũng hay ra vào với bộ đồ mặc ở nhà đồng màu trông rất
sạch sẽ. Sở dĩ như vậy là vì cô biết tụi tôi hay đi chơi với K., bạn
cùng lớp với cô, và mỗi khi đến đây ăn chè K. hay chỉ trỏ vào nhà cô nên
cô rất ngại. T. nhỏ người, trắng, cũng thuộc vào những cô gái đẹp của
lớp đệ lục buổi chiều thời đó. Nhưng nghe bạn bè kể lại, ba cô khó lắm,
và rồi thế nào cô cũng phải có chồng là người Tàu, nên hình như cô cũng
không dám kết bạn với một người nam sinh người Việt nào và cũng không ai
trao cho cô được một cánh thư tình. Sau này cô lập gia đình với người
Tàu, nghe nói bây giờ cũng đang ở bên Mỹ. Nếu tình cờ đọc được những
dòng chữ này chắc T. còn nhớ đến nhóm học sinh Sĩ Tải Hiếu Văn Minh
Khánh chớ? Những thằng ít học mà hay đi chơi đây.
Tôi nhớ khoảng nguyên năm học đệ tứ bạn chưa khi nào về PH với tôi,
nhưng tôi thì về LH nhà bạn hơi thường. Có lẽ vì ở PH, tình hình lộn
xộn, nên tôi không dám ngủ lại đêm. Đi lên đi về bằng xe đò trong một
ngày lụp chụp vội vàng nên tôi cũng không có rủ, mà bạn cũng không có ý
hỏi đi. Còn về LH của bạn thật là tiện, chiều thứ bảy tan học, tôi báo
cho bà chị xong, là tôi có thể leo lên Honda của một bạn học sinh nào đó
có quê ở LH là có thể đi ngay. Bạn cũng vậy, nhờ một học sinh nào đó ở
LH, trên đường về, không chở ai là bạn có thể quá giang. Nếu không chúng
tôi chở ba đi cũng được. Lúc này hình như LH cũng có năm ba học sinh đi
học lên-về hằng ngày bằng xe Honda rồi.
Ba bạn ở LH làm nghề chạy xe lam, má bạn mua bán cá đi Sài Gòn. Nhà
lớn, khang trang, có thể nói là giàu. Trong nhà bạn lớn nhất, có bốn em
trai và gái.
Về đến LH tụi tôi cũng lỏng nhỏng đi chơi, hết thăm nhà thằng bạn
này, đến thăm nhà thằng bạn khác. Đến lúc đói bụng cứ về nhà bạn lấy cơm
cá ra ăn. Nhà nhiều khi vắng hoe, ai ai cũng bận đi làm, hoặc đi chơi
đâu đó, những cửa ra vào, cửa sổ, lúc nào cũng mở ra sáng trưng.
Trong thời gian đó, tôi nhớ nhất là đến nhà bạn Q., người Bắc, đang
học chung với chúng tôi ở Bà Rịa, lên về hằng ngày bằng chiếc xe
Suzuki. Ba Q. là lính, ông đổi đến đâu thì mang gia đình theo cho ở
trong khu gia binh của lính. Q. hiền, vui, nói chuyện ra rả. Cười hở
mười cái răng. Trong bữa ăn cơm với Q. tôi ngạc nhiên là vì lần đâu tiên
được ăn rau muống cây (chớ không phải dây) sống chấm với nước mắm
nguyên chất không pha. Cây rau muống sống dài khoảng hơn một tấc, ăn rất
dòn. Nghe Q. nói hình như ba Q. trồng trong khu gia binh. Khi ăn phải
cầm rau muống lên tay và cuốn lại rồi chấm vào dĩa nước mắm. May mà có
cá kho và canh, nên tôi cuốn thử một hai cuốn rau muống rồi thôi. Ăn cho
biết.
Khi ăn cơm trưa xong tụi tôi hay ra những quán ở ven biển trong xóm
lao động đánh cá để uống cacao pha với sữa. Bạn tôi nhà giàu có tiền
nên ăn uống ba thứ này ăn thua gì.
Cuộc đời đã cuốn chúng tôi vào những ngõ quanh. Tôi về Sài Gòn, xa
bạn quê. Tôi làm bạn với những thằng ở Sài Gòn. Nhà giàu nhà nghèo đều
có cả. Có những thằng bạn nhà ở mãi tận Xóm Củi, bên kia cầu Nhị Thiên
Đường, đi học bằng đạp xe, đi và về đến mười cây số. Có những người bạn
nhà thật giàu, có tiệm buôn bán ở mặt tiền của những con đường lớn. Bạn
tôi vẫn ở lại tỉnh BR và học cho đến khi xong lớp đệ nhị.
Sau đó bạn phải vào lính, vì là tuổi bị động viên. Rồi đến tôi cũng
vào lính, vì cũng bị động viên. Tháng Chín năm 72 tôi cố gắng ngồi lỳ ở
lớp đệ nhứt trường Phan Sào Nam, gần rạp chiếu bóng Long Vân được một
tháng rưỡi với hy vọng là con trai một trong gia đình sẽ không phải đi
lính, nhưng sau đó nhận giấy từ Nha Động Viên báo phải đi. Khi đó họ chỉ
cho hoãn dịch với những người con trai độc nhất, không có chị em gái.
Tôi có chị em gái nên phải đi. Tôi đành phải giã từ áo thư sinh để mặc
áo lính từ đó.
Lúc bạn là lính, khi đến thăm, bạn nói có quen một cô thợ may và
dẫn tôi lại thăm cô. Nhưng rồi sau đó chắc vì đời lính, nay đóng quân
nơi này mai nơi khác, nên bạn và cô bạn gái thợ may cũng không còn liên
lạc gì với nhau.
Hồi ấy, lính ĐPQ đến đâu đóng quân thường tìm đến các cô thợ may để
nhờ sửa quần áo lính. Sửa tới sửa lui, sửa qua sửa lại, thường sau đó
họ thành vợ thành chồng. Nhưng bạn tôi cho đến ngày 30 tháng Tư năm 75
vẫn còn độc thân, và đã trở về quê LH để làm nghề biển.
Rồi những ngày sau đó thỉnh thoảng tôi cũng đến LH thăm bạn. Bây
giờ bạn đã trở thành một ‚chàng Vọi’ thật sự. Bạn đen đúa, vạm vỡ. Xốc
vác những lồng lưới nặng nề lên như không. Tôi chờ bạn lo lưới xuồng
xong, hai thằng kéo nhau về nhà ăn cơm, rồi ra quán cà phê tán gẫu. Bây
giờ không còn uống cacao sữa nữa mà là cà phê đá. Lớn hết rồi. Tôi hỏi
về những cô bạn cũ, những người bạn mà bạn có thời ‚thầm yêu trộm nhớ’.
Được biết H. đã thành giáo viên tiểu học, đã có gia đình với một anh
giáo viên đẹp trai, con nhà giàu. Bạn vẫn qua thăm H. và chuyện trò
bình thường, mỗi khi bạn có dịp lên Bà Rịa thăm lại nhà trọ của bạn ngày
trước. Cô bạn người thợ may vùng đất đỏ mà bạn quen thời làm lính ĐPQ
cũng đã có chồng. Tôi hỏi bạn sao chưa lập gia đình, bạn nói có để ý một
cô gái, ngay tại LH này, nhưng cô chưa chịu. Rồi bạn kể đôi chút cho
tôi nghe về gia cảnh của cô.
Tôi tự hỏi nhà cô gái bạn thương không được như nhà bạn, cô ta cũng
chỉ làm biển sao lại chưa chịu. Hay là vì cô ta có nhan sắc. Nhờ bạn
chỉ, tôi thấy đúng cô ta có hơi đẹp hơn bạn tôi. Ở biển, làm biển mà sao
cô có nước da trắng quá. Lại khuôn mặt khá đẹp, cộng chiếc mũi cao.
Chà, tôi cũng thấy khó cho bạn. Nhiều khi cô chờ một người con trai đẹp.
Tôi khuyên bạn cố gắng và chúc thành công.
Lúc bạn lập gia đình, đám cưới, tôi lại bận học ở Sài Gòn. Sau 30
tháng Tư, chưa ra trường làm lính thật, lại nhà không có cha, anh em làm
lính, nên tôi xin và được chính quyền mới (phòng Giáo Dục) cho học lại.
Thời gian sau ngày tan hàng, bạn về LH làm biển, tôi ở trọ trong nhà bà
chị ở Bà Rịa cũng không khá gì. Sau khi học cải tạo tại chỗ 3 tuần ở
BR, tôi đã tự động đi tìm việc làm. Không cơ quan nào nhận, vì là lính,
về quê PH làm biển, buôn bán không được, tôi quay lại BR để làm công
nhân cho bác Sáu chuyên môn thầu đóng la-phông, vách, xây dựng hội
trường, nhà ở cho tân binh bộ đội trong quân trường Vạn Kiếp. Thấy tướng
tôi thư sinh bác phân công chỉ đóng ‚la-phông’, việc xây cất, trộn và
khiêng hồ bác giao cho những người lao động thứ thiệt, lâu nay đã làm
với bác.
Các cô gái ở Long Toàn, Long Điền thật là giỏi. Mùa cấy gặt, họ cấy
gặt. Hết, họ bắt tay vào nghề trộn hồ khiêng hồ với bác Sáu. Hằng ngày,
vì là gái, mà gái thì dù giàu dù nghèo bao giờ không muốn mình đẹp, làm
ngoài trời các cô sợ nắng làm xấu đi nên bịt mặt bịt tay, nhưng rồi
cũng đâu thể che kín được ánh mặt trời hoài hoài, nên da mặt da tay từ
từ cũng bị nắng ăn và đen ra. Kể cũng buồn cho các cô! Các cô rất vui vẻ
khi làm việc. Siêng năng cần cù. Lại gặp các anh làm công, thợ hồ chọc
ghẹo. Nam nữ chọc qua chọc lại rất vui. Tôi cũng hòa vui với các anh,
các cô, nhưng thỉnh thoảng vẫn có sự nghĩ ngợi trong đầu: Chẳng lẽ mình
cứ làm như vầy hoài? Chắc rồi cũng phải tìm cách đi học nghề hay học gì
đó, hoặc đi học lại. Họ biết ý định của tôi, nên sau này khi nói lời từ
giã với bác Sáu và với các bạn làm công, tôi thấy họ có thoáng chút
buồn. Từ đó đến nay tôi cũng không có dịp gặp lại các cô bạn này. Vài ba
tháng làm chung trong một nhà thầu, thời gian qua mau, như những vết
bụi phủ trên cuộc đời phù du này. Chóng nằm, chóng bay.
Khi tôi đi thăm lại bạn ở làng LH, bạn đã có một con. Cô gái cùng
làng bạn thương nay đã trở thành bà xã của bạn. Bạn đang góp lưới đi bạn
cho người ta.
Nhà bạn ở ngay trước biển và là một mái nhà lá nhỏ! Con trai lớn
trong một nhà giàu có ở LH mà lại ở trong mái nhà nhỏ, vách lá? Đêm nằm
trong nhà bạn để ngủ, tiếng gió, sóng biển lại vỗ về tôi trở lại thời
thơ ấu, thời ở ấp Nước Ngọt. Gió biển rì rào. Nhà vách lá, gió đi vào đi
ra dễ dàng. Nền nhà là cát biển nên đứa con nhỏ của bạn phải lăn trên
cát để chơi đùa đầy những con bọ chét.
Gần sáng, bạn thức dậy đi biển. Tôi tiếp tục ngủ. Sáng ra vợ bạn
kể, vì bạn không nghe lời ông bà già về chuyện gì đó, nên ông bà già
không phụ, không giúp, chỉ có mấy đứa em gái thương bạn, lén lút chị dâu
cho cháu tiền. Bạn cũng lì! Không thèm ngửa tay xin ông bà già. Tự làm
biển nuôi vợ con. Từ đó tôi cũng không có dịp trở lại ngôi nhà của cha
mẹ bạn.
Vợ bạn kể, cô ấy chấp nhận lấy bạn là qua một cánh thư của bạn
viết, chớ không phải thấy gia đình bạn giàu rồi muốn về làm dâu, vì khi
ấy cô dù nghèo nhưng đẹp và cũng có người theo đuổi. Ngồi nghe vợ bạn kể
chuyện tôi thấy buồn cho cuộc đời của cô. Xuất thân từ trong một gia
đình chài lưới nghèo, cùng cha mẹ khổ cực với biển cả từ nhỏ đến lớn.
Nay, nhận lời kết hôn với bạn tôi, hy vọng về ở trong gia đình chồng,
sung túc, khá giả, nhưng mọi mong ước đã tiêu tan, khi chồng và cha mẹ
chồng không còn thuận thảo. Giờ lại phải ở trong mái nhà tranh như thế
này.
Rồi tôi theo việc dạy học lương ba cọc ba đồng ở trường cấp hai Hòa
Long. Bạn vẫn ở LH làm biển và đứa con thứ hai, thứ ba lần lượt ra đời.
Tôi thỉnh thoảng cuối tuần cũng về LH thăm bạn, nhưng thường không ngủ
lại nữa, chỉ lựa lúc xuồng gần vô buổi xế trưa, xuống thăm là lúc bạn đã
xong công việc, đang rảnh. Hai thằng lại đi vòng vòng tìm quán cà phê
ngồi tâm sự. Giờ thì bạn bận quá, vừa lưới chài, vừa vợ con, nên ở chơi
với bạn khi trời chiều là tôi trở về BR lại.
Năm 79, 80 người vượt biên ở các vùng biển ở tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu
thật là nhiều, thỉnh thoảng gặp bạn tôi cũng hỏi ý, bạn nói bạn không
đi, nhưng nếu biết ở đâu có chuyến đi mà bạn giúp tôi được bạn sẽ giúp
tôi toại nguyện. Từ nhỏ đến lớn là dân biển nhưng tôi chưa bao giờ đi
biển một lần.
Để chuẩn bị đi, tôi cũng phải tập đi biển. Lúc này bạn đã có một
chiếc xuồng nhỏ, chuyên đi đánh lưới cá trích. Hai ba giờ sáng đi, xế
trưa vô. Cuối tuần, nếu không có giờ dạy, tôi lại về tập đi biển với
bạn. Vì bạn là chủ xuồng nên khi xuồng vừa rời khỏi bờ để chạy ra khơi
là tôi nằm phơi mình trên các tấm lưới để ngủ tiếp, mặc bạn một mình
ngồi thức, coi lái. Khi trời sáng là xuồng đã xa bờ lắm rồi, nhìn vào
đất liền chỉ còn thấy những dãy núi màu đen. Tôi ngồi nhìn cách bạn và
các bạn đi biển thả lưới, kéo lưới. Thả lưới xong, xuồng tắt máy thả
trôi, bềnh bồng trên mặt nước. Xuồng đánh cá trích nên không xa bờ lắm.
Tôi thầm nghĩ nay mai đây nằm trên chiếc xuồng như thế này để rời bỏ
những bến bờ trong kia, bỏ người thân, bỏ Việt Nam, để đi ra, đi mãi đến
một đất trời xa lạ, lòng tôi thấy vui, nhưng cùng lúc cũng thấy hoang
mang. Sóng biển, bão biển, lòng đại dương sâu hun hút đầy những cam go,
cũng không phải dễ dàng để vượt qua. Nhưng thôi chừng nào đi sẽ hay.
Rồi xuồng kéo lưới, tấm có dính cá, tấm không, kẻ cười người không với
lồng lưới của mình.
Sau vài lần tập đi biển với bạn, rồi gặp dịp đi nên tôi xa bạn
luôn, xa rời đất nước, bạn bè làng xóm, thầy cô, học trò. Ngày tôi đi vợ
chồng bạn và đứa con vẫn còn ở trong căn nhà lá, trước biển.
Tên tắt của bạn tôi là LTM. Sau này khi từ bỏ quốc tịch Việt Nam để
vào quốc tịch Đức, thay vì lấy tên này tên kia bằng tiếng Đức, tôi lại
lấy tên Việt Nam, cũng viết tắt là LTM, để nhớ đến bạn, người bạn thân,
hiền hậu, đạo đức ngày nào. So ra, bạn có đời sống đạo đức hơn tôi
nhiều. Bây giờ nghe nói bạn chỉ ăn chay và dù không cạo đầu mặc áo cà sa
nhưng hằng ngày chỉ ở trong chùa, làm việc thiện, thỉnh thoảng mới về
nhà, sau khi đã lo xong cho các con, mỗi đứa có một mái gia đình đàng
hoàng.
hung-viet.org
Tân Sơn Hòa chuyển