Đoạn Đường Chiến Binh

Người Ở Lại Bastogne

Mỗi lần nhớ về Mùa Hè Đỏ Lửa 72, ở SĐIKQ, thì phải nhớ đến địa danh Bastogne và lòng tôi lại bùi ngùi nhớ đến người bạn cùng đơn vị, anh tên Phan Công Soạn
Mỗi lần nhớ về Mùa Hè Đỏ Lửa 72, ở SĐIKQ, thì phải nhớ đến địa danh Bastogne và lòng tôi lại bùi ngùi nhớ đến người bạn cùng đơn vị, anh tên Phan Công Soạn, một TPC và cũng là flight leader của Biệt Đội Song Chùy 213 tại căn cứ Dạ Lê [Camp Eagle], BTL Sư đoàn I Bộ Binh. Tư lệnh sư đoàn/IBB lúc bấy giờ là tướng Phạm văn Phú.

Chiến trường Bastogne có thể được coi như tử địa của trực thăng trong những ngày máu lửa của mùa Hè 72. Hầu như phi hành đoàn trực thăng nào của KĐ/51/CT cũng có một lần phải bay vào Bastogne. Gần suốt cả tháng 4/72, không phi vụ trực thăng nào lọt vào Bastogne được. Nếu có vô được chắc chắn cũng sẽ bị pháo kích banh xác. Địch quân đã tiến gần sát hàng rào phòng thủ cũng là lối vào thường lệ của trực thăng theo đường bay quen thuộc từ hướng Birmingham tới. 

Nếu nhìn từ trên phi cơ xuống hay tính theo đường bay thì Bastogne không xa thành phố Huế là bao, chỉ độ hơn 20 phút bay bằng trực thăng và cách BTL/SĐIBB tại Dạ Lê dưới 10 phút bay, cách phi trường Phú Bài chừng 15 phút.

Bastogne nằm trong vùng thung lũng của hai sông Hữu Trạch và Tả Trạch là hai nhánh của sông Hương từ trong vùng thượng lưu Trường Sơn dẫn ra cửa Thuận An, tứ bề núi non bao bọc. Là một trong những căn cứ hỏa lực tiền phương quan trọng của SĐI/BB để quan sát sự xâm nhập của địch quân từ các vùng núi rừng phía Tây và vùng thung lũng Ashau và đường mòn HCM bên Hạ Lào vào lãnh thổ tiểu khu Thừa Thiên và thị xã Huế. 

Với địa thế sâu trũng như cái lòng chảo, Bastogne nằm giữa hai căn cứ hỏa lực King ở phía Bắc và Birmingham ở hướng Đông Nam. Căn cứ King nhìn xuống Bastogne độ chừng 1 mile đường bay, có độ cao gấp mười lần nhưng không có đường bộ nối liền để tiếp ứng cho nhau nếu bị tấn công. Birmingham thì cách Bastogne chừng 3 miles, cả hai căn cứ cùng nằm trên trục lộ 547 dẫn vào vùng thung lũng Ashau. Con đường chạy tới Bastogne thì quẹo gần 90 độ trái lên với địa thế gập ghềnh, đồi núi liên tiếp cứ một đèo lại một đèo, cho tới bờ thung lũng Ashau ở phía bên kia Trường Sơn. Sau khi tướng Ngô Quang Trưởng ra thay thế tướng Hoàng Xuân Lãm, các phi vụ hành quân trực thăng vận được gia tăng tối đa trong vùng núi phía Tây để bảo vệ cố đô Huế. Ngoài các phi vụ tiếp tế tải thương, ngày nào cũng có những phi vụ chuyển quân rầm rộ từ núi này qua núi khác. Bên cạnh đó là những phi vụ thả toán 81 Biệt Kich Dù, bốc từ camp Evans , để xâm nhập vào các tuyến đường mòn nằm dọc với các căn cứ hỏa lực T.Bone, Rạng Đông, Nancy... Chạy dài từ Ashau/Aluoi ở tiểu khu Thừa Thiên lên tới vùng thung lũng Ba Lòng - Quảng Trị ở đầu phía Bắc. Và những phi vụ bay vào thả "củ cải" tức là những cái "sensor" màu xanh green có hình thù như cây củ cải để theo dõi sự xâm nhập của địch. Phi vụ tuy nguy hiểm nhưng vì tính cách bảo mật nên không có gunship hộ tống ồn ào, quan trọng là xác định mục tiêu cho chính xác. Thường là do một sĩ quan liên lạc đơn vị bạn được gởi theo phi cơ làm "navigator" chỉ điểm; hoặc đôi khi cũng do pháo binh bắn đại bác khói tới làm dấu trước rồi trực thăng mới bay vô. Chỉ với một hoặc hai chiếc "slicks", tới mục tiêu, từng chiếc một cắm mũi lao mình xuống vùng không gian tối đen ở bên dưới thung lũng như những con đại bàng gẫy cánh, múa máy trên mặt rừng rậm rạp với vài đường uốn lượn lả lướt để tránh đạn, vừa cho người sĩ quan liên lạc bộ binh ở đằng sau lấy sức ném từng cái "củ cải" cắm sâu xuống đất như một phi vụ đi trồng cây trong rừng bằng trực thăng. Mới nghe thì rùng rợn ghê sợ nhưng khi xong lại cảm thấy một chút cảm giác nhẹ nhõm thú vị!

Những năm sau này khi quân đội Mỹ rút lui, các lực lượng Biệt Kích và BĐQ biên phòng VNCH đã bỏ ngỏ tất cả các tiền đồn ở vùng biên giới Lào Việt như Ashau, Aluoi, Tà Bạt... Nên Bastogne coi như là tiền đồn duy nhất và xa nhất, đánh dấu sự hiện diện của QLVNCH trong vùng Trường Sơn bao la ở phía Tây cố đô Huế. 


Vì vị trí Bastogne vừa thấp lại vừa nằm sát trục lộ giao thông chính nối liền vùng đồng bằng tiểu khu Thừa Thiên với vùng núi phía Tây Huế nên rất ít khi cần phi vụ trực thăng tiếp tế. Chỉ có hai lần tôi có dịp đáp ở Bastogne, khi còn bay "copil" với anh Phạm Vương Thục trong một phi vụ liên lạc và một lần nữa sau khi đã ra trưởng phi cơ; nhưng thời kỳ ấy tình hình an ninh tương đối còn thanh bình, Bastogne chưa bị chế ngự bởi phòng không phong tỏa như sau này. 

Về phương diện quân sự, hỏa lực ở Bastogne yếu hơn so với hai căn cứ King và Birmingham nhưng lại giữ vị trí quan trọng và nguy hiểm nhất. Các súng cối cỡ nặng như 155 ly, 175 ly, đều nằm trên đỉnh c/c King và ở c/c Birmingham. Những vỏ đạn đại bác chất thành từng đống như những đống rơm, chiều cao ngang tầm với đỉnh đồi Birmingham. Thỉnh thoảng tôi hay đáp xuống lấy vài cái về làm quà cho vợ chưng bông ngày Tết! Những vỏ đạn lớn bằng đồng bóng loáng, xinh xắn, xếp đống như kim tự tháp ở Birminham, lung linh tỏa sáng dưới ánh mặt trời nóng nực của mùa Hè miền Trung, tăng thêm chút sắc màu của chiến tranh.




Vùng rừng núi phía Tây Nam của Bastogne địa thế cũng dầy đặc như vùng thung lũng Ba Lòng ở Đông Hà-Quảng Trị. Có lẽ vì quá gần thành phố và làng mạc nên không bị ảnh hưởng nhiều của chiến dịch khai hoang. Các bãi đáp trực thăng đa số phải thả lỗ cho chính xác. Những "Lz" chìm sâu dưới rừng cây rậm rạp, cây cao trên cả 100-200 feet, lỡ vụng về sơ xuất, không đứt đuôi thì cũng bị chém cánh quạt. Chiếc trực thăng vừa đáp xong là mất hút giữa cánh rừng bao la không còn dấu vết! Từ ngọn cây "hover" thẳng xuống, không nhúc nhích. Gặp ngày gió lớn đong đưa thì phải gồng mình toát mồ hôi! Ngày nóng quá "air pressure" loãng cũng khổ, mà ngày lạnh quá mở "heater on" rồi quên tắt cũng khốn khổ vì dễ mất "power"! 

Vào vùng núi lắm khi còn phải đối diện với những khó khăn khác nữa, nguy hiểm gấp bội phần, làm tôi sợ hãi mãi. Một lần, sáng sớm mùa Đông có mưa phùn lành lạnh, mây mù mờ mờ như làn khói mỏng bao trùm hết cả vùng Dạ Lê và Phú Bài từ núi ra tới biển, nhưng vẫn còn thấy đường  bay, nên tôi yên tâm cất cánh; phi vụ bay vào vùng núi gần khu vực Birmingham-Bastogne để bốc thương binh. Mới cất cánh từ c/c Dạ Lê lên, tôi đang len lỏi tìm đường vô thì gặp cái tượng Phật bà rất lớn, màu trắng, ở trên đỉnh một ngọn đồi trong vùng xã Nam Hòa. Tôi bay tránh bức tượng, phi cơ bất ngờ lọt vào trong mây. Hoảng hồn không còn xác định được vị trí phương hướng. Phản ứng tự nhiên khi "bubble" bị mây đập vào ầm ầm như bão cát trong sa mạc, làm tôi hốt hoảng kéo "cyclic" chậm lại mà quên để ý đến airspeed! Nếu lỡ quá tay, phi cơ có thể bị "stalled" hay lật ngược rớt xuống thê thảm. Sau khi hoàn hồn, nhìn phi cụ để trả lại "speed" ở khoảng 40 knots cho phi cơ bay chầm chậm, vừa đủ để tàu không bị lật ngược nhưng lại lo sợ không biết lúc nào sẽ đâm vào núi, làm tôi liên tưởng đến cái chết của phi hành đoàn Th/úy Phi và Nhiễu trên đồi Phú Lộc năm trước. Bên trái, bên phải, trước mặt, hướng nào cũng có núi và chỉ thấy mây trắng dầy đặc. Mây mù lại thêm có mưa phùn nên lan rộng khắp nơi, không còn vùng nào khả dĩ có thể tìm đường bay ra hay chui xuống được. Từ vùng núi ra tới vùng biển cả bầu trời một màu trắng như khói mù mờ. Sở dĩ tôi không gọi "Mayday call" vì biết vô ích, không ai có thể cứu được mình, chỉ còn cách tự chống đỡ và cầu nguyện cho có thêm can đảm hơn. Th/úy Phước, một copil mới về ngồi bên cạnh, xanh mặt, chỉ còn biết ú ớ ngồi chịu trận, không giúp được gì cho tôi. Sau cùng, tôi lanh trí nghĩ cách nghiêng cánh qua một bên cho cơ phi xạ thủ ngó xuống dưới xem có thấy vật gì không. Vừa nghe cpxt báo cáo thấy cái gì xanh mù mờ ngoằn ngoèo ở bên dưới. Tôi không chần chờ, cắm mũi đâm xuống liền. Gặp ngay con suối ở bên dưới, mò đường bay ra. Nếu chậm trễ vài phút bay nữa, có lẽ phi cơ và phi hành đoàn đã đâm vào núi vỡ thành từng mảnh vụn như những cục đá dưới lòng suối. Vừa mừng vừa run sợ nghĩ tới tai nạn khủng khiếp vừa thoát được. Những cơn ác mộng kinh hoàng cứ theo tôi suốt cả tháng, sợ hơn cả bị phòng không bắn hụt. Một tháng tôi chỉ biết yên lặng ôm nỗi sợ riêng ở trong lòng không dám kể lại cho ai nghe sẽ càng làm sợ thêm. Tôi tin rằng có một phép lạ nhiệm màu nào đó của lời cầu nguyện đã cứu sống tôi như những lần hiểm nguy khác.

Thỉnh thoảng nghĩ lại chuyện năm xưa, tôi còn cảm thấy có chút ân hận như đã gây ra cái chết oan nghiệt cho hai người lính xấu số của sư đoàn IBB trong phi vụ định mệnh của Phan Công Soạn bay vào Bastogne. Hôm ấy tôi bắt thêm hai người lính bộ binh phải theo lên phi cơ của Soạn để  đẩy đồ tiếp tế xuống cho mau, lo sợ phi cơ sẽ bị pháo kích trên bãi đáp nhiều hơn là bị bắn rớt dọc đường, vừa để cơ phi xạ thủ được rảnh tay với hai khẩu đại liên ở đằng sau. Vì thế ngoài phi hành đoàn còn có thêm hai người lính bộ binh Sư Đoàn I phải hy sinh oan uổng làm tôi ân hận mãi!

Buổi trưa hôm ấy về câu lạc bộ ăn cơm, Soạn nhăn nhó than với tôi về phi vụ buổi sáng:

" Có lẽ tao chết mất , tụi nó bắn dữ quá!".

Chúng tôi có hai toán, 6 chiếc slicks, cùng biệt phái cho SĐ/IBB, nằm ở căn cứ Dạ Lê. Thời kỳ ấy rất vất vả nên Tôi và Soạn thay phiên nhau mỗi người "lead" một ngày, nghỉ một ngày. Mặc dù được nghỉ ngày hôm ấy, nhưng để ủng hộ tinh thần bạn, tôi nói với Soạn phi vụ buổi chiều nếu phải vào lại hãy để tôi lên thế anh "lead" vô thử xem sao. Sau bữa ăn trưa, tôi cất cánh theo như đã hứa. Hai đứa đã đồng ý nhưng đến sau khi qua họp bàn với mấy pilot gunships [Cobra] của Mỹ ở bãi tiếp tế, thì Soạn lại đổi ý để anh tiếp tục bay chiếc "lead" như trước. Soạn là đàn anh ở trường bay, về phi đoàn trước, nên có lẽ anh do dự không đành nhường cho tôi. 

Phi vụ chiều hôm ấy Không Đoàn còn tăng cường thêm hai chiếc slicks của PĐ 233 và cử Đ/úy Phạm Anh Tuấn, tân TPHQ/PĐ 233, bay chiếc C&C để chỉ huy. Từ Dạ Lê, chúng tôi cất cánh bay theo hàng dọc. Bãi đáp nhỏ hẹp và nguy hiểm nên chỉ đáp từng chiếc một. Chiếc "lead" của Soạn sẽ một mình vô trước, nếu an toàn, sau đó các wingman mới theo vô. Đa số các "leader" của PĐ 213 đều bay theo phương cách này trong các phi vụ hành quân!

Tôi không ngờ Soạn vẫn giữ đường bay cũ, từ hướng Birmingham vô, như buổi sáng anh đã bay và bị bắn dù không trúng. Vô tình tạo cho địch có thêm kinh nghiệm bắn anh lần này! Con đường đất đỏ trông hiền hòa nhưng trống trải, hai bên đồi núi đã bị khai hoang, cây cối cháy khô trụi lá. Tôi thấy anh tà tà bay vào, với thế bay rất "normal" lại vừa thấp vừa chậm, nên nghĩ chắc không đến nỗi "hot" như anh đã diễn tả lúc ăn trưa. Không ngờ, phi cơ anh chỉ như miếng mồi ngon cứ dần dần tiến gần tới miệng "Cọp"! Đường vô tuy ngắn ngủi, chỉ cách độ 3 miles, mà gian nan hiểm trở. Nó càng ngắn hơn nếu nhìn từ trên phi cơ xuống. Trong khi ấy, hai chiếc Cobra của Mỹ thu mình lại bé xíu như hai con chim con trên bầu trời xanh thẳm ở cao độ 5000 bộ, làm sao có sức áp đảo tinh thần địch!

Chính lúc anh vừa chậm lại để quẹo phải vào "short final", chỉ còn cách hàng rào phòng thủ cỡ vài chục mét, đồng thời cũng là lúc hợp đoàn còn lại của chúng tôi quẹo theo hướng East để làm vòng chờ bên ngoài vùng Birmingham... Và tôi chỉ kịp nghe hai phi công Cobra của Mỹ hốt hoảng la lên trên tần số:

"Shit !... God-damn!... He's blown up over sky!". 

Sự việc xẩy ra quá lẹ như cái chớp mắt, phi hành đoàn không kịp để lại một lời kêu cứu!

Hai chiếc Cobra ở trên cao, sau đó cũng cao chạy xa bay khỏi vùng, không có phản ứng nào chống trả. Hợp đoàn còn lại dưới sự hướng dẫn của C & C được lệnh đình chỉ phi vụ. Không bao lâu sau, khoảng cuối tháng 4/72, Bastogne thất thủ hoàn toàn. Căn cứ bị phá hủy bình địa nhưng địch quân cũng không có khả năng chiếm đóng lâu dài. Cho tới khi các đơn vị bộ binh trở lại thu dọn chiến trường, mang được xác phi hành đoàn [Soạn & Trung] về mai táng. Thân xác các anh đã vỡ vụn cùng với hai chiến sĩ SĐIBB mà tôi tự ý nhét thêm để giúp cho phi hành đoàn, nhưng không ngờ đã hại họ phải chết oan uổng. 

Số phận các phi hành đoàn trực thăng lúc nào cũng nguy hiểm hơn so với các ngành bay khác. Có lẽ nhờ tin vào mạng số nên mới bớt sợ. Anh em thường an ủi nhau "Trời kêu ai nấy dạ!". Định mệnh chính là bùa hộ mạng của mỗi người! Những sự hy sinh cao cả của các phi hành đoàn đi trước đã để lại những kinh nghiệm quý báu bằng xương máu cho các bạn bè còn sống, có như vậy sự hy sinh của các anh mới không bị lãng phí. 

Sau khi Bastogne bị overun, một phần lực lượng phòng thủ còn lại của SĐ/IBB rút lên được một cao điểm ở phía Tây Bắc Bastogne và phía Tây c/c hỏa lực King, chỉ cách nhau một con suối nhưng trực thăng các phi đoàn vẫn không vô tiếp tế tản thương được. Sư đoàn IBB phải xin trực thăng Mỹ giúp. Hai chiếc Cobra và ba slicks của Mỹ tới nhưng phi hành đoàn viện đủ cớ từ chối phi vụ. Tôi được BCH hành quân SĐIBB gọi lên. Vị Trung tá trưởng phòng HQ hỏi tôi: "Các phi công Mỹ từ chối! Anh có dám vô không?". Vì tự ái dân tộc trước mặt các phi công Mỹ, tôi liều can đảm gật đầu "Tôi sẽ cố gắng!".

Sau khi nghiên cứu kỹ càng tọa độ và các vị trí liên đới giữa địch và bạn, trên tấm bản đồ hành quân khổng lồ treo trên tường. Tôi yêu cầu phòng HQ Sư đoàn/IBB liên lạc với đơn vị bạn dặn ra dấu bãi đáp bằng kiếng [survival miror] để cho phi vụ được bất ngờ hầu có thể tránh pháo kích. Không xử dụng trái khói dễ bị lộ mục tiêu! Đồng thời yêu cầu hai chiếc Cobra của Mỹ phải escort với cùng cao độ [low level] khi tôi tìm đường vào "short final". Khi tôi "dive" xuống thế nào thì hai chiếc Cobra cũng phải bám sát theo như vậy. Lúc đầu các pilot Mỹ từ chối, lấy cớ bám sát sẽ không thể "cover" có hiệu quả được. Tôi giải thích mục đích chỉ muốn uy hiếp tinh thần địch! Chỉ ở cao độ thấp, trực thăng mới có thể biểu hiện hết sức hùng hổ của nó! Tôi không muốn rơi vào trường hợp giống như phi vụ tử thần của Soạn! Tôi ở dưới, họ ở trên 5000 bộ sẽ không có tác dụng gì đối với địch. Tôi nhắc lại cho họ biết tuy không biết có phải họ cùng một toán đã bỏ rơi Soạn trong phi vụ vào Bastogne lúc trước hay không. Tôi tính đường bay từ hướng Sally vào King sẽ được an toàn hơn, không sợ bị phòng không. Bình thường, đối với các phi công trực thăng Mỹ, chiến trường VN chỗ nào cũng có thể có địch hay có "ground fires"; nhưng đối với các hoa tiêu trực thăng Vietnam ở vùng I/CT, ai cũng biết vùng núi hướng Đông bao giờ cũng an toàn hơn hướng Tây. Khu rừng núi hướng Đông trong vùng tam giác T.Bone, Sally với c/c hỏa lực King không có lý do nào nào để Vc ẩn núp, cũng như đường "short final" từ King băng qua ngọn đồi bên kia suối chắc chắn sẽ an toàn hơn trong bốn hướng để vô bãi đáp. Địch không khi nào chọn chỗ ẩn núp giữa hai vị trí quân bạn của ta. Sau cùng các phi công Mỹ cũng đồng ý với suy luận của tôi! Chúng tôi cất cánh và "rendez-vous" với hợp đoàn Mỹ trên không phận T.Bone/Sally. Chiếc UH-I, "rescue" của Mỹ cũng bay theo, làm vòng chờ gần cây số 17 / Quốc Lộ-I cho an toàn. Tôi dẫn hai chiếc cobra từ vùng núi Sally / T.Bone [Là ranh giới giữa vùng núi và vùng  đồng bằng] vào tới King thì 3 chiếc cùng "bingo" xuống một lượt, xoáy tròn như cái phễu, ôm sát lấy vòng đai của c/c King trên đỉnh núi, để tránh đạn; cho tới khi tôi lẹ làng "break" ra, cắt ngang con suối lọt vào bãi đáp, theo trục East/West, bất kể cả hướng gió hay chướng ngại, chỉ mất chừng một phút hồi hộp khi phi cơ phải chậm laị. Trong khi đó hai chiếc cobra với bốn giàn rocket và mini gun, bắt đầu nhào lộn, quần thảo sát trên các mục tiêu khả nghi bao quanh ngọn đồi để đề phòng pháo kích, đúng như sự dự liệu của tôi. Tiếng gầm thét dữ dội của hai chiếc Cobra không những làm nao núng tinh thần quân địch mà còn khích động lòng can đảm cho các binh sĩ bộ binh mau mắn phóng xuống bãi đáp để hoán  chuyển nhiệm vụ cho các thương bệnh binh leo lên, chở về quân y viện Nguyễn Tri Phương ở Mang Cá... Xong xuôi, tôi hover lùi lại vừa đủ khoảng cách rồi cắm mũi đâm xuống dòng suối ở bên dưới để "gain speed" cho lẹ, bay lạng qua lạng lại [zig zag] trên sát mặt rừng cây, trở ra hướng Sally lại cho an toàn. Phi vụ xẩy ra mau chóng như một hoạt cảnh trong movie! Các chiếc còn lại trong hợp đoàn sau đó cũng theo chiến thuật ấy để vô ra, không một chiếc nào bị bắn. Phi vụ hoàn tất mỹ mãn, vừa tiếp tế tản thương để hoán chuyển 70 thương binh ra và mang 70 chiến binh mới vào thay thế. Cả hai hợp đoàn Việt Mỹ ra khỏi vùng bình yên, không một tiếng súng bắn lên. Bộ chỉ huy hành quân SĐ/IBB vui mừng liên lạc cám ơn các phi hành đoàn! Chúng tôi cũng cảm thấy chút hãnh diện trong lòng, nhất là niềm tự hào trước các phi công đồng minh Hoa Kỳ. 

Lấy kinh nghiệm từ cái chết của Soạn tôi mới dám can đảm nhận phi vụ trước sự hiện diện của các phi công Mỹ tại BCH/ HQ sư đoàn I/BB, và nhất định đòi 2 phi công Cobra phải hộ tống sát nách cho tôi vào "short final". Trưa hôm ấy khi tôi lên BCH/HQ họp và nhận phi vụ, bất ngờ gặp Thiếu tướng Tư lệnh Phạm Văn Phú ở đằng sau văn phòng Tư Lệnh, đang tư lự chắp tay sau lưng, suy tư lo lắng, với khuôn mặt gầy ốm khắc khổ cố hữu. Thấy tôi , ông hỏi "Em lên phòng HQ nhận phi vụ hả?". Toàn bộ hậu cứ SĐIBB ở c/c Dạ Lê như đang chìm trong không khí vắng lặng ngột ngạt, âu lo... Của mùa Hè Đỏ Lửa 72! 

Nếu lúc trước, trong phi vụ vào Bastogne, Phan Công Soạn cũng vào theo hướng Sally, rồi lấy c/c King làm chuẩn để xuống Bastogne bằng ngả sau, có lẽ anh đã thoát được tử thần. Nhưng nếu hôm ấy anh đồng ý cho tôi "lead" thế anh mà không rõ tình hình an ninh thay đổi như thế nào thì tôi cũng sẽ chọn cùng đường bay vô như anh mà thôi. Sống chết ra sao? Liệu tôi có bị bắn như anh không? Có lẽ định mệnh là yếu tố quan trọng và hợp lý nhất để giải thích về số phận của mỗi người mà thôi. 

Dù sao, tôi vẫn luôn tin rằng "low Level" là chiến thuật bay an toàn và hữu hiệu nhất của trực thăng trong cuộc chiến Vietnam; nhất là tại vùng I và vùng II. Chỉ ở cao độ thấp, trực thăng mới biểu hiện hết sự hùng hồn của nó. Bọn du kích VC với AK-47 cũng phải hốt hoảng mà chạy trốn trước tiếng gầm thét dữ dội của trực thăng tiến gần! Còn SA-7 và phòng không thì nhắm nhưng bắn không kịp!

Năm 1971, khi niên trưởng Đặng Văn Phước, gốc PĐT / 219 / King Bee, mới nhậm chức KĐT/51/CT; tôi cùng Ông bay qua Dakto ở vùng II để thăm biệt đội trực thăng 219. Từ phi trường Đức Phổ Quảng Ngãi, chúng tôi đổ đấy bình xăng xong, tôi lấy hướng, băng rừng cắt ngang Trường Sơn, từ Vùng I qua Vùng II cho lẹ. Với thế bay "low level", "non stop", bằng một chiếc slick" không có gunship hộ tống. Phi cơ xèng xẹc trên đầu ngọn cây theo với cao độ của địa thế núi rừng. Có lúc phi cơ như chiếc xe đang leo lên núi, thấy vậy Th/tá Phước hỏi tôi "Tại sao anh bay thấp quá vậy? ". Tôi cho Ông biết đó là chiến thuật bay hành quân tôi đã bay suốt thời kỳ HQ Lam Sơn 719 bên Hạ Lào, rất an toàn, chưa lần nào bị bắn. Vì là lần đầu tiên Ông bay UH-1 nên Ông để tôi hoàn toàn tự quyết định. Buổi chiều cùng ngày, phi vụ trở về, chúng tôi vẫn giữ nguyên thế bay cũ, lại bay "low level" từ Dakto về lại Quảng Ngãi, hoàn toàn vô sự; kể cả lúc đi chúng tôi phát giác một đoàn Motolova của địch đang di chuyển trong vùng thung lũng An Lão / Bình Định. Th/tá Phước hối hả gọi Panama xin cho khu trục oanh tạc, nhưng chúng [Vc] cũng không thèm bắn lên chúng tôi.

Một năm sau hiệp định Paris 73, các phi vụ hành quân bị cắt giảm đến thê thảm; trong khi các tư lệnh sư đoàn Bộ Binh lại được cấp phát mỗi vị một tàu UH-I gọi là tàu VIP để chở các tướng lãnh bay lòng vòng. Bộ TTM và Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QLVNCH ban hành "Chỉ tiêu số 5" cho các đơn vị phải thi hành chính sách "tự túc tự cường" bằng cách trồng trọt. Phi doàn 213 có miếng đất dư ở đằng sau phòng HQ được chia ra cho các phi đội thi đua trồng khoai sắn nhưng thiếu nước nên cháy khô. Đơn vị nào không có đất như PĐ 239 thì canh tác hai đầu phi đạo. Các đơn vị tác chiến như Nhảy Dù ở c/c Sally và các tiền đồn TQLC ở vùng Hải Lăng, Hương Điền cũng trồng khoai lang xanh mướt, bao quanh hàng rào phòng thủ như các đồn điền ở Blao, Lâm Đồng..v..v... Ngoài việc trồng trọt, Không Đoàn còn tổ chức các buổi học tập như đề phòng không tặc hay chống phi cơ lạ đột nhập không phận.. v..v... Tôi hân hạnh được dịp chia xẻ những kinh nghiệm bay tác chiến của mình với các đồng đội khác cùng cấp phi đội trưởng trong Không Đoàn trong một buổi học tập tại phòng HQ / PĐ 213; nhưng đã quá trễ vì chiến tranh cũng sắp kết thúc! 

Tôi rất kính phục sự gan lì và kinh nghiệm già dặn của các đàn anh phi đoàn Song Chùy 213. Sau này các anh đều trở thành những Sĩ Quan Tham Mưu Chỉ Huy của Không Đoàn và các Phi đoàn trong KĐ / 51 Chiến Thuật. Mỗi lần có dịp bay chung, tôi luôn cố gắng học hỏi rất nhiều nơi  các đàn anh của mình; đó là phương cách duy nhất hy vọng sẽ tự cứu mình. Nếu không nhờ những kinh nghiệm ấy, có thể tôi cũng đã phải ngã gục trên một chiến trường nào đó. Những kinh nghiệm được rút ra bằng chính sự hy sinh bằng xương, bằng thịt, bằng máu của bạn bè đồng đội để lại cho mình mà mỗi pilot của ngành trực thăng còn sống sót sau cuộc chiến đều có thể cảm nhận được. Ở phi đoàn 213, ngoài Tr/úy Phan Công Soạn, các đàn anh khác như NT. Trần Duy Kỳ, cựu TPHQ 213, một mình đơn phương độc mã liều mình bay vào c/c Hồng Hà 2 [Hạ Lào] trong phi vụ "rescue" hai phi hành đoàn của Th.úy Phúc và Đạt [sún] trong cuộc HQ Lam Sơn 719. Niên trưởng Trần Lê Tiến, với chức vụ TPHQ - 213 [1972], là SQ tham mưu, anh có thể bay C&C nhưng đã chọn phi vụ "lead gun". Anh Tiến là người đầu tiên hy sinh trên chiến trường Bastogne. Chiếc gunship của anh bị bắn gãy "main rotor", đâm xuống dòng suối, cùng với copil Nguyễn Trọng Khanh gần vùng Birmingham. Phi hành đoàn Tr/úy Đinh như Hoàng & Nguyễn Tấn Sỹ, bị nổ tung sau vài phút cất cánh rời phi trường Mai Lộc - Đông Hà vào buổi chiều Giao Thừa trước Tết năm 1972. Các phi hành đoàn của Th/úy Ng.Thanh Tròn-Phấn, Th/úy Ng.Đức Hoan-Khương ở tuyến Mỹ Chánh, Th/úy Phạm V.Phi-Nhiễu ở đèo Phú Lộc, Tr/úy Ng. Đức Lưu-Lảm trên đỉnh Cối Xay. Phi hành đoàn Đ/úy Lã quang Đức & Bửu, lead gun, hy sinh trên chiến trường quận Đức Phổ / Quảng Ngãi trong trận chiến 1974 sau hiệp định Paris 73... Và còn nhiều phi hành đoàn Song Chùy khác đã Vị Quốc Vong Thân. Các Anh xứng đáng là những anh hùng bất tử của Không Quân VN và QLVNCH. Cầu mong linh hồn các Anh, dù đang ở chốn Thiên Đường hay trong cõi Niết Bàn, sẽ mãi mãi được trọn niềm an vui cực lạc! Chúng tôi, các bạn Song Chùy luôn nhớ thương và hãnh diện vì những hy sinh cao quý của các Anh cho quê hương Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa!

T/hoang - 213
hoiquanphidung.com
Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Người Ở Lại Bastogne

Mỗi lần nhớ về Mùa Hè Đỏ Lửa 72, ở SĐIKQ, thì phải nhớ đến địa danh Bastogne và lòng tôi lại bùi ngùi nhớ đến người bạn cùng đơn vị, anh tên Phan Công Soạn
Mỗi lần nhớ về Mùa Hè Đỏ Lửa 72, ở SĐIKQ, thì phải nhớ đến địa danh Bastogne và lòng tôi lại bùi ngùi nhớ đến người bạn cùng đơn vị, anh tên Phan Công Soạn, một TPC và cũng là flight leader của Biệt Đội Song Chùy 213 tại căn cứ Dạ Lê [Camp Eagle], BTL Sư đoàn I Bộ Binh. Tư lệnh sư đoàn/IBB lúc bấy giờ là tướng Phạm văn Phú.

Chiến trường Bastogne có thể được coi như tử địa của trực thăng trong những ngày máu lửa của mùa Hè 72. Hầu như phi hành đoàn trực thăng nào của KĐ/51/CT cũng có một lần phải bay vào Bastogne. Gần suốt cả tháng 4/72, không phi vụ trực thăng nào lọt vào Bastogne được. Nếu có vô được chắc chắn cũng sẽ bị pháo kích banh xác. Địch quân đã tiến gần sát hàng rào phòng thủ cũng là lối vào thường lệ của trực thăng theo đường bay quen thuộc từ hướng Birmingham tới. 

Nếu nhìn từ trên phi cơ xuống hay tính theo đường bay thì Bastogne không xa thành phố Huế là bao, chỉ độ hơn 20 phút bay bằng trực thăng và cách BTL/SĐIBB tại Dạ Lê dưới 10 phút bay, cách phi trường Phú Bài chừng 15 phút.

Bastogne nằm trong vùng thung lũng của hai sông Hữu Trạch và Tả Trạch là hai nhánh của sông Hương từ trong vùng thượng lưu Trường Sơn dẫn ra cửa Thuận An, tứ bề núi non bao bọc. Là một trong những căn cứ hỏa lực tiền phương quan trọng của SĐI/BB để quan sát sự xâm nhập của địch quân từ các vùng núi rừng phía Tây và vùng thung lũng Ashau và đường mòn HCM bên Hạ Lào vào lãnh thổ tiểu khu Thừa Thiên và thị xã Huế. 

Với địa thế sâu trũng như cái lòng chảo, Bastogne nằm giữa hai căn cứ hỏa lực King ở phía Bắc và Birmingham ở hướng Đông Nam. Căn cứ King nhìn xuống Bastogne độ chừng 1 mile đường bay, có độ cao gấp mười lần nhưng không có đường bộ nối liền để tiếp ứng cho nhau nếu bị tấn công. Birmingham thì cách Bastogne chừng 3 miles, cả hai căn cứ cùng nằm trên trục lộ 547 dẫn vào vùng thung lũng Ashau. Con đường chạy tới Bastogne thì quẹo gần 90 độ trái lên với địa thế gập ghềnh, đồi núi liên tiếp cứ một đèo lại một đèo, cho tới bờ thung lũng Ashau ở phía bên kia Trường Sơn. Sau khi tướng Ngô Quang Trưởng ra thay thế tướng Hoàng Xuân Lãm, các phi vụ hành quân trực thăng vận được gia tăng tối đa trong vùng núi phía Tây để bảo vệ cố đô Huế. Ngoài các phi vụ tiếp tế tải thương, ngày nào cũng có những phi vụ chuyển quân rầm rộ từ núi này qua núi khác. Bên cạnh đó là những phi vụ thả toán 81 Biệt Kich Dù, bốc từ camp Evans , để xâm nhập vào các tuyến đường mòn nằm dọc với các căn cứ hỏa lực T.Bone, Rạng Đông, Nancy... Chạy dài từ Ashau/Aluoi ở tiểu khu Thừa Thiên lên tới vùng thung lũng Ba Lòng - Quảng Trị ở đầu phía Bắc. Và những phi vụ bay vào thả "củ cải" tức là những cái "sensor" màu xanh green có hình thù như cây củ cải để theo dõi sự xâm nhập của địch. Phi vụ tuy nguy hiểm nhưng vì tính cách bảo mật nên không có gunship hộ tống ồn ào, quan trọng là xác định mục tiêu cho chính xác. Thường là do một sĩ quan liên lạc đơn vị bạn được gởi theo phi cơ làm "navigator" chỉ điểm; hoặc đôi khi cũng do pháo binh bắn đại bác khói tới làm dấu trước rồi trực thăng mới bay vô. Chỉ với một hoặc hai chiếc "slicks", tới mục tiêu, từng chiếc một cắm mũi lao mình xuống vùng không gian tối đen ở bên dưới thung lũng như những con đại bàng gẫy cánh, múa máy trên mặt rừng rậm rạp với vài đường uốn lượn lả lướt để tránh đạn, vừa cho người sĩ quan liên lạc bộ binh ở đằng sau lấy sức ném từng cái "củ cải" cắm sâu xuống đất như một phi vụ đi trồng cây trong rừng bằng trực thăng. Mới nghe thì rùng rợn ghê sợ nhưng khi xong lại cảm thấy một chút cảm giác nhẹ nhõm thú vị!

Những năm sau này khi quân đội Mỹ rút lui, các lực lượng Biệt Kích và BĐQ biên phòng VNCH đã bỏ ngỏ tất cả các tiền đồn ở vùng biên giới Lào Việt như Ashau, Aluoi, Tà Bạt... Nên Bastogne coi như là tiền đồn duy nhất và xa nhất, đánh dấu sự hiện diện của QLVNCH trong vùng Trường Sơn bao la ở phía Tây cố đô Huế. 


Vì vị trí Bastogne vừa thấp lại vừa nằm sát trục lộ giao thông chính nối liền vùng đồng bằng tiểu khu Thừa Thiên với vùng núi phía Tây Huế nên rất ít khi cần phi vụ trực thăng tiếp tế. Chỉ có hai lần tôi có dịp đáp ở Bastogne, khi còn bay "copil" với anh Phạm Vương Thục trong một phi vụ liên lạc và một lần nữa sau khi đã ra trưởng phi cơ; nhưng thời kỳ ấy tình hình an ninh tương đối còn thanh bình, Bastogne chưa bị chế ngự bởi phòng không phong tỏa như sau này. 

Về phương diện quân sự, hỏa lực ở Bastogne yếu hơn so với hai căn cứ King và Birmingham nhưng lại giữ vị trí quan trọng và nguy hiểm nhất. Các súng cối cỡ nặng như 155 ly, 175 ly, đều nằm trên đỉnh c/c King và ở c/c Birmingham. Những vỏ đạn đại bác chất thành từng đống như những đống rơm, chiều cao ngang tầm với đỉnh đồi Birmingham. Thỉnh thoảng tôi hay đáp xuống lấy vài cái về làm quà cho vợ chưng bông ngày Tết! Những vỏ đạn lớn bằng đồng bóng loáng, xinh xắn, xếp đống như kim tự tháp ở Birminham, lung linh tỏa sáng dưới ánh mặt trời nóng nực của mùa Hè miền Trung, tăng thêm chút sắc màu của chiến tranh.




Vùng rừng núi phía Tây Nam của Bastogne địa thế cũng dầy đặc như vùng thung lũng Ba Lòng ở Đông Hà-Quảng Trị. Có lẽ vì quá gần thành phố và làng mạc nên không bị ảnh hưởng nhiều của chiến dịch khai hoang. Các bãi đáp trực thăng đa số phải thả lỗ cho chính xác. Những "Lz" chìm sâu dưới rừng cây rậm rạp, cây cao trên cả 100-200 feet, lỡ vụng về sơ xuất, không đứt đuôi thì cũng bị chém cánh quạt. Chiếc trực thăng vừa đáp xong là mất hút giữa cánh rừng bao la không còn dấu vết! Từ ngọn cây "hover" thẳng xuống, không nhúc nhích. Gặp ngày gió lớn đong đưa thì phải gồng mình toát mồ hôi! Ngày nóng quá "air pressure" loãng cũng khổ, mà ngày lạnh quá mở "heater on" rồi quên tắt cũng khốn khổ vì dễ mất "power"! 

Vào vùng núi lắm khi còn phải đối diện với những khó khăn khác nữa, nguy hiểm gấp bội phần, làm tôi sợ hãi mãi. Một lần, sáng sớm mùa Đông có mưa phùn lành lạnh, mây mù mờ mờ như làn khói mỏng bao trùm hết cả vùng Dạ Lê và Phú Bài từ núi ra tới biển, nhưng vẫn còn thấy đường  bay, nên tôi yên tâm cất cánh; phi vụ bay vào vùng núi gần khu vực Birmingham-Bastogne để bốc thương binh. Mới cất cánh từ c/c Dạ Lê lên, tôi đang len lỏi tìm đường vô thì gặp cái tượng Phật bà rất lớn, màu trắng, ở trên đỉnh một ngọn đồi trong vùng xã Nam Hòa. Tôi bay tránh bức tượng, phi cơ bất ngờ lọt vào trong mây. Hoảng hồn không còn xác định được vị trí phương hướng. Phản ứng tự nhiên khi "bubble" bị mây đập vào ầm ầm như bão cát trong sa mạc, làm tôi hốt hoảng kéo "cyclic" chậm lại mà quên để ý đến airspeed! Nếu lỡ quá tay, phi cơ có thể bị "stalled" hay lật ngược rớt xuống thê thảm. Sau khi hoàn hồn, nhìn phi cụ để trả lại "speed" ở khoảng 40 knots cho phi cơ bay chầm chậm, vừa đủ để tàu không bị lật ngược nhưng lại lo sợ không biết lúc nào sẽ đâm vào núi, làm tôi liên tưởng đến cái chết của phi hành đoàn Th/úy Phi và Nhiễu trên đồi Phú Lộc năm trước. Bên trái, bên phải, trước mặt, hướng nào cũng có núi và chỉ thấy mây trắng dầy đặc. Mây mù lại thêm có mưa phùn nên lan rộng khắp nơi, không còn vùng nào khả dĩ có thể tìm đường bay ra hay chui xuống được. Từ vùng núi ra tới vùng biển cả bầu trời một màu trắng như khói mù mờ. Sở dĩ tôi không gọi "Mayday call" vì biết vô ích, không ai có thể cứu được mình, chỉ còn cách tự chống đỡ và cầu nguyện cho có thêm can đảm hơn. Th/úy Phước, một copil mới về ngồi bên cạnh, xanh mặt, chỉ còn biết ú ớ ngồi chịu trận, không giúp được gì cho tôi. Sau cùng, tôi lanh trí nghĩ cách nghiêng cánh qua một bên cho cơ phi xạ thủ ngó xuống dưới xem có thấy vật gì không. Vừa nghe cpxt báo cáo thấy cái gì xanh mù mờ ngoằn ngoèo ở bên dưới. Tôi không chần chờ, cắm mũi đâm xuống liền. Gặp ngay con suối ở bên dưới, mò đường bay ra. Nếu chậm trễ vài phút bay nữa, có lẽ phi cơ và phi hành đoàn đã đâm vào núi vỡ thành từng mảnh vụn như những cục đá dưới lòng suối. Vừa mừng vừa run sợ nghĩ tới tai nạn khủng khiếp vừa thoát được. Những cơn ác mộng kinh hoàng cứ theo tôi suốt cả tháng, sợ hơn cả bị phòng không bắn hụt. Một tháng tôi chỉ biết yên lặng ôm nỗi sợ riêng ở trong lòng không dám kể lại cho ai nghe sẽ càng làm sợ thêm. Tôi tin rằng có một phép lạ nhiệm màu nào đó của lời cầu nguyện đã cứu sống tôi như những lần hiểm nguy khác.

Thỉnh thoảng nghĩ lại chuyện năm xưa, tôi còn cảm thấy có chút ân hận như đã gây ra cái chết oan nghiệt cho hai người lính xấu số của sư đoàn IBB trong phi vụ định mệnh của Phan Công Soạn bay vào Bastogne. Hôm ấy tôi bắt thêm hai người lính bộ binh phải theo lên phi cơ của Soạn để  đẩy đồ tiếp tế xuống cho mau, lo sợ phi cơ sẽ bị pháo kích trên bãi đáp nhiều hơn là bị bắn rớt dọc đường, vừa để cơ phi xạ thủ được rảnh tay với hai khẩu đại liên ở đằng sau. Vì thế ngoài phi hành đoàn còn có thêm hai người lính bộ binh Sư Đoàn I phải hy sinh oan uổng làm tôi ân hận mãi!

Buổi trưa hôm ấy về câu lạc bộ ăn cơm, Soạn nhăn nhó than với tôi về phi vụ buổi sáng:

" Có lẽ tao chết mất , tụi nó bắn dữ quá!".

Chúng tôi có hai toán, 6 chiếc slicks, cùng biệt phái cho SĐ/IBB, nằm ở căn cứ Dạ Lê. Thời kỳ ấy rất vất vả nên Tôi và Soạn thay phiên nhau mỗi người "lead" một ngày, nghỉ một ngày. Mặc dù được nghỉ ngày hôm ấy, nhưng để ủng hộ tinh thần bạn, tôi nói với Soạn phi vụ buổi chiều nếu phải vào lại hãy để tôi lên thế anh "lead" vô thử xem sao. Sau bữa ăn trưa, tôi cất cánh theo như đã hứa. Hai đứa đã đồng ý nhưng đến sau khi qua họp bàn với mấy pilot gunships [Cobra] của Mỹ ở bãi tiếp tế, thì Soạn lại đổi ý để anh tiếp tục bay chiếc "lead" như trước. Soạn là đàn anh ở trường bay, về phi đoàn trước, nên có lẽ anh do dự không đành nhường cho tôi. 

Phi vụ chiều hôm ấy Không Đoàn còn tăng cường thêm hai chiếc slicks của PĐ 233 và cử Đ/úy Phạm Anh Tuấn, tân TPHQ/PĐ 233, bay chiếc C&C để chỉ huy. Từ Dạ Lê, chúng tôi cất cánh bay theo hàng dọc. Bãi đáp nhỏ hẹp và nguy hiểm nên chỉ đáp từng chiếc một. Chiếc "lead" của Soạn sẽ một mình vô trước, nếu an toàn, sau đó các wingman mới theo vô. Đa số các "leader" của PĐ 213 đều bay theo phương cách này trong các phi vụ hành quân!

Tôi không ngờ Soạn vẫn giữ đường bay cũ, từ hướng Birmingham vô, như buổi sáng anh đã bay và bị bắn dù không trúng. Vô tình tạo cho địch có thêm kinh nghiệm bắn anh lần này! Con đường đất đỏ trông hiền hòa nhưng trống trải, hai bên đồi núi đã bị khai hoang, cây cối cháy khô trụi lá. Tôi thấy anh tà tà bay vào, với thế bay rất "normal" lại vừa thấp vừa chậm, nên nghĩ chắc không đến nỗi "hot" như anh đã diễn tả lúc ăn trưa. Không ngờ, phi cơ anh chỉ như miếng mồi ngon cứ dần dần tiến gần tới miệng "Cọp"! Đường vô tuy ngắn ngủi, chỉ cách độ 3 miles, mà gian nan hiểm trở. Nó càng ngắn hơn nếu nhìn từ trên phi cơ xuống. Trong khi ấy, hai chiếc Cobra của Mỹ thu mình lại bé xíu như hai con chim con trên bầu trời xanh thẳm ở cao độ 5000 bộ, làm sao có sức áp đảo tinh thần địch!

Chính lúc anh vừa chậm lại để quẹo phải vào "short final", chỉ còn cách hàng rào phòng thủ cỡ vài chục mét, đồng thời cũng là lúc hợp đoàn còn lại của chúng tôi quẹo theo hướng East để làm vòng chờ bên ngoài vùng Birmingham... Và tôi chỉ kịp nghe hai phi công Cobra của Mỹ hốt hoảng la lên trên tần số:

"Shit !... God-damn!... He's blown up over sky!". 

Sự việc xẩy ra quá lẹ như cái chớp mắt, phi hành đoàn không kịp để lại một lời kêu cứu!

Hai chiếc Cobra ở trên cao, sau đó cũng cao chạy xa bay khỏi vùng, không có phản ứng nào chống trả. Hợp đoàn còn lại dưới sự hướng dẫn của C & C được lệnh đình chỉ phi vụ. Không bao lâu sau, khoảng cuối tháng 4/72, Bastogne thất thủ hoàn toàn. Căn cứ bị phá hủy bình địa nhưng địch quân cũng không có khả năng chiếm đóng lâu dài. Cho tới khi các đơn vị bộ binh trở lại thu dọn chiến trường, mang được xác phi hành đoàn [Soạn & Trung] về mai táng. Thân xác các anh đã vỡ vụn cùng với hai chiến sĩ SĐIBB mà tôi tự ý nhét thêm để giúp cho phi hành đoàn, nhưng không ngờ đã hại họ phải chết oan uổng. 

Số phận các phi hành đoàn trực thăng lúc nào cũng nguy hiểm hơn so với các ngành bay khác. Có lẽ nhờ tin vào mạng số nên mới bớt sợ. Anh em thường an ủi nhau "Trời kêu ai nấy dạ!". Định mệnh chính là bùa hộ mạng của mỗi người! Những sự hy sinh cao cả của các phi hành đoàn đi trước đã để lại những kinh nghiệm quý báu bằng xương máu cho các bạn bè còn sống, có như vậy sự hy sinh của các anh mới không bị lãng phí. 

Sau khi Bastogne bị overun, một phần lực lượng phòng thủ còn lại của SĐ/IBB rút lên được một cao điểm ở phía Tây Bắc Bastogne và phía Tây c/c hỏa lực King, chỉ cách nhau một con suối nhưng trực thăng các phi đoàn vẫn không vô tiếp tế tản thương được. Sư đoàn IBB phải xin trực thăng Mỹ giúp. Hai chiếc Cobra và ba slicks của Mỹ tới nhưng phi hành đoàn viện đủ cớ từ chối phi vụ. Tôi được BCH hành quân SĐIBB gọi lên. Vị Trung tá trưởng phòng HQ hỏi tôi: "Các phi công Mỹ từ chối! Anh có dám vô không?". Vì tự ái dân tộc trước mặt các phi công Mỹ, tôi liều can đảm gật đầu "Tôi sẽ cố gắng!".

Sau khi nghiên cứu kỹ càng tọa độ và các vị trí liên đới giữa địch và bạn, trên tấm bản đồ hành quân khổng lồ treo trên tường. Tôi yêu cầu phòng HQ Sư đoàn/IBB liên lạc với đơn vị bạn dặn ra dấu bãi đáp bằng kiếng [survival miror] để cho phi vụ được bất ngờ hầu có thể tránh pháo kích. Không xử dụng trái khói dễ bị lộ mục tiêu! Đồng thời yêu cầu hai chiếc Cobra của Mỹ phải escort với cùng cao độ [low level] khi tôi tìm đường vào "short final". Khi tôi "dive" xuống thế nào thì hai chiếc Cobra cũng phải bám sát theo như vậy. Lúc đầu các pilot Mỹ từ chối, lấy cớ bám sát sẽ không thể "cover" có hiệu quả được. Tôi giải thích mục đích chỉ muốn uy hiếp tinh thần địch! Chỉ ở cao độ thấp, trực thăng mới có thể biểu hiện hết sức hùng hổ của nó! Tôi không muốn rơi vào trường hợp giống như phi vụ tử thần của Soạn! Tôi ở dưới, họ ở trên 5000 bộ sẽ không có tác dụng gì đối với địch. Tôi nhắc lại cho họ biết tuy không biết có phải họ cùng một toán đã bỏ rơi Soạn trong phi vụ vào Bastogne lúc trước hay không. Tôi tính đường bay từ hướng Sally vào King sẽ được an toàn hơn, không sợ bị phòng không. Bình thường, đối với các phi công trực thăng Mỹ, chiến trường VN chỗ nào cũng có thể có địch hay có "ground fires"; nhưng đối với các hoa tiêu trực thăng Vietnam ở vùng I/CT, ai cũng biết vùng núi hướng Đông bao giờ cũng an toàn hơn hướng Tây. Khu rừng núi hướng Đông trong vùng tam giác T.Bone, Sally với c/c hỏa lực King không có lý do nào nào để Vc ẩn núp, cũng như đường "short final" từ King băng qua ngọn đồi bên kia suối chắc chắn sẽ an toàn hơn trong bốn hướng để vô bãi đáp. Địch không khi nào chọn chỗ ẩn núp giữa hai vị trí quân bạn của ta. Sau cùng các phi công Mỹ cũng đồng ý với suy luận của tôi! Chúng tôi cất cánh và "rendez-vous" với hợp đoàn Mỹ trên không phận T.Bone/Sally. Chiếc UH-I, "rescue" của Mỹ cũng bay theo, làm vòng chờ gần cây số 17 / Quốc Lộ-I cho an toàn. Tôi dẫn hai chiếc cobra từ vùng núi Sally / T.Bone [Là ranh giới giữa vùng núi và vùng  đồng bằng] vào tới King thì 3 chiếc cùng "bingo" xuống một lượt, xoáy tròn như cái phễu, ôm sát lấy vòng đai của c/c King trên đỉnh núi, để tránh đạn; cho tới khi tôi lẹ làng "break" ra, cắt ngang con suối lọt vào bãi đáp, theo trục East/West, bất kể cả hướng gió hay chướng ngại, chỉ mất chừng một phút hồi hộp khi phi cơ phải chậm laị. Trong khi đó hai chiếc cobra với bốn giàn rocket và mini gun, bắt đầu nhào lộn, quần thảo sát trên các mục tiêu khả nghi bao quanh ngọn đồi để đề phòng pháo kích, đúng như sự dự liệu của tôi. Tiếng gầm thét dữ dội của hai chiếc Cobra không những làm nao núng tinh thần quân địch mà còn khích động lòng can đảm cho các binh sĩ bộ binh mau mắn phóng xuống bãi đáp để hoán  chuyển nhiệm vụ cho các thương bệnh binh leo lên, chở về quân y viện Nguyễn Tri Phương ở Mang Cá... Xong xuôi, tôi hover lùi lại vừa đủ khoảng cách rồi cắm mũi đâm xuống dòng suối ở bên dưới để "gain speed" cho lẹ, bay lạng qua lạng lại [zig zag] trên sát mặt rừng cây, trở ra hướng Sally lại cho an toàn. Phi vụ xẩy ra mau chóng như một hoạt cảnh trong movie! Các chiếc còn lại trong hợp đoàn sau đó cũng theo chiến thuật ấy để vô ra, không một chiếc nào bị bắn. Phi vụ hoàn tất mỹ mãn, vừa tiếp tế tản thương để hoán chuyển 70 thương binh ra và mang 70 chiến binh mới vào thay thế. Cả hai hợp đoàn Việt Mỹ ra khỏi vùng bình yên, không một tiếng súng bắn lên. Bộ chỉ huy hành quân SĐ/IBB vui mừng liên lạc cám ơn các phi hành đoàn! Chúng tôi cũng cảm thấy chút hãnh diện trong lòng, nhất là niềm tự hào trước các phi công đồng minh Hoa Kỳ. 

Lấy kinh nghiệm từ cái chết của Soạn tôi mới dám can đảm nhận phi vụ trước sự hiện diện của các phi công Mỹ tại BCH/ HQ sư đoàn I/BB, và nhất định đòi 2 phi công Cobra phải hộ tống sát nách cho tôi vào "short final". Trưa hôm ấy khi tôi lên BCH/HQ họp và nhận phi vụ, bất ngờ gặp Thiếu tướng Tư lệnh Phạm Văn Phú ở đằng sau văn phòng Tư Lệnh, đang tư lự chắp tay sau lưng, suy tư lo lắng, với khuôn mặt gầy ốm khắc khổ cố hữu. Thấy tôi , ông hỏi "Em lên phòng HQ nhận phi vụ hả?". Toàn bộ hậu cứ SĐIBB ở c/c Dạ Lê như đang chìm trong không khí vắng lặng ngột ngạt, âu lo... Của mùa Hè Đỏ Lửa 72! 

Nếu lúc trước, trong phi vụ vào Bastogne, Phan Công Soạn cũng vào theo hướng Sally, rồi lấy c/c King làm chuẩn để xuống Bastogne bằng ngả sau, có lẽ anh đã thoát được tử thần. Nhưng nếu hôm ấy anh đồng ý cho tôi "lead" thế anh mà không rõ tình hình an ninh thay đổi như thế nào thì tôi cũng sẽ chọn cùng đường bay vô như anh mà thôi. Sống chết ra sao? Liệu tôi có bị bắn như anh không? Có lẽ định mệnh là yếu tố quan trọng và hợp lý nhất để giải thích về số phận của mỗi người mà thôi. 

Dù sao, tôi vẫn luôn tin rằng "low Level" là chiến thuật bay an toàn và hữu hiệu nhất của trực thăng trong cuộc chiến Vietnam; nhất là tại vùng I và vùng II. Chỉ ở cao độ thấp, trực thăng mới biểu hiện hết sự hùng hồn của nó. Bọn du kích VC với AK-47 cũng phải hốt hoảng mà chạy trốn trước tiếng gầm thét dữ dội của trực thăng tiến gần! Còn SA-7 và phòng không thì nhắm nhưng bắn không kịp!

Năm 1971, khi niên trưởng Đặng Văn Phước, gốc PĐT / 219 / King Bee, mới nhậm chức KĐT/51/CT; tôi cùng Ông bay qua Dakto ở vùng II để thăm biệt đội trực thăng 219. Từ phi trường Đức Phổ Quảng Ngãi, chúng tôi đổ đấy bình xăng xong, tôi lấy hướng, băng rừng cắt ngang Trường Sơn, từ Vùng I qua Vùng II cho lẹ. Với thế bay "low level", "non stop", bằng một chiếc slick" không có gunship hộ tống. Phi cơ xèng xẹc trên đầu ngọn cây theo với cao độ của địa thế núi rừng. Có lúc phi cơ như chiếc xe đang leo lên núi, thấy vậy Th/tá Phước hỏi tôi "Tại sao anh bay thấp quá vậy? ". Tôi cho Ông biết đó là chiến thuật bay hành quân tôi đã bay suốt thời kỳ HQ Lam Sơn 719 bên Hạ Lào, rất an toàn, chưa lần nào bị bắn. Vì là lần đầu tiên Ông bay UH-1 nên Ông để tôi hoàn toàn tự quyết định. Buổi chiều cùng ngày, phi vụ trở về, chúng tôi vẫn giữ nguyên thế bay cũ, lại bay "low level" từ Dakto về lại Quảng Ngãi, hoàn toàn vô sự; kể cả lúc đi chúng tôi phát giác một đoàn Motolova của địch đang di chuyển trong vùng thung lũng An Lão / Bình Định. Th/tá Phước hối hả gọi Panama xin cho khu trục oanh tạc, nhưng chúng [Vc] cũng không thèm bắn lên chúng tôi.

Một năm sau hiệp định Paris 73, các phi vụ hành quân bị cắt giảm đến thê thảm; trong khi các tư lệnh sư đoàn Bộ Binh lại được cấp phát mỗi vị một tàu UH-I gọi là tàu VIP để chở các tướng lãnh bay lòng vòng. Bộ TTM và Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị QLVNCH ban hành "Chỉ tiêu số 5" cho các đơn vị phải thi hành chính sách "tự túc tự cường" bằng cách trồng trọt. Phi doàn 213 có miếng đất dư ở đằng sau phòng HQ được chia ra cho các phi đội thi đua trồng khoai sắn nhưng thiếu nước nên cháy khô. Đơn vị nào không có đất như PĐ 239 thì canh tác hai đầu phi đạo. Các đơn vị tác chiến như Nhảy Dù ở c/c Sally và các tiền đồn TQLC ở vùng Hải Lăng, Hương Điền cũng trồng khoai lang xanh mướt, bao quanh hàng rào phòng thủ như các đồn điền ở Blao, Lâm Đồng..v..v... Ngoài việc trồng trọt, Không Đoàn còn tổ chức các buổi học tập như đề phòng không tặc hay chống phi cơ lạ đột nhập không phận.. v..v... Tôi hân hạnh được dịp chia xẻ những kinh nghiệm bay tác chiến của mình với các đồng đội khác cùng cấp phi đội trưởng trong Không Đoàn trong một buổi học tập tại phòng HQ / PĐ 213; nhưng đã quá trễ vì chiến tranh cũng sắp kết thúc! 

Tôi rất kính phục sự gan lì và kinh nghiệm già dặn của các đàn anh phi đoàn Song Chùy 213. Sau này các anh đều trở thành những Sĩ Quan Tham Mưu Chỉ Huy của Không Đoàn và các Phi đoàn trong KĐ / 51 Chiến Thuật. Mỗi lần có dịp bay chung, tôi luôn cố gắng học hỏi rất nhiều nơi  các đàn anh của mình; đó là phương cách duy nhất hy vọng sẽ tự cứu mình. Nếu không nhờ những kinh nghiệm ấy, có thể tôi cũng đã phải ngã gục trên một chiến trường nào đó. Những kinh nghiệm được rút ra bằng chính sự hy sinh bằng xương, bằng thịt, bằng máu của bạn bè đồng đội để lại cho mình mà mỗi pilot của ngành trực thăng còn sống sót sau cuộc chiến đều có thể cảm nhận được. Ở phi đoàn 213, ngoài Tr/úy Phan Công Soạn, các đàn anh khác như NT. Trần Duy Kỳ, cựu TPHQ 213, một mình đơn phương độc mã liều mình bay vào c/c Hồng Hà 2 [Hạ Lào] trong phi vụ "rescue" hai phi hành đoàn của Th.úy Phúc và Đạt [sún] trong cuộc HQ Lam Sơn 719. Niên trưởng Trần Lê Tiến, với chức vụ TPHQ - 213 [1972], là SQ tham mưu, anh có thể bay C&C nhưng đã chọn phi vụ "lead gun". Anh Tiến là người đầu tiên hy sinh trên chiến trường Bastogne. Chiếc gunship của anh bị bắn gãy "main rotor", đâm xuống dòng suối, cùng với copil Nguyễn Trọng Khanh gần vùng Birmingham. Phi hành đoàn Tr/úy Đinh như Hoàng & Nguyễn Tấn Sỹ, bị nổ tung sau vài phút cất cánh rời phi trường Mai Lộc - Đông Hà vào buổi chiều Giao Thừa trước Tết năm 1972. Các phi hành đoàn của Th/úy Ng.Thanh Tròn-Phấn, Th/úy Ng.Đức Hoan-Khương ở tuyến Mỹ Chánh, Th/úy Phạm V.Phi-Nhiễu ở đèo Phú Lộc, Tr/úy Ng. Đức Lưu-Lảm trên đỉnh Cối Xay. Phi hành đoàn Đ/úy Lã quang Đức & Bửu, lead gun, hy sinh trên chiến trường quận Đức Phổ / Quảng Ngãi trong trận chiến 1974 sau hiệp định Paris 73... Và còn nhiều phi hành đoàn Song Chùy khác đã Vị Quốc Vong Thân. Các Anh xứng đáng là những anh hùng bất tử của Không Quân VN và QLVNCH. Cầu mong linh hồn các Anh, dù đang ở chốn Thiên Đường hay trong cõi Niết Bàn, sẽ mãi mãi được trọn niềm an vui cực lạc! Chúng tôi, các bạn Song Chùy luôn nhớ thương và hãnh diện vì những hy sinh cao quý của các Anh cho quê hương Miền Nam Việt Nam Cộng Hòa!

T/hoang - 213
hoiquanphidung.com
Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm