Kinh Đời
Người Buôn Gió - Đúng là trẻ con.
Lúc ấy tôi ở buồng 6-8, buồng dành cho những đã bị kết án chờ chuyển đi các trại cải tạo. Buồng 6-8 có 8 phòng là từ 8a đến 8d và từ 6a đến 6d.
Mời xem Video: Ủy ban Cải cách Tư Pháp: Việc ông Nguyễn Tấn Dũng lập đảng chính trị là phù hợp với luật pháp VN
Tù gọi là Hoả Lò mới, còn tên trên văn bản là trại tạm giam số 1 ở Cầu Diễn.
Lúc ấy tôi ở buồng 6-8, buồng dành cho những đã bị kết án chờ chuyển đi
các trại cải tạo. Buồng 6-8 có 8 phòng là từ 8a đến 8d và từ 6a đến 6d.
Có hai ông quản giáo chính thay nhau trực mỗi ngày, ban đêm có 4 ông
quản phụ thay nhau trực mỗi đêm. Quản chính có quyền sinh sát nên ăn đút
lót của tù rất nhiều. Trái lại quản phụ gác đêm chả có quyền gì, trừ
trường hợp khẩn cấp như đánh nhau hay cấp cứu mới được phép mở cửa
buồng,
Hình minh họa |
Tôi hàng ngày được ra bên ngoài để chia cơm canh cho các buồng, và quét
dọn hành lang cùng với phòng quản giáo, pha nước trà và giặt quần áo
cho quản giáo. Chạy bên ngoài chỉ có 3 thằng tù nhân, một thằng là trực
chính , một thằng kiểm quà và một thằng như tôi chuyên làm việc nặng
nhọc nhưng không có màu mè gì với phạm nhân trong buồng. Tôi là loại vô
hại nhất, kiếm ăn không phải bằng doạ nạt hay trấn lột mà bằng cách đi
làm liên lạc, mua bán giúp các tù nhân từ buồng này sang buồng kia ở
những cái lặt vặt như bán nước sôi, chất đốt, trà, thuốc.
Tù trực chính hay tù kiểm quà đều là những tay anh chị có số má giang
hồ, hay là những người có mối quan hệ thế lực. Mỗi phòng của buồng 6-8
có khoảng 40 phạm nhân, tính ra có đến 300 phạm nhân nằm trong tay tù
trực chính, kiểm quà.
Quản giáo ăn tiền và điều hành buồng giam qua tù trực chính và kiểm quà.
Họ cũng làm ngơ cho hai tù nhân này lộng hành trấn áp và bóc lột, đe
doạ khủng bố các tù nhân khác.
Bấy giờ có một quản phụ mới, anh ta rất trẻ , chỉ chừng 23 hay 24 tuổi. Anh ta tên là Điều.
Các quản đêm nhiều khi này nọ kiếm tiền bằng cách đi mua rượu, thuốc lá
cho tù hoặc nhận thư gửi về gia đình cho tù. Quản Điều trẻ tuổi nhất,
nhưng rất trong sạch. Không bao giờ quản Điều làm cái gì mất tư cách hay
lèm nhèm. Anh ta đúng là một người công an mẫu mực từ lời ăn tiếng nói
đến cách xử lý tù nhân. Rồi từ gác đêm, anh ta được gác ngày vào những
hôm thứ bảy, chủ nhật hay những hôm hai quản chính đi vắng. Những hôm
anh ta gác ngày, cả buồng giam chết lặng. Không có cảnh lộn xôn mua bán,
đun nấu hay gào hét nói chuyện từ buồng này sang buồng kia.
Những hôm Điều gác ngày, các tay trực chính và kiểm quà cũng bị nhốt
trong buồng. Vì thứ bảy, chủ nhật không có quà, không có đi xử lại,
không có các việc như thẩm vấn bổ sung hay gặp gia đình, luật sư. Chỉ
còn mỗi tôi được ra ngoài làm nhiệm vụ chia cơm và quét dọn hành lang.
Tôi thấy quản Điều chăm đọc sách , hình như anh ta đang học thêm gì đó.
Anh ta rất ít lời, lúc nào cần làm gì anh ta mới cất lời ngắn gọn bảo
tôi làm.
Các tay anh chị tù lọc lõi đều không mua chuộc được quản Điều, họ nhìn
thấy anh ta đầy vẻ e sợ còn hơn quản chính. Rất nhiều lần, họ có ý tiếp
cận quản Điều để tìm cách biếu xén, nhưng dường như quản Điều biết hết,
anh ta lạnh lùng đối đáp nghiêm khắc khiến mọi ý định mua chuộc đều tiêu
tan. Không phải chỉ các tay anh chị, mà các quản giáo chính cũng có vẻ e
ngại Điều mặc dù họ là cấp trên. Tôi chưa từng thấy Điều tỏ vẻ lấy lòng
hay nịnh bợ cấp trên bao giờ cả. Có lúc anh ta nói chuyện với ban đội
cũng lạnh lùng phải phép.
Một hôm anh ta gọi tôi vào phòng, nói rất nhẹ nhàng.
- Tao là bí thư chi đoàn của trại, mai họp chi đoàn. Mày kiếm cho tao
cây thuốc và cân trà. Đừng nhờ qua thằng nào khác, tao chỉ lấy của mày
thôi.
Tôi nghe mà không tin nổi vào tai mình, quản Điều chỉ cần hé một câu với
trực chính kiểm quà hay trưởng của 8 phòng giam. Cả mấy chục con người
ấy sẵn sàng chỉ chờ cơ hội để cung kính dâng cho anh ta gấp mười lần
như thế bằng tiền mặt. Nhưng anh ta lại bảo tôi, một thằng tôm tép nhất
trong đám đó.
Lúc chia cơm chiều, tôi đặt trên bàn quản túi nilong đen đựng cây thuốc
và cân trà ngon mà tôi nhờ bọn bếp mua lúc chia cơm trưa.
Quản Điều gật đầu nói.
- Cám ơn Hiếu.
Tôi lại một lần nữa không tin vào tai mình, chẳng bao giờ tôi nghĩ có
quản giáo nhận quà lại cám ơn tù, nhất là quản nghiêm như Điều nữa.
Tôi không vì chuyện biếu cây thuốc và cân trà cho quản Điều mà làm gì
khác. Mọi việc vẫn êm ả, tôi chia cơm và không chạy loanh quanh buôn bán
gì trong những hôm quản Điều trực ngày. Dầu tôi biết nếu tôi có tạt té
gì quản Điều cũng làm ngơ. Có lần anh ta sai tôi là quần áo để anh đi dự
cái gì đó, tôi thấy cái áo sơ mi trắng của anh đã cũ. Tôi nhờ mua một
chiếc áo mới cho anh. Quản Điều cầm chiếc áo mới, anh ta cũng chỉ gật
đầu nói.
- Cám ơn Hiếu.
Những ngày thứ bảy, chủ nhật là những ngày mà tù nào được ở bên ngoài
kiếm chác được nhất. Nhưng tôi tuyệt nhiên không làm gì vào những hôm
Điều trực , kể cả việc bán nước sôi cho tù là việc các quản giáo khác
coi là nhỏ nhặt.
Một hôm anh ta không đọc sách, Điều gọi tôi vào phòng. Tôi ngồi xổm chờ
xem anh ta bảo gì, tư thế ngồi xổm trước mặt quản giáo chả biết bao giờ
đã thành lệ cho bất cứ tù nào. Điều bảo.
- Ghế đấy ngồi đi.
Tôi lắc đầu.
- Ngồi thế ai thấy không hay cho cả thầy và em.
Điều hỏi.
- Không hay là sao.?
Tôi nói.
- Là tù hay ban đội đi qua, thấy thế họ nghĩ chúng ta không có tác phong quản giáo với tù.
Điều nói.
- Ngồi đi, tôi cả ông chỉ ngang bằng tuổi nhau. Ông ngồi thế tôi thấy mất hay.
Tôi ngồi lên ghế, nghe Điều hỏi về gia đình, người yêu, vì sao tôi phạm pháp. Tôi thành thật kể tất. Điều nghe xong nói.
- Trong lúc còn ở đây, Hiếu cần gì tôi giúp thì cứ nói, đừng phải ngại.
Tôi nói mình chỉ thèm nước đá, ở trong tù này chỉ có nước đá để pha nước
chanh hay uống trà đá là thứ thèm nhất mà không bao giờ kiếm nổi.
Từ ấy mỗi hôm Điều trực, anh ta mang cho tôi một bọc nước đá.
Mấy tháng sau tôi phải đi trại cải tạo, Điều biết trước mấy hôm, anh ta
nói tôi có danh sách đi trại. Có cần nhắn gia đình hay cần giúp gì
không. Tôi nói không cần. Anh ta nắm vai tôi bảo.
- Đi xuống đó cố gắng nhé, án dài phải giữ sức khoẻ.
Tôi đi trại cải tạo, cuộc sống tù đày khắc nghiệt, tôi không còn nhớ đến
quản Điều. Sau này tôi nghe anh ta thành quản chính, thành đảng viên
anh ta cũng ăn hối lộ, cũng quay quắt tù nhân. Tự nhiên tôi thấy như
mình mất đi điều gì đó trong lòng.
Sau này ở cuộc đời hay trên mạng tôi gặp nhiều đoàn viên trẻ. Quan sát
tôi thấy họ đa phần là những thanh niên có lý tưởng, sống gương mẫu. Nếu
không nói đến ý thức hệ , họ là những người tốt. Thế nhưng theo năm
tháng thành đảng viên, thành cán bộ, càng có nhiều năm công tác hay càng
lên chức vụ cao. Họ cũng như quản Điều, họ không còn trong sáng như
ngày trước nữa.
Đêm nay nghe một bài hát mà trước kia tôi nghe lần đầu trong tù, bỗng
nhiên chạnh lòng nhớ đến quản Điều. Tôi gặp anh ta trong thân phận một
thằng tù xấu xa, còn anh ta là một con người trong sáng lý tình đều vẹn
cả đôi đường.
Rồi thời gian trôi qua, tôi cố gắng trở thành con người tốt hơn, xa lánh
những trò của xã hội đen. Tự mình sống làm sao để ngày hôm nay sống tốt
đẹp hơn ngày hôm qua. Cố nhân của tôi, quản Điều thì ngược lại.
Tôi nghĩ không hẳn phải do tố chất con người tôi nghị lực gì cả. Chẳng
qua tình cờ số phận đưa đẩy tôi gặp những người linh mục ở nhà thờ, tự
nhiên tôi bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ và cách sống cao cả của họ, khiến
tôi khâm phục. Từ đó tự nhiên tôi cố gắng sống tốt hơn.
Tôi cũng nghĩ chắc chắn quản Điều không phải người xấu, vì sao anh ta
trở thành bản sao của những người quản giáo chính kia.? Có lẽ bởi anh
ta sống với những người như thế, với lối sống như thế, suy nghĩ như thế.
Tí Hớn con trai tôi, năm nay tròn 11 tuổi. Bỗng nhiên suốt ngày nó nhí
nha nhí nhảnh ôm con thú bông , đi đâu cũng mang theo cưng nựng. Trước
kia ở Việt Nam, nhà cũng đầy các con thú bông, nhưng Tí Hớn chẳng bao
giờ cưng nựng, âu yếm hay nói chuyện với chúng nhiều như bây giờ. Ở Việt
Nam nó khôn ngoan, lanh lợi . Sang đây theo thời gian , nó mất đi những
cách nói mà người Việt Nam chúng ta hay khen là khôn ngoan, già dặn. Nó
trở nên ngây thơ, nhí nhố một cách rất buồn cười.
Tôi kể chuyện này với một chị lớn tuổi, chị có hai con trai lớn đang học đại học. Chị cười bảo.
- Bây giờ nó mới đúng là trẻ con.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Người Buôn Gió - Đúng là trẻ con.
Lúc ấy tôi ở buồng 6-8, buồng dành cho những đã bị kết án chờ chuyển đi các trại cải tạo. Buồng 6-8 có 8 phòng là từ 8a đến 8d và từ 6a đến 6d.
Tù gọi là Hoả Lò mới, còn tên trên văn bản là trại tạm giam số 1 ở Cầu Diễn.
Lúc ấy tôi ở buồng 6-8, buồng dành cho những đã bị kết án chờ chuyển đi
các trại cải tạo. Buồng 6-8 có 8 phòng là từ 8a đến 8d và từ 6a đến 6d.
Có hai ông quản giáo chính thay nhau trực mỗi ngày, ban đêm có 4 ông
quản phụ thay nhau trực mỗi đêm. Quản chính có quyền sinh sát nên ăn đút
lót của tù rất nhiều. Trái lại quản phụ gác đêm chả có quyền gì, trừ
trường hợp khẩn cấp như đánh nhau hay cấp cứu mới được phép mở cửa
buồng,
Hình minh họa |
Tôi hàng ngày được ra bên ngoài để chia cơm canh cho các buồng, và quét
dọn hành lang cùng với phòng quản giáo, pha nước trà và giặt quần áo
cho quản giáo. Chạy bên ngoài chỉ có 3 thằng tù nhân, một thằng là trực
chính , một thằng kiểm quà và một thằng như tôi chuyên làm việc nặng
nhọc nhưng không có màu mè gì với phạm nhân trong buồng. Tôi là loại vô
hại nhất, kiếm ăn không phải bằng doạ nạt hay trấn lột mà bằng cách đi
làm liên lạc, mua bán giúp các tù nhân từ buồng này sang buồng kia ở
những cái lặt vặt như bán nước sôi, chất đốt, trà, thuốc.
Tù trực chính hay tù kiểm quà đều là những tay anh chị có số má giang
hồ, hay là những người có mối quan hệ thế lực. Mỗi phòng của buồng 6-8
có khoảng 40 phạm nhân, tính ra có đến 300 phạm nhân nằm trong tay tù
trực chính, kiểm quà.
Quản giáo ăn tiền và điều hành buồng giam qua tù trực chính và kiểm quà.
Họ cũng làm ngơ cho hai tù nhân này lộng hành trấn áp và bóc lột, đe
doạ khủng bố các tù nhân khác.
Bấy giờ có một quản phụ mới, anh ta rất trẻ , chỉ chừng 23 hay 24 tuổi. Anh ta tên là Điều.
Các quản đêm nhiều khi này nọ kiếm tiền bằng cách đi mua rượu, thuốc lá
cho tù hoặc nhận thư gửi về gia đình cho tù. Quản Điều trẻ tuổi nhất,
nhưng rất trong sạch. Không bao giờ quản Điều làm cái gì mất tư cách hay
lèm nhèm. Anh ta đúng là một người công an mẫu mực từ lời ăn tiếng nói
đến cách xử lý tù nhân. Rồi từ gác đêm, anh ta được gác ngày vào những
hôm thứ bảy, chủ nhật hay những hôm hai quản chính đi vắng. Những hôm
anh ta gác ngày, cả buồng giam chết lặng. Không có cảnh lộn xôn mua bán,
đun nấu hay gào hét nói chuyện từ buồng này sang buồng kia.
Những hôm Điều gác ngày, các tay trực chính và kiểm quà cũng bị nhốt
trong buồng. Vì thứ bảy, chủ nhật không có quà, không có đi xử lại,
không có các việc như thẩm vấn bổ sung hay gặp gia đình, luật sư. Chỉ
còn mỗi tôi được ra ngoài làm nhiệm vụ chia cơm và quét dọn hành lang.
Tôi thấy quản Điều chăm đọc sách , hình như anh ta đang học thêm gì đó.
Anh ta rất ít lời, lúc nào cần làm gì anh ta mới cất lời ngắn gọn bảo
tôi làm.
Các tay anh chị tù lọc lõi đều không mua chuộc được quản Điều, họ nhìn
thấy anh ta đầy vẻ e sợ còn hơn quản chính. Rất nhiều lần, họ có ý tiếp
cận quản Điều để tìm cách biếu xén, nhưng dường như quản Điều biết hết,
anh ta lạnh lùng đối đáp nghiêm khắc khiến mọi ý định mua chuộc đều tiêu
tan. Không phải chỉ các tay anh chị, mà các quản giáo chính cũng có vẻ e
ngại Điều mặc dù họ là cấp trên. Tôi chưa từng thấy Điều tỏ vẻ lấy lòng
hay nịnh bợ cấp trên bao giờ cả. Có lúc anh ta nói chuyện với ban đội
cũng lạnh lùng phải phép.
Một hôm anh ta gọi tôi vào phòng, nói rất nhẹ nhàng.
- Tao là bí thư chi đoàn của trại, mai họp chi đoàn. Mày kiếm cho tao
cây thuốc và cân trà. Đừng nhờ qua thằng nào khác, tao chỉ lấy của mày
thôi.
Tôi nghe mà không tin nổi vào tai mình, quản Điều chỉ cần hé một câu với
trực chính kiểm quà hay trưởng của 8 phòng giam. Cả mấy chục con người
ấy sẵn sàng chỉ chờ cơ hội để cung kính dâng cho anh ta gấp mười lần
như thế bằng tiền mặt. Nhưng anh ta lại bảo tôi, một thằng tôm tép nhất
trong đám đó.
Lúc chia cơm chiều, tôi đặt trên bàn quản túi nilong đen đựng cây thuốc
và cân trà ngon mà tôi nhờ bọn bếp mua lúc chia cơm trưa.
Quản Điều gật đầu nói.
- Cám ơn Hiếu.
Tôi lại một lần nữa không tin vào tai mình, chẳng bao giờ tôi nghĩ có
quản giáo nhận quà lại cám ơn tù, nhất là quản nghiêm như Điều nữa.
Tôi không vì chuyện biếu cây thuốc và cân trà cho quản Điều mà làm gì
khác. Mọi việc vẫn êm ả, tôi chia cơm và không chạy loanh quanh buôn bán
gì trong những hôm quản Điều trực ngày. Dầu tôi biết nếu tôi có tạt té
gì quản Điều cũng làm ngơ. Có lần anh ta sai tôi là quần áo để anh đi dự
cái gì đó, tôi thấy cái áo sơ mi trắng của anh đã cũ. Tôi nhờ mua một
chiếc áo mới cho anh. Quản Điều cầm chiếc áo mới, anh ta cũng chỉ gật
đầu nói.
- Cám ơn Hiếu.
Những ngày thứ bảy, chủ nhật là những ngày mà tù nào được ở bên ngoài
kiếm chác được nhất. Nhưng tôi tuyệt nhiên không làm gì vào những hôm
Điều trực , kể cả việc bán nước sôi cho tù là việc các quản giáo khác
coi là nhỏ nhặt.
Một hôm anh ta không đọc sách, Điều gọi tôi vào phòng. Tôi ngồi xổm chờ
xem anh ta bảo gì, tư thế ngồi xổm trước mặt quản giáo chả biết bao giờ
đã thành lệ cho bất cứ tù nào. Điều bảo.
- Ghế đấy ngồi đi.
Tôi lắc đầu.
- Ngồi thế ai thấy không hay cho cả thầy và em.
Điều hỏi.
- Không hay là sao.?
Tôi nói.
- Là tù hay ban đội đi qua, thấy thế họ nghĩ chúng ta không có tác phong quản giáo với tù.
Điều nói.
- Ngồi đi, tôi cả ông chỉ ngang bằng tuổi nhau. Ông ngồi thế tôi thấy mất hay.
Tôi ngồi lên ghế, nghe Điều hỏi về gia đình, người yêu, vì sao tôi phạm pháp. Tôi thành thật kể tất. Điều nghe xong nói.
- Trong lúc còn ở đây, Hiếu cần gì tôi giúp thì cứ nói, đừng phải ngại.
Tôi nói mình chỉ thèm nước đá, ở trong tù này chỉ có nước đá để pha nước
chanh hay uống trà đá là thứ thèm nhất mà không bao giờ kiếm nổi.
Từ ấy mỗi hôm Điều trực, anh ta mang cho tôi một bọc nước đá.
Mấy tháng sau tôi phải đi trại cải tạo, Điều biết trước mấy hôm, anh ta
nói tôi có danh sách đi trại. Có cần nhắn gia đình hay cần giúp gì
không. Tôi nói không cần. Anh ta nắm vai tôi bảo.
- Đi xuống đó cố gắng nhé, án dài phải giữ sức khoẻ.
Tôi đi trại cải tạo, cuộc sống tù đày khắc nghiệt, tôi không còn nhớ đến
quản Điều. Sau này tôi nghe anh ta thành quản chính, thành đảng viên
anh ta cũng ăn hối lộ, cũng quay quắt tù nhân. Tự nhiên tôi thấy như
mình mất đi điều gì đó trong lòng.
Sau này ở cuộc đời hay trên mạng tôi gặp nhiều đoàn viên trẻ. Quan sát
tôi thấy họ đa phần là những thanh niên có lý tưởng, sống gương mẫu. Nếu
không nói đến ý thức hệ , họ là những người tốt. Thế nhưng theo năm
tháng thành đảng viên, thành cán bộ, càng có nhiều năm công tác hay càng
lên chức vụ cao. Họ cũng như quản Điều, họ không còn trong sáng như
ngày trước nữa.
Đêm nay nghe một bài hát mà trước kia tôi nghe lần đầu trong tù, bỗng
nhiên chạnh lòng nhớ đến quản Điều. Tôi gặp anh ta trong thân phận một
thằng tù xấu xa, còn anh ta là một con người trong sáng lý tình đều vẹn
cả đôi đường.
Rồi thời gian trôi qua, tôi cố gắng trở thành con người tốt hơn, xa lánh
những trò của xã hội đen. Tự mình sống làm sao để ngày hôm nay sống tốt
đẹp hơn ngày hôm qua. Cố nhân của tôi, quản Điều thì ngược lại.
Tôi nghĩ không hẳn phải do tố chất con người tôi nghị lực gì cả. Chẳng
qua tình cờ số phận đưa đẩy tôi gặp những người linh mục ở nhà thờ, tự
nhiên tôi bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ và cách sống cao cả của họ, khiến
tôi khâm phục. Từ đó tự nhiên tôi cố gắng sống tốt hơn.
Tôi cũng nghĩ chắc chắn quản Điều không phải người xấu, vì sao anh ta
trở thành bản sao của những người quản giáo chính kia.? Có lẽ bởi anh
ta sống với những người như thế, với lối sống như thế, suy nghĩ như thế.
Tí Hớn con trai tôi, năm nay tròn 11 tuổi. Bỗng nhiên suốt ngày nó nhí
nha nhí nhảnh ôm con thú bông , đi đâu cũng mang theo cưng nựng. Trước
kia ở Việt Nam, nhà cũng đầy các con thú bông, nhưng Tí Hớn chẳng bao
giờ cưng nựng, âu yếm hay nói chuyện với chúng nhiều như bây giờ. Ở Việt
Nam nó khôn ngoan, lanh lợi . Sang đây theo thời gian , nó mất đi những
cách nói mà người Việt Nam chúng ta hay khen là khôn ngoan, già dặn. Nó
trở nên ngây thơ, nhí nhố một cách rất buồn cười.
Tôi kể chuyện này với một chị lớn tuổi, chị có hai con trai lớn đang học đại học. Chị cười bảo.
- Bây giờ nó mới đúng là trẻ con.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)