Thân Hữu Tiếp Tay...
Người dân không cần thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc học hỏi đội bóng U23 - Mai Tú Ân
( HNPD ) Việc ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hô hào chính phủ "Công Chính" của ông hãy học tập đội tuyển U23
Mai Tú Ân ( HNPD )
( HNPD ) Việc
ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hô hào chính phủ "Công Chính" của ông
hãy học tập đội tuyển U23, làm việc theo tinh thần quyết tử của đội U23.
Đây quả là lại thêm một tuyên bố quá đà nữa của ông thủ tướng, một sự
quá đà mang hơi hướng của những quyết tâm quá đà rằng tinh thần cao sẽ
quyết định thành công trong công việc với người dân của mình.
Một
chính phủ hoạt động hoàn toàn không phải là một đội bóng và những công
chức chính quyền không phải là cầu thủ bóng đá. Cũng như hoạt động của
chính phủ khác xa với một trận bóng đá trong một giải bóng đá. Một đội
bóng, vào một ngày đẹp trời có thể hăng hái lên mà đá xuất thần thắng
đối thủ trên cơ của mình và có thể đoạt cúp bóng đá nào đấy. Nhưng một
chính quyền thì không, bởi chính quyền không có trận đấu nào để thi đấu,
không có đối thủ nào để đánh bại, không có giải thưởng nào mà chỉ có sự
khen chê của người dân mà thôi. Người dân không phải là một đối thủ để
bị chính quyền đánh bại mà là một đối tượng để chính quyền phục vụ. Công
chức chính quyền chỉ cần làm tròn các qui định hay nghĩa vụ đã cam kết
mà không cần bất cứ sự kích thích nào hết, nhất là những kích thích duy ý
chí và mập mờ như trên. Như một cỗ máy bình thường đang chạy theo một
tốc độ đã đề ra, chính quyền chỉ cần làm chăm chỉ, làm tốt những gì nó
được giao để người dân không phải than phiền về nó. Người công chức của
chính quyền chỉ cần làm việc tận tụy và hết lòng với công việc của mình
cũng như đảm bảo thời gian làm việc trong 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày chứ
không phải sáng cắp ô đi, tối cắp về. Chính quyền cùng những người làm
trong bộ máy ấy không cần hăng hái hay bốc đồng hoạt động với hơn 100%
sức lực như cầu thủ bóng đá.
Bởi
con người thì mãi vẫn là con người. Tăng hết sức lúc này thì sẽ giảm
hết sức vào thời điểm tới, mà việc tăng hết sức không biết có lợi gì
không nhưng giảm hết sức lực thì lại là tai họa cho một công việc lâu
dài và chắc chắn như công việc của bộ máy chính quyền với người dân.
Hăng hái hay nhiệt tình thái quá chỉ hợp với đội bóng đá chứ không bao
giờ hợp với một chính quyền do dân, vì dân và của dân cả. "Nhiệt tình
cộng với ngu dốt là phá hoại". V.I. Lenin đã nói vậy.
Một
đội bóng đá thì tùy theo tình hình có thể lựa chọn cho mình một lối
chơi khôn ngoan hoặc có thể phòng thủ hay tấn công, và cầu thủ có thể
gian lận như giả vờ ngã để hưởng phạt đền chẳng hạn. Điều đó người dân
có thể chấp nhận được bởi suy cho cùng thì đó cũng chỉ là một trò chơi
không hơn không kém. Nhưng chính quyền thì không thể học tập đội bóng để
có thể gian lận với người dân được. Mọi việc mà một chính quyền, cùng
với tất cả hệ thống cầm quyền cần làm với người dân là phải minh bạch
thực thi các điều khoản mà hiến pháp cùng các điều luật đã qui định cũng
như giảm bớt nhũng nhiễu. Không cần làm hơn những điều đã được chính
luật pháp Việt Nam đã đề ra, và lại càng không phải học tập tinh thần
quyết tử của đội bóng đá U23 để giải quyết các công việc hàng ngày với
người dân một cách quyết tử được.
Những
công việc ấy, ví dụ như khi xảy ra thảm họa Formosa thì chính quyền có
giải quyết các vấn đề nảy sinh và đáp ứng các đòi hỏi của người dân vùng
thảm họa không ? Có trả lời những người dân đi khiếu kiện không hay
hăng hái lên để đàn áp họ. Hoặc là các viên chức cấp cao thì hăng say
một cách vô duyên khi tuyên bố :"Biển an toàn" và kéo nhau nhảy xuống
biển tắm và tổ chức ăn uống ì xèo ở đó chỉ một tháng sau thảm họa
Formosa mà sau đó một năm chính quyền mới tuyên bố là biển miền Trung an
toàn. Chính quyền đã đàn áp tàn bạo những người xuống đường vì bức xúc
trước thảm họa Formosa. Công an và các lực lượng khác đã đánh đập những
người biểu tình đó như đánh kẻ thù và còn vu vạ thô bỉ là họ bị Việt Tân
xúi dục. Đã có quá nhiều thảm họa trong lịch sử nước nhà bởi sự hăng
hái hay hung hăng của chính quyền khi nắm vận mệnh người dân trong tay
rồi.
Chính quyền chỉ cần
làm một cách bình thường, chậm cũng được nhưng chắc chắn những vấn đề
phát sinh như dân oan, dân nghèo hay giải quyết vấn đề BOT đang gây bức
xúc hiện nay, hoặc triệt tiêu tham nhũng...đầy rẫy trên đất nước Việt
Nam với sự trong sáng và tận tụy với người dân của mình, và hoàn toàn
không cần phải học ai tinh thần quyết tử để làm những điều trên cả. Ở
các nước tân tiến thì người dân cũng chỉ cần chính quyền của họ làm việc
bình thường để giải quyết các vấn đề bình thường với tôn chỉ cao cả là
phục vụ người dân mà thôi. Nếu muốn học thì ông thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đừng học gì ở đội tuyển U23 mà có thể học ở những chính quyền ấy.
Như
bộ máy của một cái đồng hồ thì mọi công việc của các bộ phận chỉ cần là
đều đặn và chính xác theo nhịp chạy đã đề ra. Mọi sự hăng hái, bốc đồng
của bất cứ bộ phận nào, nhất là từ bộ phận lãnh đạo thì cũng chỉ làm
cho cả bộ máy rối bời hay đổ vỡ mà thôi...
Mai Tú Ân ( HNPD )
Người dân không cần thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc học hỏi đội bóng U23 - Mai Tú Ân
( HNPD ) Việc ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hô hào chính phủ "Công Chính" của ông hãy học tập đội tuyển U23
( HNPD ) Việc
ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hô hào chính phủ "Công Chính" của ông
hãy học tập đội tuyển U23, làm việc theo tinh thần quyết tử của đội U23.
Đây quả là lại thêm một tuyên bố quá đà nữa của ông thủ tướng, một sự
quá đà mang hơi hướng của những quyết tâm quá đà rằng tinh thần cao sẽ
quyết định thành công trong công việc với người dân của mình.
Một
chính phủ hoạt động hoàn toàn không phải là một đội bóng và những công
chức chính quyền không phải là cầu thủ bóng đá. Cũng như hoạt động của
chính phủ khác xa với một trận bóng đá trong một giải bóng đá. Một đội
bóng, vào một ngày đẹp trời có thể hăng hái lên mà đá xuất thần thắng
đối thủ trên cơ của mình và có thể đoạt cúp bóng đá nào đấy. Nhưng một
chính quyền thì không, bởi chính quyền không có trận đấu nào để thi đấu,
không có đối thủ nào để đánh bại, không có giải thưởng nào mà chỉ có sự
khen chê của người dân mà thôi. Người dân không phải là một đối thủ để
bị chính quyền đánh bại mà là một đối tượng để chính quyền phục vụ. Công
chức chính quyền chỉ cần làm tròn các qui định hay nghĩa vụ đã cam kết
mà không cần bất cứ sự kích thích nào hết, nhất là những kích thích duy ý
chí và mập mờ như trên. Như một cỗ máy bình thường đang chạy theo một
tốc độ đã đề ra, chính quyền chỉ cần làm chăm chỉ, làm tốt những gì nó
được giao để người dân không phải than phiền về nó. Người công chức của
chính quyền chỉ cần làm việc tận tụy và hết lòng với công việc của mình
cũng như đảm bảo thời gian làm việc trong 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày chứ
không phải sáng cắp ô đi, tối cắp về. Chính quyền cùng những người làm
trong bộ máy ấy không cần hăng hái hay bốc đồng hoạt động với hơn 100%
sức lực như cầu thủ bóng đá.
Bởi
con người thì mãi vẫn là con người. Tăng hết sức lúc này thì sẽ giảm
hết sức vào thời điểm tới, mà việc tăng hết sức không biết có lợi gì
không nhưng giảm hết sức lực thì lại là tai họa cho một công việc lâu
dài và chắc chắn như công việc của bộ máy chính quyền với người dân.
Hăng hái hay nhiệt tình thái quá chỉ hợp với đội bóng đá chứ không bao
giờ hợp với một chính quyền do dân, vì dân và của dân cả. "Nhiệt tình
cộng với ngu dốt là phá hoại". V.I. Lenin đã nói vậy.
Một
đội bóng đá thì tùy theo tình hình có thể lựa chọn cho mình một lối
chơi khôn ngoan hoặc có thể phòng thủ hay tấn công, và cầu thủ có thể
gian lận như giả vờ ngã để hưởng phạt đền chẳng hạn. Điều đó người dân
có thể chấp nhận được bởi suy cho cùng thì đó cũng chỉ là một trò chơi
không hơn không kém. Nhưng chính quyền thì không thể học tập đội bóng để
có thể gian lận với người dân được. Mọi việc mà một chính quyền, cùng
với tất cả hệ thống cầm quyền cần làm với người dân là phải minh bạch
thực thi các điều khoản mà hiến pháp cùng các điều luật đã qui định cũng
như giảm bớt nhũng nhiễu. Không cần làm hơn những điều đã được chính
luật pháp Việt Nam đã đề ra, và lại càng không phải học tập tinh thần
quyết tử của đội bóng đá U23 để giải quyết các công việc hàng ngày với
người dân một cách quyết tử được.
Những
công việc ấy, ví dụ như khi xảy ra thảm họa Formosa thì chính quyền có
giải quyết các vấn đề nảy sinh và đáp ứng các đòi hỏi của người dân vùng
thảm họa không ? Có trả lời những người dân đi khiếu kiện không hay
hăng hái lên để đàn áp họ. Hoặc là các viên chức cấp cao thì hăng say
một cách vô duyên khi tuyên bố :"Biển an toàn" và kéo nhau nhảy xuống
biển tắm và tổ chức ăn uống ì xèo ở đó chỉ một tháng sau thảm họa
Formosa mà sau đó một năm chính quyền mới tuyên bố là biển miền Trung an
toàn. Chính quyền đã đàn áp tàn bạo những người xuống đường vì bức xúc
trước thảm họa Formosa. Công an và các lực lượng khác đã đánh đập những
người biểu tình đó như đánh kẻ thù và còn vu vạ thô bỉ là họ bị Việt Tân
xúi dục. Đã có quá nhiều thảm họa trong lịch sử nước nhà bởi sự hăng
hái hay hung hăng của chính quyền khi nắm vận mệnh người dân trong tay
rồi.
Chính quyền chỉ cần
làm một cách bình thường, chậm cũng được nhưng chắc chắn những vấn đề
phát sinh như dân oan, dân nghèo hay giải quyết vấn đề BOT đang gây bức
xúc hiện nay, hoặc triệt tiêu tham nhũng...đầy rẫy trên đất nước Việt
Nam với sự trong sáng và tận tụy với người dân của mình, và hoàn toàn
không cần phải học ai tinh thần quyết tử để làm những điều trên cả. Ở
các nước tân tiến thì người dân cũng chỉ cần chính quyền của họ làm việc
bình thường để giải quyết các vấn đề bình thường với tôn chỉ cao cả là
phục vụ người dân mà thôi. Nếu muốn học thì ông thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc đừng học gì ở đội tuyển U23 mà có thể học ở những chính quyền ấy.
Như
bộ máy của một cái đồng hồ thì mọi công việc của các bộ phận chỉ cần là
đều đặn và chính xác theo nhịp chạy đã đề ra. Mọi sự hăng hái, bốc đồng
của bất cứ bộ phận nào, nhất là từ bộ phận lãnh đạo thì cũng chỉ làm
cho cả bộ máy rối bời hay đổ vỡ mà thôi...
Mai Tú Ân ( HNPD )