Kinh Đời
Người Mỹ Dạy Con - Pham Hy Son
Nhiều gia đình qúa nuông chiều con: có khi chín, mười tuổi còn phải bón cơm,không biết tự thay quần áo,tự đánh răng. Sự quá nuông chiều làm cho con cái chúng ta hư hỏng .
Ông cha chúng ta ngày xưa rất quan tâm đến vấn đề giáo dục con cái và luôn nhắc nhở rằng : “Măng không uốn thì tre trổ vồng”, “Bé không vin, cả gãy cành” hoặc nói trực tiếp rõ ràng hơn :” Dạy con từ thở còn thơ . . . . Điều đó quá đúng nhưng hình như ngày nay chúng ta không làm đúng khi nuôi dạy con cái của chúng ta . Nhiều gia đình qúa nuông chiều con: có khi chín, mười tuổi còn phải bón cơm, không biết tự thay quần áo, tự đánh răng . . . Sự quá nuông chiều làm cho con cái chúng ta hư hỏng .
Nhiều người quan niệm “Trăng rằm thì trăng tròn”, “Cờ đến tay ai người đó phất “, “Nước cạn bèo sa xuống đất” . . . . Nhưng thực tế đã chứng minh rằng “trăng rằm” mà không tròn, cờ đến tay mà không biết đường phất, không phải nước cạn bèo chỉ sa xuống đất mà còn xuống tận đất đen . Nhiều cô chiêu, cậu ấm cha mẹ giàu có để cho rất nhiều của cải mà lười biếng, ăn chơi hoang phí hay cờ bạc, hút sách . . . đến nỗi cuối cùng đi ăn mày .
Điều sai lầm tai hại là do chúng ta không tập cho trẻ em làm việc từ nhỏ để trẻ có thói quen làm việc, khéo tay, phát triển óc sáng tạo, có đầu óc thực tế và nhất là óc quan sát, nhận định biết thê´ nào là đúng thê´nào là sai , thế nào là lợi thế nào là hại. . . .
Có nhiều gia đình không bắt con cái làm một việc nào cả dù đó là việc cá nhân của chúng như tự dăng mùng, gấp mùng khi đi ngủ và khi thức dậy, thu dọn giường ngủ cho gọn ghẽ, tự giặt quần áo, ăn xong phải dọn dẹp, rửa bát đĩa . . .tất cả do cha mẹ làm hoặc giàu có thì người giúp việc làm .
Những điều này hoàn toàn trái ngược với người Mỹ . Trong các gia đình người Mỹ, trẻ con được dạy ngay từ nhỏ, có thể nói từ lúc mới bốn, năm tháng khi trẻ biết ngồI, biết bò . Ở tuổi này người ta đã đọc sách cho trẻ nghe, chỉ và giải thích hình ảnh trong sách để trẻ quen với sách vở . Khi trẻ ném đồ chơi hay đập đồ chơi ồn ào, người ta không mắng chỉ nhẹ nhàng lắc đầu và nói “no, no” cho trẻ biết làm như thế không tốt, không được hay không nên làm . Khoảng chín, mười tháng hay một năm, hơn một năm khi trẻ bò thạo hay đã biết đi thì người ta tập cho trẻ biết ngăn nắp : đồ chơi chơi xong phải cất vào chỗ cũ mới lấy thứ khác ra chơi và cuối ngày, trước khi đi ngủ phải dọn dẹp mọi thứ cho ngăn nắp . Trẻ một tuổi hay gần một tuổi người ta cho ngồi ăn cùng bàn với mọi người và tự ăn lấy, cầm thìa hay bốc . Tôi đã thấy người mẹ Mỹ đem đứa con gần hai tuổi đi tắm sau bữa ăn vì khi nó bốc đồ ăn đã bôi từ cổ lên tới mặt . Dù vậy, người ta vẫn để cho bé tập tự túc cho quen .
Nên nếu chúng ta để ý, ở phi trường hay những nơi công cộng như chợ, nhà thờ, phòng mạch bác sĩ . . . trẻ em Mỹ hầu hết không chạy nhảy, phá phách hay gây ồn ào như trẻ em Việt Nam .
Khi trẻ lớn hơn, mười một, mười hai tuổi thì phụ cha mẹ cắt cỏ, dọn vườn, nấu nướng trong gia đình . Mười sáu, mười bảy tuổi người ta – dù giàu hay nghèo – đều khuyến khích trẻ đi làm sau buổi học hoặc cuối tuần, hay trong kỳ nghỉ hè . Hầu hết sinh viên học đại học ở Mỹ đều phải đi làm (vào những ngày cuối tuần hoặc trong kỳ nghỉ hè) để có tiền tiêu thêm vì tiền của gia đình chu cấp không đủ . Đây là sự cố ý của những bậc cha mẹ Mỹ chứ không phải họ keo kiệt với con cái !
Cựu phó Tổng Thống Mỹ Dick Cheney, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Rumfeld đã từng là những người đi thực tập làm việc khi đang là sinh viên đại học .
Cựu Tổng Thống Obama có hai cô con gái . Ông bà qúy con như vàng : Mới đầu năm học này (2017-2018) cô con gái lớn từ giã cha mẹ lên học ở đại học Harvard, ông Obama tiễn con với những giọt nước mắt lăn trên má . Vậy mà cả hai cục cưng ấy đều đã phải đi làm hầu bàn vào dịp nghỉ hè khi học lớp 11,12 . Còn ông TT Trump, một tỷ phú cũng bắt các con ông khi chúng 16, 17 tuổi phải phơi nắng làm việc ở bến cảng do bố làm chủ …. .
Về vấn đề này ở Mỹ, cả gia đình và chính quyền các thành phố hay chính quyền trung ương đều khuyến khích, giúp đỡ học sinh, sinh viên làm việc bán thời gian khi đang đi học . Chính quyền các thành phố, chính quyền trung ương năm nào cũng dự trù ngân sách để bù đắp hay trợ cấp cho các cơ quan, xí nghiệp nhận các em vào làm việc bởi năng suất của các em tất nhiên không bằng người lớn .
Vì vậy chúng ta thấy thanh niên Mỹ trưởng thành rất sớm, có đầu óc tự lập, nhanh nhẹn, tháo vác, không hách dịch vì đã từng là một công nhân, một người hầu bàn, không hoang phí tiền bạc vì biết giá trị của tiền bạc là phải làm việc vất vả mới có . Cũng vì thế mà nước Mỹ là nước giàu mạnh hàng đầu trên thế giới do thanh niên Mỹ được huấn luyện kỹ càng ngay từ khi còn bé .
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Người Mỹ Dạy Con - Pham Hy Son
Nhiều gia đình qúa nuông chiều con: có khi chín, mười tuổi còn phải bón cơm,không biết tự thay quần áo,tự đánh răng. Sự quá nuông chiều làm cho con cái chúng ta hư hỏng .
Ông cha chúng ta ngày xưa rất quan tâm đến vấn đề giáo dục con cái và luôn nhắc nhở rằng : “Măng không uốn thì tre trổ vồng”, “Bé không vin, cả gãy cành” hoặc nói trực tiếp rõ ràng hơn :” Dạy con từ thở còn thơ . . . . Điều đó quá đúng nhưng hình như ngày nay chúng ta không làm đúng khi nuôi dạy con cái của chúng ta . Nhiều gia đình qúa nuông chiều con: có khi chín, mười tuổi còn phải bón cơm, không biết tự thay quần áo, tự đánh răng . . . Sự quá nuông chiều làm cho con cái chúng ta hư hỏng .
Nhiều người quan niệm “Trăng rằm thì trăng tròn”, “Cờ đến tay ai người đó phất “, “Nước cạn bèo sa xuống đất” . . . . Nhưng thực tế đã chứng minh rằng “trăng rằm” mà không tròn, cờ đến tay mà không biết đường phất, không phải nước cạn bèo chỉ sa xuống đất mà còn xuống tận đất đen . Nhiều cô chiêu, cậu ấm cha mẹ giàu có để cho rất nhiều của cải mà lười biếng, ăn chơi hoang phí hay cờ bạc, hút sách . . . đến nỗi cuối cùng đi ăn mày .
Điều sai lầm tai hại là do chúng ta không tập cho trẻ em làm việc từ nhỏ để trẻ có thói quen làm việc, khéo tay, phát triển óc sáng tạo, có đầu óc thực tế và nhất là óc quan sát, nhận định biết thê´ nào là đúng thê´nào là sai , thế nào là lợi thế nào là hại. . . .
Có nhiều gia đình không bắt con cái làm một việc nào cả dù đó là việc cá nhân của chúng như tự dăng mùng, gấp mùng khi đi ngủ và khi thức dậy, thu dọn giường ngủ cho gọn ghẽ, tự giặt quần áo, ăn xong phải dọn dẹp, rửa bát đĩa . . .tất cả do cha mẹ làm hoặc giàu có thì người giúp việc làm .
Những điều này hoàn toàn trái ngược với người Mỹ . Trong các gia đình người Mỹ, trẻ con được dạy ngay từ nhỏ, có thể nói từ lúc mới bốn, năm tháng khi trẻ biết ngồI, biết bò . Ở tuổi này người ta đã đọc sách cho trẻ nghe, chỉ và giải thích hình ảnh trong sách để trẻ quen với sách vở . Khi trẻ ném đồ chơi hay đập đồ chơi ồn ào, người ta không mắng chỉ nhẹ nhàng lắc đầu và nói “no, no” cho trẻ biết làm như thế không tốt, không được hay không nên làm . Khoảng chín, mười tháng hay một năm, hơn một năm khi trẻ bò thạo hay đã biết đi thì người ta tập cho trẻ biết ngăn nắp : đồ chơi chơi xong phải cất vào chỗ cũ mới lấy thứ khác ra chơi và cuối ngày, trước khi đi ngủ phải dọn dẹp mọi thứ cho ngăn nắp . Trẻ một tuổi hay gần một tuổi người ta cho ngồi ăn cùng bàn với mọi người và tự ăn lấy, cầm thìa hay bốc . Tôi đã thấy người mẹ Mỹ đem đứa con gần hai tuổi đi tắm sau bữa ăn vì khi nó bốc đồ ăn đã bôi từ cổ lên tới mặt . Dù vậy, người ta vẫn để cho bé tập tự túc cho quen .
Nên nếu chúng ta để ý, ở phi trường hay những nơi công cộng như chợ, nhà thờ, phòng mạch bác sĩ . . . trẻ em Mỹ hầu hết không chạy nhảy, phá phách hay gây ồn ào như trẻ em Việt Nam .
Khi trẻ lớn hơn, mười một, mười hai tuổi thì phụ cha mẹ cắt cỏ, dọn vườn, nấu nướng trong gia đình . Mười sáu, mười bảy tuổi người ta – dù giàu hay nghèo – đều khuyến khích trẻ đi làm sau buổi học hoặc cuối tuần, hay trong kỳ nghỉ hè . Hầu hết sinh viên học đại học ở Mỹ đều phải đi làm (vào những ngày cuối tuần hoặc trong kỳ nghỉ hè) để có tiền tiêu thêm vì tiền của gia đình chu cấp không đủ . Đây là sự cố ý của những bậc cha mẹ Mỹ chứ không phải họ keo kiệt với con cái !
Cựu phó Tổng Thống Mỹ Dick Cheney, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Rumfeld đã từng là những người đi thực tập làm việc khi đang là sinh viên đại học .
Cựu Tổng Thống Obama có hai cô con gái . Ông bà qúy con như vàng : Mới đầu năm học này (2017-2018) cô con gái lớn từ giã cha mẹ lên học ở đại học Harvard, ông Obama tiễn con với những giọt nước mắt lăn trên má . Vậy mà cả hai cục cưng ấy đều đã phải đi làm hầu bàn vào dịp nghỉ hè khi học lớp 11,12 . Còn ông TT Trump, một tỷ phú cũng bắt các con ông khi chúng 16, 17 tuổi phải phơi nắng làm việc ở bến cảng do bố làm chủ …. .
Về vấn đề này ở Mỹ, cả gia đình và chính quyền các thành phố hay chính quyền trung ương đều khuyến khích, giúp đỡ học sinh, sinh viên làm việc bán thời gian khi đang đi học . Chính quyền các thành phố, chính quyền trung ương năm nào cũng dự trù ngân sách để bù đắp hay trợ cấp cho các cơ quan, xí nghiệp nhận các em vào làm việc bởi năng suất của các em tất nhiên không bằng người lớn .
Vì vậy chúng ta thấy thanh niên Mỹ trưởng thành rất sớm, có đầu óc tự lập, nhanh nhẹn, tháo vác, không hách dịch vì đã từng là một công nhân, một người hầu bàn, không hoang phí tiền bạc vì biết giá trị của tiền bạc là phải làm việc vất vả mới có . Cũng vì thế mà nước Mỹ là nước giàu mạnh hàng đầu trên thế giới do thanh niên Mỹ được huấn luyện kỹ càng ngay từ khi còn bé .