Hình Ảnh & Sự Kiện
Nguy cơ thất bại của Trung Cộng nếu nổ ra 'chiến tranh lạnh' với Mỹ
Mỹ nắm ưu thế rất lớn về kinh tế, quân sự và mạng lưới đồng minh, có thể khiến Trung Cộng thảm bại trong "Chiến tranh Lạnh kiểu mới".
Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tại hội nghị APEC ở Papua New Guinea. Ảnh: AFP.Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Papua New Guinea hôm 18/11 kết thúc mà không có một tuyên bố chung của lãnh đạo các nền kinh tế thành viên được đưa ra. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 29 năm APEC không ra được văn kiện này và giới phân tích đánh giá những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Cộng là nguyên nhân quan trọng.Dự thảo tuyên bố chung của APEC lần này rơi vào bế tắc sau khi hội nghị bị phủ bóng bởi "khẩu chiến" giữa Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence.. Pence mỉa mai sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Cộng là "vành đai siết chặt và con đường một chiều", cảnh báo các nước có thể "sập bẫy nợ" nếu tham gia các dự án trong sáng kiến này.Ông Tập lại bác bỏ cáo buộc cho rằng Trung Cộng đang thực thi chính sách "ngoại giao ngân phiếu" trong khu vực, đồng thời phê phán chủ nghĩa bảo hộ thương mại "Nước Mỹ trên hết", cho rằng đây là "hướng đi thiển cận và chắc chắn sẽ thất bại".(Sợ người ở phải, hãi kẻ cho ăn! Ăn rồi là há miệng mắc quai, gán đất khi không trả được nợ. Nước VNXHCN là sờ sò trước mắt đấy!Coi đó mà làm răn. TDT)"Những ngôn từ trong bài phát biểu của các lãnh đạo rất đáng quan ngại vì nó cho thấy chúng ta đang tiến gần tới trò chơi địa chính trị được ăn cả, ngã về không ở châu Á – Thái Bình Dương", Jonathan Pryke, chuyên gia tại Viện Lowy, bình luận."Hy vọng về việc Mỹ - Trung tìm thấy tiếng nói chung ngày càng trở nên xa vời".Kunihiko Miyake, giáo sư Đại học Ritsumeikan, thì cho rằng đây là một phần trong"cuộc đấu giành quyền lãnh đạo" giữa Washington và Trung Cộng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. "Cuộc đấu này sẽ còn kéo dài và sẽ là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, dù chúng ta có gọi nó là gì đi nữa", giáo sư Miyake nói với Bloomberg.Trong một bài viết trên The Hill, Harry J. Kazianis, giám đốc Nghiên cứu Quốc phòng tại Trung tâm An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết cuộc "Chiến tranh Lạnh kiểu mới" giữa Mỹ và Trung Cộng đã được giới khoa học chính trị và sử gia dự đoán từ lâu. Hai nước từng trải qua nhiều lần căng thẳng trong lịch sử, nhưng quan hệ thương mại hai chiều trị giá hơn 700 tỷ USD mỗi năm đã giúp ngăn chặn thảm họa này hủy hoại quan hệ song phương.(Kinh tế quyết định hết thẩy! Hy vọng nhờ thế mà Không Có hay là vì thế mà CÓ Thế Chiến III TDT)Kazianis cho rằng khi xem xét một cách khách quan tất cả những yếu tố làm nên sức mạnh quốc gia, Trung Cộng tốt hơn hết là không nên tham gia vào cuộc đấu địa chính trị dài hơi với Mỹ, dù đã xây dựng được một nền kinh tế khổng lồ và hiện đại hóa được lực lượng quân sự. Có nhiều lý do khiến Bắc Kinh sẽ thảm bại nếu lao vào "Chiến tranh Lạnh" với Washington.Theo chuyên gia này, bài học lịch sử cho thấy một trong những yếu tố then chốt quyết định thắng thua trong bất cứ cuộc chiến tranh lạnh nào chính là đồng minh. Trong khi Mỹ duy trì một mạng lưới đồng minh rộng khắp trên thế giới và trong khu vực, Trung Cộng gần như không có quốc gia nào được coi là đồng minh thực sự, ngoại trừ Triều Tiên..Mạng lưới đồng minh và đối tác giúp Washington xây dựng những mối quan hệ về kinh tế và ngoại giao với các nước châu Á – Thái Bình Dương sâu rộng hơn bất cứ quốc gia nào khác. Mối quan hệ này được duy trì qua nhiều đời tổng thống Mỹ và thường được Washington mô tả là "không có đối thủ và không thể bị thách thức".Phát biểu trong hội nghị Cấp cao Đông Á vừa diễn ra ở Singapore, Phó tổng thống Pence tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực, trong bối cảnh nhiều nước ở châu Á – Thái Bình Dương hoài nghi về nguy cơ Mỹ "rút lui" trước sự trỗi dậy của Trung Cộng. Pence tuyên bố Mỹ sẽ thúc đẩy tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do, nơi "tất cả quốc gia lớn, nhỏ đều được thịnh vượng và phát triển, được đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, tin vào các giá trị và phát triển mạnh mẽ cùng nhau", cũng là nơi không có chỗ cho "đế chế và gây hấn".(Hấp dẫn. TDT)Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại hội nghị APEC ở Papua New Guinea. Ảnh: CNN.Về mặt quân sự và an ninh, hệ thống đồng minh toàn cầu giúp Mỹ thiết lập căn cứ quân sự ở những nơi trọng yếu, trong đó có các căn cứ ở Nhật Bản, Hàn Quốc án ngữ đường tiến ra Thái Bình Dương của Trung Cộng. Hai quốc gia Đông Á này cũng có tiềm lực quân sự và kinh tế rất mạnh, sẵn sàng hỗ trợ Mỹ trong bất cứ cuộc cạnh tranh địa chính trị nào. Ngoài ra, Mỹ còn là thành viên của NATO, khối quân sự vốn xem bất cứ cuộc tấn công nào vào một thành viên là đòn tấn công vào cả khối.Mỹ còn giữ ưu thế mang tính quyết định về huấn luyện và năng lực tác chiến trước quân đội hùng hậu nhưng thiếu kinh nghiệm thực chiến của Trung Cộng. Quân đội Trung Cộng chưa tham gia cuộc chiến nào trong gần ba thập kỷ qua, trong khi quân đội Mỹ tham gia vào một loạt xung đột trên toàn cầu kể từ sau vụ khủng bố 11/9 và thường xuyên củng cố học thuyết quân sự của mình sau mỗi cuộc chiến.Về mặt kinh tế, Mỹ vẫn sở hữu những yếu tố cơ bản mạnh hơn so với Trung Cộng. Dù một số học giả nhận định rằng kinh tế Trung Cộng sẽ vượt mặt Mỹ trong 10 năm tới về GDP, nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định đây chỉ là một ảo tưởng. Kinh tế Trung Cộng đang đối mặt với nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nợ, điều có thể trở nên trầm trọng hơn khi các đòn áp thuế của Mỹ sẽ gây tổn thương nặng nề đến tăng trưởng kinh tế vốn dựa rất lớn vào xuất khẩu của nước này.Yếu tố cuối cùng khiến Trung Cộng gặp nhiều bất lợi trong chiến tranh lạnh với Mỹ chính là nhân khẩu học. Chính sách một con được thi hành nghiêm ngặt nhiều thập kỷ qua đã dẫn tới việc nước này có tới 241 triệu người già vào năm ngoái và dự kiến tăng lên 487 triệu vào năm 2050, chiếm tới 35% dân số.Tình trạng dân số già hóa sẽ tạo gánh nặng khổng lồ lên nền kinh tế vốn đang dựa rất lớn vào lực lượng lao động giá rẻ của Trung Cộng. Chính phủ nước này cũng sẽ phải dành nguồn lực khổng lồ để đảm bảo phúc lợi cho người già, trong khi lực lượng ở độ tuổi lao động suy giảm đáng kể.Kazianis cho rằng Mỹ còn nắm trong tay nhiều lợi thế nữa để cạnh tranh với Trung Cộng trong "Chiến tranh Lạnh mới", như việc thống trị thị trường năng lượng, các thương hiệu toàn cầu và khả năng thu hút nhân tài vượt trội. "Mỹ rõ ràng vẫn còn nhiều vấn đề nội tại như nợ công và sự chia rẽ chính trị, nhưng Trung Cộng sẽ vô vọng nếu tham gia Chiến tranh lạnh với nước này", ông viết.Thành NguyễnVS chuyen
Bàn ra tán vào (1)
Don Vu
Day la cai dieu co the xay ra,cho duong cung thi can bua.Khong phai chien tranh lanh,nhung la chien tranh nong.Khi ma trung cong da lo leo len lung cop,tuyen bo vung vit,doi triet tieu dan chung My nhung tai san,nha cua phai con nguyen ven(chien tranh virus),chi viec xua dan tau sang chiem dong va o,giong nhu kieu 30-04 cua VNCH.Dan chung hoa luc deu tin tuong rang nuoc ho dang la ba chu the gioi.Bay gio,loi dau ra ong T.T nay chat cai rup,tieu ma bao nhieu mong tren may.De phong ngua truong hop nay,My da vo trang,ban vu khi,ket ban dong minh...va bao vay tu phia trung cong,va ben trong,bat dau khuynh dao bang ho so Tay tang,hoi giao...de Quan chung tu phat theo dung chinh sach cua cong san,kinh te dung khung,quoc te dong loat tay chay...nghia la hoa tram be,hoa tu phia trung vay,Hon mot ti dan lieu rang co the chong lai lien quan toan the gioi ?va My van de mot cua ngo cho loi thoat nay:Lo trinh nay,khong vao cung chet ma vao thi cung toi,nhung toi ma con ngap van con hon tap a !Bo mat an cuop phai tra gia,khong co gi la khong dung,nhung tra gia nao va tra lam sao do la cai ngo hep ma T.T My dang cho...bai ban chi tien rong rai+quyen loi bao la de dan chung khuay pha noi an nuoc My cua thang cha ti phu va bon xoi dau con LUA,cang lam ro mat dang ta:Dang con LUA.Khong biet tien dinh lam sao ma lai lay logo CON LUA nhay ???
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Nguy cơ thất bại của Trung Cộng nếu nổ ra 'chiến tranh lạnh' với Mỹ
Mỹ nắm ưu thế rất lớn về kinh tế, quân sự và mạng lưới đồng minh, có thể khiến Trung Cộng thảm bại trong "Chiến tranh Lạnh kiểu mới".
Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tại hội nghị APEC ở Papua New Guinea. Ảnh: AFP.Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Papua New Guinea hôm 18/11 kết thúc mà không có một tuyên bố chung của lãnh đạo các nền kinh tế thành viên được đưa ra. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 29 năm APEC không ra được văn kiện này và giới phân tích đánh giá những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Cộng là nguyên nhân quan trọng.Dự thảo tuyên bố chung của APEC lần này rơi vào bế tắc sau khi hội nghị bị phủ bóng bởi "khẩu chiến" giữa Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence.. Pence mỉa mai sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Cộng là "vành đai siết chặt và con đường một chiều", cảnh báo các nước có thể "sập bẫy nợ" nếu tham gia các dự án trong sáng kiến này.Ông Tập lại bác bỏ cáo buộc cho rằng Trung Cộng đang thực thi chính sách "ngoại giao ngân phiếu" trong khu vực, đồng thời phê phán chủ nghĩa bảo hộ thương mại "Nước Mỹ trên hết", cho rằng đây là "hướng đi thiển cận và chắc chắn sẽ thất bại".(Sợ người ở phải, hãi kẻ cho ăn! Ăn rồi là há miệng mắc quai, gán đất khi không trả được nợ. Nước VNXHCN là sờ sò trước mắt đấy!Coi đó mà làm răn. TDT)"Những ngôn từ trong bài phát biểu của các lãnh đạo rất đáng quan ngại vì nó cho thấy chúng ta đang tiến gần tới trò chơi địa chính trị được ăn cả, ngã về không ở châu Á – Thái Bình Dương", Jonathan Pryke, chuyên gia tại Viện Lowy, bình luận."Hy vọng về việc Mỹ - Trung tìm thấy tiếng nói chung ngày càng trở nên xa vời".Kunihiko Miyake, giáo sư Đại học Ritsumeikan, thì cho rằng đây là một phần trong"cuộc đấu giành quyền lãnh đạo" giữa Washington và Trung Cộng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. "Cuộc đấu này sẽ còn kéo dài và sẽ là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, dù chúng ta có gọi nó là gì đi nữa", giáo sư Miyake nói với Bloomberg.Trong một bài viết trên The Hill, Harry J. Kazianis, giám đốc Nghiên cứu Quốc phòng tại Trung tâm An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết cuộc "Chiến tranh Lạnh kiểu mới" giữa Mỹ và Trung Cộng đã được giới khoa học chính trị và sử gia dự đoán từ lâu. Hai nước từng trải qua nhiều lần căng thẳng trong lịch sử, nhưng quan hệ thương mại hai chiều trị giá hơn 700 tỷ USD mỗi năm đã giúp ngăn chặn thảm họa này hủy hoại quan hệ song phương.(Kinh tế quyết định hết thẩy! Hy vọng nhờ thế mà Không Có hay là vì thế mà CÓ Thế Chiến III TDT)Kazianis cho rằng khi xem xét một cách khách quan tất cả những yếu tố làm nên sức mạnh quốc gia, Trung Cộng tốt hơn hết là không nên tham gia vào cuộc đấu địa chính trị dài hơi với Mỹ, dù đã xây dựng được một nền kinh tế khổng lồ và hiện đại hóa được lực lượng quân sự. Có nhiều lý do khiến Bắc Kinh sẽ thảm bại nếu lao vào "Chiến tranh Lạnh" với Washington.Theo chuyên gia này, bài học lịch sử cho thấy một trong những yếu tố then chốt quyết định thắng thua trong bất cứ cuộc chiến tranh lạnh nào chính là đồng minh. Trong khi Mỹ duy trì một mạng lưới đồng minh rộng khắp trên thế giới và trong khu vực, Trung Cộng gần như không có quốc gia nào được coi là đồng minh thực sự, ngoại trừ Triều Tiên..Mạng lưới đồng minh và đối tác giúp Washington xây dựng những mối quan hệ về kinh tế và ngoại giao với các nước châu Á – Thái Bình Dương sâu rộng hơn bất cứ quốc gia nào khác. Mối quan hệ này được duy trì qua nhiều đời tổng thống Mỹ và thường được Washington mô tả là "không có đối thủ và không thể bị thách thức".Phát biểu trong hội nghị Cấp cao Đông Á vừa diễn ra ở Singapore, Phó tổng thống Pence tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực, trong bối cảnh nhiều nước ở châu Á – Thái Bình Dương hoài nghi về nguy cơ Mỹ "rút lui" trước sự trỗi dậy của Trung Cộng. Pence tuyên bố Mỹ sẽ thúc đẩy tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở và tự do, nơi "tất cả quốc gia lớn, nhỏ đều được thịnh vượng và phát triển, được đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, tin vào các giá trị và phát triển mạnh mẽ cùng nhau", cũng là nơi không có chỗ cho "đế chế và gây hấn".(Hấp dẫn. TDT)Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu tại hội nghị APEC ở Papua New Guinea. Ảnh: CNN.Về mặt quân sự và an ninh, hệ thống đồng minh toàn cầu giúp Mỹ thiết lập căn cứ quân sự ở những nơi trọng yếu, trong đó có các căn cứ ở Nhật Bản, Hàn Quốc án ngữ đường tiến ra Thái Bình Dương của Trung Cộng. Hai quốc gia Đông Á này cũng có tiềm lực quân sự và kinh tế rất mạnh, sẵn sàng hỗ trợ Mỹ trong bất cứ cuộc cạnh tranh địa chính trị nào. Ngoài ra, Mỹ còn là thành viên của NATO, khối quân sự vốn xem bất cứ cuộc tấn công nào vào một thành viên là đòn tấn công vào cả khối.Mỹ còn giữ ưu thế mang tính quyết định về huấn luyện và năng lực tác chiến trước quân đội hùng hậu nhưng thiếu kinh nghiệm thực chiến của Trung Cộng. Quân đội Trung Cộng chưa tham gia cuộc chiến nào trong gần ba thập kỷ qua, trong khi quân đội Mỹ tham gia vào một loạt xung đột trên toàn cầu kể từ sau vụ khủng bố 11/9 và thường xuyên củng cố học thuyết quân sự của mình sau mỗi cuộc chiến.Về mặt kinh tế, Mỹ vẫn sở hữu những yếu tố cơ bản mạnh hơn so với Trung Cộng. Dù một số học giả nhận định rằng kinh tế Trung Cộng sẽ vượt mặt Mỹ trong 10 năm tới về GDP, nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định đây chỉ là một ảo tưởng. Kinh tế Trung Cộng đang đối mặt với nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nợ, điều có thể trở nên trầm trọng hơn khi các đòn áp thuế của Mỹ sẽ gây tổn thương nặng nề đến tăng trưởng kinh tế vốn dựa rất lớn vào xuất khẩu của nước này.Yếu tố cuối cùng khiến Trung Cộng gặp nhiều bất lợi trong chiến tranh lạnh với Mỹ chính là nhân khẩu học. Chính sách một con được thi hành nghiêm ngặt nhiều thập kỷ qua đã dẫn tới việc nước này có tới 241 triệu người già vào năm ngoái và dự kiến tăng lên 487 triệu vào năm 2050, chiếm tới 35% dân số.Tình trạng dân số già hóa sẽ tạo gánh nặng khổng lồ lên nền kinh tế vốn đang dựa rất lớn vào lực lượng lao động giá rẻ của Trung Cộng. Chính phủ nước này cũng sẽ phải dành nguồn lực khổng lồ để đảm bảo phúc lợi cho người già, trong khi lực lượng ở độ tuổi lao động suy giảm đáng kể.Kazianis cho rằng Mỹ còn nắm trong tay nhiều lợi thế nữa để cạnh tranh với Trung Cộng trong "Chiến tranh Lạnh mới", như việc thống trị thị trường năng lượng, các thương hiệu toàn cầu và khả năng thu hút nhân tài vượt trội. "Mỹ rõ ràng vẫn còn nhiều vấn đề nội tại như nợ công và sự chia rẽ chính trị, nhưng Trung Cộng sẽ vô vọng nếu tham gia Chiến tranh lạnh với nước này", ông viết.Thành NguyễnVS chuyen