Xe cán chó
Người già Nhật Bản cố tình phạm tội để được vào tù
Không ít người cao tuổi ở Nhật Bản đã cố tình phạm tội để “được” vào tù… chỉ vì muốn giảm bớt các chi phí sinh hoạt và tìm nơi ăn ở miễn phí cho quãng đời còn lại.
Theo hãng thông tấn Kyodo, trong 6 tháng đầu năm 2015, số lượng người cao tuổi phải tới đồn cảnh sát lên đến 23.656 người, nhiều hơn so với 19.670 trường hợp phạm tội ở lứa tuổi 14 - 19. Cứ 5 tù nhân ở Nhật Bản thì lại có 1 người trên 60 tuổi - tỷ lệ cao gấp nhiều lần so với ở nước Mỹ. Nhóm người cao tuổi trên đang “cố” vi phạm luật pháp để “được” ngồi tù với lí do đơn giản: họ sẽ được cung cấp những bữa ăn miễn phí, nơi ở và chăm sóc sức khỏe.
Trong vài thập kỷ qua, tỷ lệ tội phạm tại xứ “Mặt trời mọc” đã giảm xuống. Tuy nhiên, Cục cảnh sát quốc gia Nhật Bản cho biết số thanh niên hư hỏng vào tù giờ không cao, thay vào đó, tỷ lệ người phạm tội trên 60 tuổi lại gia tăng.
Thống kê cho thấy khoảng 35% số đối tượng ăn cắp vặt ở các cửa hàng hoặc một số ít là gây gổ đánh nhau đều rơi vào những người trên 60 tuổi. Trong đó 40% đối tượng này đã tái phạm trên 6 lần.
Các chương trình trợ giúp việc làm cho người già tại Nhật Bản dường như chưa đủ hiệu quả, khiến gánh nặng mưu sinh đè nặng lên họ. |
Theo tổ chức nghiên cứu Custom Products, cho dù có ăn uống đạm bạc và ở chỗ chật hẹp thì mức chi tiêu tối thiểu ở Nhật Bản vẫn phải lên tới trên 1 triệu yên/người/năm, vượt xa số lương hưu khoảng 780.000 yên (tương đương 6.900 USD) của người về hưu Nhật Bản.
Với hệ thống pháp luật nghiêm khắc ở nước này, chỉ cần ăn trộm một chiếc bánh kẹp giá 200 yên là một người sẽ phải ngồi tù 2 năm. Và trong thời gian 2 năm cải tạo, nhà nước phải chi ra khoảng 8.4 triệu yên cho mỗi phạm nhân ăn ở, chữa bệnh… Sở dĩ vì các nhà tù của Nhật thường sạch đẹp và rất an toàn nên phạm nhân ở đây chẳng hề phải lo lắng điều gì. Yếu tố trên càng khiến làn sóng tội phạm người cao tuổi tại đất nước “Mặt trời mọc” gia tăng. Các nhà phân tích cảnh báo rằng hệ thống nhà tù Nhật Bản, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài, sẽ bị quá tải.
Theo số liệu của Bộ Tư pháp Nhật Bản, trong giai đoạn 1991-2013 số phạm nhân cao tuổi tái phạm trên 6 lần đã tăng 460%. Thậm chí, tốc độ gia tăng của số người cao tuổi phạm tội ở Nhật còn nhanh hơn cả tốc độ già hóa dân số ở đất nước này.
Ông Akio Doteuchi, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc NLI Research Institute ở Tokyo, dự báo tỷ lệ người già phạm tội nhiều lần ở Nhật sẽ tiếp tục gia tăng.
“Tình hình xã hội ở Nhật Bản đã buộc người già phải phạm tội”, ông nói. “Tỷ lệ những người nhận trợ cấp xã hội đang ở mức cao nhất kể từ khi chiến tranh kết thúc. Và có khoảng 40% những người cao tuổi sống một mình. Đó là một vòng luẩn quẩn. Người già ra tù, họ không có tiền hay gia đình và họ tiếp tục phạm tội để được vào tù lần nữa”.
Vấn đề này cũng bộc lộ gánh nặng chi tiêu cho hệ thống phúc lợi xã hội ở Nhật Bản - đất nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Dù vậy, thực sự nhà tù không phải là nơi thích hợp để thay thế các cơ sở phúc lợi xã hội.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Người già Nhật Bản cố tình phạm tội để được vào tù
Không ít người cao tuổi ở Nhật Bản đã cố tình phạm tội để “được” vào tù… chỉ vì muốn giảm bớt các chi phí sinh hoạt và tìm nơi ăn ở miễn phí cho quãng đời còn lại.
Trong vài thập kỷ qua, tỷ lệ tội phạm tại xứ “Mặt trời mọc” đã giảm xuống. Tuy nhiên, Cục cảnh sát quốc gia Nhật Bản cho biết số thanh niên hư hỏng vào tù giờ không cao, thay vào đó, tỷ lệ người phạm tội trên 60 tuổi lại gia tăng.
Thống kê cho thấy khoảng 35% số đối tượng ăn cắp vặt ở các cửa hàng hoặc một số ít là gây gổ đánh nhau đều rơi vào những người trên 60 tuổi. Trong đó 40% đối tượng này đã tái phạm trên 6 lần.
Các chương trình trợ giúp việc làm cho người già tại Nhật Bản dường như chưa đủ hiệu quả, khiến gánh nặng mưu sinh đè nặng lên họ. |
Theo tổ chức nghiên cứu Custom Products, cho dù có ăn uống đạm bạc và ở chỗ chật hẹp thì mức chi tiêu tối thiểu ở Nhật Bản vẫn phải lên tới trên 1 triệu yên/người/năm, vượt xa số lương hưu khoảng 780.000 yên (tương đương 6.900 USD) của người về hưu Nhật Bản.
Với hệ thống pháp luật nghiêm khắc ở nước này, chỉ cần ăn trộm một chiếc bánh kẹp giá 200 yên là một người sẽ phải ngồi tù 2 năm. Và trong thời gian 2 năm cải tạo, nhà nước phải chi ra khoảng 8.4 triệu yên cho mỗi phạm nhân ăn ở, chữa bệnh… Sở dĩ vì các nhà tù của Nhật thường sạch đẹp và rất an toàn nên phạm nhân ở đây chẳng hề phải lo lắng điều gì. Yếu tố trên càng khiến làn sóng tội phạm người cao tuổi tại đất nước “Mặt trời mọc” gia tăng. Các nhà phân tích cảnh báo rằng hệ thống nhà tù Nhật Bản, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài, sẽ bị quá tải.
Theo số liệu của Bộ Tư pháp Nhật Bản, trong giai đoạn 1991-2013 số phạm nhân cao tuổi tái phạm trên 6 lần đã tăng 460%. Thậm chí, tốc độ gia tăng của số người cao tuổi phạm tội ở Nhật còn nhanh hơn cả tốc độ già hóa dân số ở đất nước này.
Ông Akio Doteuchi, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc NLI Research Institute ở Tokyo, dự báo tỷ lệ người già phạm tội nhiều lần ở Nhật sẽ tiếp tục gia tăng.
“Tình hình xã hội ở Nhật Bản đã buộc người già phải phạm tội”, ông nói. “Tỷ lệ những người nhận trợ cấp xã hội đang ở mức cao nhất kể từ khi chiến tranh kết thúc. Và có khoảng 40% những người cao tuổi sống một mình. Đó là một vòng luẩn quẩn. Người già ra tù, họ không có tiền hay gia đình và họ tiếp tục phạm tội để được vào tù lần nữa”.
Vấn đề này cũng bộc lộ gánh nặng chi tiêu cho hệ thống phúc lợi xã hội ở Nhật Bản - đất nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Dù vậy, thực sự nhà tù không phải là nơi thích hợp để thay thế các cơ sở phúc lợi xã hội.