Di Sản Hồ Chí Minh
Người Buôn Gió - Vài điều chú ý khi bị bắt tại nơi công cộng.
Tôi viết vài minh nghiệm của cá nhân mình khi phải làm việc với an ninh. Hoàn toàn không có ý dạy ai hoặc phổ biến nó thành phương pháp.
Tôi viết vài minh nghiệm của cá nhân mình khi phải làm việc với an ninh. Hoàn toàn không có ý dạy ai hoặc phổ biến nó thành phương pháp. Tôi chỉ mong nó giúp vui cho một vài bạn đọc. Sở dĩ tôi phải nói vậy vì nhiều người có những cách khác, những cách đó họ cũng phổ biến. Người đàng hoàng cách của họ cũng đàng hoàng, với cá nhân tôi thì nhiều bạn biết, tôi có những cách của mình, có thể bị gọi là '' chày bửa '' hay gì đó. Nhưng thiết nghĩ đôi khi cũng có bạn nào cần đến nó, bởi vậy tôi chia sẻ đôi chút.
Tôi viết vài minh nghiệm của cá nhân mình khi phải làm việc với an ninh. Hoàn toàn không có ý dạy ai hoặc phổ biến nó thành phương pháp. Tôi chỉ mong nó giúp vui cho một vài bạn đọc. Sở dĩ tôi phải nói vậy vì nhiều người có những cách khác, những cách đó họ cũng phổ biến. Người đàng hoàng cách của họ cũng đàng hoàng, với cá nhân tôi thì nhiều bạn biết, tôi có những cách của mình, có thể bị gọi là '' chày bửa '' hay gì đó. Nhưng thiết nghĩ đôi khi cũng có bạn nào cần đến nó, bởi vậy tôi chia sẻ đôi chút.
Ở đây nói đến trường hợp bị bắt ở sự kiện nào đó. Sự kiện đó có thể là biểu tình, tưởng niệm, đến trụ sở khiếu kiện, khiếu nại hoặc đơn giản là đi ngoài đường.
Bắt như vậy an ninh dễ tạo cái cớ ban đầu như kiểm tra giao thông, kiểm tra hành chính.Người bị bắt sẽ được cò mồi do an ninh đóng giả khiêu khích để lý luận, phản ứng..từ đó có thể quy chụp là gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ.
Một số trường hợp do chưa đủ chứng cứ để xông vào nhà bắt, cho nên an ninh đẻ ra những tình huống bắt như vậy. Cách này khá phổ biến.
Sau khi bắt đưa về trụ sở, an ninh sẽ tự ý dùng sức mạnh tướt đoạt đồ đạc cá nhân như điện thoại, máy tính, giấy tờ để tìm tòi chứng cứ. Bởi vậy nguyên tắc thứ nhất là khi đi ra khỏi nhà nên hạn chế mang máy tính, điện thoại công nghệ cao, giấy tờ. Nếu cần thiết phải mang thì một điều không thể bỏ qua, không thể chủ quan là phải xoá những tin nhắn, cuộc gọi đi, gọi lại hay những lưu trữ về hình ảnh, clip hoặc tài liệu bạn tải về trên mạng. Xoá hết những trang truy cập, thoát khỏi hết tất cả các ứng dụng truy cập mà phải cần đăng nhập. Đây là điều cực kỳ tối thiểu, nhưng nhiều người lại chủ quan. Hãy dành 5 phút trước khi ra khỏi nhà để thực hiện những thao tác đấy, cho dù là bạn chỉ chạy ra chợ mua rau vào phút về, đừng nói là bạn đi đến đâu.
Đặt mật khẩu cho điện thoại, máy tính. Chế độ màn hình chỉ 1 phút không dùng là phải đăng nhập lại mật khẩu.
Khi gặp sự cố, phát hiện thấy có camera quay, có người khiêu khích. Tuyệt đối không to tiếng, vung chân tay minh hoạ lời nói. Hãy bình tĩnh cười nói, lý luận âm điệu vừa phải. Nếu muốn kháng cự việc bị lôi đi, nên cho hai tay sau lưng hoặc ôm đầu ngồi xuống đất. Hai tay ôm đầu là tư thế để nhận chứng thấy bạn đang bị đánh và bảo vệ mình một cách chịu đựng. Cho hai tay sau lưng sẽ khiến người khác nhìn thấy bạn nghĩ bạn bị khống chế.
Lúc bị đưa vào trụ sở an ninh, khi cán bộ mang giấy tờ ra hỏi cung , làm biên bản. Trước hết phải nhìn mẫu tờ giấy đó xem loại giấy gì, tiêu đề là gì. Đoì hỏi giải thích trong trường hợp thế nào của luật tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính mà cần phải làm việc với mẫu biên bản đó.
Trên biên bản thường có phần chữ in ghi sẵn cán bộ điều tra, làm việc. Trước khi trả lời những câu hỏi về thân nhân, về hành động...phải bắt cán bộ ghi rõ cấp bậc, họ tên của cán bộ hỏi cung, địa điểm hỏi cung, ngày tháng giờ giấc. Những điều này ở phần bắt đầu biên bản, cho nên đòi hỏi phải ghi theo trình tự là hợp lý. Đây cũng là một việc làm quan trọng sau này. Đòi hỏi vậy để đóng khung ngay từ đầu cán bộ làm việc thuộc chức năng nào. Không thể trường hợp đi đường cãi cọ, vào đồn lại có đại uý an ninh từ trên bộ xuống hỏi cung ngay lập tức được. Thêm nữa là chỉ trả lời những người hỏi mà họ đã ghi tên họ trong biên bản. Ngoài ra bất kỳ ai hỏi đều không trả lời, có thể lý luận nếu họ có trách nhiệm hỏi xin mời họ ghi tên tuổi, cấp bậc của mình vào trong phần đầu biên bản như theo mẫu quy định.
Trong trường hợp biên bản viết tay, không theo mẫu cũng phải đòi hỏi ghi tên tuổi chức vụ đầy đủ. Hoặc thoái thác là không làm việc với những văn bản không theo mẫu quy định.
Ngay từ ban đầu phải xác định lý do bị bắt về đồn. Chẳng hạn tội danh gây rối trật tự công cộng. Tất cả những câu trả lời chỉ xoay quanh việc ở hiện trường. Những câu hỏi về quan hệ này nọ, về thời gian, thời điểm trước đó, về bài viết, tin nhắn nào ....đều không trả lời. Tuyệt đối không trả lời bất kỳ điều gì khác ngoài những sự kiện, lời nói, hành động ở hiện trường khi xảy ra sự việc. Đơn giản hoá tối thiểu mọi vấn đề về sự có mặt của bạn tại đó. Ví dụ trước khi đến toà án thành phố ở đường Trần Hưng Đạo, bạn mang trong mình tờ giấy khai sinh gì đó, bạn có thể nói lý do đến khu vực đó là để photocopy vì quanh đó rất nhiều hàng photo. Như thế lý do của bạn đến đó rất rõ ràng là photo giấy tờ của mình. Cơ quan an ninh không thể suy diễn bạn đến đó vì phiên xử người này, người nọ để gây rối.
Bạn không quen biết ai trong số người bị bắt với bạn, không có chuyện trò trao đổi gì trước khi đi. Nếu là đồng đội của bạn, chỉ cần bạn rủ là đi photo cùng tôi, chỗ đó hay mất xe nên tôi rủ ông đi cùng. Có vậy thôi, nếu đã là đồng đội thì anh ta chắc chắn sẽ hiểu việc đến đó, ngày giờ đó là gì, không cần phải nói nhiều. Khi bị bắt, tách ra hỏi cung, cứ theo những gì đã nói đó mà trả lời. Không lan man sang chuyện khác.
Đã có lần bị cáo buộc tội gây rối trật tự công cộng, cán bộ an ninh bắt tôi phải trả lời lý do vì sao tôi đi đến điểm đó. Tôi đã kể câu việc bắt đầu từ 10 năm trước, tôi kể lai rai đến mức họ bắt tôi phải vào vấn đề chính. Tôi đã bác bỏ vì lý do các ông hỏi nguyên nhân thì 10 năm trước tôi có cái chuyện này, rồi chuyện kia theo trình tự , và cứ kể năm thứ 10 , rồi đến năm thứ 9...sau cùng thì họ đành chấp nhận chỉ nói đến sự việc xảy ra tại điểm đó mà không bắt tôi phải trình bày những gì trước khi tôi đến đó.
Không làm việc quá giờ hành chính, bạn nên nhớ trong luật quy định không hỏi cung ban đêm trừ những trường hợp khẩn cấp phải có sự đồng ý của các cơ quan pháp luật khác. Tội danh gây rối mà họ quy kết cho bạn không có hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là chưa đủ chứng cứ bạn phạm tội. Cho nên bạn hãy khước từ làm việc khi quá giờ hành chính. Bạn có quyền lưu giữ lệnh tạm giữ, đó là quyền lợi của bạn. Bạn chỉ ký vào lệnh tạm giữ khi bạn được lưu một bản. Nếu quá 24 tiếng đồng hồ bạn bị giữ trong trụ sở an ninh mà không có giấy tạm giữ, bạn có thể không làm việc, không trả lời. Đến khi nào họ đưa giấy tạm giữ cho bạn, ghi rõ lý do. Lúc đó mới tiếp tục làm việc.
Nếu bạn thực hiện những việc trên, cơ quan an ninh sẽ khó khăn khi mở rộng khai thác chứng cứ ép buộc bạn vào tội danh khác. Còn với tội danh '' gây rối trật tự công cộng '' thì yêu cầu có clip, có nhân chứng, bằng chứng và lý do động cơ phạm tội.
Những nhân chứng giả mạo nếu phải một luật sư có nghề họ sẽ bác bỏ được, điều này lại thuộc về sự tận tâm của luật sư. Nhưng đó là câu chuyện sau này, trước hết những hành vi, cử chỉ của bạn lúc ở hiện trường sẽ giúp bạn bác bỏ tội danh '' gây rối trật tự công cộng''. Hoặc sẽ khiến cơ quan an ninh không đủ chứng minh các yếu tố cấu thành tội phạm của bạn. Mỗi sự cẩn thận, phòng ngừa từ những chi tiết nhỏ sẽ thành một chuỗi bảo vệ bạn liên hoàn. Vì thế một khâu nào đó bạn chủ quan sẽ làm hỏng toàn bộ.
Vài điểm nêu trên, mong các bạn chú ý.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2015/01/vai-ieu-chu-y-khi-bi-bat-tai-noi-cong.html
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2015/01/vai-ieu-chu-y-khi-bi-bat-tai-noi-cong.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Người Buôn Gió - Vài điều chú ý khi bị bắt tại nơi công cộng.
Tôi viết vài minh nghiệm của cá nhân mình khi phải làm việc với an ninh. Hoàn toàn không có ý dạy ai hoặc phổ biến nó thành phương pháp.
Tôi viết vài minh nghiệm của cá nhân mình khi phải làm việc với an ninh. Hoàn toàn không có ý dạy ai hoặc phổ biến nó thành phương pháp. Tôi chỉ mong nó giúp vui cho một vài bạn đọc. Sở dĩ tôi phải nói vậy vì nhiều người có những cách khác, những cách đó họ cũng phổ biến. Người đàng hoàng cách của họ cũng đàng hoàng, với cá nhân tôi thì nhiều bạn biết, tôi có những cách của mình, có thể bị gọi là '' chày bửa '' hay gì đó. Nhưng thiết nghĩ đôi khi cũng có bạn nào cần đến nó, bởi vậy tôi chia sẻ đôi chút.
Ở đây nói đến trường hợp bị bắt ở sự kiện nào đó. Sự kiện đó có thể là biểu tình, tưởng niệm, đến trụ sở khiếu kiện, khiếu nại hoặc đơn giản là đi ngoài đường.
Bắt như vậy an ninh dễ tạo cái cớ ban đầu như kiểm tra giao thông, kiểm tra hành chính.Người bị bắt sẽ được cò mồi do an ninh đóng giả khiêu khích để lý luận, phản ứng..từ đó có thể quy chụp là gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ.
Một số trường hợp do chưa đủ chứng cứ để xông vào nhà bắt, cho nên an ninh đẻ ra những tình huống bắt như vậy. Cách này khá phổ biến.
Sau khi bắt đưa về trụ sở, an ninh sẽ tự ý dùng sức mạnh tướt đoạt đồ đạc cá nhân như điện thoại, máy tính, giấy tờ để tìm tòi chứng cứ. Bởi vậy nguyên tắc thứ nhất là khi đi ra khỏi nhà nên hạn chế mang máy tính, điện thoại công nghệ cao, giấy tờ. Nếu cần thiết phải mang thì một điều không thể bỏ qua, không thể chủ quan là phải xoá những tin nhắn, cuộc gọi đi, gọi lại hay những lưu trữ về hình ảnh, clip hoặc tài liệu bạn tải về trên mạng. Xoá hết những trang truy cập, thoát khỏi hết tất cả các ứng dụng truy cập mà phải cần đăng nhập. Đây là điều cực kỳ tối thiểu, nhưng nhiều người lại chủ quan. Hãy dành 5 phút trước khi ra khỏi nhà để thực hiện những thao tác đấy, cho dù là bạn chỉ chạy ra chợ mua rau vào phút về, đừng nói là bạn đi đến đâu.
Đặt mật khẩu cho điện thoại, máy tính. Chế độ màn hình chỉ 1 phút không dùng là phải đăng nhập lại mật khẩu.
Khi gặp sự cố, phát hiện thấy có camera quay, có người khiêu khích. Tuyệt đối không to tiếng, vung chân tay minh hoạ lời nói. Hãy bình tĩnh cười nói, lý luận âm điệu vừa phải. Nếu muốn kháng cự việc bị lôi đi, nên cho hai tay sau lưng hoặc ôm đầu ngồi xuống đất. Hai tay ôm đầu là tư thế để nhận chứng thấy bạn đang bị đánh và bảo vệ mình một cách chịu đựng. Cho hai tay sau lưng sẽ khiến người khác nhìn thấy bạn nghĩ bạn bị khống chế.
Lúc bị đưa vào trụ sở an ninh, khi cán bộ mang giấy tờ ra hỏi cung , làm biên bản. Trước hết phải nhìn mẫu tờ giấy đó xem loại giấy gì, tiêu đề là gì. Đoì hỏi giải thích trong trường hợp thế nào của luật tố tụng hình sự, xử lý vi phạm hành chính mà cần phải làm việc với mẫu biên bản đó.
Trên biên bản thường có phần chữ in ghi sẵn cán bộ điều tra, làm việc. Trước khi trả lời những câu hỏi về thân nhân, về hành động...phải bắt cán bộ ghi rõ cấp bậc, họ tên của cán bộ hỏi cung, địa điểm hỏi cung, ngày tháng giờ giấc. Những điều này ở phần bắt đầu biên bản, cho nên đòi hỏi phải ghi theo trình tự là hợp lý. Đây cũng là một việc làm quan trọng sau này. Đòi hỏi vậy để đóng khung ngay từ đầu cán bộ làm việc thuộc chức năng nào. Không thể trường hợp đi đường cãi cọ, vào đồn lại có đại uý an ninh từ trên bộ xuống hỏi cung ngay lập tức được. Thêm nữa là chỉ trả lời những người hỏi mà họ đã ghi tên họ trong biên bản. Ngoài ra bất kỳ ai hỏi đều không trả lời, có thể lý luận nếu họ có trách nhiệm hỏi xin mời họ ghi tên tuổi, cấp bậc của mình vào trong phần đầu biên bản như theo mẫu quy định.
Trong trường hợp biên bản viết tay, không theo mẫu cũng phải đòi hỏi ghi tên tuổi chức vụ đầy đủ. Hoặc thoái thác là không làm việc với những văn bản không theo mẫu quy định.
Ngay từ ban đầu phải xác định lý do bị bắt về đồn. Chẳng hạn tội danh gây rối trật tự công cộng. Tất cả những câu trả lời chỉ xoay quanh việc ở hiện trường. Những câu hỏi về quan hệ này nọ, về thời gian, thời điểm trước đó, về bài viết, tin nhắn nào ....đều không trả lời. Tuyệt đối không trả lời bất kỳ điều gì khác ngoài những sự kiện, lời nói, hành động ở hiện trường khi xảy ra sự việc. Đơn giản hoá tối thiểu mọi vấn đề về sự có mặt của bạn tại đó. Ví dụ trước khi đến toà án thành phố ở đường Trần Hưng Đạo, bạn mang trong mình tờ giấy khai sinh gì đó, bạn có thể nói lý do đến khu vực đó là để photocopy vì quanh đó rất nhiều hàng photo. Như thế lý do của bạn đến đó rất rõ ràng là photo giấy tờ của mình. Cơ quan an ninh không thể suy diễn bạn đến đó vì phiên xử người này, người nọ để gây rối.
Bạn không quen biết ai trong số người bị bắt với bạn, không có chuyện trò trao đổi gì trước khi đi. Nếu là đồng đội của bạn, chỉ cần bạn rủ là đi photo cùng tôi, chỗ đó hay mất xe nên tôi rủ ông đi cùng. Có vậy thôi, nếu đã là đồng đội thì anh ta chắc chắn sẽ hiểu việc đến đó, ngày giờ đó là gì, không cần phải nói nhiều. Khi bị bắt, tách ra hỏi cung, cứ theo những gì đã nói đó mà trả lời. Không lan man sang chuyện khác.
Đã có lần bị cáo buộc tội gây rối trật tự công cộng, cán bộ an ninh bắt tôi phải trả lời lý do vì sao tôi đi đến điểm đó. Tôi đã kể câu việc bắt đầu từ 10 năm trước, tôi kể lai rai đến mức họ bắt tôi phải vào vấn đề chính. Tôi đã bác bỏ vì lý do các ông hỏi nguyên nhân thì 10 năm trước tôi có cái chuyện này, rồi chuyện kia theo trình tự , và cứ kể năm thứ 10 , rồi đến năm thứ 9...sau cùng thì họ đành chấp nhận chỉ nói đến sự việc xảy ra tại điểm đó mà không bắt tôi phải trình bày những gì trước khi tôi đến đó.
Không làm việc quá giờ hành chính, bạn nên nhớ trong luật quy định không hỏi cung ban đêm trừ những trường hợp khẩn cấp phải có sự đồng ý của các cơ quan pháp luật khác. Tội danh gây rối mà họ quy kết cho bạn không có hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là chưa đủ chứng cứ bạn phạm tội. Cho nên bạn hãy khước từ làm việc khi quá giờ hành chính. Bạn có quyền lưu giữ lệnh tạm giữ, đó là quyền lợi của bạn. Bạn chỉ ký vào lệnh tạm giữ khi bạn được lưu một bản. Nếu quá 24 tiếng đồng hồ bạn bị giữ trong trụ sở an ninh mà không có giấy tạm giữ, bạn có thể không làm việc, không trả lời. Đến khi nào họ đưa giấy tạm giữ cho bạn, ghi rõ lý do. Lúc đó mới tiếp tục làm việc.
Nếu bạn thực hiện những việc trên, cơ quan an ninh sẽ khó khăn khi mở rộng khai thác chứng cứ ép buộc bạn vào tội danh khác. Còn với tội danh '' gây rối trật tự công cộng '' thì yêu cầu có clip, có nhân chứng, bằng chứng và lý do động cơ phạm tội.
Những nhân chứng giả mạo nếu phải một luật sư có nghề họ sẽ bác bỏ được, điều này lại thuộc về sự tận tâm của luật sư. Nhưng đó là câu chuyện sau này, trước hết những hành vi, cử chỉ của bạn lúc ở hiện trường sẽ giúp bạn bác bỏ tội danh '' gây rối trật tự công cộng''. Hoặc sẽ khiến cơ quan an ninh không đủ chứng minh các yếu tố cấu thành tội phạm của bạn. Mỗi sự cẩn thận, phòng ngừa từ những chi tiết nhỏ sẽ thành một chuỗi bảo vệ bạn liên hoàn. Vì thế một khâu nào đó bạn chủ quan sẽ làm hỏng toàn bộ.
Vài điểm nêu trên, mong các bạn chú ý.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2015/01/vai-ieu-chu-y-khi-bi-bat-tai-noi-cong.html
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2015/01/vai-ieu-chu-y-khi-bi-bat-tai-noi-cong.html