Quán Bên Đường
Người và Tôi _ Bùi Đức Lạc
( Nhân lần giỗ thứ 5 của Linh Mục Tuyên Úy SĐND/VN )
Tôi là một Phật Tử, đã được quy y với Sư Cụ Thích Thanh Quyết từ năm xa xưa tại chùa Trà Trung, Xuân Trường, Nam Định. Người đã bị Cộng Sản hành quyết năm 1949. Tất cả các đệ tử xuất gia của Người nay đã viên tịch, có lẽ đệ tử sau cùng của Người là Hòa Thượng Thích Thanh Đạm, đã viên tịch tại Hoa Thịnh Đốn cũng mấy năm rồi. Cách nay khoảng 20 năm, tôi được gặp Ht Thích Thanh Đạm lần cuối, tại chùa Giác Minh, Paolo Alto , California . Được may mắn nói chuyện xưa với Người suốt một giờ đồng hồ, mà đề tài chính là nói về Sư Cụ Thích Thanh Quyết, nhất là các phép tắc của Người, chính Người đã nói, những phép tắc đó là những công phu ngoại đạo, nên Người nhất quyết không truyền lại cho các đệ tử của Người, những công phu này dân chúng trong vùng đã chứng kiến, tất cả đều không hiểu làm sao mà một pho tượng, nặng cả năm sáu tấn, chiều hôm trước còn dưới mặt đất, mà sáng hôm sau pho tượng đó đã đứng trên đài cao 2 thước tây, một cách chững chạc, đương nhiên là không một ai biết tại sao? Quả thật là một sự lạ!
Ngày 26 tháng 1 năm 1968 tức là ngày 27 tháng 12 năm Đinh Mùi, chúng tôi được lệnh của Chiến Đoàn I Nhảy Dù, di chuyển từ ga Phổ Trạch về Cây Số 17, vùng tập trung quân tại đó, cũng là để nghỉ dưỡng quân (ăn tết Mậu Thân luôn thể). Cả pháo đội đang lo đào hầm hố phòng thủ. Lúc 17:30, ban truyên tin của pháo đội báo cho biết 30 phút nữa Linh Mục Vũ Ngọc Đáng sẽ đến thăm pháo đội, sau đó Cha sẽ trở về Huế, lần trở về pháo đội cung cấp phương tiện cho Cha. Mặc dù không biết Cha đến với mục đích gì, tôi cũng không cần hỏi lệnh này từ đâu đến, nhưng nghe tin Cha đến là tôi thấy vui vui. Tôi cho lệnh Thượng Sĩ Chu văn Chấn; Thường Vụ pháo đội:
-Lo quân phục anh em chỉnh tề (áo giáp, nón sắt và súng đạn, ngày đó áo giáp thật cồng kềnh, không như áo giáp sau này), không cần có toán dàn chào Cha, pháo đội sẵn sàng tập họp khi có lệnh. Không đầy 20 phút sau Cha đến, tôi trình diện Pháo Đội với Cha, nhưng Cha khoác tay không chịu. Trước hàng quân Cha lên tiếng:
-Anh em có thích tượng thánh tổ của Binh Chủng hay không? Cả Pháo Đội đồng thanh:
-Có ạ. Thế là Cha đích thân gặp từng quân nhân, hỏi han và tặng mỗi người một tượng “Thánh Tổ Micae” để đeo trước ngực, thường vụ pháo đội xin nhận lãnh cho thành phần hậu cứ, được Cha trả lời:
-Hậu cứ có phần của hậu cứ.
Năm tháng trôi qua, khi mãn cuộc hành quân Lam Sơn 719, vừa bước ra khỏi máy bay trực thăng tại Đông Hà, Cha Đáng là người lại ôm tôi đầu tiên. Không hiểu chúng tôi hợp nhau điều gì, nhưng Cha rất thích gần tôi. Năm 1972 khi Cha Công dẫn phái đoàn sinh viên, tới thăm đơn vị tại Hải Lăng, Cha Đáng làm tôi thật cảm động, khi Cha giới thiệu với Cha Công tôi là bạn thân của Cha, tôi ấp úng không biết phải đáp lại thế nào cho phải. Thời gian sau tôi tháp tùng phái đoàn do Đại Tá Trần Quốc Lịch hướng dẫn, cùng cố vấn của Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù ra thăm Hàng Không Mẫu Hạm (hình như là Continental) thuộc Đệ Thất Hạm Đội, ngoài khơi Huế, nhân dịp này Đại Tá LĐT có tặng huy chương cho Hạm trưởng; lần đầu tiên được đặt chân lên một Hàng Không Mẫu Hạm, nhiều việc mắt thấy tai nghe thật mới lạ, thật thích thú, khi về tôi khoe với Cha, Cha níu lấy cơ hội này và hỏi:
-Có khi nào đi thăm Đệ Thất Hạm Đội nữa không? Tôi đã biết trước kế hoạch của Lữ Đoàn là sẽ ra thăm các chiến hạm có súng đại bác, hỏa tiễn; các chiến hạm này đang yểm trợ hỏa lực cho chúng tôi, nên nhanh nhẹn trả lời.
-Thưa Cha có ạ! Đại Tá LĐT sẽ ra thăm vào ngày gần đây. Tôi nhấn mạnh để Cha nắm vững, khi đi thăm Đệ Thất Hạm Đội.
-Thưa Cha! Khi mình tới thăm các chiến hạm, thủy thủ đoàn của họ đều mặc áo giáp, nón sắt và súng đạn đầy đủ. Đương nhiên mình cũng phải mặc như vậy; nếu Cha muốn tháp tùng con nghĩ không trở ngại, con sẽ xin với Lữ Đoàn và con sẽ báo cho Cha biết trước một giờ, Cha phải chuẩn bị quân phục với áo giáp, nón sắt; con sẽ cho xe đến đón Cha. Cha thật mừng và nhắc nhở tôi nhớ đừng quên.
Khoảng một tuần sau tôi về họp hành quân tại BTL hành quân SĐND, họp xong khoảng 17:00. Bước chân ra khỏi phòng họp, vừa chào Cha xong, thì hai anh bạn trên BTL la lớn:
-Ê Lạc đi Đệ Thất Hạm Đội không mày? Tôi nhanh nhẹn trả lời.
-Tao phải về vị trí, tối rồi không đi đâu cả! Cha níu lấy tôi và nói ngay:
-Này anh Lạc cho tôi đi với; Anh hứa với tôi rồi; nếu có đi thăm Đệ Thất Hạm Đội cho tôi tháp tùng! Tôi bối rối như người mắc tội, chưa biết phải nói sao! Thì hai anh bạn chạy sấn lại, (tôi phải nói cho rõ, hai anh này thấy Cha vui vẻ nên hay chọc phá Cha) một trong hai anh lên tiếng:
-Phải đấy để cha đi thăm Đệ Thất Hạm Đội cho vui! Tôi biết bị nỡm, nên vội vàng chặn lại
-Thưa Cha hai thằng này nó phá Cha đó! Tối rồi con không đi đâu cả, con phải về vị trí ngay đây ạ. Nhưng cha có kịp nghe tôi phân trần đâu. Người chạy về phòng và hớt hải chạy trở lại, trên tay cầm áo giáp, nón sắt cùng súng đạn leo lên sau xe tôi ngồi. Vô cùng bối rối tôi chậm rãi nói với Người:
-Thưa Cha con không đi đâu giờ này được, tối rồi, con phải về vị trí hành quân, con có nói khi nào đi, con sẽ báo trước với Cha một giờ mà. Nhưng hai anh bạn lại nói át đi.
-Thằng này nó xấu đó, nó sợ máy bay không đủ chỗ, Cha cứ ngồi đó là nó phải để Cha đi, rồi cười sặc sụa. Cha lại lên tiếng:
-Phải đó cứ để tôi đi, cùng lắm máy bay không đủ chỗ, lúc đó để tôi lại cũng không sao. Tôi phải cố phân trần để Cha hiểu:
-Thưa Cha hai thằng này, từ xưa đến giờ nó vẫn theo phá Cha, Cha còn lạ gì nó, tụi nó nói tầm bậy đó; tối rồi làm gì còn bay ra hạm đội được nữa, ban ngày máy bay trực thăng đáp xuống sàn tầu khó, phải là những hoa tiêu có kinh nghiệm mới đáp được, huống chi là chiều tối; Cha nghe con đi, khi nào ra Đệ Thất Hạm Đội con sẽ báo với Cha ngay! Lúc đó cha mới nhận ra tôi nói có lý. Cha buồn thiu bước xuống xe, miệng Người còn lẩm bẩm:
-Các anh lại phá tôi rồi.
Nhìn Người cúi mặt cầm nón sắt (lúc đó Người đã mặc áo giáp và súng đạn sẵn sàng) bước chân chậm chạp. Tôi nhớ tới cũng hình ảnh này hồi đầu năm 1967 lúc Thiếu Tướng Dư Quốc Đống phạt tất cả Sĩ Quan trong căn cứ Hoàng Hoa Thám, phải Nhảy Dù Đêm tám lần, vì lý do gây rối trên sàn nhảy do (Nhảy Dù và Không Quân phối hợp tại Mỹ Phụng) hoàn toàn sĩ quan trong căn cứ bị oan, những người tham dự gây rối này không có ai trong căn cứ HHT cả, (lúc nào thư thả quí vị cứ hỏi thẳng ông phi đoàn trưởng F5 Hưng P. là rõ ngay). Lúc đó Cha và Thầy Thích Minh Thuần, khi nhảy saut đêm xong, cũng tay cầm nón sắt mệt mỏi di chuyển, tại Ấp Đồn vừa đi vừa than. Không biết có phải Người nói đủ cho Trung Tá Tham Mưu Trưởng nghe hay không:
-Các ông phá làng phá xóm, chứ tụi tôi làm gì đâu mà Thiếu Tướng cũng phạt; Trung Tá Tham Mưu Trưởng phải trấn an:
Còn ba bữa nữa là hết rồi Cha ạ, ráng đi Cha!
Lệnh Phạt này cỡ tôi là sướng nhất, vì không bao giờ tổ chức saut “Nhảy Dù” ban đêm sau 10 giờ tối, cũng như các tiệm nhảy đầm không bao giờ khai mạc trước 10 giờ. Nhưng chúng tôi về nhà “khai” bị Thiếu Tướng Tư Lệnh phạt Nhảy Dù đêm, nên có khi phải nhảy đến 6:00 giờ sáng mới xong, bà nào cũng tin chắc như bắp vậy!
Đất nước điêu linh, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị xóa sổ, Người bị đi Tù như các anh em quân nhân khác, khi Người vừa ra khỏi ngục tù, chúng tôi gửi những gói quà nhỏ để người có phương tiện thăm những gia đình anh em quân nhân Nhảy Dù đang gặp khốn khó, như cả nước đang bị rên siết dưới gót giầy tàn bạo của bọn Quỉ Đỏ. Đến khi có chương trình HO chúng tôi làm giấy bảo lãnh Người vào San Jose California, năm 1992.
Năm 2004 GĐMĐ San Jose và vùng phụ cận, ngày 1 tháng 6 đã tổ chức một buổi lễ mừng “Khánh Vàng” ngày thụ phong Linh Mục của Người, và cũng là ngày Người hưởng thọ 80 tuổi. Ngày này quan khách đông đủ “400 người”, đều cảm nhận được tinh thần Mũ Đỏ đầy tình, đượm nghĩa. Chưa có một Quân Binh Chủng nào mà vị tuyên úy lại khăng khít với anh em quân nhân như vậy! Tại bữa tiệc liên hoan chúng tôi đã soạn để Chi Hội Trưởng GĐMĐ San Jose và vùng phụ cận, đọc bài tiểu sử sau đây:
Tại vùng châu thổ sông Hồng Hà, nơi có tiếng là vùng Ðịa Linh, sản xuất rất nhiều Anh Kiệt; Quả là không ngoa Nam Ðịnh nơi có bốn con sông lớn tụ tập lại, rồi cùng chảy ra biển Ðông : Sông Hồng Hà, Sông Ðáy, Sông Ðào, Sông Ninh Cơ; vì nơi địa danh có những cơ duyên đặc biệt như vậy; cho nên Nam Ðịnh đã tự hào có nhà thơ Nguyễn khuyến; Giòng họ Trần được đời đời quí mến, có những vị anh quân, những vị tướng tài đầy thao lược, lập những chiến công hiển hách, đã dầy công cứu nước và giữ nước. Cũng từ Nam Ðịnh, tại Cổ Trạch nơi chôn nhau cắt rốn của Hưng Ðạo Ðại Vương, thì tại Cầu Cổ ngày mồng 5 tháng 4 năm 1924 tức năm Giáp Tý, cũng một hiền nhân Vũ Ngọc Ðáng ra đời. Rồi khi lớn khôn, thứ tự theo học như sau:
Năm 1932 theo học trường họ Ninh Mật, Nam Ðịnh
Năm 1938 theo học trường Puginier Hà Nội.
Năm 1942 theo học trường trung học Hoàng Nguyên Hà Nội.
Năm 1948 nhập chủng viện tại Hà Nội.
Năm 1949 Ðại Chủng Viện Saint Sulpice (Xuân Bích) H.N.
Năm 1954-31-5 thụ phong Linh Mục tại Hà Nội,
Năm 1954-30-6 làm phó xứ Hà Ðông.
Chỉ không đầy một tháng sau đó, vận nước nổi trôi, đất nước bị chia hai, Linh Mục Vũ Ngọc Ðáng cũng di cư vào Nam, LM Ðáng tính tình hiền hòa, nhưng rất hoạt bát, năng động, nên chân ướt chân ráo LM bắt tay vào công việc ngay, dậy học tại Bắc Hà, Củ Chi, nhưng không dừng chân tại đó. Có lý nào một cánh chim đại bàng lại chịu bó cánh không bay bổng lên không trung; cho nên:
Cuối năm 1956 theo lệnh động viên của Bộ Quốc Phòng, người được đồng hóa với cấp bậc Trung Úy Tuyên Úy Công Giáo.
Năm 1957 để thỏa chí tang bồng, Người tình nguyện về phục vụ tại Binh Chủng Nhảy Dù Việt Nam, kể từ ngày đó, cuộc đời của Cha gắn bó chặt chẽ với anh em Mũ Ðỏ. Lúc nào Người cũng muốn Binh Chủng Nhảy Dù phải có một chỗ đứng trang trọng trong lòng mọi người, LM nghĩ rằng nếu muốn cho các chiến sĩ Mũ Ðỏ yên tâm chiến đấu ngoài chiến trường, phải làm sao cho họ yên tâm rằng: Trong lúc họ chiến đấu con cái của họ có nơi học hành chắc chắn, cả về trí dục lẫn đức dục. Cho nên trên cương vị của một Tuyên úy, Linh Mục Vũ Ngọc Ðáng đã sáng lập ra trường trung tiểu học công lập Thống Nhất, do Người làm Hiệu Trưởng “với giấy phép của Bộ Quốc Gia Giáo Dục” giúp cho con em của các chiến sĩ Mũ Ðỏ có nơi ăn học miễn phí, nhờ vậy các con em của các Mũ Ðỏ học hành tấn tới, có cháu xuất thân từ trường này đã trở thành:
Sĩ Quan của QLVNCH.
Giáo Viên, Giáo Sư
Các giới chức trong chính quyền
Ngoài trận tuyến Cha luôn luôn sát cánh bên các anh em Mũ Ðỏ, cho nên Cha cũng có những huy chương mà thường thì các vị tuyên úy khác không có được. Như:
Ðệ Ngũ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương.
Lục Quân Huân Chương
Anh Dũng Bội Tinh
Tham Mưu Bội Tinh
Chương Mỹ Bội Tinh...... và những huy chương cao quý khác.
Năm 1975 nước nhà bị bọn lang thú chiếm trọn, Linh Mục Vũ Ngọc Ðáng phải trình diện đi tù khổ sai, mà chúng gọi là đi (học tập cải tạo), tại những trại tù đầy đọa con người như: Hóc Môn, Suối Máu; sau đó bị đưa ra miền Bắc, giam ở những nơi rừng thiêng nước độc trong dẫy Hoàng Liên Sơn, như trại tù Yên Bái do Bộ Ðội Cộng Sản Việt Nam đảm trách phần cai tù, rồi chuyển sang trại tù Vĩnh Phú do Công An cai quản.
Năm 1979 khi Trung Cộng tràn sang miền Bắc bọn công an đưa tất cả các tù nhân lánh xa vùng biên giới Việt-Hoa, Linh Mục Vũ Ngọc Ðáng cùng các bạn tù, từ Vĩnh Phú được chúng đưa về giam tại trại Thanh Phong, Thanh Hóa.
Năm 1982 chúng lại đưa linh mục về giam tại trại Z30A Hàm Tân Long Khánh.
Năm 1985 vì bị thế giới chê trách, để che dấu những đòn thù mà chúng đối xử với các tù nhân, để làm dịu đi tiếng trả thù đó, chúng đành thả một số tù nhân trong đó có Linh Mục Vũ Ngọc Ðáng, sau đó là những năm tháng quản thúc, cấm làm lễ, cấm liên lạc với anh em Nhảy Dù, nhưng nhìn gia đình các Mũ Ðỏ túng thiếu lam lũ, nhất là không đủ ăn làm sao cầm lòng được, LM Vũ Ngọc Ðáng đã tới thăm khu gia cư của anh em Mũ Ðỏ, ở những vùng kinh tế mới, trao tặng cho họ những ân tình thương mến từ Quốc Ngoại gửi về, làm lễ “chui” cho các anh em Mũ Ðỏ. Vì liên tiếp nhận thư từ hải ngoại, nên bị Công An khu vực nghi ngờ hạch hỏi, nhưng vẫn một lòng quên mình cho mọi người.
Năm 1992 Linh Mục Vũ Ngọc Ðáng được đoàn tụ với anh em Mũ Ðỏ, do anh em Mũ Ðỏ đùm bọc, quả thật hiếm có một Quân Binh chủng nào mà các vị tuyên úy lại khăng khít với các anh em quân nhân như vậy, kể từ đó Người sinh hoạt gắn bó với anh em MŨ ÐỎ Hải Ngoại, trong tình huynh đệ chi binh; Làm sao trên thế gian này có được mối tình quí giá đáng ca ngợi hơn.
Ngày 7 tháng 7 năm 2007 như có điềm báo trước, mặc dù lúc đó Người vẫn còn khỏe mạnh, Cha cho gọi tôi đến bên hai tách trà, Người nói:
Anh Lạc à tôi cảm thấy mình sắp được Chúa gọi! Anh hãy chuẩn bị trước và giúp tôi làm những việc sau đây:
1- Anh phải lo làm lễ phủ cờ cho tôi
2- Hôm đó tôi xin anh em Mũ Đỏ mặc Quân Phục
3- Tôi muốn được lúc niệm, phải mặc Quân Phục và Mũ Đỏ
4- Tiền bảo hiểm của tôi hãy để cho các bà mẹ Công Giáo, để họ lo chi phí cho đám tang.
Vừa nghe xong tôi cảm thấy tái tê. Tôi nghĩ thầm: “Chúa gọi thì Cha cứ việc đút nút hai lỗ tai lại không nghe thấy gì cả” rồi tự bật cười. Cha hỏi ngay
-Anh cười gì vậy?
-Thưa Cha không có chi!
Không lý nào người còn khỏe mà đã trối trăng như sắp chết. Tôi lại nghĩ: “Những bậc chân tu thường biết trước ngày về Thiên Đàng của mình”. Nên tôi nghiêm chỉnh hứa là sẽ làm đúng những điều trên. Và xin Người nhân buổi họp hàng tháng của chi hội MĐ San Jose và vùng phụ cận, hãy nói những điều Người vừa nói với tôi, để anh em một lòng hoàn thành lời nguyện của Cha. Cho nên Người đã nói với anh em trong buổi họp đầu tháng 9 năm 2007 đúng những điều người nói với riêng tôi.
Ngày chủ nhật 16 tháng 12 năm 2007, sau khi Người làm lễ tại thánh đường Maria Goretti về tới nhà, Người vừa vào phòng riêng, một tiếng động mạnh phát ra từ phòng ngủ của Người, người nhà vội chạy vào, thấy Người nằm dưới đất không đứng dậy được, nhưng tương đối vẫn còn tỉnh táo, vội gọi xe cứu cấp, nhưng khi tới bệnh viện thì Người hoàn toàn mê man, phải đặt ống thở phụ. Cũng kể từ đó Người không còn biết gì nữa. Tới lúc 14:30 rút ống thở phụ ra, 15 phút sau tức là lúc 14:45 ngày 21 tháng 12 năm 2007, Người ra đi yên lành không một lời từ giã.
Anh em Mũ Đỏ San Jose và vùng phụ cận, đã làm tròn phận sự của mình, với vị Tuyên Úy khả kính. Nhưng rất tiếc chúng tôi không có khả năng để làm điều thứ 3, tức là khi tẩm niệm, Người không được mặc quân phục như ý nguyện, vì cha sở Việt Nam đã không chấp nhận, mặc dù những lời cầu khẩn của chúng tôi rất minh bạch.
Nhưng chúng tôi chắc chắn một điều, Người về nước Chúa vẫn mang theo Tinh Thần Nhảy Dù - Cố Gắng.,.
Mũ Đỏ Bùi Đức Lạc
Sáng lập viên GĐMĐVN
( Bài Tác giả gửi HNPD )
Người và Tôi _ Bùi Đức Lạc
( Nhân lần giỗ thứ 5 của Linh Mục Tuyên Úy SĐND/VN )
Tôi là một Phật Tử, đã được quy y với Sư Cụ Thích Thanh Quyết từ năm xa xưa tại chùa Trà Trung, Xuân Trường, Nam Định. Người đã bị Cộng Sản hành quyết năm 1949. Tất cả các đệ tử xuất gia của Người nay đã viên tịch, có lẽ đệ tử sau cùng của Người là Hòa Thượng Thích Thanh Đạm, đã viên tịch tại Hoa Thịnh Đốn cũng mấy năm rồi. Cách nay khoảng 20 năm, tôi được gặp Ht Thích Thanh Đạm lần cuối, tại chùa Giác Minh, Paolo Alto , California . Được may mắn nói chuyện xưa với Người suốt một giờ đồng hồ, mà đề tài chính là nói về Sư Cụ Thích Thanh Quyết, nhất là các phép tắc của Người, chính Người đã nói, những phép tắc đó là những công phu ngoại đạo, nên Người nhất quyết không truyền lại cho các đệ tử của Người, những công phu này dân chúng trong vùng đã chứng kiến, tất cả đều không hiểu làm sao mà một pho tượng, nặng cả năm sáu tấn, chiều hôm trước còn dưới mặt đất, mà sáng hôm sau pho tượng đó đã đứng trên đài cao 2 thước tây, một cách chững chạc, đương nhiên là không một ai biết tại sao? Quả thật là một sự lạ!
Ngày 26 tháng 1 năm 1968 tức là ngày 27 tháng 12 năm Đinh Mùi, chúng tôi được lệnh của Chiến Đoàn I Nhảy Dù, di chuyển từ ga Phổ Trạch về Cây Số 17, vùng tập trung quân tại đó, cũng là để nghỉ dưỡng quân (ăn tết Mậu Thân luôn thể). Cả pháo đội đang lo đào hầm hố phòng thủ. Lúc 17:30, ban truyên tin của pháo đội báo cho biết 30 phút nữa Linh Mục Vũ Ngọc Đáng sẽ đến thăm pháo đội, sau đó Cha sẽ trở về Huế, lần trở về pháo đội cung cấp phương tiện cho Cha. Mặc dù không biết Cha đến với mục đích gì, tôi cũng không cần hỏi lệnh này từ đâu đến, nhưng nghe tin Cha đến là tôi thấy vui vui. Tôi cho lệnh Thượng Sĩ Chu văn Chấn; Thường Vụ pháo đội:
-Lo quân phục anh em chỉnh tề (áo giáp, nón sắt và súng đạn, ngày đó áo giáp thật cồng kềnh, không như áo giáp sau này), không cần có toán dàn chào Cha, pháo đội sẵn sàng tập họp khi có lệnh. Không đầy 20 phút sau Cha đến, tôi trình diện Pháo Đội với Cha, nhưng Cha khoác tay không chịu. Trước hàng quân Cha lên tiếng:
-Anh em có thích tượng thánh tổ của Binh Chủng hay không? Cả Pháo Đội đồng thanh:
-Có ạ. Thế là Cha đích thân gặp từng quân nhân, hỏi han và tặng mỗi người một tượng “Thánh Tổ Micae” để đeo trước ngực, thường vụ pháo đội xin nhận lãnh cho thành phần hậu cứ, được Cha trả lời:
-Hậu cứ có phần của hậu cứ.
Năm tháng trôi qua, khi mãn cuộc hành quân Lam Sơn 719, vừa bước ra khỏi máy bay trực thăng tại Đông Hà, Cha Đáng là người lại ôm tôi đầu tiên. Không hiểu chúng tôi hợp nhau điều gì, nhưng Cha rất thích gần tôi. Năm 1972 khi Cha Công dẫn phái đoàn sinh viên, tới thăm đơn vị tại Hải Lăng, Cha Đáng làm tôi thật cảm động, khi Cha giới thiệu với Cha Công tôi là bạn thân của Cha, tôi ấp úng không biết phải đáp lại thế nào cho phải. Thời gian sau tôi tháp tùng phái đoàn do Đại Tá Trần Quốc Lịch hướng dẫn, cùng cố vấn của Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù ra thăm Hàng Không Mẫu Hạm (hình như là Continental) thuộc Đệ Thất Hạm Đội, ngoài khơi Huế, nhân dịp này Đại Tá LĐT có tặng huy chương cho Hạm trưởng; lần đầu tiên được đặt chân lên một Hàng Không Mẫu Hạm, nhiều việc mắt thấy tai nghe thật mới lạ, thật thích thú, khi về tôi khoe với Cha, Cha níu lấy cơ hội này và hỏi:
-Có khi nào đi thăm Đệ Thất Hạm Đội nữa không? Tôi đã biết trước kế hoạch của Lữ Đoàn là sẽ ra thăm các chiến hạm có súng đại bác, hỏa tiễn; các chiến hạm này đang yểm trợ hỏa lực cho chúng tôi, nên nhanh nhẹn trả lời.
-Thưa Cha có ạ! Đại Tá LĐT sẽ ra thăm vào ngày gần đây. Tôi nhấn mạnh để Cha nắm vững, khi đi thăm Đệ Thất Hạm Đội.
-Thưa Cha! Khi mình tới thăm các chiến hạm, thủy thủ đoàn của họ đều mặc áo giáp, nón sắt và súng đạn đầy đủ. Đương nhiên mình cũng phải mặc như vậy; nếu Cha muốn tháp tùng con nghĩ không trở ngại, con sẽ xin với Lữ Đoàn và con sẽ báo cho Cha biết trước một giờ, Cha phải chuẩn bị quân phục với áo giáp, nón sắt; con sẽ cho xe đến đón Cha. Cha thật mừng và nhắc nhở tôi nhớ đừng quên.
Khoảng một tuần sau tôi về họp hành quân tại BTL hành quân SĐND, họp xong khoảng 17:00. Bước chân ra khỏi phòng họp, vừa chào Cha xong, thì hai anh bạn trên BTL la lớn:
-Ê Lạc đi Đệ Thất Hạm Đội không mày? Tôi nhanh nhẹn trả lời.
-Tao phải về vị trí, tối rồi không đi đâu cả! Cha níu lấy tôi và nói ngay:
-Này anh Lạc cho tôi đi với; Anh hứa với tôi rồi; nếu có đi thăm Đệ Thất Hạm Đội cho tôi tháp tùng! Tôi bối rối như người mắc tội, chưa biết phải nói sao! Thì hai anh bạn chạy sấn lại, (tôi phải nói cho rõ, hai anh này thấy Cha vui vẻ nên hay chọc phá Cha) một trong hai anh lên tiếng:
-Phải đấy để cha đi thăm Đệ Thất Hạm Đội cho vui! Tôi biết bị nỡm, nên vội vàng chặn lại
-Thưa Cha hai thằng này nó phá Cha đó! Tối rồi con không đi đâu cả, con phải về vị trí ngay đây ạ. Nhưng cha có kịp nghe tôi phân trần đâu. Người chạy về phòng và hớt hải chạy trở lại, trên tay cầm áo giáp, nón sắt cùng súng đạn leo lên sau xe tôi ngồi. Vô cùng bối rối tôi chậm rãi nói với Người:
-Thưa Cha con không đi đâu giờ này được, tối rồi, con phải về vị trí hành quân, con có nói khi nào đi, con sẽ báo trước với Cha một giờ mà. Nhưng hai anh bạn lại nói át đi.
-Thằng này nó xấu đó, nó sợ máy bay không đủ chỗ, Cha cứ ngồi đó là nó phải để Cha đi, rồi cười sặc sụa. Cha lại lên tiếng:
-Phải đó cứ để tôi đi, cùng lắm máy bay không đủ chỗ, lúc đó để tôi lại cũng không sao. Tôi phải cố phân trần để Cha hiểu:
-Thưa Cha hai thằng này, từ xưa đến giờ nó vẫn theo phá Cha, Cha còn lạ gì nó, tụi nó nói tầm bậy đó; tối rồi làm gì còn bay ra hạm đội được nữa, ban ngày máy bay trực thăng đáp xuống sàn tầu khó, phải là những hoa tiêu có kinh nghiệm mới đáp được, huống chi là chiều tối; Cha nghe con đi, khi nào ra Đệ Thất Hạm Đội con sẽ báo với Cha ngay! Lúc đó cha mới nhận ra tôi nói có lý. Cha buồn thiu bước xuống xe, miệng Người còn lẩm bẩm:
-Các anh lại phá tôi rồi.
Nhìn Người cúi mặt cầm nón sắt (lúc đó Người đã mặc áo giáp và súng đạn sẵn sàng) bước chân chậm chạp. Tôi nhớ tới cũng hình ảnh này hồi đầu năm 1967 lúc Thiếu Tướng Dư Quốc Đống phạt tất cả Sĩ Quan trong căn cứ Hoàng Hoa Thám, phải Nhảy Dù Đêm tám lần, vì lý do gây rối trên sàn nhảy do (Nhảy Dù và Không Quân phối hợp tại Mỹ Phụng) hoàn toàn sĩ quan trong căn cứ bị oan, những người tham dự gây rối này không có ai trong căn cứ HHT cả, (lúc nào thư thả quí vị cứ hỏi thẳng ông phi đoàn trưởng F5 Hưng P. là rõ ngay). Lúc đó Cha và Thầy Thích Minh Thuần, khi nhảy saut đêm xong, cũng tay cầm nón sắt mệt mỏi di chuyển, tại Ấp Đồn vừa đi vừa than. Không biết có phải Người nói đủ cho Trung Tá Tham Mưu Trưởng nghe hay không:
-Các ông phá làng phá xóm, chứ tụi tôi làm gì đâu mà Thiếu Tướng cũng phạt; Trung Tá Tham Mưu Trưởng phải trấn an:
Còn ba bữa nữa là hết rồi Cha ạ, ráng đi Cha!
Lệnh Phạt này cỡ tôi là sướng nhất, vì không bao giờ tổ chức saut “Nhảy Dù” ban đêm sau 10 giờ tối, cũng như các tiệm nhảy đầm không bao giờ khai mạc trước 10 giờ. Nhưng chúng tôi về nhà “khai” bị Thiếu Tướng Tư Lệnh phạt Nhảy Dù đêm, nên có khi phải nhảy đến 6:00 giờ sáng mới xong, bà nào cũng tin chắc như bắp vậy!
Đất nước điêu linh, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị xóa sổ, Người bị đi Tù như các anh em quân nhân khác, khi Người vừa ra khỏi ngục tù, chúng tôi gửi những gói quà nhỏ để người có phương tiện thăm những gia đình anh em quân nhân Nhảy Dù đang gặp khốn khó, như cả nước đang bị rên siết dưới gót giầy tàn bạo của bọn Quỉ Đỏ. Đến khi có chương trình HO chúng tôi làm giấy bảo lãnh Người vào San Jose California, năm 1992.
Năm 2004 GĐMĐ San Jose và vùng phụ cận, ngày 1 tháng 6 đã tổ chức một buổi lễ mừng “Khánh Vàng” ngày thụ phong Linh Mục của Người, và cũng là ngày Người hưởng thọ 80 tuổi. Ngày này quan khách đông đủ “400 người”, đều cảm nhận được tinh thần Mũ Đỏ đầy tình, đượm nghĩa. Chưa có một Quân Binh Chủng nào mà vị tuyên úy lại khăng khít với anh em quân nhân như vậy! Tại bữa tiệc liên hoan chúng tôi đã soạn để Chi Hội Trưởng GĐMĐ San Jose và vùng phụ cận, đọc bài tiểu sử sau đây:
Tại vùng châu thổ sông Hồng Hà, nơi có tiếng là vùng Ðịa Linh, sản xuất rất nhiều Anh Kiệt; Quả là không ngoa Nam Ðịnh nơi có bốn con sông lớn tụ tập lại, rồi cùng chảy ra biển Ðông : Sông Hồng Hà, Sông Ðáy, Sông Ðào, Sông Ninh Cơ; vì nơi địa danh có những cơ duyên đặc biệt như vậy; cho nên Nam Ðịnh đã tự hào có nhà thơ Nguyễn khuyến; Giòng họ Trần được đời đời quí mến, có những vị anh quân, những vị tướng tài đầy thao lược, lập những chiến công hiển hách, đã dầy công cứu nước và giữ nước. Cũng từ Nam Ðịnh, tại Cổ Trạch nơi chôn nhau cắt rốn của Hưng Ðạo Ðại Vương, thì tại Cầu Cổ ngày mồng 5 tháng 4 năm 1924 tức năm Giáp Tý, cũng một hiền nhân Vũ Ngọc Ðáng ra đời. Rồi khi lớn khôn, thứ tự theo học như sau:
Năm 1932 theo học trường họ Ninh Mật, Nam Ðịnh
Năm 1938 theo học trường Puginier Hà Nội.
Năm 1942 theo học trường trung học Hoàng Nguyên Hà Nội.
Năm 1948 nhập chủng viện tại Hà Nội.
Năm 1949 Ðại Chủng Viện Saint Sulpice (Xuân Bích) H.N.
Năm 1954-31-5 thụ phong Linh Mục tại Hà Nội,
Năm 1954-30-6 làm phó xứ Hà Ðông.
Chỉ không đầy một tháng sau đó, vận nước nổi trôi, đất nước bị chia hai, Linh Mục Vũ Ngọc Ðáng cũng di cư vào Nam, LM Ðáng tính tình hiền hòa, nhưng rất hoạt bát, năng động, nên chân ướt chân ráo LM bắt tay vào công việc ngay, dậy học tại Bắc Hà, Củ Chi, nhưng không dừng chân tại đó. Có lý nào một cánh chim đại bàng lại chịu bó cánh không bay bổng lên không trung; cho nên:
Cuối năm 1956 theo lệnh động viên của Bộ Quốc Phòng, người được đồng hóa với cấp bậc Trung Úy Tuyên Úy Công Giáo.
Năm 1957 để thỏa chí tang bồng, Người tình nguyện về phục vụ tại Binh Chủng Nhảy Dù Việt Nam, kể từ ngày đó, cuộc đời của Cha gắn bó chặt chẽ với anh em Mũ Ðỏ. Lúc nào Người cũng muốn Binh Chủng Nhảy Dù phải có một chỗ đứng trang trọng trong lòng mọi người, LM nghĩ rằng nếu muốn cho các chiến sĩ Mũ Ðỏ yên tâm chiến đấu ngoài chiến trường, phải làm sao cho họ yên tâm rằng: Trong lúc họ chiến đấu con cái của họ có nơi học hành chắc chắn, cả về trí dục lẫn đức dục. Cho nên trên cương vị của một Tuyên úy, Linh Mục Vũ Ngọc Ðáng đã sáng lập ra trường trung tiểu học công lập Thống Nhất, do Người làm Hiệu Trưởng “với giấy phép của Bộ Quốc Gia Giáo Dục” giúp cho con em của các chiến sĩ Mũ Ðỏ có nơi ăn học miễn phí, nhờ vậy các con em của các Mũ Ðỏ học hành tấn tới, có cháu xuất thân từ trường này đã trở thành:
Sĩ Quan của QLVNCH.
Giáo Viên, Giáo Sư
Các giới chức trong chính quyền
Ngoài trận tuyến Cha luôn luôn sát cánh bên các anh em Mũ Ðỏ, cho nên Cha cũng có những huy chương mà thường thì các vị tuyên úy khác không có được. Như:
Ðệ Ngũ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương.
Lục Quân Huân Chương
Anh Dũng Bội Tinh
Tham Mưu Bội Tinh
Chương Mỹ Bội Tinh...... và những huy chương cao quý khác.
Năm 1975 nước nhà bị bọn lang thú chiếm trọn, Linh Mục Vũ Ngọc Ðáng phải trình diện đi tù khổ sai, mà chúng gọi là đi (học tập cải tạo), tại những trại tù đầy đọa con người như: Hóc Môn, Suối Máu; sau đó bị đưa ra miền Bắc, giam ở những nơi rừng thiêng nước độc trong dẫy Hoàng Liên Sơn, như trại tù Yên Bái do Bộ Ðội Cộng Sản Việt Nam đảm trách phần cai tù, rồi chuyển sang trại tù Vĩnh Phú do Công An cai quản.
Năm 1979 khi Trung Cộng tràn sang miền Bắc bọn công an đưa tất cả các tù nhân lánh xa vùng biên giới Việt-Hoa, Linh Mục Vũ Ngọc Ðáng cùng các bạn tù, từ Vĩnh Phú được chúng đưa về giam tại trại Thanh Phong, Thanh Hóa.
Năm 1982 chúng lại đưa linh mục về giam tại trại Z30A Hàm Tân Long Khánh.
Năm 1985 vì bị thế giới chê trách, để che dấu những đòn thù mà chúng đối xử với các tù nhân, để làm dịu đi tiếng trả thù đó, chúng đành thả một số tù nhân trong đó có Linh Mục Vũ Ngọc Ðáng, sau đó là những năm tháng quản thúc, cấm làm lễ, cấm liên lạc với anh em Nhảy Dù, nhưng nhìn gia đình các Mũ Ðỏ túng thiếu lam lũ, nhất là không đủ ăn làm sao cầm lòng được, LM Vũ Ngọc Ðáng đã tới thăm khu gia cư của anh em Mũ Ðỏ, ở những vùng kinh tế mới, trao tặng cho họ những ân tình thương mến từ Quốc Ngoại gửi về, làm lễ “chui” cho các anh em Mũ Ðỏ. Vì liên tiếp nhận thư từ hải ngoại, nên bị Công An khu vực nghi ngờ hạch hỏi, nhưng vẫn một lòng quên mình cho mọi người.
Năm 1992 Linh Mục Vũ Ngọc Ðáng được đoàn tụ với anh em Mũ Ðỏ, do anh em Mũ Ðỏ đùm bọc, quả thật hiếm có một Quân Binh chủng nào mà các vị tuyên úy lại khăng khít với các anh em quân nhân như vậy, kể từ đó Người sinh hoạt gắn bó với anh em MŨ ÐỎ Hải Ngoại, trong tình huynh đệ chi binh; Làm sao trên thế gian này có được mối tình quí giá đáng ca ngợi hơn.
Ngày 7 tháng 7 năm 2007 như có điềm báo trước, mặc dù lúc đó Người vẫn còn khỏe mạnh, Cha cho gọi tôi đến bên hai tách trà, Người nói:
Anh Lạc à tôi cảm thấy mình sắp được Chúa gọi! Anh hãy chuẩn bị trước và giúp tôi làm những việc sau đây:
1- Anh phải lo làm lễ phủ cờ cho tôi
2- Hôm đó tôi xin anh em Mũ Đỏ mặc Quân Phục
3- Tôi muốn được lúc niệm, phải mặc Quân Phục và Mũ Đỏ
4- Tiền bảo hiểm của tôi hãy để cho các bà mẹ Công Giáo, để họ lo chi phí cho đám tang.
Vừa nghe xong tôi cảm thấy tái tê. Tôi nghĩ thầm: “Chúa gọi thì Cha cứ việc đút nút hai lỗ tai lại không nghe thấy gì cả” rồi tự bật cười. Cha hỏi ngay
-Anh cười gì vậy?
-Thưa Cha không có chi!
Không lý nào người còn khỏe mà đã trối trăng như sắp chết. Tôi lại nghĩ: “Những bậc chân tu thường biết trước ngày về Thiên Đàng của mình”. Nên tôi nghiêm chỉnh hứa là sẽ làm đúng những điều trên. Và xin Người nhân buổi họp hàng tháng của chi hội MĐ San Jose và vùng phụ cận, hãy nói những điều Người vừa nói với tôi, để anh em một lòng hoàn thành lời nguyện của Cha. Cho nên Người đã nói với anh em trong buổi họp đầu tháng 9 năm 2007 đúng những điều người nói với riêng tôi.
Ngày chủ nhật 16 tháng 12 năm 2007, sau khi Người làm lễ tại thánh đường Maria Goretti về tới nhà, Người vừa vào phòng riêng, một tiếng động mạnh phát ra từ phòng ngủ của Người, người nhà vội chạy vào, thấy Người nằm dưới đất không đứng dậy được, nhưng tương đối vẫn còn tỉnh táo, vội gọi xe cứu cấp, nhưng khi tới bệnh viện thì Người hoàn toàn mê man, phải đặt ống thở phụ. Cũng kể từ đó Người không còn biết gì nữa. Tới lúc 14:30 rút ống thở phụ ra, 15 phút sau tức là lúc 14:45 ngày 21 tháng 12 năm 2007, Người ra đi yên lành không một lời từ giã.
Anh em Mũ Đỏ San Jose và vùng phụ cận, đã làm tròn phận sự của mình, với vị Tuyên Úy khả kính. Nhưng rất tiếc chúng tôi không có khả năng để làm điều thứ 3, tức là khi tẩm niệm, Người không được mặc quân phục như ý nguyện, vì cha sở Việt Nam đã không chấp nhận, mặc dù những lời cầu khẩn của chúng tôi rất minh bạch.
Nhưng chúng tôi chắc chắn một điều, Người về nước Chúa vẫn mang theo Tinh Thần Nhảy Dù - Cố Gắng.,.
Mũ Đỏ Bùi Đức Lạc
Sáng lập viên GĐMĐVN
( Bài Tác giả gửi HNPD )