Đoạn Đường Chiến Binh
Người lính dù dễ thương của tôi
Duy Xuyên
Có lẽ trước năm 1975 tôi chẳng biết, chẳng hiểu gì về hai chữ người
lính bởi tôi là một tiểu thư còn nhỏ xíu, còn vui với những chuyện rất
con gái, còn hạnh phúc trong mái nhà ấm êm, còn được học hành bên những
bạn bè vô tư.
Rồi những tháng năm đầy chông gai sau đó, phải đấu tranh với chuyện đi ở
của chính mình, không còn ba tôi, là điểm tựa duy nhất trong cuộc đời
chúng tôi, mọi thứ đều mơ hồ trong tôi. Tôi đọc rất nhiều nhưng hình như
tôi không bao giờ hiểu hết những trang sách, xúc động đó rồi quên ngay
đó, không có nhiều thứ ở lại lâu trong tôi như thể tôi là con sóng vào
bờ rồi lại trôi tuột ra, một người không chút sâu sắc!
Có lẽ phải hai mươi năm sau tôi mới thấm thía cuộc sống nơi tôi ở,
mới thấu hiểu nỗi lòng người bại trận trên chính quê hương mình, mới
biết tôi như con ốc luôn chui vào trong vỏ núp mình, mới bắt đầu đọc,
hiểu chút gì về những chữ quê hương, người lính, tù đày, tự do…
Rồi khi quen anh tôi chịu tìm hiểu và hiểu hơn chút nữa nhưng với tôi,
một người đứng bên lề nên dễ dàng bàng quan, dễ dàng kêu gọi sự tha thứ,
bỏ qua. Tôi vẫn chưa hiểu vì sao người ta cứ lục lọi ký ức, cứ mơ màng
ngày xưa, cứ hận thù và thù hận. Nhưng giờ tôi đã hiểu ai đã từng đi
trên lửa mới biết lửa nóng, ai đã từng sống trong tù đày mới hiểu ý
nghĩa hai chữ tự do…
Giờ đây tôi thật sự xúc động khi nghe hai chữ “người lính” và cái kiểu
nói nghe sến mà thật dễ thương không làm tôi ngượng ngùng “anh lính dù
dễ thương của tôi”, những chàng trai ngồi trên ghế nhà trường chưa hết
lớp đã phải ra chiến trường, những nụ cười, những khuôn mặt hiền khô,
non nớt phải đối diện với cái chết, phải nhìn cảnh những đồng đội, đồng
bào mình hy sinh mỗi ngày sao có thể quên được.
Còn bao lâu nữa đất nước tôi mới được hai chữ thái bình, để không còn
người Việt Nam hận thù người Viêt Nam , để người lính dù của tôi được
trở về nơi anh đã ra đi…một quê hương mà mỗi người chỉ có một trong đời.
Duy Xuyên
https://nguyennaman.wordpress.com/2017/02/27/nguoi-linh-du-de-thuong-cua-toi/
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Người lính dù dễ thương của tôi
Duy Xuyên
Có lẽ trước năm 1975 tôi chẳng biết, chẳng hiểu gì về hai chữ người
lính bởi tôi là một tiểu thư còn nhỏ xíu, còn vui với những chuyện rất
con gái, còn hạnh phúc trong mái nhà ấm êm, còn được học hành bên những
bạn bè vô tư.
Rồi những tháng năm đầy chông gai sau đó, phải đấu tranh với chuyện đi ở
của chính mình, không còn ba tôi, là điểm tựa duy nhất trong cuộc đời
chúng tôi, mọi thứ đều mơ hồ trong tôi. Tôi đọc rất nhiều nhưng hình như
tôi không bao giờ hiểu hết những trang sách, xúc động đó rồi quên ngay
đó, không có nhiều thứ ở lại lâu trong tôi như thể tôi là con sóng vào
bờ rồi lại trôi tuột ra, một người không chút sâu sắc!
Có lẽ phải hai mươi năm sau tôi mới thấm thía cuộc sống nơi tôi ở,
mới thấu hiểu nỗi lòng người bại trận trên chính quê hương mình, mới
biết tôi như con ốc luôn chui vào trong vỏ núp mình, mới bắt đầu đọc,
hiểu chút gì về những chữ quê hương, người lính, tù đày, tự do…
Rồi khi quen anh tôi chịu tìm hiểu và hiểu hơn chút nữa nhưng với tôi,
một người đứng bên lề nên dễ dàng bàng quan, dễ dàng kêu gọi sự tha thứ,
bỏ qua. Tôi vẫn chưa hiểu vì sao người ta cứ lục lọi ký ức, cứ mơ màng
ngày xưa, cứ hận thù và thù hận. Nhưng giờ tôi đã hiểu ai đã từng đi
trên lửa mới biết lửa nóng, ai đã từng sống trong tù đày mới hiểu ý
nghĩa hai chữ tự do…
Giờ đây tôi thật sự xúc động khi nghe hai chữ “người lính” và cái kiểu
nói nghe sến mà thật dễ thương không làm tôi ngượng ngùng “anh lính dù
dễ thương của tôi”, những chàng trai ngồi trên ghế nhà trường chưa hết
lớp đã phải ra chiến trường, những nụ cười, những khuôn mặt hiền khô,
non nớt phải đối diện với cái chết, phải nhìn cảnh những đồng đội, đồng
bào mình hy sinh mỗi ngày sao có thể quên được.
Còn bao lâu nữa đất nước tôi mới được hai chữ thái bình, để không còn
người Việt Nam hận thù người Viêt Nam , để người lính dù của tôi được
trở về nơi anh đã ra đi…một quê hương mà mỗi người chỉ có một trong đời.
Duy Xuyên
https://nguyennaman.wordpress.com/2017/02/27/nguoi-linh-du-de-thuong-cua-toi/
Sinh Tồn chuyển