Di Sản Hồ Chí Minh
Người Buôn Gió - Tốt nghiệp chứng nhận đói nghèo.
Trong tháng 5 năm 2016, tân thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có hai chuyến công du đến hai quốc gia khác nhau. Đây là chuyến công du đầu tiên của Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị mới là thủ tướng.
Trong tháng 5 năm 2016, tân thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có hai chuyến công du đến hai quốc gia khác nhau. Đây là chuyến công du đầu tiên của Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị mới là thủ tướng.
Cả hai chuyến đi không được báo chí Việt Nam mô tả hoành tráng như những lần mà cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước kia từng đi. Hình ảnh và tin tức của hai chuyến đi xuất hiện một cách chiếu lệ trên trang báo và không thấy đề cập một cách tích cực.
Lý do một phần dấu ấn của Nguyễn Xuân Phúc không nổi bật bằng Nguyễn Tấn Dũng đã đành. Nhưng còn có những lý do khác nữa, chẳng hạn ĐCSVN dường như không muốn vai trò thủ tướng nổi bật hơn vai trò của tổng bí thư hay chủ tịch nước. Chức vụ thủ tướng ở Việt Nam là chức vụ tiếp xúc nhiều nhất với các quốc gia, đặc biệt là phương Tây. Trong điều kiện như vậy chức vụ này rất dễ để được chú trọng. Để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, cũng là một cách nhắc nhở phương Tây rằng ở Việt Nam chức vụ Đảng là chức vụ quan trọng nhất tại Việt Nam. Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo báo chí đưa tin vừa phải về những hoạt động của thủ tướng. Đây là bài học mà Trọng đã rút ra từ thời kỳ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng nguyên nhân lớn hơn cả trong hai chuyến công du này của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không được ồn ào, là do hiệu quả thực tế của hai chuyến đi.
Chuyến đi thăm Nga của Phúc trong bối cảnh tổng thống Hoa Kỳ sắp sang Việt Nam, đây là một chuyến thăm mang tính xoa dịu, đu dây và cam kết Việt Nam dù thế nào vẫn dành cho Nga một vị trí quan trọng trong quan hệ ngoại giao. Việc đến Nga cũng là một thông điệp muốn nói cho người Nga cũng như người Trung Quốc yên tâm rằng , Việt Nam vẫn theo đuổi chế độ độc tài. Chuyến đi nhằm chuyển tải những thông điệp chính trị trung thành lý tưởng độc tài với những ông chủ truyền thống của cộng sản Việt Nam là chủ đề chính. Hiệu quả kinh tế, thứ mà Việt Nam cần nhất bây giờ không có được từ nước Nga. Vì thế đương nhiên báo chí không biết lấy gì ra để tán tụng ca ngợi.
Thật ê chề cho chính phủ Nguyễn Xuân Phúc theo quan niệm làm ăn của dân chúng là gặp phải khách '' mở hàng '' không tốt vía cho lắm. Thông tin trên báo cho biết về chuyến đi này như sau.
'' Trong bối cảnh kinh tế thế giới và mỗi nước có khó khăn, hai bên nhất trí cần tăng cường hợp tác, hỗ trợ các liên doanh dầu khí hai nước tại Việt Nam và ở Nga hoạt động hiệu quả, mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác như lọc hóa dầu, sản xuất khí hóa lỏng… đồng thời mở rộng hợp tác sang các nước thứ ba. ''
Tức là, sau khi hai bên bàn bạc những thứ chẳng cần thiết như kiểu thúc đẩy các hợp tác đã có trước đó, hai ông thủ tướng của hai nền kinh tế đang chết dấp chuyển sang kể lể khó khăn và cùng bàn nhau làm ăn ở một nước thứ ba.!!! Còn việc làm ăn giữa hai nước đã bế tắc đến mức, chả còn gì để mà hợp tác hay cho khoản viện trợ nào mới như xưa kia cả.
Như vậy chuyện Nguyễn Xuân Phúc đi Nga,chẳng được báo chí đề cập nhiều là tất nhiên.
Thế còn chuyến đi Nhật gặp gỡ các nước G7 mở rộng thì sao.?
Chuyến đi này của Phúc càng ê chề hơn, một chuyến đi với mục đích ăn xin. Nếu gọi thực chất chuyến đi Nhật này phải dùng từ '' ăn xin '' là chính xác nhất.
Độc giả của báo Dân Trí phải ngán ngẩm thốt rằng.
- Tối ngày đi vay
- 5 văn kiện ký kết thì có 4 cái là vay tiền.
Bài báo cho biết trong chuyến đi đến Nhật, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc theo dõi thương vụ bán cổ phần của hãng máy bay Việt Nam Arlines và đề nghị Nhật nói giúp với ngân hàng thế giới mở hầu bao cho Việt Nam vay tiền theo dạng IDA.
'' Về phía Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Nhật Bản ủng hộ Việt Nam tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó có nguồn vốn IDA ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB) sau năm 2017.''
IDA do Hiệp Hội Tổ Chức Phát Triển Quốc Tế thuộc Ngân Hàng Thế Giới lập ra, nhằm hỗ trợ cho những nước nghèo nhất thế giới, hãy xem tiêu chí của nguồn vốn này.
2. Mục đích và nguyên tắc hoạt động
1.1. Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) là tổ chức trực thuộc nhóm WB, được thành lập năm 1960. IDA chuyên cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho các quốc gia nghèo nhất thế giới với mục tiêu nhằm xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung cấp các khoản cho vay không có lãi suất (còn gọi là khoản tín dụng) cũng như các khoản viện trợ không hoàn lại cho các chương trình/dự án để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa bỏ bất bình đẳng cũng như cải thiện đời sống.
Tiêu chuẩn để được vay IDA tùy thuộc vào mức độ đói nghèo tương đối của quốc gia đó, được xác định theo tỷ lệ Tổng thu nhập Quốc dân (GNI) theo đầu người dưới ngưỡng quy định của WB và được cập nhật hàng năm (hiện nay ngưỡng này là 1.135 USD).
Quá nhục nhã cho chính phủ Việt Nam, cũng như một cái tát lật mặt những lời xảo trá đất nước đang phát triển, đang có vị thế có trên quốc tế. Tất cả những lời tuyên truyền về tình trạng Việt Nam hiện nay tươi sáng của chế độ cộng sản đều là lừa đảo. Nhìn theo tiêu chí cho vay IDA có thể đặt câu hỏi, Việt Nam đang trở lại với mức nghèo đói hay chưa mà muối mặt đi vay phần của những nước nghèo đói nhất thế giới. Ngưỡng của mức vay IDA theo tính toán căn cứ theo thu nhập đầu người dưới 1.135 usd một năm. Trong khi đó báo chí Việt Nam công bố thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm trước đó ( 2015 ) gấp hơn hai lần mức này, đó là mỗi người dân Việt Nam thu nhâp đến 2.300 usd một năm.
Chắc chắn con số thu nhập bình quân đầu người 2.300 usd là con số lừa gạt. Nguyễn Xuân Phúc phải có bằng chứng thực tế Việt Nam đang ở mức độ đói nghèo thế nào, mới dám mở miệng nhờ Nhật vận động để vay dạng IDA.
Chuyến đi làm rớt bộ mặt lừa đảo, một chuyến đi nhục nhã như vậy, không dám ca ngợi là điều đương nhiên.
Hãy xem tiếp phần này của bài báo Dân Trí.
'' Hiện tại, Việt Nam đang có kế hoạch vận động cho kỳ IDA 18, mục tiêu là nhằm có được giai đoạn chuyển tiếp phù hợp trong trường hợp Việt Nam tốt nghiệp IDA năm 2017, bảo đảm khả năng trả nợ bền vững của ngân sách nhà nước trong thời gian tới, không tạo ảnh hưởng bất lợi đến điều kiện tiếp cận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác.
Nhục nhã không ? Tốt nghiệp IDA năm 2017.!!!
Tức tự cố gắng nỗ lực để mình thành quốc gia nghèo đói nhất thế giới với mục đích vay được khoản tiền hỗ trợ không tính lãi. Một kiểu tốt nghiệp có một không hai. Kèm theo đó là lời đe doạ kiểu ăn vạ rằng nếu như không có khoản vay này, khả năng trả nợ sẽ bị ảnh hưởng.
Bạn còn gì để nói về cộng sản Việt Nam chưa.?
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Người Buôn Gió - Tốt nghiệp chứng nhận đói nghèo.
Trong tháng 5 năm 2016, tân thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có hai chuyến công du đến hai quốc gia khác nhau. Đây là chuyến công du đầu tiên của Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị mới là thủ tướng.
Trong tháng 5 năm 2016, tân thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có hai chuyến công du đến hai quốc gia khác nhau. Đây là chuyến công du đầu tiên của Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị mới là thủ tướng.
Cả hai chuyến đi không được báo chí Việt Nam mô tả hoành tráng như những lần mà cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước kia từng đi. Hình ảnh và tin tức của hai chuyến đi xuất hiện một cách chiếu lệ trên trang báo và không thấy đề cập một cách tích cực.
Lý do một phần dấu ấn của Nguyễn Xuân Phúc không nổi bật bằng Nguyễn Tấn Dũng đã đành. Nhưng còn có những lý do khác nữa, chẳng hạn ĐCSVN dường như không muốn vai trò thủ tướng nổi bật hơn vai trò của tổng bí thư hay chủ tịch nước. Chức vụ thủ tướng ở Việt Nam là chức vụ tiếp xúc nhiều nhất với các quốc gia, đặc biệt là phương Tây. Trong điều kiện như vậy chức vụ này rất dễ để được chú trọng. Để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, cũng là một cách nhắc nhở phương Tây rằng ở Việt Nam chức vụ Đảng là chức vụ quan trọng nhất tại Việt Nam. Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo báo chí đưa tin vừa phải về những hoạt động của thủ tướng. Đây là bài học mà Trọng đã rút ra từ thời kỳ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng nguyên nhân lớn hơn cả trong hai chuyến công du này của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không được ồn ào, là do hiệu quả thực tế của hai chuyến đi.
Chuyến đi thăm Nga của Phúc trong bối cảnh tổng thống Hoa Kỳ sắp sang Việt Nam, đây là một chuyến thăm mang tính xoa dịu, đu dây và cam kết Việt Nam dù thế nào vẫn dành cho Nga một vị trí quan trọng trong quan hệ ngoại giao. Việc đến Nga cũng là một thông điệp muốn nói cho người Nga cũng như người Trung Quốc yên tâm rằng , Việt Nam vẫn theo đuổi chế độ độc tài. Chuyến đi nhằm chuyển tải những thông điệp chính trị trung thành lý tưởng độc tài với những ông chủ truyền thống của cộng sản Việt Nam là chủ đề chính. Hiệu quả kinh tế, thứ mà Việt Nam cần nhất bây giờ không có được từ nước Nga. Vì thế đương nhiên báo chí không biết lấy gì ra để tán tụng ca ngợi.
Thật ê chề cho chính phủ Nguyễn Xuân Phúc theo quan niệm làm ăn của dân chúng là gặp phải khách '' mở hàng '' không tốt vía cho lắm. Thông tin trên báo cho biết về chuyến đi này như sau.
'' Trong bối cảnh kinh tế thế giới và mỗi nước có khó khăn, hai bên nhất trí cần tăng cường hợp tác, hỗ trợ các liên doanh dầu khí hai nước tại Việt Nam và ở Nga hoạt động hiệu quả, mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác như lọc hóa dầu, sản xuất khí hóa lỏng… đồng thời mở rộng hợp tác sang các nước thứ ba. ''
Tức là, sau khi hai bên bàn bạc những thứ chẳng cần thiết như kiểu thúc đẩy các hợp tác đã có trước đó, hai ông thủ tướng của hai nền kinh tế đang chết dấp chuyển sang kể lể khó khăn và cùng bàn nhau làm ăn ở một nước thứ ba.!!! Còn việc làm ăn giữa hai nước đã bế tắc đến mức, chả còn gì để mà hợp tác hay cho khoản viện trợ nào mới như xưa kia cả.
Như vậy chuyện Nguyễn Xuân Phúc đi Nga,chẳng được báo chí đề cập nhiều là tất nhiên.
Thế còn chuyến đi Nhật gặp gỡ các nước G7 mở rộng thì sao.?
Chuyến đi này của Phúc càng ê chề hơn, một chuyến đi với mục đích ăn xin. Nếu gọi thực chất chuyến đi Nhật này phải dùng từ '' ăn xin '' là chính xác nhất.
Độc giả của báo Dân Trí phải ngán ngẩm thốt rằng.
- Tối ngày đi vay
- 5 văn kiện ký kết thì có 4 cái là vay tiền.
Bài báo cho biết trong chuyến đi đến Nhật, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc theo dõi thương vụ bán cổ phần của hãng máy bay Việt Nam Arlines và đề nghị Nhật nói giúp với ngân hàng thế giới mở hầu bao cho Việt Nam vay tiền theo dạng IDA.
'' Về phía Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Nhật Bản ủng hộ Việt Nam tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó có nguồn vốn IDA ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB) sau năm 2017.''
IDA do Hiệp Hội Tổ Chức Phát Triển Quốc Tế thuộc Ngân Hàng Thế Giới lập ra, nhằm hỗ trợ cho những nước nghèo nhất thế giới, hãy xem tiêu chí của nguồn vốn này.
2. Mục đích và nguyên tắc hoạt động
1.1. Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) là tổ chức trực thuộc nhóm WB, được thành lập năm 1960. IDA chuyên cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho các quốc gia nghèo nhất thế giới với mục tiêu nhằm xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung cấp các khoản cho vay không có lãi suất (còn gọi là khoản tín dụng) cũng như các khoản viện trợ không hoàn lại cho các chương trình/dự án để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa bỏ bất bình đẳng cũng như cải thiện đời sống.
Tiêu chuẩn để được vay IDA tùy thuộc vào mức độ đói nghèo tương đối của quốc gia đó, được xác định theo tỷ lệ Tổng thu nhập Quốc dân (GNI) theo đầu người dưới ngưỡng quy định của WB và được cập nhật hàng năm (hiện nay ngưỡng này là 1.135 USD).
Quá nhục nhã cho chính phủ Việt Nam, cũng như một cái tát lật mặt những lời xảo trá đất nước đang phát triển, đang có vị thế có trên quốc tế. Tất cả những lời tuyên truyền về tình trạng Việt Nam hiện nay tươi sáng của chế độ cộng sản đều là lừa đảo. Nhìn theo tiêu chí cho vay IDA có thể đặt câu hỏi, Việt Nam đang trở lại với mức nghèo đói hay chưa mà muối mặt đi vay phần của những nước nghèo đói nhất thế giới. Ngưỡng của mức vay IDA theo tính toán căn cứ theo thu nhập đầu người dưới 1.135 usd một năm. Trong khi đó báo chí Việt Nam công bố thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm trước đó ( 2015 ) gấp hơn hai lần mức này, đó là mỗi người dân Việt Nam thu nhâp đến 2.300 usd một năm.
Chắc chắn con số thu nhập bình quân đầu người 2.300 usd là con số lừa gạt. Nguyễn Xuân Phúc phải có bằng chứng thực tế Việt Nam đang ở mức độ đói nghèo thế nào, mới dám mở miệng nhờ Nhật vận động để vay dạng IDA.
Chuyến đi làm rớt bộ mặt lừa đảo, một chuyến đi nhục nhã như vậy, không dám ca ngợi là điều đương nhiên.
Hãy xem tiếp phần này của bài báo Dân Trí.
'' Hiện tại, Việt Nam đang có kế hoạch vận động cho kỳ IDA 18, mục tiêu là nhằm có được giai đoạn chuyển tiếp phù hợp trong trường hợp Việt Nam tốt nghiệp IDA năm 2017, bảo đảm khả năng trả nợ bền vững của ngân sách nhà nước trong thời gian tới, không tạo ảnh hưởng bất lợi đến điều kiện tiếp cận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác.
Nhục nhã không ? Tốt nghiệp IDA năm 2017.!!!
Tức tự cố gắng nỗ lực để mình thành quốc gia nghèo đói nhất thế giới với mục đích vay được khoản tiền hỗ trợ không tính lãi. Một kiểu tốt nghiệp có một không hai. Kèm theo đó là lời đe doạ kiểu ăn vạ rằng nếu như không có khoản vay này, khả năng trả nợ sẽ bị ảnh hưởng.
Bạn còn gì để nói về cộng sản Việt Nam chưa.?
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)