Di Sản Hồ Chí Minh
Người Buôn Gió - Trước thềm hội nghị trung ương 5.
Cho đến nay hội nghị trung ương 5 khoá 12 của đảng CSVN vẫn chưa rõ được ngày tiến hành, lúc đầu trung ương đảng dự định nhóm họp vào đầu tháng 4.
Cho đến nay hội nghị trung ương 5 khoá 12 của đảng CSVN vẫn chưa rõ được
ngày tiến hành, lúc đầu trung ương đảng dự định nhóm họp vào đầu tháng
4. Nhưng do một số biến động bất ngờ trong nội bộ, hiện nay đang có ý
kiến rời hội nghị trung ương 5 đến đầu tháng 5 để ổn định nội bộ.
Hội nghị trung ương 5 là cột mốc quan trọng để phe bám trụ lại trong đại
hội đảng 12 hoàn tất kiểm soát quyền lực qua việc khống chế và vô hiệu
hoá những thành phần của thế lực cũ còn sót lại. Phải nói đại hội đảng
12 chưa phải đạt mục đích hoàn toàn của phe ông Trọng. Trong bối cảnh
căng thẳng lúc đó, phe ông Trọng đã phải nhân nhượng cho một vài cá nhân
của phe cũ lọt vào trung ương, bộ chính trị như Đinh La Thăng, Nguyễn
Văn Bình. Đáng chú ý hơn trong lá thư ông Sang còn đòi bắt giữ và khởi
tố một loạt các đại gia như Trầm Bê, Bắc Hà và Vượng vincom....ông Sang
cáo buộc Vượng Vincom đã bỏ ra 8 ngàn tỷ để chạy vài suất thân quen vào
bộ chính trị hiện nay. Vì con số khủng khiếp chỉ có ông Sang nghĩ ra này
nằm ngoài sức tưởng tượng của nhiều người, nên Vượng Vincom chắc chắn
sẽ không sao. Giá như ông Sang bớt đi một con số 0 có lẽ thuyết phục
hơn.
Mới đây Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo toà án ra một lệnh khởi
tố đầy bất ngờ cho Trịnh Xuân Thanh, phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang đang ở
nước ngoài với tội danh tham nhũng. Lập tức những kẻ thiển cận cho rằng
đây là đòn đánh quyết liệt của tổng bí thư với Trịnh Xuân Thanh, khiến
cho Trịnh Xuân Thanh không còn chỗ dung thân ở nước ngoài.
Thế nhưng những người am hiểu luật pháp quốc tế đều biết rằng, với tội
danh tham nhũng mà khung hình phạt có án tử hình, sẽ là điều kiện tốt để
Trịnh Xuân Thanh không bị dẫn độ về nước. Hành động quyết định khởi tố
Trịnh Xuân Thanh tội tham nhũng là một quyết định chấm hết vụ việc mà
ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khởi xướng, sau một thời gian theo
đuổi vô vọng, thăm dò phản ứng của quốc gia sở tại mà Trịnh Xuân Thanh
đang trú ngụ, việc thấy dẫn độ về là hoàn toàn bất khả thi, nên quyết
định khởi tố tham nhũng là kết thúc đẹp cho hai người đồng hương Đông
Anh lúc này.
Trịnh Xuân Thanh đã bắt đầu yên tâm tìm hiểu xây dưng cuộc sống mới ở
những quốc gia không có án tử hình, và cũng như dự đoán trước đây, ông
Nguyễn Phú Trọng bắt đầu tìm đến những đối tượng khác cao cấp hơn Trịnh
Xuân Thanh. Nếu triệt hạ được những đối tượng đang là đương kim uỷ viên
BCT hiện nay, ông Trọng sẽ lấy lại được danh dự đã mất trước đây khi
đánh gà chết Vũ Huy Hoàng, đánh phụ nữ Hồ Thị Kim Thoa. Đồng thời cũng
kết liễu trọn vẹn nhưng toan tính của đại hội 12, vốn còn một phần lớn
chưa hoàn thiện.
Những công sức của ông Sang bỏ ra trước thềm đại hội 12 tấn công phe đối
thủ của ông Trọng rất lớn, thế nhưng kết thúc đại hội12 phần của nhóm
ông Sang chỉ có được chức phó thủ tướng thường trực do ông Trương Hoà
Bình nắm giữ. Ông Sang mong muốn có một đàn em của mình cai quản Thành
phố Hồ Chí Minh để ông thành một thái thượng hoàng phương Nam. Ngoài mối
bận tâm ấy, ông Sang không quan tâm đến những nơi khác. Vì thế ông
Sang thúc giục Huy Đức gia tăng tấn công Đinh La Thăng, khoét vào những
con số thua lỗ, thất thoát của Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam dưới thời
Đinh La Thăng quản lý. Hòng đánh bật Đinh La Thăng khỏi chức bí thư
thành uỷ TPHCM cho đàn em mình tiếp quản.
Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng không chỉ muốn diệt Đinh La Thăng, ông còn
muốn thanh toán nốt cả Nguyễn Văn Bình. Bình trước kia là thống đốc ngân
hàng, nay là trưởng ban kinh tế trung ương. Là người nhiều kế sách và
mưu mẹo làm tài chính, nhưng từ khi nhậm chức này Bình không hề đưa ra
kế sách nào để giúp đỡ bộ sậu Trọng, Phúc quản lý tài chính tốt hơn. Vì ý
định này của ông Trọng, khiến ông Sang phải làm thêm việc nữa là giúp
ông Trọng diệt Nguyễn Văn Bình.
Lại dùng một đòn cũ, một người đã cũ. Trương Tấn Sang viết sẵn lá thư để
Trịnh Văn Lâu ký tên tố cáo những sai phạm của Nguyễn Văn Bình trước
thềm hội nghị trung ương 5. Người trong trung ương đảng chắc không quên
lá tâm thư của Trương Tấn Sang trước khi về hưu, bày tỏ nguyện vọng gửi
tổng bí thư, bộ trưởng công an cần phải khởi tố, điều tra một danh sách
dài các quan chức...thú vị nhất là những thông tin trong lá tâm thư ấy
đều i sì những thông tin tố cáo trên mạng xã hội trước đó.
Cuộc chiến của ông Sang, Trọng và những người không cùng phe đang diễn
ra gay gắt. Các uỷ viên BCT như Nguyễn Văn Bình, Đinh La Thăng chỉ biết
đỡ từng đòn chứ không dám chống trả, họ đã bị cô lập từ sau đại hội 12.
Sự toan tính lo cho thân mình, khiến họ thụ động không tạo được thành
một khối đoàn kết để đối kháng chủ động. Những ngày qua sự tấn công vào
Đinh La Thăng ngày càng nặng ký hơn bao giờ hết, số phận của vị uỷ viên
BCT này bấp bênh hơn bao giờ hết.
Cuộc chiến ở thượng tầng Bộ Chính Trị ảnh hưởng đến địa phương, nhiều
địa phương đã bắt đầu lao vào cuộc chiến chiếm lĩnh quyền thống trị ,
dẫn đến cuộc đổ máu đỉnh điểm ở Yên Bái.
Người được hưởng lợi nhiều nhất từ các cuộc chiến từ thượng tầng đến địa
phương là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi tất cả đều cuốn hút vào cuộc
chiến. Không còn ai bình tâm để đánh giá xem một năm vừa qua chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc đạt được thành tựu gì, gây ra những vụ việc gì. Tận
dụng cuộc chiến, Nguyễn Xuân Phúc âm thầm thâu tóm các lực lượng còn lại
về mình để xây dựng thế lực riêng khi Nguyễn Phú Trọng về hưu.
Là đàn em của Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang, Phúc đã lên làm thủ
tướng sau đại hội 12 dưới sự đỡ đầu của hai người này. Nếu cuộc chiến
của Tư Sang và Cả Trọng hoàn tất, dẹp bỏ các tàn dư của phe cũ, tương
lai đằng trước của Nguyễn Xuân Phúc đầy hứa hẹn. Chỉ cần Phúc ngồi im,
đừng lộ liễu can thiệp hay kích động sâu vào những tranh chấp, ông ta sẽ
có tất cả quyền thế đến với mình sau này, mà chả phải làm gì. Phúc đã
được Trọng ưu ái khi bóng gió nói rằng, muốn làm tổng bí thư phải qua
lãnh đạo địa phương, một tiêu chí rất thuận lợi cho Nguyễn Xuân Phúc.
Đất nước này, dân tộc này ở thời điểm này, chỉ có Nguyễn Xuân Phúc mới
xứng đáng là người cầm lái. Không phải là người cầm lái vĩ đại, người
mang hy vọng để đất nước chuyển mình phát triển.
Mà đơn giản, sự cầm lái của ông ta phản ánh đúng bản chất xã hội, con người và đất nước Việt Nam ngày nay.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)
Bàn ra tán vào (1)
quang dinh
TRẦN AI ĐỢI TRẦN THẾ
*
Trần thế bụi Trần Vũ Quỳnh Anh
Trần Ai Đợi kẻ bẻ luôn cành
Hồ Thị Kim Thoa Tô Huy Rứa
Hồ Thu Xuân Thảo Phùng Quang Thanh
*
Ba Đình đặng ngọc viết thanh đặng dĩnh Siêu nguyễn bá thanh đặng tiểu bình
Nguyễn Như Phong chó Lê Bình
Mã lai linh cẩu Thị Bình Nguyễn Văn Linh
Nguyễn Văn Trỗi dậy Chế Linh Mỹ Linh chê lính Hoài Linh V.N.C.H
*
Pa Cô Ê Đê thượng Ba Na
H'Mông Ja'Rai bến không chồng
Nùng Tày Mường Mán lồng Ôn Ké
Vợ cả vợ hai Mao Trạch Đông
*
Việt Kông thế giới đại đồng của chồng công vợ gieo trồng cứt lợn bông
Quan Kông nợ cứt Tiên bồng
Trần Dân Tiên bế tư lồng Hồ Tập Chương
Dân Kông triệt để ngoan cường nhà băng cửa tán vô thường quỷ dạ xoa
*
TÂM THANH
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Người Buôn Gió - Trước thềm hội nghị trung ương 5.
Cho đến nay hội nghị trung ương 5 khoá 12 của đảng CSVN vẫn chưa rõ được ngày tiến hành, lúc đầu trung ương đảng dự định nhóm họp vào đầu tháng 4.
Cho đến nay hội nghị trung ương 5 khoá 12 của đảng CSVN vẫn chưa rõ được
ngày tiến hành, lúc đầu trung ương đảng dự định nhóm họp vào đầu tháng
4. Nhưng do một số biến động bất ngờ trong nội bộ, hiện nay đang có ý
kiến rời hội nghị trung ương 5 đến đầu tháng 5 để ổn định nội bộ.
Hội nghị trung ương 5 là cột mốc quan trọng để phe bám trụ lại trong đại
hội đảng 12 hoàn tất kiểm soát quyền lực qua việc khống chế và vô hiệu
hoá những thành phần của thế lực cũ còn sót lại. Phải nói đại hội đảng
12 chưa phải đạt mục đích hoàn toàn của phe ông Trọng. Trong bối cảnh
căng thẳng lúc đó, phe ông Trọng đã phải nhân nhượng cho một vài cá nhân
của phe cũ lọt vào trung ương, bộ chính trị như Đinh La Thăng, Nguyễn
Văn Bình. Đáng chú ý hơn trong lá thư ông Sang còn đòi bắt giữ và khởi
tố một loạt các đại gia như Trầm Bê, Bắc Hà và Vượng vincom....ông Sang
cáo buộc Vượng Vincom đã bỏ ra 8 ngàn tỷ để chạy vài suất thân quen vào
bộ chính trị hiện nay. Vì con số khủng khiếp chỉ có ông Sang nghĩ ra này
nằm ngoài sức tưởng tượng của nhiều người, nên Vượng Vincom chắc chắn
sẽ không sao. Giá như ông Sang bớt đi một con số 0 có lẽ thuyết phục
hơn.
Mới đây Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo toà án ra một lệnh khởi
tố đầy bất ngờ cho Trịnh Xuân Thanh, phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang đang ở
nước ngoài với tội danh tham nhũng. Lập tức những kẻ thiển cận cho rằng
đây là đòn đánh quyết liệt của tổng bí thư với Trịnh Xuân Thanh, khiến
cho Trịnh Xuân Thanh không còn chỗ dung thân ở nước ngoài.
Thế nhưng những người am hiểu luật pháp quốc tế đều biết rằng, với tội
danh tham nhũng mà khung hình phạt có án tử hình, sẽ là điều kiện tốt để
Trịnh Xuân Thanh không bị dẫn độ về nước. Hành động quyết định khởi tố
Trịnh Xuân Thanh tội tham nhũng là một quyết định chấm hết vụ việc mà
ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khởi xướng, sau một thời gian theo
đuổi vô vọng, thăm dò phản ứng của quốc gia sở tại mà Trịnh Xuân Thanh
đang trú ngụ, việc thấy dẫn độ về là hoàn toàn bất khả thi, nên quyết
định khởi tố tham nhũng là kết thúc đẹp cho hai người đồng hương Đông
Anh lúc này.
Trịnh Xuân Thanh đã bắt đầu yên tâm tìm hiểu xây dưng cuộc sống mới ở
những quốc gia không có án tử hình, và cũng như dự đoán trước đây, ông
Nguyễn Phú Trọng bắt đầu tìm đến những đối tượng khác cao cấp hơn Trịnh
Xuân Thanh. Nếu triệt hạ được những đối tượng đang là đương kim uỷ viên
BCT hiện nay, ông Trọng sẽ lấy lại được danh dự đã mất trước đây khi
đánh gà chết Vũ Huy Hoàng, đánh phụ nữ Hồ Thị Kim Thoa. Đồng thời cũng
kết liễu trọn vẹn nhưng toan tính của đại hội 12, vốn còn một phần lớn
chưa hoàn thiện.
Những công sức của ông Sang bỏ ra trước thềm đại hội 12 tấn công phe đối
thủ của ông Trọng rất lớn, thế nhưng kết thúc đại hội12 phần của nhóm
ông Sang chỉ có được chức phó thủ tướng thường trực do ông Trương Hoà
Bình nắm giữ. Ông Sang mong muốn có một đàn em của mình cai quản Thành
phố Hồ Chí Minh để ông thành một thái thượng hoàng phương Nam. Ngoài mối
bận tâm ấy, ông Sang không quan tâm đến những nơi khác. Vì thế ông
Sang thúc giục Huy Đức gia tăng tấn công Đinh La Thăng, khoét vào những
con số thua lỗ, thất thoát của Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam dưới thời
Đinh La Thăng quản lý. Hòng đánh bật Đinh La Thăng khỏi chức bí thư
thành uỷ TPHCM cho đàn em mình tiếp quản.
Nhưng ông Nguyễn Phú Trọng không chỉ muốn diệt Đinh La Thăng, ông còn
muốn thanh toán nốt cả Nguyễn Văn Bình. Bình trước kia là thống đốc ngân
hàng, nay là trưởng ban kinh tế trung ương. Là người nhiều kế sách và
mưu mẹo làm tài chính, nhưng từ khi nhậm chức này Bình không hề đưa ra
kế sách nào để giúp đỡ bộ sậu Trọng, Phúc quản lý tài chính tốt hơn. Vì ý
định này của ông Trọng, khiến ông Sang phải làm thêm việc nữa là giúp
ông Trọng diệt Nguyễn Văn Bình.
Lại dùng một đòn cũ, một người đã cũ. Trương Tấn Sang viết sẵn lá thư để
Trịnh Văn Lâu ký tên tố cáo những sai phạm của Nguyễn Văn Bình trước
thềm hội nghị trung ương 5. Người trong trung ương đảng chắc không quên
lá tâm thư của Trương Tấn Sang trước khi về hưu, bày tỏ nguyện vọng gửi
tổng bí thư, bộ trưởng công an cần phải khởi tố, điều tra một danh sách
dài các quan chức...thú vị nhất là những thông tin trong lá tâm thư ấy
đều i sì những thông tin tố cáo trên mạng xã hội trước đó.
Cuộc chiến của ông Sang, Trọng và những người không cùng phe đang diễn
ra gay gắt. Các uỷ viên BCT như Nguyễn Văn Bình, Đinh La Thăng chỉ biết
đỡ từng đòn chứ không dám chống trả, họ đã bị cô lập từ sau đại hội 12.
Sự toan tính lo cho thân mình, khiến họ thụ động không tạo được thành
một khối đoàn kết để đối kháng chủ động. Những ngày qua sự tấn công vào
Đinh La Thăng ngày càng nặng ký hơn bao giờ hết, số phận của vị uỷ viên
BCT này bấp bênh hơn bao giờ hết.
Cuộc chiến ở thượng tầng Bộ Chính Trị ảnh hưởng đến địa phương, nhiều
địa phương đã bắt đầu lao vào cuộc chiến chiếm lĩnh quyền thống trị ,
dẫn đến cuộc đổ máu đỉnh điểm ở Yên Bái.
Người được hưởng lợi nhiều nhất từ các cuộc chiến từ thượng tầng đến địa
phương là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi tất cả đều cuốn hút vào cuộc
chiến. Không còn ai bình tâm để đánh giá xem một năm vừa qua chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc đạt được thành tựu gì, gây ra những vụ việc gì. Tận
dụng cuộc chiến, Nguyễn Xuân Phúc âm thầm thâu tóm các lực lượng còn lại
về mình để xây dựng thế lực riêng khi Nguyễn Phú Trọng về hưu.
Là đàn em của Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang, Phúc đã lên làm thủ
tướng sau đại hội 12 dưới sự đỡ đầu của hai người này. Nếu cuộc chiến
của Tư Sang và Cả Trọng hoàn tất, dẹp bỏ các tàn dư của phe cũ, tương
lai đằng trước của Nguyễn Xuân Phúc đầy hứa hẹn. Chỉ cần Phúc ngồi im,
đừng lộ liễu can thiệp hay kích động sâu vào những tranh chấp, ông ta sẽ
có tất cả quyền thế đến với mình sau này, mà chả phải làm gì. Phúc đã
được Trọng ưu ái khi bóng gió nói rằng, muốn làm tổng bí thư phải qua
lãnh đạo địa phương, một tiêu chí rất thuận lợi cho Nguyễn Xuân Phúc.
Đất nước này, dân tộc này ở thời điểm này, chỉ có Nguyễn Xuân Phúc mới
xứng đáng là người cầm lái. Không phải là người cầm lái vĩ đại, người
mang hy vọng để đất nước chuyển mình phát triển.
Mà đơn giản, sự cầm lái của ông ta phản ánh đúng bản chất xã hội, con người và đất nước Việt Nam ngày nay.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)