Tham Khảo

Nguồn Gốc Của Xã Hội Chủ Nghĩa Của Mỹ

Mỹ từng là một quốc gia theo mô hình xã hội chủ nghĩa? Rất ngạc nhiên, nhưng đúng vậy. Những người đầu tiên đến định cư ở Plymouth và Jamestown vào đầu những năm 1600

Mỹ từng là một quốc gia theo mô hình xã hội chủ nghĩa? Rất ngạc nhiên, nhưng đúng vậy. Những người đầu tiên đến định cư ở Plymouth và Jamestown vào đầu những năm 1600 đã thử nghiệm mô hình xã hội chủ nghĩa. Nó đã hoạt động hiệu quả không? Giáo sư lịch sử Larry Schweikart từ Đại Học Dayton sẽ chia sẻ những câu chuyện hấp dẫn này.

Người Mỹ đã không phát minh ra thị trường tự do – chủ nghĩa tư bản. Nhưng bạn có thể nói chính họ là người đã hoàn thiện nó.

Kết quả hình ảnh cho american socialismTrong khi làm việc đó, họ đã tạo ra nhiều của cải cho loài người hơn bất kỳ xã hội nào trong lịch sử thế giới. Để bắt đầu hiểu được sự hấp dẫn và phức tạp của câu chuyện, chúng ta phải du hành ngược thời gian khi những người đầu tiên định cư tại nước Mỹ.

Nhưng trước khi chúng ta bước vào lịch sử, hãy để tôi định nghĩa những gì tôi hiểu về chủ nghĩa tư bản. Nó không đơn thuần là một thuật ngữ dễ dàng để tóm gọn, bởi vì nó đã phát triển qua hàng ngàn năm dưới sự tương tác của con người. Adam Smith, nhà tư tưởng vĩ đại người Anh, lần đầu tiên đã mô tả về nó trong luận án nổi tiếng của ông năm 1776, Sự Giàu Có Của Các Quốc Gia, nhưng ông không phải người phát minh ra nó.

Trong trường hợp này, tôi định nghĩa chủ nghĩa tư bản như một hệ thống kinh tế,  mà trong đó các cá nhân tự do quyết định những gì họ sẽ sản xuất và đối tượng mà họ sẽ phục vụ. Khi cả hai bên đều đồng ý, nó là một hệ thống mà muốn thành công đòi hỏi bạn phải phục vụ cho nhu cầu của người khác trước khi bạn được thưởng cho công việc của mình.

Bây giờ trở lại chuyện lịch sử:

Khi những người đầu tiên đến định cư ở Jamestown năm 1607 và sau đó là Plymouth năm 1620 – họ đã hoạt động theo một hệ thống kinh tế thường dùng bởi các quốc gia Châu Âu vào thời đó, được gọi là Chủ Nghĩa Trọng Thương. Dưới Chủ Nghĩa Trọng Thương các doanh nghiệp, đặc biệt là ở các thuộc địa, họ hoạt động vì lợi ích của nhà nước. Trong khi các chính phủ cho phép các doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, thì mục đích chính của họ là để thúc đẩy các lợi ích quốc gia của nước Anh, Tây Ban Nha hoặc Pháp. Những người định cư đầu tiên ở Mỹ đã thiết lập mô hình tự duy trì để chính phủ Anh không phải hỗ trợ họ. Và họ đã phải bảo vệ lãnh thổ đó. Đó là chìa khóa cho trò chơi mang tên “thuộc địa”: Nếu nước Anh giữ lãnh thổ, Tây Ban Nha và Pháp sẽ không.

Những người thực dân đầu tiên đã bắt đầu cuộc phiêu lưu của họ với những thứ mà họ cho rằng là những ý tưởng tốt đẹp. Họ thiết lập một kho chứa hạt chung từ những thứ mà họ cho rằng sẽ sử dụng những thứ họ cần và đưa vào đó những thứ họ có thể. Đất đai cũng được đưa vào của chung và công việc cũng làm chung. Họ không sở hữu đất đai riêng cho mình. Mặt dù không có tên gọi nào cho hệ thống này, nó là một mô hình lý tưởng của chủ nghĩa xã hội. Và bạn có thể đoán được những gì đã xảy ra. Nó đã sụp đổ gần như ngay lập tức. Khi những người khai hoang học được rằng, khi tất cả mọi người được hưởng mọi thứ, không ai muốn có trách nhiệm cho bất cứ điều gì. Một người thực dân bắt đầu công việc sớm hay ở lại làm đến muộn cũng nhận được số lương thực giống một người làm việc trễ và ra về sớm, thậm chí không làm gì cả.

Sau khoảng hai năm, những người khai hoang đã phải ăn dây giày và chuột. Một nửa trong số họ đã chết vì đói. Thuyền trưởng John Smith (của vùng Pocahontas nổi tiếng) đã kiểm soát vùng thuộc địa và loại bỏ các mô hình xã hội chủ nghĩa. Những người thực dân đã nhận được phần đất của chính mình, sở hữu tư sản đã đến với thế giới mới. “Anh không làm việc, anh sẽ không có miếng ăn.” – Smith nói với họ, trích dẫn từ kinh thánh. Họ đã làm việc chăm chỉ. Và đã có ăn. Và vùng thuộc thuộc này đã được cứu.

Câu chuyện cũng diễn ra tương tự ở phía bắc – thuộc địa Plymouth 10 năm sau. Mặc dù đây là cuộc địa của Thanh giáo với mục đích tôn giáo, vùng đất này cũng áp dụng kế hoạc tương tự và đã thất bại như thị trấn của Jamestown. Như một thống đốc trẻ, William Bradford đã ghi lại, bằng cách áp dụng các hệ thống cộng đồng “Chúng tôi đã nghĩ rằng chúng tôi khôn ngoan hơn cả Chúa”. Và họ nhanh chóng từ bỏ mô hình công cho sở hữu tư. Nhanh chóng, họ đã có một sự sung túc, và họ đã kỷ niệm chúng bằng ngày lễ mà nay ta gọi là “Lễ Tạ Ơn”. Hơn 150 năm sau, chính nhờ bài học khó học này, người ta biết phải tự chịu trách nhiệm cho kinh tế riêng của họ, nó đã trở một quy ước khôn ngoan.

Cách Mạng Mỹ phần lớn đã phải chiến đấu trên những gánh nặng mà chủ nghĩa trọng thương của Anh đã đặt trên các thuộc địa. Hai loại thuế không được ưa thích – The Stamp Act và The Tea Act – là ví dụ tiêu biểu. Người Mỹ đã thấy chính phủ Anh điều tiết và kiểm soát hầu như tất cả các hoạt động kinh tế của họ – và họ không thích như thế.

Và giờ, đó là sự thật mà ngay cả khi giành được độc lập, không một ai trong số những người sáng lập có thể được gọi là nhà tư bản. Ý tưởng của chủ nghĩa tư bản như là sự mô tả của một hệ thống kinh tế chỉ mới được bắt đầu thảo luận ở Mỹ. Nhiều người trong số những người sáng lập có tầm ảnh hưởng nhất bằng trực giác đã bị hút vào nguyên tắc thị trường tự do. Ý tưởng về quyền sở hữu đất tư nhân của Thomas Jefferson đã định hình nên Pháp Lệnh Về Đất nổi tiếng năm 1785, đã tạo nên đất công cộng cho công dân, trong khi đó khái niệm về trách nhiệm cá nhân và sự bất khả xâm phạm khế ước của Alexander Hamilton có thể được nhìn thấy trong Cuộc Hoảng Loạn năm 1791-1792, trong đó ông kiên quyết từ chối sự cho phép chính phủ Hoa Kỳ  giải cứu các ngân hàng, kẻ đã gây ra sự khủng hoảng. Benjamin Franklin, đã thực hiện chủ nghĩa tư bản trong suốt cuộc đời ông với xưởng in của ông và trong châm ngôn của mình trong “Lịch Thư Của Richard Nghèo”.

Hiến Pháp – chính bản thân nó ngập trong những khái niệm cốt lõi về thị trường tự do: sự bất khả xâm phạm của các bản hợp đồng; tự do bày tỏ cảm xúc; giới hạn quyền lực khả năng của chính phủ trong việc điều chỉnh thuế; sự nhấn mạnh về việc trả các món nợ; và hơn nữa.

Một cách ngắn gọn, đó là sự khôn ngoan của kinh nghiệm, không phải các tư tưởng học thuật, nó tạo ra các nguyên tắc thị trường tư do ở Mỹ. Kết quả tạo nên các quốc gia thịnh vượng và tự do nhất trong lịch sử thế giới.

Tôi là Larry Schweikart của Đại Học Dayton, đại diện cho Đại Học Prager.

Larry Schweikart, America’s Socialist Origins, Prager University

Dịch: Bé Sao, Biên tập: Ku Búa 

(@ CAFEKUBUA.COM)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nguồn Gốc Của Xã Hội Chủ Nghĩa Của Mỹ

Mỹ từng là một quốc gia theo mô hình xã hội chủ nghĩa? Rất ngạc nhiên, nhưng đúng vậy. Những người đầu tiên đến định cư ở Plymouth và Jamestown vào đầu những năm 1600

Mỹ từng là một quốc gia theo mô hình xã hội chủ nghĩa? Rất ngạc nhiên, nhưng đúng vậy. Những người đầu tiên đến định cư ở Plymouth và Jamestown vào đầu những năm 1600 đã thử nghiệm mô hình xã hội chủ nghĩa. Nó đã hoạt động hiệu quả không? Giáo sư lịch sử Larry Schweikart từ Đại Học Dayton sẽ chia sẻ những câu chuyện hấp dẫn này.

Người Mỹ đã không phát minh ra thị trường tự do – chủ nghĩa tư bản. Nhưng bạn có thể nói chính họ là người đã hoàn thiện nó.

Kết quả hình ảnh cho american socialismTrong khi làm việc đó, họ đã tạo ra nhiều của cải cho loài người hơn bất kỳ xã hội nào trong lịch sử thế giới. Để bắt đầu hiểu được sự hấp dẫn và phức tạp của câu chuyện, chúng ta phải du hành ngược thời gian khi những người đầu tiên định cư tại nước Mỹ.

Nhưng trước khi chúng ta bước vào lịch sử, hãy để tôi định nghĩa những gì tôi hiểu về chủ nghĩa tư bản. Nó không đơn thuần là một thuật ngữ dễ dàng để tóm gọn, bởi vì nó đã phát triển qua hàng ngàn năm dưới sự tương tác của con người. Adam Smith, nhà tư tưởng vĩ đại người Anh, lần đầu tiên đã mô tả về nó trong luận án nổi tiếng của ông năm 1776, Sự Giàu Có Của Các Quốc Gia, nhưng ông không phải người phát minh ra nó.

Trong trường hợp này, tôi định nghĩa chủ nghĩa tư bản như một hệ thống kinh tế,  mà trong đó các cá nhân tự do quyết định những gì họ sẽ sản xuất và đối tượng mà họ sẽ phục vụ. Khi cả hai bên đều đồng ý, nó là một hệ thống mà muốn thành công đòi hỏi bạn phải phục vụ cho nhu cầu của người khác trước khi bạn được thưởng cho công việc của mình.

Bây giờ trở lại chuyện lịch sử:

Khi những người đầu tiên đến định cư ở Jamestown năm 1607 và sau đó là Plymouth năm 1620 – họ đã hoạt động theo một hệ thống kinh tế thường dùng bởi các quốc gia Châu Âu vào thời đó, được gọi là Chủ Nghĩa Trọng Thương. Dưới Chủ Nghĩa Trọng Thương các doanh nghiệp, đặc biệt là ở các thuộc địa, họ hoạt động vì lợi ích của nhà nước. Trong khi các chính phủ cho phép các doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận, thì mục đích chính của họ là để thúc đẩy các lợi ích quốc gia của nước Anh, Tây Ban Nha hoặc Pháp. Những người định cư đầu tiên ở Mỹ đã thiết lập mô hình tự duy trì để chính phủ Anh không phải hỗ trợ họ. Và họ đã phải bảo vệ lãnh thổ đó. Đó là chìa khóa cho trò chơi mang tên “thuộc địa”: Nếu nước Anh giữ lãnh thổ, Tây Ban Nha và Pháp sẽ không.

Những người thực dân đầu tiên đã bắt đầu cuộc phiêu lưu của họ với những thứ mà họ cho rằng là những ý tưởng tốt đẹp. Họ thiết lập một kho chứa hạt chung từ những thứ mà họ cho rằng sẽ sử dụng những thứ họ cần và đưa vào đó những thứ họ có thể. Đất đai cũng được đưa vào của chung và công việc cũng làm chung. Họ không sở hữu đất đai riêng cho mình. Mặt dù không có tên gọi nào cho hệ thống này, nó là một mô hình lý tưởng của chủ nghĩa xã hội. Và bạn có thể đoán được những gì đã xảy ra. Nó đã sụp đổ gần như ngay lập tức. Khi những người khai hoang học được rằng, khi tất cả mọi người được hưởng mọi thứ, không ai muốn có trách nhiệm cho bất cứ điều gì. Một người thực dân bắt đầu công việc sớm hay ở lại làm đến muộn cũng nhận được số lương thực giống một người làm việc trễ và ra về sớm, thậm chí không làm gì cả.

Sau khoảng hai năm, những người khai hoang đã phải ăn dây giày và chuột. Một nửa trong số họ đã chết vì đói. Thuyền trưởng John Smith (của vùng Pocahontas nổi tiếng) đã kiểm soát vùng thuộc địa và loại bỏ các mô hình xã hội chủ nghĩa. Những người thực dân đã nhận được phần đất của chính mình, sở hữu tư sản đã đến với thế giới mới. “Anh không làm việc, anh sẽ không có miếng ăn.” – Smith nói với họ, trích dẫn từ kinh thánh. Họ đã làm việc chăm chỉ. Và đã có ăn. Và vùng thuộc thuộc này đã được cứu.

Câu chuyện cũng diễn ra tương tự ở phía bắc – thuộc địa Plymouth 10 năm sau. Mặc dù đây là cuộc địa của Thanh giáo với mục đích tôn giáo, vùng đất này cũng áp dụng kế hoạc tương tự và đã thất bại như thị trấn của Jamestown. Như một thống đốc trẻ, William Bradford đã ghi lại, bằng cách áp dụng các hệ thống cộng đồng “Chúng tôi đã nghĩ rằng chúng tôi khôn ngoan hơn cả Chúa”. Và họ nhanh chóng từ bỏ mô hình công cho sở hữu tư. Nhanh chóng, họ đã có một sự sung túc, và họ đã kỷ niệm chúng bằng ngày lễ mà nay ta gọi là “Lễ Tạ Ơn”. Hơn 150 năm sau, chính nhờ bài học khó học này, người ta biết phải tự chịu trách nhiệm cho kinh tế riêng của họ, nó đã trở một quy ước khôn ngoan.

Cách Mạng Mỹ phần lớn đã phải chiến đấu trên những gánh nặng mà chủ nghĩa trọng thương của Anh đã đặt trên các thuộc địa. Hai loại thuế không được ưa thích – The Stamp Act và The Tea Act – là ví dụ tiêu biểu. Người Mỹ đã thấy chính phủ Anh điều tiết và kiểm soát hầu như tất cả các hoạt động kinh tế của họ – và họ không thích như thế.

Và giờ, đó là sự thật mà ngay cả khi giành được độc lập, không một ai trong số những người sáng lập có thể được gọi là nhà tư bản. Ý tưởng của chủ nghĩa tư bản như là sự mô tả của một hệ thống kinh tế chỉ mới được bắt đầu thảo luận ở Mỹ. Nhiều người trong số những người sáng lập có tầm ảnh hưởng nhất bằng trực giác đã bị hút vào nguyên tắc thị trường tự do. Ý tưởng về quyền sở hữu đất tư nhân của Thomas Jefferson đã định hình nên Pháp Lệnh Về Đất nổi tiếng năm 1785, đã tạo nên đất công cộng cho công dân, trong khi đó khái niệm về trách nhiệm cá nhân và sự bất khả xâm phạm khế ước của Alexander Hamilton có thể được nhìn thấy trong Cuộc Hoảng Loạn năm 1791-1792, trong đó ông kiên quyết từ chối sự cho phép chính phủ Hoa Kỳ  giải cứu các ngân hàng, kẻ đã gây ra sự khủng hoảng. Benjamin Franklin, đã thực hiện chủ nghĩa tư bản trong suốt cuộc đời ông với xưởng in của ông và trong châm ngôn của mình trong “Lịch Thư Của Richard Nghèo”.

Hiến Pháp – chính bản thân nó ngập trong những khái niệm cốt lõi về thị trường tự do: sự bất khả xâm phạm của các bản hợp đồng; tự do bày tỏ cảm xúc; giới hạn quyền lực khả năng của chính phủ trong việc điều chỉnh thuế; sự nhấn mạnh về việc trả các món nợ; và hơn nữa.

Một cách ngắn gọn, đó là sự khôn ngoan của kinh nghiệm, không phải các tư tưởng học thuật, nó tạo ra các nguyên tắc thị trường tư do ở Mỹ. Kết quả tạo nên các quốc gia thịnh vượng và tự do nhất trong lịch sử thế giới.

Tôi là Larry Schweikart của Đại Học Dayton, đại diện cho Đại Học Prager.

Larry Schweikart, America’s Socialist Origins, Prager University

Dịch: Bé Sao, Biên tập: Ku Búa 

(@ CAFEKUBUA.COM)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm