Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Người ngoài hành tinh không giống như chúng ta nghĩ?
Người ngoài hành tinh không giống như chúng ta nghĩ?
Quan niệm của chúng ta về những người ngoài hành tinh (E.T) phần lớn dựa trên các bộ phim viễn tưởng, coi họ là những kẻ xâm lược muốn thủ tiêu hay nô dịch loài người, hoặc những “đại ca” thông minh tuyệt đỉnh. Trong khi đó, theo người đứng đầu Tổ chức tìm kiếm những nền văn minh ngoài Trái đất (SETI) bà Gill Tarter, nhà thiên văn học nổi tiếng, đó là một quan niệm rất hạn hẹp.
Những gì chúng ta nghĩ về E.T thường là linh tính. Ảnh: Getty. |
Bà nói: "Hầu như tất cả các nhân vật trong những bộ phim ăn khách nhất về những E.T – dù là để giải trí hay làm ẩn dụ - đều chẳng có chút quan hệ nào đến những cuộc tiếp xúc đầu tiên với những người ngoài hành tinh trong thực tế”.
Bà Tarter cho rằng hình ảnh “những người anh em có trí tuệ” được tạo ra trong văn học - nghệ thuật chỉ là sự tưởng tượng theo linh tính của chúng ta về họ, không hề giống với thực tế. Nhưng thực tế thì họ ra sao?
Nhà vật lý thiên văn kiêm nhà văn nổi tiếng Karl Sagan trong cuốn tiểu thuyết “Cuộc tiếp xúc” ra mắt năm 1997 được quay thành bộ phim cùng tên đã đưa ra một hình dung được cho là khá thích hợp với các E.T.
Trong phim những người ngoài hành tinh có dung mạo tựa như loài người. Dung mạo cứ cho là như vậy cũng được, thì thực tế họ khó lòng tốt bụng đến mức tổ chức cho con người những cuộc tham quan vũ trụ. Còn vô lý hơn là, họ can thiệp vào những công việc trên Trái đất và chi phối chúng ta chẳng khác gì những thiên thần hay ác quỷ trong tôn giáo.
Trước hết, nếu như trong phạm vi của Hệ Mặt trời có những nền văn minh phát triển cao thì họ sẽ nhìn nhận chúng ta cũng giống như chúng ta nhìn nhận những vi sinh vật. Liệu họ có chú ý đặc biệt đến những cư dân kém phát triển trên những hành tinh khác? Họ sẽ làm chúng ta ngất đi và mang chúng ta theo họ hay ngược lại sẽ tận tình giúp đỡ chúng ta?
Chúng ta không nên phóng đại ý nghĩa đặc biệt của sự tồn tại những người láng giềng trong vũ trụ nhưng cũng không nên qúa coi thường cuộc tiếp xúc sẽ xảy ra trong tương lai, theo bà Tarter.
Điều gì có thể thúc đẩy đại diện của nền văn minh ngoài Trái đất gửi những đoàn thám hiểm tới hành tinh của chúng ta? Phải chăng họ thấy chúng ta phong phú các kim loại nặng không có ở những hành tinh khác? Liệu có thể tin vào giả thuyết về cuộc xâm lược của một nền văn minh nào đó mà nhà vật lý thiên văn kiệt xuất Steven Hawking đã nêu ra? Nếu quả là như vậy thì những đại diện của nền văn minh ấy sẽ tự huỷ diệt mình trước khi bay đến Trái đất, bà Gill Tarter lập luận.
Từ khi đặt vấn đề nghiên cứu vũ trụ, chúng ta chưa hề phát hiện bất cứ một dấu vết nào của sự sống có trí tuệ. Chưa có bất cứ một E.T nào tìm cách liên hệ với chúng ta, trong khi nếu tính tuổi của những ngôi sao mà chúng ta biết là trên 10 tỷ năm, thì việc giao tiếp giữa các cư dân trong những hệ thiên hà này với chúng ta là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
Đương nhiên, xác suất của một cuộc tiếp xúc thông qua sự trao đổi những thông điệp được mã hoá là điều mang tính lý thuyết thuần tuý. Chúng ta chỉ nhận được những thông điệp trong trường hợp các mã số trên một trong những loại bức xạ chúng ta đã biết. Nếu không, chúng ta không hiểu được họ muốn nói gì với chúng ta. Nhận được thông điệp còn phải biết cách đọc. Như vậy, cơ hội thu nhận được thông tin từ những thế giới có nền văn minh khác là điều rất đáng nghi ngờ.
Nhưng dù sao đi nữa thì vẫn có cơ hội. Theo lý thuyết, chúng ta không phải sinh vật có trí tuệ duy nhất, mà còn các sinh vật khác nữa sống ở những nơi xa vô cùng trong vũ trụ.
Chúng ta đều biết rằng những chuyến thám hiểm giữa các vì sao cần đến một năng lượng khổng lồ và nhiều nguồn lực khác. Nếu như có một nền văn minh nào đó cùng đẳng cấp (nghĩa là ở cùng một mức độ phát triển) nằm được những nguyên lý của kỹ thuật viễn di (teleportation) xuyên không gian, thì họ sẽ cần ít thời gian và nguồn lực hơn nhiểu để “nhảy” ngược hàng triệu năm ánh sáng.
Cũng không loại trừ các E.T không có ý định tiếp xúc với chúng ta vì chúng ta chưa chuẩn bị điều nay hoặc chúng ta không chuẩn bị thừa nhận sự tồn tại của họ.
Bảo Châu
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Người ngoài hành tinh không giống như chúng ta nghĩ?
Người ngoài hành tinh không giống như chúng ta nghĩ?
Quan niệm của chúng ta về những người ngoài hành tinh (E.T) phần lớn dựa trên các bộ phim viễn tưởng, coi họ là những kẻ xâm lược muốn thủ tiêu hay nô dịch loài người, hoặc những “đại ca” thông minh tuyệt đỉnh. Trong khi đó, theo người đứng đầu Tổ chức tìm kiếm những nền văn minh ngoài Trái đất (SETI) bà Gill Tarter, nhà thiên văn học nổi tiếng, đó là một quan niệm rất hạn hẹp.
Những gì chúng ta nghĩ về E.T thường là linh tính. Ảnh: Getty. |
Bà nói: "Hầu như tất cả các nhân vật trong những bộ phim ăn khách nhất về những E.T – dù là để giải trí hay làm ẩn dụ - đều chẳng có chút quan hệ nào đến những cuộc tiếp xúc đầu tiên với những người ngoài hành tinh trong thực tế”.
Bà Tarter cho rằng hình ảnh “những người anh em có trí tuệ” được tạo ra trong văn học - nghệ thuật chỉ là sự tưởng tượng theo linh tính của chúng ta về họ, không hề giống với thực tế. Nhưng thực tế thì họ ra sao?
Nhà vật lý thiên văn kiêm nhà văn nổi tiếng Karl Sagan trong cuốn tiểu thuyết “Cuộc tiếp xúc” ra mắt năm 1997 được quay thành bộ phim cùng tên đã đưa ra một hình dung được cho là khá thích hợp với các E.T.
Trong phim những người ngoài hành tinh có dung mạo tựa như loài người. Dung mạo cứ cho là như vậy cũng được, thì thực tế họ khó lòng tốt bụng đến mức tổ chức cho con người những cuộc tham quan vũ trụ. Còn vô lý hơn là, họ can thiệp vào những công việc trên Trái đất và chi phối chúng ta chẳng khác gì những thiên thần hay ác quỷ trong tôn giáo.
Trước hết, nếu như trong phạm vi của Hệ Mặt trời có những nền văn minh phát triển cao thì họ sẽ nhìn nhận chúng ta cũng giống như chúng ta nhìn nhận những vi sinh vật. Liệu họ có chú ý đặc biệt đến những cư dân kém phát triển trên những hành tinh khác? Họ sẽ làm chúng ta ngất đi và mang chúng ta theo họ hay ngược lại sẽ tận tình giúp đỡ chúng ta?
Chúng ta không nên phóng đại ý nghĩa đặc biệt của sự tồn tại những người láng giềng trong vũ trụ nhưng cũng không nên qúa coi thường cuộc tiếp xúc sẽ xảy ra trong tương lai, theo bà Tarter.
Điều gì có thể thúc đẩy đại diện của nền văn minh ngoài Trái đất gửi những đoàn thám hiểm tới hành tinh của chúng ta? Phải chăng họ thấy chúng ta phong phú các kim loại nặng không có ở những hành tinh khác? Liệu có thể tin vào giả thuyết về cuộc xâm lược của một nền văn minh nào đó mà nhà vật lý thiên văn kiệt xuất Steven Hawking đã nêu ra? Nếu quả là như vậy thì những đại diện của nền văn minh ấy sẽ tự huỷ diệt mình trước khi bay đến Trái đất, bà Gill Tarter lập luận.
Từ khi đặt vấn đề nghiên cứu vũ trụ, chúng ta chưa hề phát hiện bất cứ một dấu vết nào của sự sống có trí tuệ. Chưa có bất cứ một E.T nào tìm cách liên hệ với chúng ta, trong khi nếu tính tuổi của những ngôi sao mà chúng ta biết là trên 10 tỷ năm, thì việc giao tiếp giữa các cư dân trong những hệ thiên hà này với chúng ta là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
Đương nhiên, xác suất của một cuộc tiếp xúc thông qua sự trao đổi những thông điệp được mã hoá là điều mang tính lý thuyết thuần tuý. Chúng ta chỉ nhận được những thông điệp trong trường hợp các mã số trên một trong những loại bức xạ chúng ta đã biết. Nếu không, chúng ta không hiểu được họ muốn nói gì với chúng ta. Nhận được thông điệp còn phải biết cách đọc. Như vậy, cơ hội thu nhận được thông tin từ những thế giới có nền văn minh khác là điều rất đáng nghi ngờ.
Nhưng dù sao đi nữa thì vẫn có cơ hội. Theo lý thuyết, chúng ta không phải sinh vật có trí tuệ duy nhất, mà còn các sinh vật khác nữa sống ở những nơi xa vô cùng trong vũ trụ.
Chúng ta đều biết rằng những chuyến thám hiểm giữa các vì sao cần đến một năng lượng khổng lồ và nhiều nguồn lực khác. Nếu như có một nền văn minh nào đó cùng đẳng cấp (nghĩa là ở cùng một mức độ phát triển) nằm được những nguyên lý của kỹ thuật viễn di (teleportation) xuyên không gian, thì họ sẽ cần ít thời gian và nguồn lực hơn nhiểu để “nhảy” ngược hàng triệu năm ánh sáng.
Cũng không loại trừ các E.T không có ý định tiếp xúc với chúng ta vì chúng ta chưa chuẩn bị điều nay hoặc chúng ta không chuẩn bị thừa nhận sự tồn tại của họ.
Bảo Châu