Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Người Cày Có Ruộng - Võ Ý
Tôi tình nguyện lên Pleiku khoảng tháng 7 năm 1970, được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Kế Hoạch mà Trưởng Phòng là Trung tá Lưu Đức Thanh. Đây là một bước lùi tự nguyện trong binh nghiệp. Tại sao?
Khi còn mang lon đại úy, tôi đã được đề cử làm Trưởng Phòng Kế Hoạch Không Đoàn 62 Chiến Thuật Nha Trang từ 1967 đến 1970. Suốt mấy năm ở Phòng Tham mưu nầy, tôi tự ghi được một thành tích là, thực hiện một tập Tiêu Lệnh Điều Hành Phòng Kế Hoạch KĐ62CT, để áp dụng, hướng dẫn và theo dõi mọi công việc chuyên môn ở phòng nầy.
Khoảng tháng 3 năm 1970, Không Đoàn 72 Chiến Thuật được thành lập ở căn cứ Pleiku. Thiếu tá Lưu Đức Thanh (vào năm nầy) là Trưởng Phòng Kế Hoạch của đơn vị tân lập. Trước khi chuẩn bị đáo nhậm đơn vị mới, Thiếu tá Thanh có đến hỏi tôi một quyển Tiêu Lệnh Điều Hành để áp dụng ở Pleiku. Nay tôi trở thành thuộc cấp của ông và điều đó quả thi vị cho đời binh nghiệp biết là chừng nào...
Một thời gian ngắn sau, tôi ngoi lên thay thế ông Thanh, ông Thanh được đôn lên làm Chỉ Huy Phó Liên Đoàn 72 Tác Chiến, dước quyền Trung Tá Lê Bá Định.
Thời đó, dân Pleiku hay gọi ông Lê Bá Định là Lê Bá Đạo và ông Lưu Đức Thanh là Thanh Mắt Trừu hay là Thanh Tây Lai. Về nickname của ông Thanh thì coi như...hoàn chỉnh, không có gì để bàn cải, vì ông lai Tây thật và hai mắt đẹp mơ màng nhờ bộ lông mi dài mượt mà và cong như...lông mi mắt trừu! Nhưng gọi ông Bá Định thành Bá Đạo thì...oan uổng cho ổng quá!
Ông Bá Định là một thiên tài Không Quân. Không những ông bay giỏi mà còn là một phi công chịu khó dùi mài kinh sử. Ông là thiên tài về khoa ngoại ngữ. Ông thông thạo tiếng Anh tiếng Mễ và cả tiếng tiếng Pháp. Ông tốt nghiệp cử nhân luật thời còn mang lon thiếu úy. Ông đổ thủ khoa lớp Tùy viên Quân sự, nhưng Thượng cấp không chịu ký giấy bổ nhiệm. Ông biết vẽ, viết văn và đặc biệt là làm phú. Phú của ông Bá Định thâm thúy, từng xuất hiện trên Lý Tưởng trước 75.
Ông Định còn có tài kể chuyện vui và tài vi vút trên sàn nhảy. Mỗi lần ông xuất hiện trong Dạ vũ thì coi như độc diễn, vì mọi người thích chiêm ngưỡng ông vẽ nhiều figures lã lướt tân kỳ và đẹp mắt.
Ở Phòng Kế Hoạch không bao lâu, khoảng tháng 5/71 tôi có giấy bổ nhiệm về Phi Đoàn 118 Huyền Miêu. Giấy bổ nhiệm được tiết lộ trước đó mấy tuần nên anh em trong Phi Đoàn 118 ai cũng biết là tôi sẽ thay thế Trung Tá Võ Công Minh (Michel) thuyên chuyển về SàiGòn sau một năm phục vụ biến trấn.
Khi lên Pleiku, tôi cư ngụ trong khu RMK nằm bên trái con đường từ cổng chính chạy vào căn cứ. Khu RMK được xây cất tạm thời cho Lực lượng Không quân Mỹ cư ngụ. Dù là tạm thời, nhưng đối với Không quân ta, như thế là quá tươm tất.
Bên cạnh Khu RMK là Khu Gia đình, bao gồm những dãy nhà song song dành cho binh lính độc thân Mỹ trước kia, nay bỏ trống, quân ta tràn vào, mang theo bầu đoàn thê tử là biến thành Khu Gia đình ngay. Đặc điểm của Khu Gia đình là có con nít, có dây phơi phéng quần áo và có hàng quán ngay trong nhà ở.
Trời Pleiku mới tháng năm mà đã oi bức. Tôi đang chập chờn dỗ giấc ngủ thì bên ngoài văng vẳng tiếng la hét, chưởi thề và thách đố. Chắc ai đó đã quá sỉn nên mới măng phú cái yên tỉnh của kẽ khác. Mà kẻ khác ở đây phần lớn gồm những nhân viên phi hành, rất cần nghỉ ngơi để sáng hôm sau còn ăn xôi đi bay, chiều hôm sau còn thổi kèn đi bộ! (thổi kèn : gặm bánh mì).
Đã không ngủ được, một phần do thời tiết, một phần do hàng xóm ồn ào ( thế mới bực mình ), tôi choàng dậy xem thử kẻ ngu dốt ( câu mở đầu hoặc kết thúc của kq Nguyễn Đức khi đề cập đến bất cứ chuyện gì ) là ai để còn nói lời khuyên can phải trái.
Có hai người xung trận cãi nhau và một người đi theo can ngăn. Đã lâu lắm rồi, từ năm 71 đến nay đã trên 30 năm chứ ít ỏi gì, nên tôi không nhớ đích xác một người ( có thể là không quân Lê Văn Khảm chăng? ), còn hai người kia thì tôi không thể nào quên được, đó là KQ Nguyễn Đức và người anh con ông bác của Đức tên là Nguyễn Xương, chuyên viên khí tượng của Đài Kiểm Soát Pleiku. Nguyễn Đức (cháu Nguyễn Lô, Khóa 18 Đà Lạt, nguyên Tiểu Đoàn trưởng Nhảy dù ) đang say bí tỉ và hò hét hết ga với người kia, còn Nguyễn Xương thì cố can ngăn và khuyên lơn ông em. Nhưng ma men đã nhập vào ông Đức rồi, càng khuyên ông càng làm tới.
Tôi thấy vậy nóng gà, nhảy vô can tiếp, đưa ra một lý do mà tôi cho là nặng ký, may ra đánh thức sự biết điều của chàng ta chăng?
- Anh Đức à, giờ nầy cũng đã khuya rồi, anh nên giữ yên tỉnh để các anh em khác nghỉ ngơi lấy sức đặng ngày mai còn đi bay nữa! Nguyễn Đức sững cồ, táp luôn :
- Ngày mai tôi cũng đi bay, thiếu tá đừng làm tàn!, đừng ỷ làm phi đoàn trưởng mà ăn hiếp tôi! Thằng nầy chưa biết sợ thằng nào!
Bỗng dưng tôi bị chạm nọc, nên rất bực. Tôi đâu có làm tàn? Và tôi cũng chưa biết sợ...ai! Trước lời thách thức, tôi không sỉn mà cũng tối sầm mặt mày, liền thủ thế và hung hăng con bọ xít :
- Anh Đức, tôi không biết ỷ là gì, anh có ngon thì partcorp!
Đức chẳng chần chờ gì, nhảy vào tấn công liền. Và tối hôm đó, chúng tôi đã oánh nhau một trận thật sự tơi bời hoa lá, thật sự đúng nghĩa úynh lộn.
Mấy anh chị khác, nghe ồn ào thức dậy chạy ra coi. Chắc họ thích thú vì lâu lâu mới có một đêm vui, được coi action shaw miễn phí ở cái xứ buồn hiu nầy!
Thật tình thì tôi có ỷ mình còn tỉnh táo, nên đá được mấy cái tàm tạm, còn Đức có đớp được tôi cú nào không thì quả thật tôi không nhớ. Quần thảo nhau chừng mười phút, cả hai đều mệt và hai người cùng ôm nhau khóc. Nguyễn Đức khóc do say, còn tôi, không hiểu vì cớ gì cũng khóc theo! Thật vô duyên!
Khóc xong thì cả lũ rủ nhau đến khu gia đình đập cửa mua bia uống. Lúc đó đã hơn một giờ sáng và chúng tôi khề khà đến gần ba giờ sáng mới chia tay.
Một tuần sau, tôi về nhận nhiệm vụ ở Phi Đoàn. Phi đoàn chia làm 5 phi đội, trong đó Nguyễn Đức là một Phi đội trưởng. Phi đội trưởng Nguyễn Đức đặc biệt hơn 4 bốn Phi đội trưởng khác ở chỗ, đương sự độc thân lại mang hai chỉ số, vừa quan sát viên vừa hoa tiêu mà chỉ số chuyên môn nào cũng ác liệt. Gặp một Phi đội trưởng tầm cở như vậy là một điều hên nhưng cũng là một ác mộng cho những nhân viên...gà chết!
Nguyễn Đức gốc Quảng Trị, phải nói là Quảng Trị đặc sệt. Hình như phong thuỷ và đất đai của cái xứ giữa bắc Thần kinh nam Thăng Long đã thâm nhập vào máu huyết của người xứ nầy, nên hầu như thanh niên Quảng Trị nào cũng thơ thẩn mộng mơ. Đức nhà ta cũng thơ với phú cho thi vị đời lính chiến xa nhà. Gần 30 tuổi mà ngỡ như còn trẻ thơ, chưa có mắt xanh nào để ý tới, nên tính tình chàng hơi bất thường, chúng bạn gọi là mát, nhưng nếu bảo là ngông cũng chẳng sai. Lở mang nghiệp thi phú lại...ngông, nên Nguyễn Đức thích chuyện khác thường, gọi vô nguyên tắc cũng được mà gọi ba gai vô kỹ luật cũng không oan uổng mấy.
Có một đêm trăng, Phi đoàn tổ chức huấn luyện bay đêm để xác định hành quân đêm cho mấy hoa tiêu, trong đó có Nguyễn Đức. Lê văn Luận, Trưởng phòng Hành quân và Đoàn Phan, Sĩ quan Huấn luyện Phi đoàn, trách nhiệm huấn luyện đêm hôm đó. Đoàn Phan dự trù huấn luyện cho Nguyễn Đức phi vụ sau cùng. Trong lúc chờ đợi tới phiên mình, thình lình phi trường bị VC pháo kích, Nguyễn Đức hăng quá, nhảy lên một chiếc O1 đậu sẵn trong parking, cất cánh đi tìm ổ súng của giặc để tiêu diệt.
Bọn giặc chỉ pháo vài ba quả, thấy phi cơ ta có mặt trên vùng, sợ vãi đái tháo chạy, trong khi Nguyễn Đức vẫn cứ bay vòng vòng mút mùa lệ thủy trên vòm trời phi trường Pleiku. Bọn VC nể sợ tinh thần hăng say của viên phi công nầy, trong khi chính viên phi công lại...bối rối vì không quen đáp...đèn! Anh ta bay ào ào qua phi đạo mấy lượt ra tín hiệu cầu cứu mà chẳng ai để ý.
Huấn luyện viên Đoàn Phan đi tìm Nguyễn Đức để tiếp tục phi vụ huấn luyện đêm, chẳng thấy Đức đâu. Bổng điện thoại reo từ Đài kiểm soát, báo cho biết có một hoa tiêu xin được hướng dẫn đáp đêm. Cả hai thầy Luận và Phan tá hỏa tam tinh, chạy vội lên Đài Kiểm soát, tìm cách hướng dẫn Nguyễn Đức về đáp an toàn.
Buổi huấn luyện đêm đó, chỉ có một hoa tiêu không xác định, vì thiếu giờ bay với huấn luyện viên. Đó là Nguyễn Đức.
Nếu chuyện nầy xẩy ra ở các Phi đoàn khác, không thể cười trừ được đâu. Bị dũa là cái cẳng! Lính mà em! Nghèo mà ham! Nhưng ở Pleiku đất...lành, nên Nguyễn Đức...cười trừ và có cơ hội thể hiện trách nhiệm một quân nhân trong lúc nguy cấp một cách thoải mái!
Một thời gian sau, danh hiệu Huyền Miêu được đổi thành Bắc Đẩu, cùng lúc Phi đoàn tiếp nhận phi cơ O2. Khi lôgô mới của Phi đoàn được thực hiện với hình phi cơ O2 màu xám nhạt, tung cánh trên núi đồi và vùng trời Tây nguyên màu xanh đậm và nhạt, nằm gọn trong ngôi sao đỏ biểu tượng tinh cầu dẫn lộ, với tên gọi mới Bắc Đẩu, đã gây phấn khích cho mọi thành viên trong Đơn vị niềm hãnh diện thích thú.
Và lôgô nầy tồn tại trong Quân sử cho đến ngày nay.
O2 là loại phi cơ quan sát mới của Không lực Mỹ, vừa bàn giao cho Không quân ta, được cấu tạo hai thân, hai động cơ, một trước một sau. Phi cơ được trang bị hai pod rocket dưới hai cánh, mỗi pod chứa 7 trái. Tốc độ bình phi khoảng 130 knots/ giờ và bay liên tục 4 tiếng. ( L19 chỉ trang bị mỗi bên cánh 2 trái rockets ). Chỉ có 2 trong tổng số 8 Phi đoàn Quan sát được tiếp nhận loại phi cơ nầy, đó là Phi đoàn 110 Thiên Phong Đà Nẵng và Phi đoàn 118 Bắc Đẩu Pleiku.
Từ ngày có O2, tinh thần anh em phấn chấn hẵn lên, dù Việt cộng ngày càng gia tăng quấy phá để gây áp lực cho hòa đàm Ba Lê.
Cuối cùng, hiệp định ngưng chiến Ba Lê được ký kết, quân hai phía quốc cộng ở đâu đóng đó, quân Mỹ rút về nước. Việt Nam Cộng Hòa đã ký một hiệp định dưới áp lực của Mỹ, coi như thua rồi còn gì. Nhưng lúc bấy giờ ít ai nghĩ đến cái lắt léo quỷ quái của chính trị. Đa số binh lính vui mừng vì một lẽ đơn giản là rồi có một ngày...một ngày chinh chiến tàn..( Giả từ vũ khí )
Phi đoàn 118 cũng đón nhận tin đình chiến trong nỗi hân hoan mà nỗi bật nhất là Nguyễn Đức và...tôi! Chúng tôi lái xe chạy khắp căn cứ, đến từng khu cư xá dừng lại và hát vang Việt Nam Việt Nam tên gọi là Người, Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời... Vừa hát vừa vỗ tay một cách say sưa. Một cách ngây ngô!
Hiệp định Paris chưa ráo mực, bọn VC lại dở trò vi phạm, chúng tiến hành chiến dịch lấn đất dành dân. Cùng lúc nầy, một số khẩu pháo và phi cơ phải đình động vì thiếu đạn dược và nhiên liệu, trong đó có phi cơ O2 ( anh Mỹ chơi vậy coi được sao?)
Tình thế nầy dẫn tới ngày 30 tháng 4, 1975. Hầu hết vào tù, trong đó có Phi đoàn 118 Bắc Đẩu. Trong đó lại có Nguyễn Đức và...tôi.
Tôi được thả về Sài Gòn tháng 2 năm 1988 vào dịp Tết, sau Nguyễn Đức vài ba năm. Gần một năm sau, chúng tôi tình cờ gặp nhau tại Bình Thạnh. Trông chàng ta đen thêm và gầy đi, nhưng giọng quê vẫn không thay đổi. Vẫn Quảng Trị đặc sệt. Vẫn ba chữ đồ ngu dốt đi liền trước hoặc sau mỗi câu nói để bày tỏ bất bình hoặc phê phán một vấn đề gì.
Đồ Ngu Dốt trở thành ngoại hiệu của Nguyễn Đức sau 75.
Còn trước 75, thời Pleiku gió bụi mưa sình, ngoại hiệu của chàng là Người Cày Có Ruộng! Ngoại hiệu gì nghe kỳ quá dzậy? Chả là, vào một ngày tháng ba hội hè, tổng thống Thiệu ban hành luật Người Cày Có Ruộng mà báo chí, truyền thanh truyền hình đã ra rả cả năm trời. Phe ta thật tình mà nói, lo bay hộc xì dầu, được ngày nghỉ là hẹn hò đào địch, hơi sức đâu mà nghĩ đến ruộng với cày! Toàn căn cứ chỉ độc nhất có Nguyễn Đức là người quan tâm vấn đề nầy. Đúng ngày ban hành luật, Nguyễn Đức đến Phi Đoàn thật sớm và dõng dạc tuyên bố: Anh em ơi! Hôm nay là ngày Người Cày Có Ruộng!
Cả Phi Đoàn, thay vì thán phục, lại cười xòa chế nhạo đồ ngu dốt về việc theo dõi thời sự vô bổ. Cũng có thể họ cười nhạo vì anh thích làm nông dân hơn là làm không quân!
Người Cày Có Ruộng trở thành ngoại hiệu của Nguyễn Đức dù thời đó anh không có ruộng để cày. Còn bây giờ mà gọi như vậy chắc chắn đúng một trăm phần trăm. Bởi vì sau cuộc bể dâu, khi đi tù về, Nguyễn Đức lập nghiệp vùng kinh tế mới Long Khánh. Ở đây anh air cover ( bao vùng ) đắm đuối một thôn nữ ( hay thị nữ?) rất trẻ, rất xinh đẹp và rất duyên dáng. Còn cô như bị choáng ngất trước hình ảnh lẫm liệt qua phong thái và cung cách của một không quân cộng hòa. Cuối cùng, họ như chim liền cánh và Nguyễn Đức từ đó mới thực sự trở thành Người Cày Có Ruộng!
Gặp nhau ở Sài Gòn mấy bận, tình trao chưa đủ ấm tình đồng đội ngày xưa, Nguyễn Đức cùng vợ con chuẩn bị từ biệt anh em đi HO qua Mỹ. Đức đi rồi, bạn bè còn lại vẫn thường gặp mặt tại nhà các Bắc Đẩu Nguyễn Ngọc Bích ( tức Bích cháy), Phạm Hữu Dương ( tức Phạm Phòng ), hay Lê Hữu Huệ (tức Huệ mắm)...Những lúc sum vầy, bạn bè thường nhắc nhở những kỹ niệm vui buồn ngày qua. Khi nhắc đến Nguyễn Đức thì có ý kiến rằng:
- Ai ra đi coi như...thác cho khỏe! Nguyễn Văn Được ( tức Kép Thành Được ) coi như thác rồi, bây giờ tới phiên Nguyễn Đức cũng coi như thác luôn! Mẹ kiếp, đồ ngu dốt!
Có một nỗi niềm sâu kín bàng bạc trong suy nghĩ ước mơ những người cùng chung một màu cờ sắc áo trong giai đoạn kẻ ở người đi nầy.
Kẻ ở thì mừng cho người đi thoát cảnh đen tối ngục tù. Cầu mong người đi sớm ổn định cuộc sống mới và ước chi đừng quên những ngày xưa thân ái. Còn người đi thì hạnh phúc hân hoan, dể gì quên được cảnh sống bất trắc của người ở lại?
Nhưng thực tế cho thấy, đất mới chưa hẵn là thiên đàng. Biết bao nhiêu chuyện phải làm, nào giấy tờ, nào nơi ăn chốn ở, nào sức khoẻ, nào luật lệ phong tục tập quán địa phương. Cả trăm thứ hằm bà lằng phải lo toan, mà nỗi lo toan sâu sắc nhất vẫn là trở ngại ngôn ngữ, thì làm sao mà nghĩ đến bà con đồng đội ở quê nhà ngay tức khắc cho được?
Chính vì chỗ không bước qua cầu đoạn trường nầy, người ở lại trông ngóng tin tức người đi cả tháng mà không thấy, bèn coi như đã thác!
Tháng 6/1992, đến lượt tôi ra đi. Tôi nghĩ, mấy bạn ở lại cũng sẽ rủa như từng rủa những người đi trước, nên tôi tấn công trước cho ăn chắc :
- Cầu chúc các bạn ở lại gặp vạn sự lành, coi như tôi cũng sẽ...thác!
Chúng tôi cùng cười vui vẻ. Cũng hên là, một tháng sau ngày đến Mỹ, tôi may mắn gặp lại Nguyễn Đức, Đoàn Phan, Trần Năng Hùng (đã mất 1996) tại San José, rồi Santa Ana. Chúng tôi quyết định viết thư kêu gọi đồng đội thành lập Gia Đình Bắc Đẩu 118 vào tháng 7 năm 1992 mà thư ký điều hành là Người Cày Có Ruộng Nguyễn Đức. ( Viết đến đây, xin đồng đội đệ huynh dành một giây phút tưởng niệm Bắc Đẩu Trần Năng Hùng. Chúng tôi không thể nào quên vợ chồng KQ TN Hùng đã dành cơ sở may cũng như tư gia trong những ngày đầu để hình thành và ra mắt Gia Đình Bắc Đẩu trước một số anh chị em không quân và gia đình thân quen.)
Từ 1992 đến nay (1999), ròng rã gần bảy năm qua, năm nào Bắc Đẩu cũng có chút quà cho đồng đội ở quê nhà, kể cả cô nhi quả phụ. Một số Bắc Đẩu lần lượt đi HO và hiện nay, ở hải ngoại cũng như ở quê nhà, ai cũng vỡ lẽ là, Nguyễn Đức chưa thác! Anh không thác đâu em, anh vẫn còn với đồng đội đệ huynh! ( nhại bài ca Anh hùng Nguyễn Văn Đương )
Bảy năm qua, Bắc Đẩu đã chứng minh cho Quân chủng biết một sức sống tiềm tàng tình gia đình với ba lần Hội Ngộ mà lần Bắc Đẩu Hội Ngộ 3 năm 1998 ở cơ sở Mai Comp của Bắc Đẩu Mai Đức Thịnh đã ánh lên tinh thần ý chí và tình nghĩa tiêu biểu của người không quân.
Trong lần hội ngộ nầy, Nguyễn Đức xin rút lui trách nhiệm thư ký Bắc Đẩu và đề nghị các anh em khác lần lượt kề vai chia xẻ. Giọng Nguyễn Đức chân thành, dụ dỗ mọi người nên chấp thuận cho anh...lui binh! Nhưng mọi người hết sức là kỳ, không cho Nguyễn Đức lui, cương quyết một trăm phần trăm năn nĩ anh ở lại. Anh không được...thối thác nghe anh, anh phải là đầu tàu nghe anh!
Dù qua Mỹ muộn, Nguyễn Đức là một trong ba học sĩ của PĐ118 chịu khó tiếp tục việc sách đèn. Hai bạn kia là Phạm Hữu Dương ở Michigan và Lê Hữu Huệ ở Washington State. Hiện nay anh đã có job đúng với chỉ số ghi trong license do nhà trường chứng nhận. Không cao sang quyền quý gì, thì cũng na ná kiểu người thợ có hảng xưởng, người cày có rẫy ruộng vậy mà! Chúng tôi mừng cho Nguyễn Đức và chúng tôi cũng hãnh diện có một chiến hữu như Đức. Dù bận học bận job, nhưng căn nhà của anh là điểm hội tụ cho bạn bè quanh đây và ở các nơi xa về Cali. Phu nhân của Đức rất mực chiều chồng và sẵn sàng chia sẻ với anh tất cả khổ nhọc trong đời, trong đó có cả những chương trình kế hoạch của Gia Đình Bắc Đẩu 118.
Nhiệt tình Nguyễn Đức đủ ấm để lôi cuốn anh em. Khả năng thiện chí Nguyễn Đức đủ bén nhạy tháo vát để anh em phó thác tin tưởng. Tính tình của anh dung dị chân thành là chất keo cần thiết để kết hợp mọi thành viên trong gia đình.
Mỗi người, ai cũng có một thời và Nguyễn Đức được xem như vị Phi Đoàn Trưởng thứ 4 của Phi Đoàn 118 Bắc Đẩu trong thời lưu lạc nầy. Thời nầy, Nguyễn Đức thua thiệt quá nhiều, anh không có Lệnh Bổ Nhiệm, không có súng, không có dao, không có áo lưới. Những helmet, những phi bào, những súng hỏa châu v.v.. chỉ là giả tạm. Những giấy phép, giấy phạt, những quyền uy chỉ là gió thoảng mây bay. Nhưng thời nào ánh mắt Nguyễn Đức cũng ánh lên niềm tự hào, giọng nói Nguyễn Đức cũng âm vang tình quê và trái tim Nguyễn Đức cũng rộn ràng tình nghĩa Không gian Tổ quốc.
Trong gần bảy năm trách nhiệm điều hành sinh hoạt Gia Đình Bắc Đẩu, Nguyễn Đức đã thể hiện những điều ghi nhận trên đây như là một phần lẽ sống của mình. Người ta thường bảo, bá nhân bá tánh. Trong bảy năm ăn cơm nhà đi cày ruộng cho voi đó, không hẵn là bảy năm thanh bình an lạc cho người cày. Hẳn có những va chạm, những ngang như cua, những tiêu cực trùm mền đến muốn phong kiếm qui ẩn. Tôi hoàn toàn thông cảm tâm trạng nầy, và tôi hoàn toàn muốn chia sẻ với Nguyễn Đức những chán chường nầy. Những dịp gần nhau, cùng bàn bạc thảo luận những vấn đề có liên quan đến Bắc Đẩu, tôi thấy được những điều đã thấy, cảm nhận được những điều đã cảm, về anh.
Cứ thành thật mà nói, tuổi đời cũng như tuổi lính, anh thua tôi, cho nên những dòng nầy không ăn nhậu gì đến chuyện mặc áo thụng vái nhau. Tôi muốn tâm tình đôi điều và tôi hy vọng rằng, vợ chồng Nguyễn Đức sẽ ghi nhận lời nầy:
- Chú thím Đức thân yêu, tôi thật tình quý trọng tấm lòng của chú thím đối với quê hương cũng như đối với đồng đội đệ huynh. Hãy cùng nhau giữ cho sáng mãi ngọn lửa hiếm hoi nầy để còn truyền lại cho thế hệ tương lai nghe chú thím!
Biên Hùng chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Người Cày Có Ruộng - Võ Ý
Tôi tình nguyện lên Pleiku khoảng tháng 7 năm 1970, được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Kế Hoạch mà Trưởng Phòng là Trung tá Lưu Đức Thanh. Đây là một bước lùi tự nguyện trong binh nghiệp. Tại sao?
Khi còn mang lon đại úy, tôi đã được đề cử làm Trưởng Phòng Kế Hoạch Không Đoàn 62 Chiến Thuật Nha Trang từ 1967 đến 1970. Suốt mấy năm ở Phòng Tham mưu nầy, tôi tự ghi được một thành tích là, thực hiện một tập Tiêu Lệnh Điều Hành Phòng Kế Hoạch KĐ62CT, để áp dụng, hướng dẫn và theo dõi mọi công việc chuyên môn ở phòng nầy.
Khoảng tháng 3 năm 1970, Không Đoàn 72 Chiến Thuật được thành lập ở căn cứ Pleiku. Thiếu tá Lưu Đức Thanh (vào năm nầy) là Trưởng Phòng Kế Hoạch của đơn vị tân lập. Trước khi chuẩn bị đáo nhậm đơn vị mới, Thiếu tá Thanh có đến hỏi tôi một quyển Tiêu Lệnh Điều Hành để áp dụng ở Pleiku. Nay tôi trở thành thuộc cấp của ông và điều đó quả thi vị cho đời binh nghiệp biết là chừng nào...
Một thời gian ngắn sau, tôi ngoi lên thay thế ông Thanh, ông Thanh được đôn lên làm Chỉ Huy Phó Liên Đoàn 72 Tác Chiến, dước quyền Trung Tá Lê Bá Định.
Thời đó, dân Pleiku hay gọi ông Lê Bá Định là Lê Bá Đạo và ông Lưu Đức Thanh là Thanh Mắt Trừu hay là Thanh Tây Lai. Về nickname của ông Thanh thì coi như...hoàn chỉnh, không có gì để bàn cải, vì ông lai Tây thật và hai mắt đẹp mơ màng nhờ bộ lông mi dài mượt mà và cong như...lông mi mắt trừu! Nhưng gọi ông Bá Định thành Bá Đạo thì...oan uổng cho ổng quá!
Ông Bá Định là một thiên tài Không Quân. Không những ông bay giỏi mà còn là một phi công chịu khó dùi mài kinh sử. Ông là thiên tài về khoa ngoại ngữ. Ông thông thạo tiếng Anh tiếng Mễ và cả tiếng tiếng Pháp. Ông tốt nghiệp cử nhân luật thời còn mang lon thiếu úy. Ông đổ thủ khoa lớp Tùy viên Quân sự, nhưng Thượng cấp không chịu ký giấy bổ nhiệm. Ông biết vẽ, viết văn và đặc biệt là làm phú. Phú của ông Bá Định thâm thúy, từng xuất hiện trên Lý Tưởng trước 75.
Ông Định còn có tài kể chuyện vui và tài vi vút trên sàn nhảy. Mỗi lần ông xuất hiện trong Dạ vũ thì coi như độc diễn, vì mọi người thích chiêm ngưỡng ông vẽ nhiều figures lã lướt tân kỳ và đẹp mắt.
Ở Phòng Kế Hoạch không bao lâu, khoảng tháng 5/71 tôi có giấy bổ nhiệm về Phi Đoàn 118 Huyền Miêu. Giấy bổ nhiệm được tiết lộ trước đó mấy tuần nên anh em trong Phi Đoàn 118 ai cũng biết là tôi sẽ thay thế Trung Tá Võ Công Minh (Michel) thuyên chuyển về SàiGòn sau một năm phục vụ biến trấn.
Khi lên Pleiku, tôi cư ngụ trong khu RMK nằm bên trái con đường từ cổng chính chạy vào căn cứ. Khu RMK được xây cất tạm thời cho Lực lượng Không quân Mỹ cư ngụ. Dù là tạm thời, nhưng đối với Không quân ta, như thế là quá tươm tất.
Bên cạnh Khu RMK là Khu Gia đình, bao gồm những dãy nhà song song dành cho binh lính độc thân Mỹ trước kia, nay bỏ trống, quân ta tràn vào, mang theo bầu đoàn thê tử là biến thành Khu Gia đình ngay. Đặc điểm của Khu Gia đình là có con nít, có dây phơi phéng quần áo và có hàng quán ngay trong nhà ở.
Trời Pleiku mới tháng năm mà đã oi bức. Tôi đang chập chờn dỗ giấc ngủ thì bên ngoài văng vẳng tiếng la hét, chưởi thề và thách đố. Chắc ai đó đã quá sỉn nên mới măng phú cái yên tỉnh của kẽ khác. Mà kẻ khác ở đây phần lớn gồm những nhân viên phi hành, rất cần nghỉ ngơi để sáng hôm sau còn ăn xôi đi bay, chiều hôm sau còn thổi kèn đi bộ! (thổi kèn : gặm bánh mì).
Đã không ngủ được, một phần do thời tiết, một phần do hàng xóm ồn ào ( thế mới bực mình ), tôi choàng dậy xem thử kẻ ngu dốt ( câu mở đầu hoặc kết thúc của kq Nguyễn Đức khi đề cập đến bất cứ chuyện gì ) là ai để còn nói lời khuyên can phải trái.
Có hai người xung trận cãi nhau và một người đi theo can ngăn. Đã lâu lắm rồi, từ năm 71 đến nay đã trên 30 năm chứ ít ỏi gì, nên tôi không nhớ đích xác một người ( có thể là không quân Lê Văn Khảm chăng? ), còn hai người kia thì tôi không thể nào quên được, đó là KQ Nguyễn Đức và người anh con ông bác của Đức tên là Nguyễn Xương, chuyên viên khí tượng của Đài Kiểm Soát Pleiku. Nguyễn Đức (cháu Nguyễn Lô, Khóa 18 Đà Lạt, nguyên Tiểu Đoàn trưởng Nhảy dù ) đang say bí tỉ và hò hét hết ga với người kia, còn Nguyễn Xương thì cố can ngăn và khuyên lơn ông em. Nhưng ma men đã nhập vào ông Đức rồi, càng khuyên ông càng làm tới.
Tôi thấy vậy nóng gà, nhảy vô can tiếp, đưa ra một lý do mà tôi cho là nặng ký, may ra đánh thức sự biết điều của chàng ta chăng?
- Anh Đức à, giờ nầy cũng đã khuya rồi, anh nên giữ yên tỉnh để các anh em khác nghỉ ngơi lấy sức đặng ngày mai còn đi bay nữa! Nguyễn Đức sững cồ, táp luôn :
- Ngày mai tôi cũng đi bay, thiếu tá đừng làm tàn!, đừng ỷ làm phi đoàn trưởng mà ăn hiếp tôi! Thằng nầy chưa biết sợ thằng nào!
Bỗng dưng tôi bị chạm nọc, nên rất bực. Tôi đâu có làm tàn? Và tôi cũng chưa biết sợ...ai! Trước lời thách thức, tôi không sỉn mà cũng tối sầm mặt mày, liền thủ thế và hung hăng con bọ xít :
- Anh Đức, tôi không biết ỷ là gì, anh có ngon thì partcorp!
Đức chẳng chần chờ gì, nhảy vào tấn công liền. Và tối hôm đó, chúng tôi đã oánh nhau một trận thật sự tơi bời hoa lá, thật sự đúng nghĩa úynh lộn.
Mấy anh chị khác, nghe ồn ào thức dậy chạy ra coi. Chắc họ thích thú vì lâu lâu mới có một đêm vui, được coi action shaw miễn phí ở cái xứ buồn hiu nầy!
Thật tình thì tôi có ỷ mình còn tỉnh táo, nên đá được mấy cái tàm tạm, còn Đức có đớp được tôi cú nào không thì quả thật tôi không nhớ. Quần thảo nhau chừng mười phút, cả hai đều mệt và hai người cùng ôm nhau khóc. Nguyễn Đức khóc do say, còn tôi, không hiểu vì cớ gì cũng khóc theo! Thật vô duyên!
Khóc xong thì cả lũ rủ nhau đến khu gia đình đập cửa mua bia uống. Lúc đó đã hơn một giờ sáng và chúng tôi khề khà đến gần ba giờ sáng mới chia tay.
Một tuần sau, tôi về nhận nhiệm vụ ở Phi Đoàn. Phi đoàn chia làm 5 phi đội, trong đó Nguyễn Đức là một Phi đội trưởng. Phi đội trưởng Nguyễn Đức đặc biệt hơn 4 bốn Phi đội trưởng khác ở chỗ, đương sự độc thân lại mang hai chỉ số, vừa quan sát viên vừa hoa tiêu mà chỉ số chuyên môn nào cũng ác liệt. Gặp một Phi đội trưởng tầm cở như vậy là một điều hên nhưng cũng là một ác mộng cho những nhân viên...gà chết!
Nguyễn Đức gốc Quảng Trị, phải nói là Quảng Trị đặc sệt. Hình như phong thuỷ và đất đai của cái xứ giữa bắc Thần kinh nam Thăng Long đã thâm nhập vào máu huyết của người xứ nầy, nên hầu như thanh niên Quảng Trị nào cũng thơ thẩn mộng mơ. Đức nhà ta cũng thơ với phú cho thi vị đời lính chiến xa nhà. Gần 30 tuổi mà ngỡ như còn trẻ thơ, chưa có mắt xanh nào để ý tới, nên tính tình chàng hơi bất thường, chúng bạn gọi là mát, nhưng nếu bảo là ngông cũng chẳng sai. Lở mang nghiệp thi phú lại...ngông, nên Nguyễn Đức thích chuyện khác thường, gọi vô nguyên tắc cũng được mà gọi ba gai vô kỹ luật cũng không oan uổng mấy.
Có một đêm trăng, Phi đoàn tổ chức huấn luyện bay đêm để xác định hành quân đêm cho mấy hoa tiêu, trong đó có Nguyễn Đức. Lê văn Luận, Trưởng phòng Hành quân và Đoàn Phan, Sĩ quan Huấn luyện Phi đoàn, trách nhiệm huấn luyện đêm hôm đó. Đoàn Phan dự trù huấn luyện cho Nguyễn Đức phi vụ sau cùng. Trong lúc chờ đợi tới phiên mình, thình lình phi trường bị VC pháo kích, Nguyễn Đức hăng quá, nhảy lên một chiếc O1 đậu sẵn trong parking, cất cánh đi tìm ổ súng của giặc để tiêu diệt.
Bọn giặc chỉ pháo vài ba quả, thấy phi cơ ta có mặt trên vùng, sợ vãi đái tháo chạy, trong khi Nguyễn Đức vẫn cứ bay vòng vòng mút mùa lệ thủy trên vòm trời phi trường Pleiku. Bọn VC nể sợ tinh thần hăng say của viên phi công nầy, trong khi chính viên phi công lại...bối rối vì không quen đáp...đèn! Anh ta bay ào ào qua phi đạo mấy lượt ra tín hiệu cầu cứu mà chẳng ai để ý.
Huấn luyện viên Đoàn Phan đi tìm Nguyễn Đức để tiếp tục phi vụ huấn luyện đêm, chẳng thấy Đức đâu. Bổng điện thoại reo từ Đài kiểm soát, báo cho biết có một hoa tiêu xin được hướng dẫn đáp đêm. Cả hai thầy Luận và Phan tá hỏa tam tinh, chạy vội lên Đài Kiểm soát, tìm cách hướng dẫn Nguyễn Đức về đáp an toàn.
Buổi huấn luyện đêm đó, chỉ có một hoa tiêu không xác định, vì thiếu giờ bay với huấn luyện viên. Đó là Nguyễn Đức.
Nếu chuyện nầy xẩy ra ở các Phi đoàn khác, không thể cười trừ được đâu. Bị dũa là cái cẳng! Lính mà em! Nghèo mà ham! Nhưng ở Pleiku đất...lành, nên Nguyễn Đức...cười trừ và có cơ hội thể hiện trách nhiệm một quân nhân trong lúc nguy cấp một cách thoải mái!
Một thời gian sau, danh hiệu Huyền Miêu được đổi thành Bắc Đẩu, cùng lúc Phi đoàn tiếp nhận phi cơ O2. Khi lôgô mới của Phi đoàn được thực hiện với hình phi cơ O2 màu xám nhạt, tung cánh trên núi đồi và vùng trời Tây nguyên màu xanh đậm và nhạt, nằm gọn trong ngôi sao đỏ biểu tượng tinh cầu dẫn lộ, với tên gọi mới Bắc Đẩu, đã gây phấn khích cho mọi thành viên trong Đơn vị niềm hãnh diện thích thú.
Và lôgô nầy tồn tại trong Quân sử cho đến ngày nay.
O2 là loại phi cơ quan sát mới của Không lực Mỹ, vừa bàn giao cho Không quân ta, được cấu tạo hai thân, hai động cơ, một trước một sau. Phi cơ được trang bị hai pod rocket dưới hai cánh, mỗi pod chứa 7 trái. Tốc độ bình phi khoảng 130 knots/ giờ và bay liên tục 4 tiếng. ( L19 chỉ trang bị mỗi bên cánh 2 trái rockets ). Chỉ có 2 trong tổng số 8 Phi đoàn Quan sát được tiếp nhận loại phi cơ nầy, đó là Phi đoàn 110 Thiên Phong Đà Nẵng và Phi đoàn 118 Bắc Đẩu Pleiku.
Từ ngày có O2, tinh thần anh em phấn chấn hẵn lên, dù Việt cộng ngày càng gia tăng quấy phá để gây áp lực cho hòa đàm Ba Lê.
Cuối cùng, hiệp định ngưng chiến Ba Lê được ký kết, quân hai phía quốc cộng ở đâu đóng đó, quân Mỹ rút về nước. Việt Nam Cộng Hòa đã ký một hiệp định dưới áp lực của Mỹ, coi như thua rồi còn gì. Nhưng lúc bấy giờ ít ai nghĩ đến cái lắt léo quỷ quái của chính trị. Đa số binh lính vui mừng vì một lẽ đơn giản là rồi có một ngày...một ngày chinh chiến tàn..( Giả từ vũ khí )
Phi đoàn 118 cũng đón nhận tin đình chiến trong nỗi hân hoan mà nỗi bật nhất là Nguyễn Đức và...tôi! Chúng tôi lái xe chạy khắp căn cứ, đến từng khu cư xá dừng lại và hát vang Việt Nam Việt Nam tên gọi là Người, Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời... Vừa hát vừa vỗ tay một cách say sưa. Một cách ngây ngô!
Hiệp định Paris chưa ráo mực, bọn VC lại dở trò vi phạm, chúng tiến hành chiến dịch lấn đất dành dân. Cùng lúc nầy, một số khẩu pháo và phi cơ phải đình động vì thiếu đạn dược và nhiên liệu, trong đó có phi cơ O2 ( anh Mỹ chơi vậy coi được sao?)
Tình thế nầy dẫn tới ngày 30 tháng 4, 1975. Hầu hết vào tù, trong đó có Phi đoàn 118 Bắc Đẩu. Trong đó lại có Nguyễn Đức và...tôi.
Tôi được thả về Sài Gòn tháng 2 năm 1988 vào dịp Tết, sau Nguyễn Đức vài ba năm. Gần một năm sau, chúng tôi tình cờ gặp nhau tại Bình Thạnh. Trông chàng ta đen thêm và gầy đi, nhưng giọng quê vẫn không thay đổi. Vẫn Quảng Trị đặc sệt. Vẫn ba chữ đồ ngu dốt đi liền trước hoặc sau mỗi câu nói để bày tỏ bất bình hoặc phê phán một vấn đề gì.
Đồ Ngu Dốt trở thành ngoại hiệu của Nguyễn Đức sau 75.
Còn trước 75, thời Pleiku gió bụi mưa sình, ngoại hiệu của chàng là Người Cày Có Ruộng! Ngoại hiệu gì nghe kỳ quá dzậy? Chả là, vào một ngày tháng ba hội hè, tổng thống Thiệu ban hành luật Người Cày Có Ruộng mà báo chí, truyền thanh truyền hình đã ra rả cả năm trời. Phe ta thật tình mà nói, lo bay hộc xì dầu, được ngày nghỉ là hẹn hò đào địch, hơi sức đâu mà nghĩ đến ruộng với cày! Toàn căn cứ chỉ độc nhất có Nguyễn Đức là người quan tâm vấn đề nầy. Đúng ngày ban hành luật, Nguyễn Đức đến Phi Đoàn thật sớm và dõng dạc tuyên bố: Anh em ơi! Hôm nay là ngày Người Cày Có Ruộng!
Cả Phi Đoàn, thay vì thán phục, lại cười xòa chế nhạo đồ ngu dốt về việc theo dõi thời sự vô bổ. Cũng có thể họ cười nhạo vì anh thích làm nông dân hơn là làm không quân!
Người Cày Có Ruộng trở thành ngoại hiệu của Nguyễn Đức dù thời đó anh không có ruộng để cày. Còn bây giờ mà gọi như vậy chắc chắn đúng một trăm phần trăm. Bởi vì sau cuộc bể dâu, khi đi tù về, Nguyễn Đức lập nghiệp vùng kinh tế mới Long Khánh. Ở đây anh air cover ( bao vùng ) đắm đuối một thôn nữ ( hay thị nữ?) rất trẻ, rất xinh đẹp và rất duyên dáng. Còn cô như bị choáng ngất trước hình ảnh lẫm liệt qua phong thái và cung cách của một không quân cộng hòa. Cuối cùng, họ như chim liền cánh và Nguyễn Đức từ đó mới thực sự trở thành Người Cày Có Ruộng!
Gặp nhau ở Sài Gòn mấy bận, tình trao chưa đủ ấm tình đồng đội ngày xưa, Nguyễn Đức cùng vợ con chuẩn bị từ biệt anh em đi HO qua Mỹ. Đức đi rồi, bạn bè còn lại vẫn thường gặp mặt tại nhà các Bắc Đẩu Nguyễn Ngọc Bích ( tức Bích cháy), Phạm Hữu Dương ( tức Phạm Phòng ), hay Lê Hữu Huệ (tức Huệ mắm)...Những lúc sum vầy, bạn bè thường nhắc nhở những kỹ niệm vui buồn ngày qua. Khi nhắc đến Nguyễn Đức thì có ý kiến rằng:
- Ai ra đi coi như...thác cho khỏe! Nguyễn Văn Được ( tức Kép Thành Được ) coi như thác rồi, bây giờ tới phiên Nguyễn Đức cũng coi như thác luôn! Mẹ kiếp, đồ ngu dốt!
Có một nỗi niềm sâu kín bàng bạc trong suy nghĩ ước mơ những người cùng chung một màu cờ sắc áo trong giai đoạn kẻ ở người đi nầy.
Kẻ ở thì mừng cho người đi thoát cảnh đen tối ngục tù. Cầu mong người đi sớm ổn định cuộc sống mới và ước chi đừng quên những ngày xưa thân ái. Còn người đi thì hạnh phúc hân hoan, dể gì quên được cảnh sống bất trắc của người ở lại?
Nhưng thực tế cho thấy, đất mới chưa hẵn là thiên đàng. Biết bao nhiêu chuyện phải làm, nào giấy tờ, nào nơi ăn chốn ở, nào sức khoẻ, nào luật lệ phong tục tập quán địa phương. Cả trăm thứ hằm bà lằng phải lo toan, mà nỗi lo toan sâu sắc nhất vẫn là trở ngại ngôn ngữ, thì làm sao mà nghĩ đến bà con đồng đội ở quê nhà ngay tức khắc cho được?
Chính vì chỗ không bước qua cầu đoạn trường nầy, người ở lại trông ngóng tin tức người đi cả tháng mà không thấy, bèn coi như đã thác!
Tháng 6/1992, đến lượt tôi ra đi. Tôi nghĩ, mấy bạn ở lại cũng sẽ rủa như từng rủa những người đi trước, nên tôi tấn công trước cho ăn chắc :
- Cầu chúc các bạn ở lại gặp vạn sự lành, coi như tôi cũng sẽ...thác!
Chúng tôi cùng cười vui vẻ. Cũng hên là, một tháng sau ngày đến Mỹ, tôi may mắn gặp lại Nguyễn Đức, Đoàn Phan, Trần Năng Hùng (đã mất 1996) tại San José, rồi Santa Ana. Chúng tôi quyết định viết thư kêu gọi đồng đội thành lập Gia Đình Bắc Đẩu 118 vào tháng 7 năm 1992 mà thư ký điều hành là Người Cày Có Ruộng Nguyễn Đức. ( Viết đến đây, xin đồng đội đệ huynh dành một giây phút tưởng niệm Bắc Đẩu Trần Năng Hùng. Chúng tôi không thể nào quên vợ chồng KQ TN Hùng đã dành cơ sở may cũng như tư gia trong những ngày đầu để hình thành và ra mắt Gia Đình Bắc Đẩu trước một số anh chị em không quân và gia đình thân quen.)
Từ 1992 đến nay (1999), ròng rã gần bảy năm qua, năm nào Bắc Đẩu cũng có chút quà cho đồng đội ở quê nhà, kể cả cô nhi quả phụ. Một số Bắc Đẩu lần lượt đi HO và hiện nay, ở hải ngoại cũng như ở quê nhà, ai cũng vỡ lẽ là, Nguyễn Đức chưa thác! Anh không thác đâu em, anh vẫn còn với đồng đội đệ huynh! ( nhại bài ca Anh hùng Nguyễn Văn Đương )
Bảy năm qua, Bắc Đẩu đã chứng minh cho Quân chủng biết một sức sống tiềm tàng tình gia đình với ba lần Hội Ngộ mà lần Bắc Đẩu Hội Ngộ 3 năm 1998 ở cơ sở Mai Comp của Bắc Đẩu Mai Đức Thịnh đã ánh lên tinh thần ý chí và tình nghĩa tiêu biểu của người không quân.
Trong lần hội ngộ nầy, Nguyễn Đức xin rút lui trách nhiệm thư ký Bắc Đẩu và đề nghị các anh em khác lần lượt kề vai chia xẻ. Giọng Nguyễn Đức chân thành, dụ dỗ mọi người nên chấp thuận cho anh...lui binh! Nhưng mọi người hết sức là kỳ, không cho Nguyễn Đức lui, cương quyết một trăm phần trăm năn nĩ anh ở lại. Anh không được...thối thác nghe anh, anh phải là đầu tàu nghe anh!
Dù qua Mỹ muộn, Nguyễn Đức là một trong ba học sĩ của PĐ118 chịu khó tiếp tục việc sách đèn. Hai bạn kia là Phạm Hữu Dương ở Michigan và Lê Hữu Huệ ở Washington State. Hiện nay anh đã có job đúng với chỉ số ghi trong license do nhà trường chứng nhận. Không cao sang quyền quý gì, thì cũng na ná kiểu người thợ có hảng xưởng, người cày có rẫy ruộng vậy mà! Chúng tôi mừng cho Nguyễn Đức và chúng tôi cũng hãnh diện có một chiến hữu như Đức. Dù bận học bận job, nhưng căn nhà của anh là điểm hội tụ cho bạn bè quanh đây và ở các nơi xa về Cali. Phu nhân của Đức rất mực chiều chồng và sẵn sàng chia sẻ với anh tất cả khổ nhọc trong đời, trong đó có cả những chương trình kế hoạch của Gia Đình Bắc Đẩu 118.
Nhiệt tình Nguyễn Đức đủ ấm để lôi cuốn anh em. Khả năng thiện chí Nguyễn Đức đủ bén nhạy tháo vát để anh em phó thác tin tưởng. Tính tình của anh dung dị chân thành là chất keo cần thiết để kết hợp mọi thành viên trong gia đình.
Mỗi người, ai cũng có một thời và Nguyễn Đức được xem như vị Phi Đoàn Trưởng thứ 4 của Phi Đoàn 118 Bắc Đẩu trong thời lưu lạc nầy. Thời nầy, Nguyễn Đức thua thiệt quá nhiều, anh không có Lệnh Bổ Nhiệm, không có súng, không có dao, không có áo lưới. Những helmet, những phi bào, những súng hỏa châu v.v.. chỉ là giả tạm. Những giấy phép, giấy phạt, những quyền uy chỉ là gió thoảng mây bay. Nhưng thời nào ánh mắt Nguyễn Đức cũng ánh lên niềm tự hào, giọng nói Nguyễn Đức cũng âm vang tình quê và trái tim Nguyễn Đức cũng rộn ràng tình nghĩa Không gian Tổ quốc.
Trong gần bảy năm trách nhiệm điều hành sinh hoạt Gia Đình Bắc Đẩu, Nguyễn Đức đã thể hiện những điều ghi nhận trên đây như là một phần lẽ sống của mình. Người ta thường bảo, bá nhân bá tánh. Trong bảy năm ăn cơm nhà đi cày ruộng cho voi đó, không hẵn là bảy năm thanh bình an lạc cho người cày. Hẳn có những va chạm, những ngang như cua, những tiêu cực trùm mền đến muốn phong kiếm qui ẩn. Tôi hoàn toàn thông cảm tâm trạng nầy, và tôi hoàn toàn muốn chia sẻ với Nguyễn Đức những chán chường nầy. Những dịp gần nhau, cùng bàn bạc thảo luận những vấn đề có liên quan đến Bắc Đẩu, tôi thấy được những điều đã thấy, cảm nhận được những điều đã cảm, về anh.
Cứ thành thật mà nói, tuổi đời cũng như tuổi lính, anh thua tôi, cho nên những dòng nầy không ăn nhậu gì đến chuyện mặc áo thụng vái nhau. Tôi muốn tâm tình đôi điều và tôi hy vọng rằng, vợ chồng Nguyễn Đức sẽ ghi nhận lời nầy:
- Chú thím Đức thân yêu, tôi thật tình quý trọng tấm lòng của chú thím đối với quê hương cũng như đối với đồng đội đệ huynh. Hãy cùng nhau giữ cho sáng mãi ngọn lửa hiếm hoi nầy để còn truyền lại cho thế hệ tương lai nghe chú thím!
Biên Hùng chuyển