Đoạn Đường Chiến Binh
Người về từ Địa Ngục Đỏ - Trần Thức
Ra trường, cuối tháng 10/1968 ( Khóa 2/68 SQTB ). Đơn vị đầu tiên và cũng là đơn vị cuối cùng trong đời quân ngũ của tôi là các Tiểu đoàn: 4, 3, và 1/40/22BB. Ngày 10/11/68. tôi đến trình diện Trung Đoàn 40 ( sau 10 ngày nghỉ phép
Ra trường, cuối tháng 10/1968 ( Khóa 2/68 SQTB ). Đơn vị đầu tiên và cũng là đơn vị cuối cùng trong đời quân ngũ của tôi là các Tiểu đoàn: 4, 3, và 1/40/22BB. Ngày 10/11/68. tôi đến trình diện Trung Đoàn 40 ( sau 10 ngày nghỉ phép ), bản doanh tại căn cứ Đệ Đức ( các thị trấn Bồng Sơn 3 km ).
C ùng trình diện với tôi là hai chuẩn úy cùng khóa, nhưng không có ai
là dân xứ “ nẫu “ Riêng tôi được phân về Tiểu đoàn 4/ 40. Sau đó tôi
được Tiểu đoàn cho về Đại đội 3/ 4 do Trung úy Nguyễn Văn An ( Khóa
21/ ĐàLat ) làm Đại Đội Trưởng và Thiếu Úy Trần Quang Anh ( K. 22 A )
làm Đại Đội phó. ( Trung Úy An hiện ở Dallas, TX và Th/uy Anh hiện ở
Santa Ana California )
Sau 3 ngày ở BCH/ĐĐ, tôi được phân pối về làm Trung đội trưởng trung đội 3/3/4/40 BB. Nơi đây, tôi gặp Chuẩn úy Lê đức Trạch ( Khó 1/68 ) làm Trung đội trưởng Trung đội 1. Một tháng sau có thêm Chuân úy Huỳnh công Ánh ( Khóa 3/68 ) làm Trung đội trường Trung đội 2. Như vậy, ĐĐ3 đầy đủ 5 Sĩ quan. Trạch và Ánh dân Phù Cát ( Bình Định ). Trước khi nhập ngũ tôi là giáo chức, Trạch và Ánh làm sở Mỹ. Trong 3 đứa Huỳnh công Ánh nổi bậc về lãnh vực văn nghệ, lanh lẹ và chịu chơi hơn tôi và Trạch. Đến cuối năm 73, Ánh là ĐĐ trưởng Trinh Sát ( Thay Đ/U Tráng chuyển qua Không quân ). Sau 75, Ánh đi tù ở trại 3 ngoài Bắc_ Trốn trại qua sự giúp đỡ của một Nữ Quản Giáo ( Thích và yêu Ánh qua tài ca hát ). Ánh về Phù Cát, đưa vợ con vượt biên và thành công. Đến Mỹ năm 1981, Huỳnh công Ánh làm ăn phát tài, mở nhà hàng Phú Kim lớn nhất ở Houston, Texas và làm Chủ Tịch Tổng Hội Cựu TNCT Hoa Kỳ từ năm 1988- 1998 .
Trở lại ngày làm Trung đội trưởng ở ĐĐ 3/4/40BB. Sau hơn một năm, cả 3 đứa chúng tôi ( Thức, Trach, Ánh ) đều là Đại Đội Trưởng qua các Tiểu đoàn 1, 3 và 4/40/ BB. Từ tháng 10/68 đến tháng 3/72, tuy có nhiều trận đụng độ với các đơn vị chủ lực của Cọng quân ở Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Bình Khê và ở Cao Nguyên Dakto, tháng 3 và tháng 4/ 1972 tại Bồng Sơn, Tam Quan. Cũng trong lần nầy tôi trở thành tù binh của Cong sản cùng với một số Sĩ Quan cấp tá, cấp úy trong cuộc di tản chiến thuât ngày 19/4/1972 tại Bồng Sơn.
Kể từ 19/4/1972, đời tôi nếu không là tăm tối thì đời cũng vứt đi.
Tôi còn nhớ rõ chi tiết về cuộc di tản của trung đoàn 40 và các đơn vị thuộc phân khu Bắc Bình Định.. Sau khi 3 quân Hoài Ân, Hoài Nhơn và Tam Quan thất thủ, tất cả dồn về đồn trú tại BCH/ Trung Đoàn 40. Sư Đoàn 3 Sao Vàng Việt Cọng bôn tập vây hãm Trung Đoàn, đơn vị duy nhất còn lại ở Bắc Bình Định. Địch pháo kích ngày đêm vào Trung Đoàn, nhưng các đợt xung phong đều bị quân đồn trú đẩy lui, mãi đến xế trưa ngày 19/4/72 được lệnh di tản từ Quân Khu 2 ra biển Đông sẽ có tàu Hải Quân đón. Cuộc di tản chia làm 2 cánh. Một cánh đi hướng Bắc núi Kho ( Đông Bắc Trung Đoàn ). Một cánh đi hướng Nam núi Kho. Tôi đi cánh hướng Nam và đã bị chận lại bỡi quân chủ lực của Việt Cọng. Một cuộc ác chiến xảy ra giữa ta và địch. Kết quả các đơn vi VNCH đã vượt qua nơi bị phục kích nhưng một số Sĩ quan, Hạ sĩ quan và binh sĩ đã hy sinh và phải bỏ lại tại chỗ, trong đó có Trung Tá Cần, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ221 Pháo Binh và Thiếu Tá Nho Tiểu Đoàn Phó 221 PB. Lần phục kích thứ hai vào lúc 7 giờ tối ngày 19/4/72, gần bờ sông Lại Giang và lần nầy một số lớn thương vong và bị bắt, trong số đó có tôi.
Sáu giờ sáng hôm sau ( 20/4/72 ), tất cả chúng tôi bị đưa về tập trung tại ấp An Tây ( gần Thiết Đính ). Nơi đây tôi đã gặp một số Sĩ quan Trung Đoàn 40 và các Sĩ quan thuộc Tiểu Khu Bình Định. Về Tru/ Đoàn 40 có Đ/U Nguyễn Hộ, Th/úy Nguyễn Chính Thắng TS40 , Th/Úy Nho, Ch/Uy Đền, Tr/Úy Đặng Ghi, Ch/Úy Huỳnh văn Thắng…Về Pháo Binh 221 có Th/Úy Phạm văn Thức, Th/úy Bích, Ch/úy Trinh, Ch/Úy Thành và nhiều sĩ quan khác mà tôi không nhớ tên. Cũng tại nơi đây, sáng ngày hôm sau, tôi gặp cô Lãm, nhà ở Chương Hòa ( An Hựu ), cô ta nhận ra tôi, lúc tôi là ĐĐội Phó đóng ở đồi 10, mỗi ngày thường gặp cô ta. Hiện tại cô Lãm làm Trưởng Ban Binh Vận Huyện Hoài Nhơn. Gặp tôi cô giả vờ không quen biết, nhưng trước khi bị giải lên Sông “ Côn “, cô trao cho tôi một gói cơm cháy và một gói muối to bằng nắm tay và chúc sức khỏe. Ngày hôm sau, tên chỉ huy Việt Cọng, tập họp anh em, hắn nói” Các anh là người có ăn học nên Cách Mạng chuyển các anh lên cấp cao hơn, có thư viện, sách vở để các anh đọc nghiên cứu”. Sáng 23/4/72, bọn chúng di chuyển chúng tôi lên An Lão( Sông Côn ) rồi đi Ba Tơ ( Quang Ngãi ) bằng đường bộ. Tất cả đều trói dính liền với nhau. Sau 2 ngày 2 đêm, chúng tôi tới địa điểm “ Thư Viện “ mà viên Thủ trưởng đã nói. Đó là một khu rừng rậm, nằm bên Sông Côn, cách K.18 chửng 3, 4 km. Một vài nhà tranh cũ kỹ mục nát cho cán bộ Cách mạng ở, vài ba luống mì, lang mà bọn họ canh tác để cải thiện. Chúng thanh lọc Sĩ quan cấp tá tiếp tục đi Ba Tơ. Sĩ quan cấp úy ở lại lập thành một khối và chia làm nhiều đội. Hạ Sĩ quan và Binh sĩ một khối.
Những ngày kế tiếp là lên rẫy chặt cây, cắp tranh làm nhà tự nhốt mình. Khi trại giam vừa xong, anh em bắt đầu “ lao động là vinh quang” Hơn 100 Sĩ quan cấp úy QL. VNCH chia thành nhiều toán phá rừng làm rẫy. Mì và lang là hai loại thực phẩm chính. Những tháng đầu chưa thu hoạch được, chúng tôi phải ra tận Ba Tơ cõng mì mang về trại để ăn. Mỗi ngày lên núi đốt rễ tranh để ăn thay muối. Trong lúc đi cõng mì, có một vài anh em trốn thoát được như Thiếu Úy Hồ Văn Thưởng ( ở Cali ), một số bị bắn chết trên đường vượt thoát như Đại Úy Quang ( Tk Binh Định ), Thiếu úy Nguyễn Chính Thắng Đại đội 40 Trinh Sát.v. v.. Duy có một trường họp là Trung Úy Đặng Ghi ( K.25 Thủ Đức ), nguyên Đại Đội trưởng ĐĐ3/3/40BB cùng đơn vị với tôi cũng trốn trại bị bắt lại sau mấy ngày đêm vượt thoát đã bị chúng đem về trói ngay gốc cây cổ thụ, chờ ngày xử bắn. May thay cho bạn Ghi, vài ngày sau được tin Hiệp Định Paris 1973 đã được hai bên ký kết. Anh Ghi được miễn tội tử hình nhưng vẫn bị trói gô ngoài gốc cây cho đến gần ngày trao trả ( Anh Ghi hiện đang định cư tại Washington State ). Riêng Đại Úy Hộ từ ( Tiểu Đoàn 2/40BB ) từ chối không gặp 2 người anh ruột hồi kết đến thăm mà anh Hộ còn nặng lời với 2 người anh Cong sản. Sau đó, bọn chúng đào một hố tròn đường kính 5 tấc, bắt anh Hộ nằm sấp xuống miệng hố. Bọn chúng thay phiên đứng trên lưng anh Nguyễn Hộ cho đến khi anh ngất xỉu. Sau ngày An Dưỡng ( 3 tháng ), anh Hộ chuyển về Trung Đoàn 42 ở Dakto Tân Cảnh và đã chết trên đường di tản tháng 3/1975. Trong trại, lúc bấy giờ còn có Trung úy Nguyễn văn Sáng, Pilot l.19 bị bắn rớt ở An Lão tháng 10/1971, bị cùm triền mien nên hai cổ chân bị teo lại cũng được trao trả cùng ngày với anh em chúng tôi ( 11/ 3/ 1973 ). Anh Sáng hiện ở Nam Cali. Hiện tại chúng tôi đã tìm gặp 5 bạn tù 1972 là: Tôi, Ghi, Sáng, Thắng và Phạm Thức. Chúng tôi hẹn sẽ gặp nhau một ngày không xa ở Nam California để ôn lại chuyện tù năm xưa.
Sau một năm tù, số còn lại được trao trả là 46/106. 11 giờ trưa ngày 11/ 3/ 1973, chúng tôi được trao trả tại phía Đông cầu Bến Nguồn, cách Bồng Sơn khoảng 5km. Nơi trao trả có một nhà tranh, bề ngang 4m, bề dài 8m không có vách. Từ đầu cầu ( hướng Đông ) đến căn nhà trao trả có ngăn một sợi dây thừng ở giữa. Một bên ( hướng Tây là Việt Cọng ). Hướng Đông cây cầu là VNCH. Tất cả anh em tù binh được tập họp bên trong căn nhà tranh, chờ phái đoàn VNCH gọi tên, cấp bậc, đơn vị, xong bước ra ngoài sắp hàng một. Ngoài hai phái đoàn VNCH và Việt Cọng, còn có đại diện của Canada, Hungary, Indonesia, và Ba Lan. Khi được gọi tên, tôi ra sắp hàng bên ngoài thì gặp Trung úy Nguyễn hữu Anh, Đại Đội Trưởng ĐĐ22/ Quân Cảnh Điều TraTư Pháp ( doanh trại bên hông trường trung học Cường Đễ ) đến đón, bồng tôi lên rộn rã vui mừng. Vì lúc ấy tôi ốm chỉ còn 38 kg. Sau khi kiểm soát đầy đủ, Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp mời tất cả anh em chuẩn bị lên xe GMC.
Trước khi lên xe, các anh em đã được các nữ quân nhân, mặc áo quần màu xanh da trời chào tay và mời lên xe. Trên xe, một nữ quân nhân trao cho mỗi người một bộ quần áo treillis, giày saut và mũ lưỡi trai thay cho bộ đồ xám tù binh. Cứ 20 người một xe. Đoàn bắt đầu chuyển bánh từ lúc 5 giờ chiều ngày 11/3/1973. Đến Bồng Sơn, trời nhá nhem tối, dọc hai bên đường Quốc lộ từ Bồng Sơn đến Qui Nhơn, dân chúng thắp đèn đứng hai bên đường vỗ tay chào mừng khi đoàn xe đi qua. Niềm vui gặp lại thân nhân lẫn niềm vui được đồng bào hân hoan chào đón, một số anh em đã cảm động rơi nước mắt. Đoàn xe đến Qui Nhơn lúc 9 giờ tối. Một dấu ân trong đời không bao giờ tôi quên là được gặp lại cha mẹ, vợ con, anh em và họ hàng nội ngoại. Đón chúng tôi tại trại An Dưỡng gồm có Trưởng Trại Trung Tá Điều ( Trưởng Ty An Ninh Quân Đội Tỉnh Bình Định ), một số sĩ quan Cục an Ninh Quân Đội từ SaiGon ra phụ giúp. Sau khi xuống xe, anh em sắp thành hàng dọc để nghe Trung Tá Điều căn dặn những điều cần thiết trước khi vào hội trường dùng bữa cơm tối ( mỗi người một khay lớn trong đó có : Cơm, Thịt bò bít tết, chuối và bánh ngọt ). Ăn uống xong, anh em ra sân sắp hàng chờ nghe đọc tên mình, cứ 20 người một nhà ngủ đầy đủ tiện nghi ( giường, niệm, tủ quần áo, mùng mến ). Mỗi giường có bảng tên từng người, trên cửa vào có một loa phóng thanh để Ban Chỉ Huy trại thông báo những điều cần thiết. Chừng 10 phút sau, từ Ban Chỉ Huy thông báo: anh em có mặt tại giường để Ban Tài Chánh đến phát lương mỗi người 5000đ VN, tạm chi dùng và sẽ truy lãnh vào tháng sau. Loa phóng thanh vừa dứt, tôi đã thấy viên Sĩ Quan tài chánh, Thủ quỹ đến phát lương mỗi người 5000đ và hẹn ngày 20/3/73 sẽ truy lãnh lương 12 tháng mất tích. Lãnh lương xong, một số anh em quây quần đánh bài, một số đi Câu Lạc Bộ cho đến sáng hôm sau ( một đêm không ngủ ).
Mỗi sang, lúc 7 giờ, anh em được mời xuống nhà ăn để uống café và ăn sáng, gồm một ổ bánh mì thịt và một ly café đá hay đen tùy ý.
Những ngày kế tiếp, trại An Dưỡng mời từng người một lên Phòng Điều Nghiên ( Cuc An Ninh Quân Đội ) để khai lý lịch. Nơi đây, tôi gặp Đại Úy Nguyễn Định Bang , anh em.cô cậu ruột với vợ tôi, từ Cuc An Ninh Quân Đội ra làm Trưởng Phòng Điều Nghiên của Trại. Bố anh Bang làm Trưởng Ty Bưu Điện ở Tam Quan và.là anh ruột của Nguyễn thị Như Ý. Xong phần sưu tra lý lịch, đến phần khám sức khỏe tổng quát. Công việc này do Quân Y Hoa Kỳ và Quân Y Việt Nam phụ trách. Mỗi trại viên được khám và cho uống và chích thuốc bổ, chuyền hai chai protein màu vàng cho hai tuần lễ.
Sau ba tháng an dưỡng, người nào cũng lên ít nhất là 15 poungds. Đầu tháng 7/ 1973, mỗi trại viên không phân biệt cấp bậc được cho đi phép 1 tháng ( 30 ngày ) trước khi về đơn vị cũ hoặc thuyên chuyển đi đơn vị mới ( tùy theo Phòng Điều Nghiên của Trại yêu cầu ). Tôi được SVL của Bộ TTM trở về đơn vị cũ, Trung Đoàn 40/ 22BB. Một tuần sau, BCH Trung Đoàn bổ nhiệm tôi làm Đại Đội Trưởng Đại Đội 3/3/40/22BB. Thay thế Đại úy Lê Phước Quận về làm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 3/ 40/ 22BB.
Từ đó tôi cùng các chiến hữu trong đơn vị đã tham dự các cuộc hành quân từ Duyên hải đến Cao Nguyên cho đến ngày 30/4 Đen.
Rời bục giảng, Ba đi làm lính trận
Lội suối băng rừng tiến chiếm mục tiêu,
Từ Duyên hải đến vùng Cao Nguyên trấn,
Máu và xương đồng đội đã rơi nhiều…
( Lời nầy cho con )
Tùng đêm, ngồi viết những giòng hồi ký nầy, tôi đã hình dung những chiến hữu một thời cùng tôi chiến đấu. Có người đã bỏ xác nơi rừng núi Cao nguyên đất đỏ mưa mùa, có người may mắn được thân nhân chôn cất đường hoàng, có người đã hiến dâng một phần thân thể trong cuộc chiến và có người đã nằm xuống trong các “ trại cải tạo” sau 1975. Xin nghiêng mình tri ân và ngưỡng mộ những Chiến Sĩ Ql.VNCH hữu danh hoặc vô danh đã hy sinh và dâng hiến một phần thân thể của mình cho Quê Hương Việt Nam.
St Louis_ Vào thu 2012
TRẦN THỨC.
Email: Thuctran1945@yahoo.com
http://giadinhlaigiang.com/index/ngu-i-v-t-d-a-ng-c-d.html
Biên Hùng chuyển
Ra trường, cuối tháng 10/1968 ( Khóa 2/68 SQTB ). Đơn vị đầu tiên và cũng là đơn vị cuối cùng trong đời quân ngũ của tôi là các Tiểu đoàn: 4, 3, và 1/40/22BB. Ngày 10/11/68. tôi đến trình diện Trung Đoàn 40 ( sau 10 ngày nghỉ phép ), bản doanh tại căn cứ Đệ Đức ( các thị trấn Bồng Sơn 3 km ).
Sau 3 ngày ở BCH/ĐĐ, tôi được phân pối về làm Trung đội trưởng trung đội 3/3/4/40 BB. Nơi đây, tôi gặp Chuẩn úy Lê đức Trạch ( Khó 1/68 ) làm Trung đội trưởng Trung đội 1. Một tháng sau có thêm Chuân úy Huỳnh công Ánh ( Khóa 3/68 ) làm Trung đội trường Trung đội 2. Như vậy, ĐĐ3 đầy đủ 5 Sĩ quan. Trạch và Ánh dân Phù Cát ( Bình Định ). Trước khi nhập ngũ tôi là giáo chức, Trạch và Ánh làm sở Mỹ. Trong 3 đứa Huỳnh công Ánh nổi bậc về lãnh vực văn nghệ, lanh lẹ và chịu chơi hơn tôi và Trạch. Đến cuối năm 73, Ánh là ĐĐ trưởng Trinh Sát ( Thay Đ/U Tráng chuyển qua Không quân ). Sau 75, Ánh đi tù ở trại 3 ngoài Bắc_ Trốn trại qua sự giúp đỡ của một Nữ Quản Giáo ( Thích và yêu Ánh qua tài ca hát ). Ánh về Phù Cát, đưa vợ con vượt biên và thành công. Đến Mỹ năm 1981, Huỳnh công Ánh làm ăn phát tài, mở nhà hàng Phú Kim lớn nhất ở Houston, Texas và làm Chủ Tịch Tổng Hội Cựu TNCT Hoa Kỳ từ năm 1988- 1998 .
Trở lại ngày làm Trung đội trưởng ở ĐĐ 3/4/40BB. Sau hơn một năm, cả 3 đứa chúng tôi ( Thức, Trach, Ánh ) đều là Đại Đội Trưởng qua các Tiểu đoàn 1, 3 và 4/40/ BB. Từ tháng 10/68 đến tháng 3/72, tuy có nhiều trận đụng độ với các đơn vị chủ lực của Cọng quân ở Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Bình Khê và ở Cao Nguyên Dakto, tháng 3 và tháng 4/ 1972 tại Bồng Sơn, Tam Quan. Cũng trong lần nầy tôi trở thành tù binh của Cong sản cùng với một số Sĩ Quan cấp tá, cấp úy trong cuộc di tản chiến thuât ngày 19/4/1972 tại Bồng Sơn.
Kể từ 19/4/1972, đời tôi nếu không là tăm tối thì đời cũng vứt đi.
Tôi còn nhớ rõ chi tiết về cuộc di tản của trung đoàn 40 và các đơn vị thuộc phân khu Bắc Bình Định.. Sau khi 3 quân Hoài Ân, Hoài Nhơn và Tam Quan thất thủ, tất cả dồn về đồn trú tại BCH/ Trung Đoàn 40. Sư Đoàn 3 Sao Vàng Việt Cọng bôn tập vây hãm Trung Đoàn, đơn vị duy nhất còn lại ở Bắc Bình Định. Địch pháo kích ngày đêm vào Trung Đoàn, nhưng các đợt xung phong đều bị quân đồn trú đẩy lui, mãi đến xế trưa ngày 19/4/72 được lệnh di tản từ Quân Khu 2 ra biển Đông sẽ có tàu Hải Quân đón. Cuộc di tản chia làm 2 cánh. Một cánh đi hướng Bắc núi Kho ( Đông Bắc Trung Đoàn ). Một cánh đi hướng Nam núi Kho. Tôi đi cánh hướng Nam và đã bị chận lại bỡi quân chủ lực của Việt Cọng. Một cuộc ác chiến xảy ra giữa ta và địch. Kết quả các đơn vi VNCH đã vượt qua nơi bị phục kích nhưng một số Sĩ quan, Hạ sĩ quan và binh sĩ đã hy sinh và phải bỏ lại tại chỗ, trong đó có Trung Tá Cần, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ221 Pháo Binh và Thiếu Tá Nho Tiểu Đoàn Phó 221 PB. Lần phục kích thứ hai vào lúc 7 giờ tối ngày 19/4/72, gần bờ sông Lại Giang và lần nầy một số lớn thương vong và bị bắt, trong số đó có tôi.
Sáu giờ sáng hôm sau ( 20/4/72 ), tất cả chúng tôi bị đưa về tập trung tại ấp An Tây ( gần Thiết Đính ). Nơi đây tôi đã gặp một số Sĩ quan Trung Đoàn 40 và các Sĩ quan thuộc Tiểu Khu Bình Định. Về Tru/ Đoàn 40 có Đ/U Nguyễn Hộ, Th/úy Nguyễn Chính Thắng TS40 , Th/Úy Nho, Ch/Uy Đền, Tr/Úy Đặng Ghi, Ch/Úy Huỳnh văn Thắng…Về Pháo Binh 221 có Th/Úy Phạm văn Thức, Th/úy Bích, Ch/úy Trinh, Ch/Úy Thành và nhiều sĩ quan khác mà tôi không nhớ tên. Cũng tại nơi đây, sáng ngày hôm sau, tôi gặp cô Lãm, nhà ở Chương Hòa ( An Hựu ), cô ta nhận ra tôi, lúc tôi là ĐĐội Phó đóng ở đồi 10, mỗi ngày thường gặp cô ta. Hiện tại cô Lãm làm Trưởng Ban Binh Vận Huyện Hoài Nhơn. Gặp tôi cô giả vờ không quen biết, nhưng trước khi bị giải lên Sông “ Côn “, cô trao cho tôi một gói cơm cháy và một gói muối to bằng nắm tay và chúc sức khỏe. Ngày hôm sau, tên chỉ huy Việt Cọng, tập họp anh em, hắn nói” Các anh là người có ăn học nên Cách Mạng chuyển các anh lên cấp cao hơn, có thư viện, sách vở để các anh đọc nghiên cứu”. Sáng 23/4/72, bọn chúng di chuyển chúng tôi lên An Lão( Sông Côn ) rồi đi Ba Tơ ( Quang Ngãi ) bằng đường bộ. Tất cả đều trói dính liền với nhau. Sau 2 ngày 2 đêm, chúng tôi tới địa điểm “ Thư Viện “ mà viên Thủ trưởng đã nói. Đó là một khu rừng rậm, nằm bên Sông Côn, cách K.18 chửng 3, 4 km. Một vài nhà tranh cũ kỹ mục nát cho cán bộ Cách mạng ở, vài ba luống mì, lang mà bọn họ canh tác để cải thiện. Chúng thanh lọc Sĩ quan cấp tá tiếp tục đi Ba Tơ. Sĩ quan cấp úy ở lại lập thành một khối và chia làm nhiều đội. Hạ Sĩ quan và Binh sĩ một khối.
Những ngày kế tiếp là lên rẫy chặt cây, cắp tranh làm nhà tự nhốt mình. Khi trại giam vừa xong, anh em bắt đầu “ lao động là vinh quang” Hơn 100 Sĩ quan cấp úy QL. VNCH chia thành nhiều toán phá rừng làm rẫy. Mì và lang là hai loại thực phẩm chính. Những tháng đầu chưa thu hoạch được, chúng tôi phải ra tận Ba Tơ cõng mì mang về trại để ăn. Mỗi ngày lên núi đốt rễ tranh để ăn thay muối. Trong lúc đi cõng mì, có một vài anh em trốn thoát được như Thiếu Úy Hồ Văn Thưởng ( ở Cali ), một số bị bắn chết trên đường vượt thoát như Đại Úy Quang ( Tk Binh Định ), Thiếu úy Nguyễn Chính Thắng Đại đội 40 Trinh Sát.v. v.. Duy có một trường họp là Trung Úy Đặng Ghi ( K.25 Thủ Đức ), nguyên Đại Đội trưởng ĐĐ3/3/40BB cùng đơn vị với tôi cũng trốn trại bị bắt lại sau mấy ngày đêm vượt thoát đã bị chúng đem về trói ngay gốc cây cổ thụ, chờ ngày xử bắn. May thay cho bạn Ghi, vài ngày sau được tin Hiệp Định Paris 1973 đã được hai bên ký kết. Anh Ghi được miễn tội tử hình nhưng vẫn bị trói gô ngoài gốc cây cho đến gần ngày trao trả ( Anh Ghi hiện đang định cư tại Washington State ). Riêng Đại Úy Hộ từ ( Tiểu Đoàn 2/40BB ) từ chối không gặp 2 người anh ruột hồi kết đến thăm mà anh Hộ còn nặng lời với 2 người anh Cong sản. Sau đó, bọn chúng đào một hố tròn đường kính 5 tấc, bắt anh Hộ nằm sấp xuống miệng hố. Bọn chúng thay phiên đứng trên lưng anh Nguyễn Hộ cho đến khi anh ngất xỉu. Sau ngày An Dưỡng ( 3 tháng ), anh Hộ chuyển về Trung Đoàn 42 ở Dakto Tân Cảnh và đã chết trên đường di tản tháng 3/1975. Trong trại, lúc bấy giờ còn có Trung úy Nguyễn văn Sáng, Pilot l.19 bị bắn rớt ở An Lão tháng 10/1971, bị cùm triền mien nên hai cổ chân bị teo lại cũng được trao trả cùng ngày với anh em chúng tôi ( 11/ 3/ 1973 ). Anh Sáng hiện ở Nam Cali. Hiện tại chúng tôi đã tìm gặp 5 bạn tù 1972 là: Tôi, Ghi, Sáng, Thắng và Phạm Thức. Chúng tôi hẹn sẽ gặp nhau một ngày không xa ở Nam California để ôn lại chuyện tù năm xưa.
Sau một năm tù, số còn lại được trao trả là 46/106. 11 giờ trưa ngày 11/ 3/ 1973, chúng tôi được trao trả tại phía Đông cầu Bến Nguồn, cách Bồng Sơn khoảng 5km. Nơi trao trả có một nhà tranh, bề ngang 4m, bề dài 8m không có vách. Từ đầu cầu ( hướng Đông ) đến căn nhà trao trả có ngăn một sợi dây thừng ở giữa. Một bên ( hướng Tây là Việt Cọng ). Hướng Đông cây cầu là VNCH. Tất cả anh em tù binh được tập họp bên trong căn nhà tranh, chờ phái đoàn VNCH gọi tên, cấp bậc, đơn vị, xong bước ra ngoài sắp hàng một. Ngoài hai phái đoàn VNCH và Việt Cọng, còn có đại diện của Canada, Hungary, Indonesia, và Ba Lan. Khi được gọi tên, tôi ra sắp hàng bên ngoài thì gặp Trung úy Nguyễn hữu Anh, Đại Đội Trưởng ĐĐ22/ Quân Cảnh Điều TraTư Pháp ( doanh trại bên hông trường trung học Cường Đễ ) đến đón, bồng tôi lên rộn rã vui mừng. Vì lúc ấy tôi ốm chỉ còn 38 kg. Sau khi kiểm soát đầy đủ, Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp mời tất cả anh em chuẩn bị lên xe GMC.
Trước khi lên xe, các anh em đã được các nữ quân nhân, mặc áo quần màu xanh da trời chào tay và mời lên xe. Trên xe, một nữ quân nhân trao cho mỗi người một bộ quần áo treillis, giày saut và mũ lưỡi trai thay cho bộ đồ xám tù binh. Cứ 20 người một xe. Đoàn bắt đầu chuyển bánh từ lúc 5 giờ chiều ngày 11/3/1973. Đến Bồng Sơn, trời nhá nhem tối, dọc hai bên đường Quốc lộ từ Bồng Sơn đến Qui Nhơn, dân chúng thắp đèn đứng hai bên đường vỗ tay chào mừng khi đoàn xe đi qua. Niềm vui gặp lại thân nhân lẫn niềm vui được đồng bào hân hoan chào đón, một số anh em đã cảm động rơi nước mắt. Đoàn xe đến Qui Nhơn lúc 9 giờ tối. Một dấu ân trong đời không bao giờ tôi quên là được gặp lại cha mẹ, vợ con, anh em và họ hàng nội ngoại. Đón chúng tôi tại trại An Dưỡng gồm có Trưởng Trại Trung Tá Điều ( Trưởng Ty An Ninh Quân Đội Tỉnh Bình Định ), một số sĩ quan Cục an Ninh Quân Đội từ SaiGon ra phụ giúp. Sau khi xuống xe, anh em sắp thành hàng dọc để nghe Trung Tá Điều căn dặn những điều cần thiết trước khi vào hội trường dùng bữa cơm tối ( mỗi người một khay lớn trong đó có : Cơm, Thịt bò bít tết, chuối và bánh ngọt ). Ăn uống xong, anh em ra sân sắp hàng chờ nghe đọc tên mình, cứ 20 người một nhà ngủ đầy đủ tiện nghi ( giường, niệm, tủ quần áo, mùng mến ). Mỗi giường có bảng tên từng người, trên cửa vào có một loa phóng thanh để Ban Chỉ Huy trại thông báo những điều cần thiết. Chừng 10 phút sau, từ Ban Chỉ Huy thông báo: anh em có mặt tại giường để Ban Tài Chánh đến phát lương mỗi người 5000đ VN, tạm chi dùng và sẽ truy lãnh vào tháng sau. Loa phóng thanh vừa dứt, tôi đã thấy viên Sĩ Quan tài chánh, Thủ quỹ đến phát lương mỗi người 5000đ và hẹn ngày 20/3/73 sẽ truy lãnh lương 12 tháng mất tích. Lãnh lương xong, một số anh em quây quần đánh bài, một số đi Câu Lạc Bộ cho đến sáng hôm sau ( một đêm không ngủ ).
Mỗi sang, lúc 7 giờ, anh em được mời xuống nhà ăn để uống café và ăn sáng, gồm một ổ bánh mì thịt và một ly café đá hay đen tùy ý.
Những ngày kế tiếp, trại An Dưỡng mời từng người một lên Phòng Điều Nghiên ( Cuc An Ninh Quân Đội ) để khai lý lịch. Nơi đây, tôi gặp Đại Úy Nguyễn Định Bang , anh em.cô cậu ruột với vợ tôi, từ Cuc An Ninh Quân Đội ra làm Trưởng Phòng Điều Nghiên của Trại. Bố anh Bang làm Trưởng Ty Bưu Điện ở Tam Quan và.là anh ruột của Nguyễn thị Như Ý. Xong phần sưu tra lý lịch, đến phần khám sức khỏe tổng quát. Công việc này do Quân Y Hoa Kỳ và Quân Y Việt Nam phụ trách. Mỗi trại viên được khám và cho uống và chích thuốc bổ, chuyền hai chai protein màu vàng cho hai tuần lễ.
Sau ba tháng an dưỡng, người nào cũng lên ít nhất là 15 poungds. Đầu tháng 7/ 1973, mỗi trại viên không phân biệt cấp bậc được cho đi phép 1 tháng ( 30 ngày ) trước khi về đơn vị cũ hoặc thuyên chuyển đi đơn vị mới ( tùy theo Phòng Điều Nghiên của Trại yêu cầu ). Tôi được SVL của Bộ TTM trở về đơn vị cũ, Trung Đoàn 40/ 22BB. Một tuần sau, BCH Trung Đoàn bổ nhiệm tôi làm Đại Đội Trưởng Đại Đội 3/3/40/22BB. Thay thế Đại úy Lê Phước Quận về làm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 3/ 40/ 22BB.
Từ đó tôi cùng các chiến hữu trong đơn vị đã tham dự các cuộc hành quân từ Duyên hải đến Cao Nguyên cho đến ngày 30/4 Đen.
Rời bục giảng, Ba đi làm lính trận
Lội suối băng rừng tiến chiếm mục tiêu,
Từ Duyên hải đến vùng Cao Nguyên trấn,
Máu và xương đồng đội đã rơi nhiều…
( Lời nầy cho con )
Tùng đêm, ngồi viết những giòng hồi ký nầy, tôi đã hình dung những chiến hữu một thời cùng tôi chiến đấu. Có người đã bỏ xác nơi rừng núi Cao nguyên đất đỏ mưa mùa, có người may mắn được thân nhân chôn cất đường hoàng, có người đã hiến dâng một phần thân thể trong cuộc chiến và có người đã nằm xuống trong các “ trại cải tạo” sau 1975. Xin nghiêng mình tri ân và ngưỡng mộ những Chiến Sĩ Ql.VNCH hữu danh hoặc vô danh đã hy sinh và dâng hiến một phần thân thể của mình cho Quê Hương Việt Nam.
St Louis_ Vào thu 2012
TRẦN THỨC.
Email: Thuctran1945@yahoo.com
http://giadinhlaigiang.com/index/ngu-i-v-t-d-a-ng-c-d.html
Biên Hùng chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Người về từ Địa Ngục Đỏ - Trần Thức
Ra trường, cuối tháng 10/1968 ( Khóa 2/68 SQTB ). Đơn vị đầu tiên và cũng là đơn vị cuối cùng trong đời quân ngũ của tôi là các Tiểu đoàn: 4, 3, và 1/40/22BB. Ngày 10/11/68. tôi đến trình diện Trung Đoàn 40 ( sau 10 ngày nghỉ phép
Ra trường, cuối tháng 10/1968 ( Khóa 2/68 SQTB ). Đơn vị đầu tiên và cũng là đơn vị cuối cùng trong đời quân ngũ của tôi là các Tiểu đoàn: 4, 3, và 1/40/22BB. Ngày 10/11/68. tôi đến trình diện Trung Đoàn 40 ( sau 10 ngày nghỉ phép ), bản doanh tại căn cứ Đệ Đức ( các thị trấn Bồng Sơn 3 km ).
Sau 3 ngày ở BCH/ĐĐ, tôi được phân pối về làm Trung đội trưởng trung đội 3/3/4/40 BB. Nơi đây, tôi gặp Chuẩn úy Lê đức Trạch ( Khó 1/68 ) làm Trung đội trưởng Trung đội 1. Một tháng sau có thêm Chuân úy Huỳnh công Ánh ( Khóa 3/68 ) làm Trung đội trường Trung đội 2. Như vậy, ĐĐ3 đầy đủ 5 Sĩ quan. Trạch và Ánh dân Phù Cát ( Bình Định ). Trước khi nhập ngũ tôi là giáo chức, Trạch và Ánh làm sở Mỹ. Trong 3 đứa Huỳnh công Ánh nổi bậc về lãnh vực văn nghệ, lanh lẹ và chịu chơi hơn tôi và Trạch. Đến cuối năm 73, Ánh là ĐĐ trưởng Trinh Sát ( Thay Đ/U Tráng chuyển qua Không quân ). Sau 75, Ánh đi tù ở trại 3 ngoài Bắc_ Trốn trại qua sự giúp đỡ của một Nữ Quản Giáo ( Thích và yêu Ánh qua tài ca hát ). Ánh về Phù Cát, đưa vợ con vượt biên và thành công. Đến Mỹ năm 1981, Huỳnh công Ánh làm ăn phát tài, mở nhà hàng Phú Kim lớn nhất ở Houston, Texas và làm Chủ Tịch Tổng Hội Cựu TNCT Hoa Kỳ từ năm 1988- 1998 .
Trở lại ngày làm Trung đội trưởng ở ĐĐ 3/4/40BB. Sau hơn một năm, cả 3 đứa chúng tôi ( Thức, Trach, Ánh ) đều là Đại Đội Trưởng qua các Tiểu đoàn 1, 3 và 4/40/ BB. Từ tháng 10/68 đến tháng 3/72, tuy có nhiều trận đụng độ với các đơn vị chủ lực của Cọng quân ở Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Bình Khê và ở Cao Nguyên Dakto, tháng 3 và tháng 4/ 1972 tại Bồng Sơn, Tam Quan. Cũng trong lần nầy tôi trở thành tù binh của Cong sản cùng với một số Sĩ Quan cấp tá, cấp úy trong cuộc di tản chiến thuât ngày 19/4/1972 tại Bồng Sơn.
Kể từ 19/4/1972, đời tôi nếu không là tăm tối thì đời cũng vứt đi.
Tôi còn nhớ rõ chi tiết về cuộc di tản của trung đoàn 40 và các đơn vị thuộc phân khu Bắc Bình Định.. Sau khi 3 quân Hoài Ân, Hoài Nhơn và Tam Quan thất thủ, tất cả dồn về đồn trú tại BCH/ Trung Đoàn 40. Sư Đoàn 3 Sao Vàng Việt Cọng bôn tập vây hãm Trung Đoàn, đơn vị duy nhất còn lại ở Bắc Bình Định. Địch pháo kích ngày đêm vào Trung Đoàn, nhưng các đợt xung phong đều bị quân đồn trú đẩy lui, mãi đến xế trưa ngày 19/4/72 được lệnh di tản từ Quân Khu 2 ra biển Đông sẽ có tàu Hải Quân đón. Cuộc di tản chia làm 2 cánh. Một cánh đi hướng Bắc núi Kho ( Đông Bắc Trung Đoàn ). Một cánh đi hướng Nam núi Kho. Tôi đi cánh hướng Nam và đã bị chận lại bỡi quân chủ lực của Việt Cọng. Một cuộc ác chiến xảy ra giữa ta và địch. Kết quả các đơn vi VNCH đã vượt qua nơi bị phục kích nhưng một số Sĩ quan, Hạ sĩ quan và binh sĩ đã hy sinh và phải bỏ lại tại chỗ, trong đó có Trung Tá Cần, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ221 Pháo Binh và Thiếu Tá Nho Tiểu Đoàn Phó 221 PB. Lần phục kích thứ hai vào lúc 7 giờ tối ngày 19/4/72, gần bờ sông Lại Giang và lần nầy một số lớn thương vong và bị bắt, trong số đó có tôi.
Sáu giờ sáng hôm sau ( 20/4/72 ), tất cả chúng tôi bị đưa về tập trung tại ấp An Tây ( gần Thiết Đính ). Nơi đây tôi đã gặp một số Sĩ quan Trung Đoàn 40 và các Sĩ quan thuộc Tiểu Khu Bình Định. Về Tru/ Đoàn 40 có Đ/U Nguyễn Hộ, Th/úy Nguyễn Chính Thắng TS40 , Th/Úy Nho, Ch/Uy Đền, Tr/Úy Đặng Ghi, Ch/Úy Huỳnh văn Thắng…Về Pháo Binh 221 có Th/Úy Phạm văn Thức, Th/úy Bích, Ch/úy Trinh, Ch/Úy Thành và nhiều sĩ quan khác mà tôi không nhớ tên. Cũng tại nơi đây, sáng ngày hôm sau, tôi gặp cô Lãm, nhà ở Chương Hòa ( An Hựu ), cô ta nhận ra tôi, lúc tôi là ĐĐội Phó đóng ở đồi 10, mỗi ngày thường gặp cô ta. Hiện tại cô Lãm làm Trưởng Ban Binh Vận Huyện Hoài Nhơn. Gặp tôi cô giả vờ không quen biết, nhưng trước khi bị giải lên Sông “ Côn “, cô trao cho tôi một gói cơm cháy và một gói muối to bằng nắm tay và chúc sức khỏe. Ngày hôm sau, tên chỉ huy Việt Cọng, tập họp anh em, hắn nói” Các anh là người có ăn học nên Cách Mạng chuyển các anh lên cấp cao hơn, có thư viện, sách vở để các anh đọc nghiên cứu”. Sáng 23/4/72, bọn chúng di chuyển chúng tôi lên An Lão( Sông Côn ) rồi đi Ba Tơ ( Quang Ngãi ) bằng đường bộ. Tất cả đều trói dính liền với nhau. Sau 2 ngày 2 đêm, chúng tôi tới địa điểm “ Thư Viện “ mà viên Thủ trưởng đã nói. Đó là một khu rừng rậm, nằm bên Sông Côn, cách K.18 chửng 3, 4 km. Một vài nhà tranh cũ kỹ mục nát cho cán bộ Cách mạng ở, vài ba luống mì, lang mà bọn họ canh tác để cải thiện. Chúng thanh lọc Sĩ quan cấp tá tiếp tục đi Ba Tơ. Sĩ quan cấp úy ở lại lập thành một khối và chia làm nhiều đội. Hạ Sĩ quan và Binh sĩ một khối.
Những ngày kế tiếp là lên rẫy chặt cây, cắp tranh làm nhà tự nhốt mình. Khi trại giam vừa xong, anh em bắt đầu “ lao động là vinh quang” Hơn 100 Sĩ quan cấp úy QL. VNCH chia thành nhiều toán phá rừng làm rẫy. Mì và lang là hai loại thực phẩm chính. Những tháng đầu chưa thu hoạch được, chúng tôi phải ra tận Ba Tơ cõng mì mang về trại để ăn. Mỗi ngày lên núi đốt rễ tranh để ăn thay muối. Trong lúc đi cõng mì, có một vài anh em trốn thoát được như Thiếu Úy Hồ Văn Thưởng ( ở Cali ), một số bị bắn chết trên đường vượt thoát như Đại Úy Quang ( Tk Binh Định ), Thiếu úy Nguyễn Chính Thắng Đại đội 40 Trinh Sát.v. v.. Duy có một trường họp là Trung Úy Đặng Ghi ( K.25 Thủ Đức ), nguyên Đại Đội trưởng ĐĐ3/3/40BB cùng đơn vị với tôi cũng trốn trại bị bắt lại sau mấy ngày đêm vượt thoát đã bị chúng đem về trói ngay gốc cây cổ thụ, chờ ngày xử bắn. May thay cho bạn Ghi, vài ngày sau được tin Hiệp Định Paris 1973 đã được hai bên ký kết. Anh Ghi được miễn tội tử hình nhưng vẫn bị trói gô ngoài gốc cây cho đến gần ngày trao trả ( Anh Ghi hiện đang định cư tại Washington State ). Riêng Đại Úy Hộ từ ( Tiểu Đoàn 2/40BB ) từ chối không gặp 2 người anh ruột hồi kết đến thăm mà anh Hộ còn nặng lời với 2 người anh Cong sản. Sau đó, bọn chúng đào một hố tròn đường kính 5 tấc, bắt anh Hộ nằm sấp xuống miệng hố. Bọn chúng thay phiên đứng trên lưng anh Nguyễn Hộ cho đến khi anh ngất xỉu. Sau ngày An Dưỡng ( 3 tháng ), anh Hộ chuyển về Trung Đoàn 42 ở Dakto Tân Cảnh và đã chết trên đường di tản tháng 3/1975. Trong trại, lúc bấy giờ còn có Trung úy Nguyễn văn Sáng, Pilot l.19 bị bắn rớt ở An Lão tháng 10/1971, bị cùm triền mien nên hai cổ chân bị teo lại cũng được trao trả cùng ngày với anh em chúng tôi ( 11/ 3/ 1973 ). Anh Sáng hiện ở Nam Cali. Hiện tại chúng tôi đã tìm gặp 5 bạn tù 1972 là: Tôi, Ghi, Sáng, Thắng và Phạm Thức. Chúng tôi hẹn sẽ gặp nhau một ngày không xa ở Nam California để ôn lại chuyện tù năm xưa.
Sau một năm tù, số còn lại được trao trả là 46/106. 11 giờ trưa ngày 11/ 3/ 1973, chúng tôi được trao trả tại phía Đông cầu Bến Nguồn, cách Bồng Sơn khoảng 5km. Nơi trao trả có một nhà tranh, bề ngang 4m, bề dài 8m không có vách. Từ đầu cầu ( hướng Đông ) đến căn nhà trao trả có ngăn một sợi dây thừng ở giữa. Một bên ( hướng Tây là Việt Cọng ). Hướng Đông cây cầu là VNCH. Tất cả anh em tù binh được tập họp bên trong căn nhà tranh, chờ phái đoàn VNCH gọi tên, cấp bậc, đơn vị, xong bước ra ngoài sắp hàng một. Ngoài hai phái đoàn VNCH và Việt Cọng, còn có đại diện của Canada, Hungary, Indonesia, và Ba Lan. Khi được gọi tên, tôi ra sắp hàng bên ngoài thì gặp Trung úy Nguyễn hữu Anh, Đại Đội Trưởng ĐĐ22/ Quân Cảnh Điều TraTư Pháp ( doanh trại bên hông trường trung học Cường Đễ ) đến đón, bồng tôi lên rộn rã vui mừng. Vì lúc ấy tôi ốm chỉ còn 38 kg. Sau khi kiểm soát đầy đủ, Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp mời tất cả anh em chuẩn bị lên xe GMC.
Trước khi lên xe, các anh em đã được các nữ quân nhân, mặc áo quần màu xanh da trời chào tay và mời lên xe. Trên xe, một nữ quân nhân trao cho mỗi người một bộ quần áo treillis, giày saut và mũ lưỡi trai thay cho bộ đồ xám tù binh. Cứ 20 người một xe. Đoàn bắt đầu chuyển bánh từ lúc 5 giờ chiều ngày 11/3/1973. Đến Bồng Sơn, trời nhá nhem tối, dọc hai bên đường Quốc lộ từ Bồng Sơn đến Qui Nhơn, dân chúng thắp đèn đứng hai bên đường vỗ tay chào mừng khi đoàn xe đi qua. Niềm vui gặp lại thân nhân lẫn niềm vui được đồng bào hân hoan chào đón, một số anh em đã cảm động rơi nước mắt. Đoàn xe đến Qui Nhơn lúc 9 giờ tối. Một dấu ân trong đời không bao giờ tôi quên là được gặp lại cha mẹ, vợ con, anh em và họ hàng nội ngoại. Đón chúng tôi tại trại An Dưỡng gồm có Trưởng Trại Trung Tá Điều ( Trưởng Ty An Ninh Quân Đội Tỉnh Bình Định ), một số sĩ quan Cục an Ninh Quân Đội từ SaiGon ra phụ giúp. Sau khi xuống xe, anh em sắp thành hàng dọc để nghe Trung Tá Điều căn dặn những điều cần thiết trước khi vào hội trường dùng bữa cơm tối ( mỗi người một khay lớn trong đó có : Cơm, Thịt bò bít tết, chuối và bánh ngọt ). Ăn uống xong, anh em ra sân sắp hàng chờ nghe đọc tên mình, cứ 20 người một nhà ngủ đầy đủ tiện nghi ( giường, niệm, tủ quần áo, mùng mến ). Mỗi giường có bảng tên từng người, trên cửa vào có một loa phóng thanh để Ban Chỉ Huy trại thông báo những điều cần thiết. Chừng 10 phút sau, từ Ban Chỉ Huy thông báo: anh em có mặt tại giường để Ban Tài Chánh đến phát lương mỗi người 5000đ VN, tạm chi dùng và sẽ truy lãnh vào tháng sau. Loa phóng thanh vừa dứt, tôi đã thấy viên Sĩ Quan tài chánh, Thủ quỹ đến phát lương mỗi người 5000đ và hẹn ngày 20/3/73 sẽ truy lãnh lương 12 tháng mất tích. Lãnh lương xong, một số anh em quây quần đánh bài, một số đi Câu Lạc Bộ cho đến sáng hôm sau ( một đêm không ngủ ).
Mỗi sang, lúc 7 giờ, anh em được mời xuống nhà ăn để uống café và ăn sáng, gồm một ổ bánh mì thịt và một ly café đá hay đen tùy ý.
Những ngày kế tiếp, trại An Dưỡng mời từng người một lên Phòng Điều Nghiên ( Cuc An Ninh Quân Đội ) để khai lý lịch. Nơi đây, tôi gặp Đại Úy Nguyễn Định Bang , anh em.cô cậu ruột với vợ tôi, từ Cuc An Ninh Quân Đội ra làm Trưởng Phòng Điều Nghiên của Trại. Bố anh Bang làm Trưởng Ty Bưu Điện ở Tam Quan và.là anh ruột của Nguyễn thị Như Ý. Xong phần sưu tra lý lịch, đến phần khám sức khỏe tổng quát. Công việc này do Quân Y Hoa Kỳ và Quân Y Việt Nam phụ trách. Mỗi trại viên được khám và cho uống và chích thuốc bổ, chuyền hai chai protein màu vàng cho hai tuần lễ.
Sau ba tháng an dưỡng, người nào cũng lên ít nhất là 15 poungds. Đầu tháng 7/ 1973, mỗi trại viên không phân biệt cấp bậc được cho đi phép 1 tháng ( 30 ngày ) trước khi về đơn vị cũ hoặc thuyên chuyển đi đơn vị mới ( tùy theo Phòng Điều Nghiên của Trại yêu cầu ). Tôi được SVL của Bộ TTM trở về đơn vị cũ, Trung Đoàn 40/ 22BB. Một tuần sau, BCH Trung Đoàn bổ nhiệm tôi làm Đại Đội Trưởng Đại Đội 3/3/40/22BB. Thay thế Đại úy Lê Phước Quận về làm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 3/ 40/ 22BB.
Từ đó tôi cùng các chiến hữu trong đơn vị đã tham dự các cuộc hành quân từ Duyên hải đến Cao Nguyên cho đến ngày 30/4 Đen.
Rời bục giảng, Ba đi làm lính trận
Lội suối băng rừng tiến chiếm mục tiêu,
Từ Duyên hải đến vùng Cao Nguyên trấn,
Máu và xương đồng đội đã rơi nhiều…
( Lời nầy cho con )
Tùng đêm, ngồi viết những giòng hồi ký nầy, tôi đã hình dung những chiến hữu một thời cùng tôi chiến đấu. Có người đã bỏ xác nơi rừng núi Cao nguyên đất đỏ mưa mùa, có người may mắn được thân nhân chôn cất đường hoàng, có người đã hiến dâng một phần thân thể trong cuộc chiến và có người đã nằm xuống trong các “ trại cải tạo” sau 1975. Xin nghiêng mình tri ân và ngưỡng mộ những Chiến Sĩ Ql.VNCH hữu danh hoặc vô danh đã hy sinh và dâng hiến một phần thân thể của mình cho Quê Hương Việt Nam.
St Louis_ Vào thu 2012
TRẦN THỨC.
Email: Thuctran1945@yahoo.com
http://giadinhlaigiang.com/index/ngu-i-v-t-d-a-ng-c-d.html
Biên Hùng chuyển