Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Người Sài Gòn ở Hà Nội
Cuối thế kỷ 19, một làn sóng người Nam kỳ ra Hà Nội làm thông ngôn tại các cơ quan hành chính của chính quyền thuộc địa Pháp, làm thầy ký ở các hiệu buôn, cai thầu, mở quán rượu, thợ…
Tác giả: Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến
.
KD: Bạn
bè gửi cho bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Không biết
rùi người SG có “lôm nhôm” như người ở HN không. Chứ người ở HN bây giờ
thì… mình chẳng muốn bình gì. Mất điện! :D
—————–
Cuối thế kỷ 19, một làn
sóng người Nam kỳ ra Hà Nội làm thông ngôn tại các cơ quan hành chính
của chính quyền thuộc địa Pháp, làm thầy ký ở các hiệu buôn, cai thầu,
mở quán rượu, thợ…
Những ai nói tiếng miền Nam đều được dân chúng Hà Nội gọi là người Sài Gòn.
Thông ngôn Sài Gòn
Năm 1883, quân đội Pháp chuẩn bị tiến hành bình định các
tỉnh Bắc kỳ nên họ cần một lượng lớn người Việt biết tiếng Pháp giúp
giao tiếp với dân chúng cũng như các quan tỉnh, quan huyện lúc này thuộc
bộ máy cai trị của triều Nguyễn.
Không chỉ quân đội, Văn phòng Tổng trú sứ (sau là Văn phòng
Toàn quyền), Văn phòng Thống sứ Bắc kỳ, tòa Đốc lý Hà Nội, các sở Cảnh
sát, Lục lộ… cũng rất cần thông ngôn. Tuy nhiên, khi đó số người nói
được tiếng Pháp ở Hà Nội chỉ có các cha cố, các sơ ở khu công giáo Nhà
Chung và một ít Hoa kiều.
Những người Hoa học tiếng Pháp không phải làm thông ngôn,
họ học để buôn bán, tham gia các gói thầu cung cấp lương thực, thực phẩm
cho quân đội Pháp. Vì thế quân đội, chính quyền phải tuyển thông ngôn
từ Nam kỳ ra. Sở dĩ Nam kỳ có nhiều người biết tiếng Pháp vì từ năm
1862, chính quyền thuộc địa đã mở Trường Thông ngôn Sài Gòn (Collège des
interprètes). Đến năm 1873 họ lại mở Trường Hậu bổ Sài Gòn (Collège des
administrateurs stagiaires) chuyên đào tạo nhân viên hành chính cho
chính phủ thuộc địa Pháp ở Nam kỳ.
Trong Hồ sơ về pháp luật hiện hành ở An Nam và Bắc kỳ (Recueil de la législation en vigueur en Annam et au Tonkin –
Nhà in Shneider xuất bản lần thứ 2 năm 1895) của D.Ganter – Tham tá
hạng nhất tòa Thống sứ Bắc kỳ, thì ngoài các nghị định về tuyển dụng
thông ngôn đang biên chế trong Hải quân Bắc kỳ chuyển qua dân sự làm
thầy ký, thông ngôn, còn có các quy định về chức vụ, mức lương. D.Ganter
gọi thông ngôn người Nam kỳ là “Thông ngôn Sài Gòn” và đánh giá: “Họ là
những trợ thủ đắc lực cho chính quyền ở Bắc kỳ” .
Người Nam kỳ ra Hà Nội không chỉ làm thông ngôn, họ còn
tham gia thầu xây dựng các công trình quân sự và dân sự. Họ đưa theo
những người tin cậy và thợ lành nghề. Năm 1883, phố Paul Bert (Tràng
Tiền ngày nay) xuất hiện các quán rượu, cà phê, ngoài chủ người Pháp còn
có một số ít chủ quán là người Sài Gòn.
Trong tiểu thuyết lịch sử 2 tập Bóng nước Hồ Gươm
viết về Hà Nội cuối thế kỷ 19, nhà Nho, nhà văn Chu Thiên đã kể chuyện
hai thanh niên Sài Gòn phục vụ tại quán rượu ở phố Paul Bert dũng cảm,
lừa lính khố đỏ mang sọ hai nhà Nho bị lính Pháp bêu chỗ cây dừa (nay là
đài phun nước ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục) đi chôn.
Cũng trong Bóng nước Hồ Gươm, có một nhân vật là
ông tú Nam kỳ, làm tri phủ một huyện ở tỉnh Hưng Yên lấy cô Xuyến con
gái ông Bá Kim (người được cho là đã xây Tháp Rùa ở hồ Hoàn Kiếm) người
làng Vũ Thạch (nay là phố Hàng Khay và đầu phố Bà Triệu). Hai vợ chồng
ông tú đã ngấm ngầm giúp đỡ nghĩa quân Bãi Sậy. Bị lộ, quân Pháp bắt hai
người đem xử tử. Nhà văn Chu Thiên cho rằng: “Ông tú là người Nam kỳ
đầu tiên lấy vợ Hà Nội”. Một người đàn bà nổi tiếng trong lịch sử là cô
Tư Hồng, có chồng là quan tư Pháp Laglan trúng thầu phá tường thành Hà
Nội năm 1894 khi mở công ty cũng thuê một thầy ký Sài Gòn.
Năm 1886, Tổng trú sứ Paul Bert mở Trường Thông ngôn Bắc kỳ
ở Hà Nội. Tuy nhiên, trường chỉ đào tạo được một khóa, sau đó phải đóng
cửa do chính phủ Pháp thay đổi quan niệm cai trị thuộc địa.
Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương
(gồm Nam kỳ, Bắc kỳ, Trung kỳ, Campuchia và Lào) và để có nhân lực cho
bộ máy cai trị, ngày 20.6.1903, Thống sứ Bắc kỳ đã ký nghị định thành
lập Trường Hậu bổ đào tạo nhân viên hành chính. Trong 3 năm học, các ông
tú phải học thêm tiếng Pháp. Do đầu vào thiếu chất lượng nên khi tốt
nghiệp nhiều người đã không đáp ứng được yêu cầu, vì thế Văn phòng Toàn
quyền Đông Dương, tòa Thống sứ Bắc kỳ, tòa đốc lý Hà Nội… và cả các hiệu
buôn lớn vẫn “tràn ngập ký, thông Sài Gòn”. Đặc biệt tại công trình xây
cầu Long Biên, có rất nhiều thông ngôn Sài Gòn.
Nghĩa trang Sài Gòn
Thời đó từ Sài Gòn ra Hà Nội bằng đường bộ (nhà Nguyễn gọi
là đường Thiên Lý) mất gần tháng trời, đi tàu biển nhanh hơn nhưng cũng
phải chục ngày nên người Nam kỳ không may chết vì bệnh tật, tai nạn
không thể đưa về quê an táng, chỉ còn cách chôn tại Hà Nội.
Và muốn mai táng tại Hà Nội thì bạn bè người chết phải nói
khó với lý trưởng chôn nhờ ở nghĩa địa của làng nào đó xa trung tâm.
Trước thực trạng đó, một người công giáo gốc Nam kỳ đã đứng ra kêu gọi
đồng hương góp tiền mua một miếng đất làm nghĩa trang.
Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình và ủng hộ cả tiền bạc của Tổng
đốc Bắc Ninh Lê Trung Ngọc, một giáo dân Nam kỳ sống ở thôn Hòa Mã (nay
là phố Hòa Mã) đã mua được miếng đất rộng khoảng hơn 10.000 m2
vào năm 1898 ở cuối thôn Hòa Mã (nay là Công ty xe khách Thống Nhất,
cuối phố Nguyễn Công Trứ) làm nghĩa trang. Thôn Hòa Mã lúc này là đất
ngoại ô, dân cư thưa thớt và cũng đã có một nghĩa trang chuyên mai táng
người Pháp, dân chúng gọi là nghĩa địa Tây (nay là khu tập thể Nguyễn
Công Trứ).
Dù Nghĩa trang Công giáo Nam kỳ chỉ chôn cất những người Công giáo nhưng cũng dành một phần đất chôn những người Nam kỳ
không theo đạo. Dân chúng Hà Nội khi đó cứ nghe ai nói tiếng Nam kỳ đều
gọi là người Sài Gòn, vì thế họ không gọi Nghĩa trang Công giáo Nam kỳ
mà gọi là Nghĩa trang Sài Gòn.
Sau 3 năm mai táng ở đây, những gia đình có điều kiện đã
cất bốc hài cốt đưa về nam. Tuy nhiên, cũng rất nhiều nấm mộ không ai
hương khói vì họ là những làm thuê cho các chủ thầu.
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), Nghĩa
trang Sài Gòn hoang tàn vì không người chăm nom. Sau tiếp quản thủ đô
ngày 10.10.1954, nghĩa trang vẫn tồn tại, dân các phố xung quanh vẫn vào
hương khói cho các mộ phần. Tháng 12.1962, nhà nước hợp nhất Tập đoàn
xe buýt Thống Nhất và Xí nghiệp xe buýt Hà Nội thành Xí nghiệp xe buýt
Thống Nhất, cấp đất làm trụ sở là Nghĩa trang Sài Gòn. Để xây nhà xưởng
và bãi đỗ, xí nghiệp đã phải di dời các hài cốt vô danh lên Yên Kỳ, chấm
dứt hơn 60 năm tồn tại của Nghĩa trang Sài Gòn.
————
https://kimdunghn.wordpress.com/2016/10/09/nguoi-sai-gon-o-ha-noi/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Người Sài Gòn ở Hà Nội
Cuối thế kỷ 19, một làn sóng người Nam kỳ ra Hà Nội làm thông ngôn tại các cơ quan hành chính của chính quyền thuộc địa Pháp, làm thầy ký ở các hiệu buôn, cai thầu, mở quán rượu, thợ…
Tác giả: Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến
.
KD: Bạn
bè gửi cho bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Không biết
rùi người SG có “lôm nhôm” như người ở HN không. Chứ người ở HN bây giờ
thì… mình chẳng muốn bình gì. Mất điện! :D
—————–
Cuối thế kỷ 19, một làn
sóng người Nam kỳ ra Hà Nội làm thông ngôn tại các cơ quan hành chính
của chính quyền thuộc địa Pháp, làm thầy ký ở các hiệu buôn, cai thầu,
mở quán rượu, thợ…
Những ai nói tiếng miền Nam đều được dân chúng Hà Nội gọi là người Sài Gòn.
Thông ngôn Sài Gòn
Năm 1883, quân đội Pháp chuẩn bị tiến hành bình định các
tỉnh Bắc kỳ nên họ cần một lượng lớn người Việt biết tiếng Pháp giúp
giao tiếp với dân chúng cũng như các quan tỉnh, quan huyện lúc này thuộc
bộ máy cai trị của triều Nguyễn.
Không chỉ quân đội, Văn phòng Tổng trú sứ (sau là Văn phòng
Toàn quyền), Văn phòng Thống sứ Bắc kỳ, tòa Đốc lý Hà Nội, các sở Cảnh
sát, Lục lộ… cũng rất cần thông ngôn. Tuy nhiên, khi đó số người nói
được tiếng Pháp ở Hà Nội chỉ có các cha cố, các sơ ở khu công giáo Nhà
Chung và một ít Hoa kiều.
Những người Hoa học tiếng Pháp không phải làm thông ngôn,
họ học để buôn bán, tham gia các gói thầu cung cấp lương thực, thực phẩm
cho quân đội Pháp. Vì thế quân đội, chính quyền phải tuyển thông ngôn
từ Nam kỳ ra. Sở dĩ Nam kỳ có nhiều người biết tiếng Pháp vì từ năm
1862, chính quyền thuộc địa đã mở Trường Thông ngôn Sài Gòn (Collège des
interprètes). Đến năm 1873 họ lại mở Trường Hậu bổ Sài Gòn (Collège des
administrateurs stagiaires) chuyên đào tạo nhân viên hành chính cho
chính phủ thuộc địa Pháp ở Nam kỳ.
Trong Hồ sơ về pháp luật hiện hành ở An Nam và Bắc kỳ (Recueil de la législation en vigueur en Annam et au Tonkin –
Nhà in Shneider xuất bản lần thứ 2 năm 1895) của D.Ganter – Tham tá
hạng nhất tòa Thống sứ Bắc kỳ, thì ngoài các nghị định về tuyển dụng
thông ngôn đang biên chế trong Hải quân Bắc kỳ chuyển qua dân sự làm
thầy ký, thông ngôn, còn có các quy định về chức vụ, mức lương. D.Ganter
gọi thông ngôn người Nam kỳ là “Thông ngôn Sài Gòn” và đánh giá: “Họ là
những trợ thủ đắc lực cho chính quyền ở Bắc kỳ” .
Người Nam kỳ ra Hà Nội không chỉ làm thông ngôn, họ còn
tham gia thầu xây dựng các công trình quân sự và dân sự. Họ đưa theo
những người tin cậy và thợ lành nghề. Năm 1883, phố Paul Bert (Tràng
Tiền ngày nay) xuất hiện các quán rượu, cà phê, ngoài chủ người Pháp còn
có một số ít chủ quán là người Sài Gòn.
Trong tiểu thuyết lịch sử 2 tập Bóng nước Hồ Gươm
viết về Hà Nội cuối thế kỷ 19, nhà Nho, nhà văn Chu Thiên đã kể chuyện
hai thanh niên Sài Gòn phục vụ tại quán rượu ở phố Paul Bert dũng cảm,
lừa lính khố đỏ mang sọ hai nhà Nho bị lính Pháp bêu chỗ cây dừa (nay là
đài phun nước ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục) đi chôn.
Cũng trong Bóng nước Hồ Gươm, có một nhân vật là
ông tú Nam kỳ, làm tri phủ một huyện ở tỉnh Hưng Yên lấy cô Xuyến con
gái ông Bá Kim (người được cho là đã xây Tháp Rùa ở hồ Hoàn Kiếm) người
làng Vũ Thạch (nay là phố Hàng Khay và đầu phố Bà Triệu). Hai vợ chồng
ông tú đã ngấm ngầm giúp đỡ nghĩa quân Bãi Sậy. Bị lộ, quân Pháp bắt hai
người đem xử tử. Nhà văn Chu Thiên cho rằng: “Ông tú là người Nam kỳ
đầu tiên lấy vợ Hà Nội”. Một người đàn bà nổi tiếng trong lịch sử là cô
Tư Hồng, có chồng là quan tư Pháp Laglan trúng thầu phá tường thành Hà
Nội năm 1894 khi mở công ty cũng thuê một thầy ký Sài Gòn.
Năm 1886, Tổng trú sứ Paul Bert mở Trường Thông ngôn Bắc kỳ
ở Hà Nội. Tuy nhiên, trường chỉ đào tạo được một khóa, sau đó phải đóng
cửa do chính phủ Pháp thay đổi quan niệm cai trị thuộc địa.
Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương
(gồm Nam kỳ, Bắc kỳ, Trung kỳ, Campuchia và Lào) và để có nhân lực cho
bộ máy cai trị, ngày 20.6.1903, Thống sứ Bắc kỳ đã ký nghị định thành
lập Trường Hậu bổ đào tạo nhân viên hành chính. Trong 3 năm học, các ông
tú phải học thêm tiếng Pháp. Do đầu vào thiếu chất lượng nên khi tốt
nghiệp nhiều người đã không đáp ứng được yêu cầu, vì thế Văn phòng Toàn
quyền Đông Dương, tòa Thống sứ Bắc kỳ, tòa đốc lý Hà Nội… và cả các hiệu
buôn lớn vẫn “tràn ngập ký, thông Sài Gòn”. Đặc biệt tại công trình xây
cầu Long Biên, có rất nhiều thông ngôn Sài Gòn.
Nghĩa trang Sài Gòn
Thời đó từ Sài Gòn ra Hà Nội bằng đường bộ (nhà Nguyễn gọi
là đường Thiên Lý) mất gần tháng trời, đi tàu biển nhanh hơn nhưng cũng
phải chục ngày nên người Nam kỳ không may chết vì bệnh tật, tai nạn
không thể đưa về quê an táng, chỉ còn cách chôn tại Hà Nội.
Và muốn mai táng tại Hà Nội thì bạn bè người chết phải nói
khó với lý trưởng chôn nhờ ở nghĩa địa của làng nào đó xa trung tâm.
Trước thực trạng đó, một người công giáo gốc Nam kỳ đã đứng ra kêu gọi
đồng hương góp tiền mua một miếng đất làm nghĩa trang.
Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình và ủng hộ cả tiền bạc của Tổng
đốc Bắc Ninh Lê Trung Ngọc, một giáo dân Nam kỳ sống ở thôn Hòa Mã (nay
là phố Hòa Mã) đã mua được miếng đất rộng khoảng hơn 10.000 m2
vào năm 1898 ở cuối thôn Hòa Mã (nay là Công ty xe khách Thống Nhất,
cuối phố Nguyễn Công Trứ) làm nghĩa trang. Thôn Hòa Mã lúc này là đất
ngoại ô, dân cư thưa thớt và cũng đã có một nghĩa trang chuyên mai táng
người Pháp, dân chúng gọi là nghĩa địa Tây (nay là khu tập thể Nguyễn
Công Trứ).
Dù Nghĩa trang Công giáo Nam kỳ chỉ chôn cất những người Công giáo nhưng cũng dành một phần đất chôn những người Nam kỳ
không theo đạo. Dân chúng Hà Nội khi đó cứ nghe ai nói tiếng Nam kỳ đều
gọi là người Sài Gòn, vì thế họ không gọi Nghĩa trang Công giáo Nam kỳ
mà gọi là Nghĩa trang Sài Gòn.
Sau 3 năm mai táng ở đây, những gia đình có điều kiện đã
cất bốc hài cốt đưa về nam. Tuy nhiên, cũng rất nhiều nấm mộ không ai
hương khói vì họ là những làm thuê cho các chủ thầu.
Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), Nghĩa
trang Sài Gòn hoang tàn vì không người chăm nom. Sau tiếp quản thủ đô
ngày 10.10.1954, nghĩa trang vẫn tồn tại, dân các phố xung quanh vẫn vào
hương khói cho các mộ phần. Tháng 12.1962, nhà nước hợp nhất Tập đoàn
xe buýt Thống Nhất và Xí nghiệp xe buýt Hà Nội thành Xí nghiệp xe buýt
Thống Nhất, cấp đất làm trụ sở là Nghĩa trang Sài Gòn. Để xây nhà xưởng
và bãi đỗ, xí nghiệp đã phải di dời các hài cốt vô danh lên Yên Kỳ, chấm
dứt hơn 60 năm tồn tại của Nghĩa trang Sài Gòn.
————
https://kimdunghn.wordpress.com/2016/10/09/nguoi-sai-gon-o-ha-noi/