Nhân Vật
Người con út của ‘gia đình Nguyễn Tường thế hệ Tự Lực Văn Ðoàn’ qua đời
Cụ Nguyễn Tường Bách, người con út của gia đình Nguyễn Tường đầy tài năng về văn học đã xuất bản hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay cùng thành lập Tự Lực Văn Ðoàn
Cụ Nguyễn Tường Bách, người con út của gia đình Nguyễn Tường đầy tài năng về văn học đã xuất bản hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay cùng thành lập Tự Lực Văn Ðoàn từ thập niên 1930 của thế kỷ trước, vừa qua đời tại bệnh viện Fountain Valley, Nam California, vào lúc 2 giờ 15 phút chiều ngày 11 Tháng Năm, hưởng thọ 97 tuổi. Tin từ gia đình cho hay cụ mất vì tuổi quá cao, thời gian gần đây ngày càng yếu dần, và đã thanh thản ra đi hôm nay.
Cụ Nguyễn Tường Bách. (Hình: Gia đình cung cấp) |
Cụ Nguyễn Tường Bách sinh năm 1916 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, từ một gia đình gốc làng Cẩm Phô, phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam dời ra sinh sống tại miền Bắc từ hai đời trước. Trừ người anh cả Nguyễn Tường Thụy là công chức không dính líu đến văn nghệ và chính trị, các người em em còn lại: Nguyễn Tường Cẩm, Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam, Tứ Ly, Hoàng Ðạo - Nguyễn Tường Long, Nguyễn Thị Thế, Thạch Lam - Nguyễn Tường Lân, và người em út, Viễn Sơn - Nguyễn Tường Bách, đều là những người tham dự vào văn chương.
Từ thời trẻ, Nguyễn Tường Bách đã viết báo, làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay.
Từng theo học trường Bưởi, trường Albert Saurraut, đại học Y Khoa Hà Nội, tốt nghiệp bác sĩ năm 1944.
Năm 1939, cụ tham gia đảng Ðại Việt Dân Chính cùng Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Gia Trí, Khái Hưng, Nguyễn Tường Long, v.v... Năm 1942 Thạch Lam qua đời, Nguyễn Tường Bách phụ trách nhà xuất bản Ðời Nay.
Năm 1943 Ðại Việt Dân Chính hợp nhất với Việt Nam Quốc Dân Ðảng.
Năm 1945 VNQDÐ kết hợp với Ðại Việt Quốc Dân Ðảng dưới danh nghĩa chung Quốc Dân Ðảng.
Tháng Ba năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, cụ làm giám đốc tờ Ngày Nay bộ mới với sự cộng tác của Khái Hưng, Hoàng Ðạo, hô hào độc lập, dân chủ.
Tháng Năm năm 1945 Việt Minh cướp chính quyền, cụ cùng với Việt Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Ðảng ra hoạt động công khai. Ông giữ chức ủy viên trung ương, phụ trách tờ Việt Nam chống đối chính sách của đảng Cộng Sản, rồi phụ trách công tác tuyên truyền, công tác tổ chức đảng.
Cụ sáng lập Quốc Gia Thanh Niên Ðoàn, giữ chức nhiệm đoàn trưởng.
Tháng Năm, 1946, tình thế cấp bách cụ lên Ðệ Tam Chiến Khu (gồm từ Vĩnh Yên tới Lao Kay), phụ trách chỉ huy bộ cùng với Vũ Hồng Khanh. Tháng Sáu, 1946, Việt Minh tăng cường vũ trang công kích, Tháng Bảy phải rút lên Yên Bái, Lao Kay. Tháng Tám, 1946 cụ sang Trung Quốc hoạt động ngoại viện và liên lạc với các tổ chức người Việt ở hải ngoại.
Cuối năm 1946 cụ lập gia đình với bà Hứa Bảo Liên tại Côn Minh.
Năm 1947, cụ từ Vân Nam sang Hồng Kông. Quốc Dân Ðảng không tán thành giải pháp Bảo Ðại với những điều kiện Pháp đưa ra và chủ trương tiếp tục hoạt động bí mật.
Tháng Tám, 1948, Hoàng Ðạo đột nhiên mất trên xe lửa từ Hồng Kông về Quảng Châu.
Tình thế Trung Quốc biến chuyển. Một số anh em trở về quốc nội. Vì không muốn trở về khu Pháp, cụ cùng một số anh em ở lại Trung Quốc. Từ năm 1950 cụ hành nghề bác sĩ tại Phật Sơn, Quảng Ðông, cho tới khi về hưu.
Năm 1988 cụ di dân sang Hoa Kỳ, định cư tại Nam California.
Ở hải ngoại cụ tiếp tục hoạt động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, góp sức vào sự đoàn kết và tổ chức một số phong trào liên minh và mặt trận. Cụ là một trong những sáng lập viên, và sau giữ chức cố vấn của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và là tác giả cuốn tiểu thuyết Trên Sông Hồng Cuồn Cuộn và tập hồi ký Việt Nam Một Thế Kỷ Qua phần I (1998) và phần II (2001). Cụ viết nhiều bài bình luận và bút ký cho một số báo hải ngoại, dưới bút hiệu Viễn Sơn.
Cụ Nguyễn Tường Bách qua đời, như đánh dấu là người cuối cùng của một thời đại văn học rực rỡ nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20, và đó cũng là thời đại của hoạt động chính trị cách mạng phức tạp đưa Việt Nam vào nhiều ngõ rẽ, mà ảnh hưởng đến ngày nay vẫn chưa chấm dứt.
(Người Việt)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Người con út của ‘gia đình Nguyễn Tường thế hệ Tự Lực Văn Ðoàn’ qua đời
Cụ Nguyễn Tường Bách, người con út của gia đình Nguyễn Tường đầy tài năng về văn học đã xuất bản hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay cùng thành lập Tự Lực Văn Ðoàn
Cụ Nguyễn Tường Bách, người con út của gia đình Nguyễn Tường đầy tài năng về văn học đã xuất bản hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay cùng thành lập Tự Lực Văn Ðoàn từ thập niên 1930 của thế kỷ trước, vừa qua đời tại bệnh viện Fountain Valley, Nam California, vào lúc 2 giờ 15 phút chiều ngày 11 Tháng Năm, hưởng thọ 97 tuổi. Tin từ gia đình cho hay cụ mất vì tuổi quá cao, thời gian gần đây ngày càng yếu dần, và đã thanh thản ra đi hôm nay.
Cụ Nguyễn Tường Bách. (Hình: Gia đình cung cấp) |
Cụ Nguyễn Tường Bách sinh năm 1916 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, từ một gia đình gốc làng Cẩm Phô, phủ Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam dời ra sinh sống tại miền Bắc từ hai đời trước. Trừ người anh cả Nguyễn Tường Thụy là công chức không dính líu đến văn nghệ và chính trị, các người em em còn lại: Nguyễn Tường Cẩm, Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam, Tứ Ly, Hoàng Ðạo - Nguyễn Tường Long, Nguyễn Thị Thế, Thạch Lam - Nguyễn Tường Lân, và người em út, Viễn Sơn - Nguyễn Tường Bách, đều là những người tham dự vào văn chương.
Từ thời trẻ, Nguyễn Tường Bách đã viết báo, làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay.
Từng theo học trường Bưởi, trường Albert Saurraut, đại học Y Khoa Hà Nội, tốt nghiệp bác sĩ năm 1944.
Năm 1939, cụ tham gia đảng Ðại Việt Dân Chính cùng Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Gia Trí, Khái Hưng, Nguyễn Tường Long, v.v... Năm 1942 Thạch Lam qua đời, Nguyễn Tường Bách phụ trách nhà xuất bản Ðời Nay.
Năm 1943 Ðại Việt Dân Chính hợp nhất với Việt Nam Quốc Dân Ðảng.
Năm 1945 VNQDÐ kết hợp với Ðại Việt Quốc Dân Ðảng dưới danh nghĩa chung Quốc Dân Ðảng.
Tháng Ba năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, cụ làm giám đốc tờ Ngày Nay bộ mới với sự cộng tác của Khái Hưng, Hoàng Ðạo, hô hào độc lập, dân chủ.
Tháng Năm năm 1945 Việt Minh cướp chính quyền, cụ cùng với Việt Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Ðảng ra hoạt động công khai. Ông giữ chức ủy viên trung ương, phụ trách tờ Việt Nam chống đối chính sách của đảng Cộng Sản, rồi phụ trách công tác tuyên truyền, công tác tổ chức đảng.
Cụ sáng lập Quốc Gia Thanh Niên Ðoàn, giữ chức nhiệm đoàn trưởng.
Tháng Năm, 1946, tình thế cấp bách cụ lên Ðệ Tam Chiến Khu (gồm từ Vĩnh Yên tới Lao Kay), phụ trách chỉ huy bộ cùng với Vũ Hồng Khanh. Tháng Sáu, 1946, Việt Minh tăng cường vũ trang công kích, Tháng Bảy phải rút lên Yên Bái, Lao Kay. Tháng Tám, 1946 cụ sang Trung Quốc hoạt động ngoại viện và liên lạc với các tổ chức người Việt ở hải ngoại.
Cuối năm 1946 cụ lập gia đình với bà Hứa Bảo Liên tại Côn Minh.
Năm 1947, cụ từ Vân Nam sang Hồng Kông. Quốc Dân Ðảng không tán thành giải pháp Bảo Ðại với những điều kiện Pháp đưa ra và chủ trương tiếp tục hoạt động bí mật.
Tháng Tám, 1948, Hoàng Ðạo đột nhiên mất trên xe lửa từ Hồng Kông về Quảng Châu.
Tình thế Trung Quốc biến chuyển. Một số anh em trở về quốc nội. Vì không muốn trở về khu Pháp, cụ cùng một số anh em ở lại Trung Quốc. Từ năm 1950 cụ hành nghề bác sĩ tại Phật Sơn, Quảng Ðông, cho tới khi về hưu.
Năm 1988 cụ di dân sang Hoa Kỳ, định cư tại Nam California.
Ở hải ngoại cụ tiếp tục hoạt động cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, góp sức vào sự đoàn kết và tổ chức một số phong trào liên minh và mặt trận. Cụ là một trong những sáng lập viên, và sau giữ chức cố vấn của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam và là tác giả cuốn tiểu thuyết Trên Sông Hồng Cuồn Cuộn và tập hồi ký Việt Nam Một Thế Kỷ Qua phần I (1998) và phần II (2001). Cụ viết nhiều bài bình luận và bút ký cho một số báo hải ngoại, dưới bút hiệu Viễn Sơn.
Cụ Nguyễn Tường Bách qua đời, như đánh dấu là người cuối cùng của một thời đại văn học rực rỡ nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20, và đó cũng là thời đại của hoạt động chính trị cách mạng phức tạp đưa Việt Nam vào nhiều ngõ rẽ, mà ảnh hưởng đến ngày nay vẫn chưa chấm dứt.
(Người Việt)