Nhân Vật
Nguyễn Đình Lộc – “cậu học trò U80”
Nguyễn Hữu Vinh
Tôi phải mạn phép ông và các quý độc giả để dùng cái biệt danh nghe là lạ, mà có vẻ khiếm nhã vậy, chứ không phải là “cựu/nguyên bộ trưởng Tư pháp”, bởi một lý do sẽ kể ngay dưới đây.
Sau những ngày tất bật, sôi động quanh bản Kiến nghị 72 và cùng đoàn đại biểu trực tiếp trao nó cho Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ông Nguyễn Đình Lộc đột nhiên bảo tôi: “Vinh bày cho mình vi tính với nhé?”
Ngạc nhiên, vui và thú vị, đó là những cảm giác của tôi ngay từ ban đầu. Tôi liền kể cho ông về các blogger U90 như Tô Hải, Lê Hiền Đức. Dù sao thì họ cũng là “dân đen”, còn cựu quan chức cao niên, cao cấp tới hàm bộ trưởng như ông mà quyết “xóa mù vi tính” thì quả là chuyện hiếm có.
Thế hệ của Nguyễn Đình Lộc, khi làm tới chức bộ trưởng vào những năm 90’ thế kỷ trước, thì máy tính ở các cơ quan nhà nước chủ yếu được dùng như máy chữ, có chăng chỉ hơn là khả năng lưu trữ và in ấn được nhiều thôi.
Thứ khiến cho Nguyễn Đình Lộc lâu nay ít quan tâm tới thế giới mạng có lẽ một phần còn bởi cả một kho sách khổng lồ choán khắp 4 bức tường, cùng trên, dưới gậm 4 chiếc bàn làm việc của ông, không phải chỉ sách báo về luật pháp, mà là đủ cả mọi lĩnh vực.
Giờ thì tôi bắt đầu làm … gia sư, học trò là một cựu bộ trưởng. Các bác cao niên nghe kể cũng vui lây, động viên: “Công của cậu vậy là lớn lắm đó nhé!”
Thế là, dẫu có bận bịu mấy đi nữa, tôi cũng vẫn quyết tranh thủ thì giờ vài ngày lại ghé qua nhà ông 1-2 tiếng.
Nhà “học trò” Nguyễn Đình Lộc cách trung tâm thủ đô 10 cây số, ở trong một ngõ nhỏ sâu hun hút, rẽ trái, rẽ phải mấy lần mới tới. Hai ông bà già ngày ngày lặng lẽ bên nhau. Bà bị chứng vôi hóa đốt sống cổ, thỉnh thỏang đau, phải nằm bất động, nhưng vẫn chợ búa, nấu nướng, chăm sóc ông từng li từng tí; vậy mà còn phải đáp 4 chuyến ô tô buýt đi, về mỗi ngày tới nhà con gái chăm sóc cháu ngoại mới sinh.
Có lẽ rất cảm thông với bà, ông tự tay pha nước, gọt trái cây … mời “gia sư”. Có hôm, bà đi chợ, ông lại quên, khóa cửa bên trong làm bà về không mở được, thế là ông vội xuýt xoa xin lỗi thật tình cảm, mặc dù bà cũng chỉ hơi càu nhàu.
Vốn ngại “ăn cơm khách”, lại thêm nhiều việc bấn bíu, nên phải vài bận tôi từ chối khéo lời mời ở lại ăn cơm. Thế nhưng từ chối mãi cũng không đành; lại thêm một dịp hiểu cuộc sống của hai ông bà.
Bài học được bắt đầu từ “A, B, C”, vào Internet và đọc các blog, trang báo điện tử. Cảm giác thích thú của ông khi được lặn ngụp vào cả một bể thông tin nhiều chiều khổng lồ, một cách rất nhanh chóng, đã giúp tôi thêm gắng kiên nhẫn, hướng dẫn từ cách dùng bàn phím, con chuột ra sao, cho đến những giải thích liên quan “thế giới mạng”.
Còn điều thích thú với tôi là về một vị quan chức một thời mà sao lại có thể nhũn nhặn, khiêm nhường, không chút giấu dốt, … đến lạ. Nếu như ta xem lại toàn bộ các video buổi tiếp xúc trao bản Kiến nghị 72, chắc sẽ thấy phía sau con người dung dị ấy là một thái độ kiên định, vì sự tiến bộ xã hội.
Còn nhiều chuyện, nhỏ có, lớn có, liên quan tới ông mà tôi muốn viết ra, nhưng quả tình, lúc này chỉ muốn có vài dòng như trên thôi, để đem tới chút gợi mở cho những ai vừa mới theo dõi đoạn phỏng vấn ông trên VTV tối qua rồi buồn, bực, nghi vấn … đủ cả.
Tôi cũng không muốn đi sâu mổ xẻ trò gian trá, bẩn thỉu quá lộ của thứ truyền thông có “định hướng” thời nay, đánh lừa được không ít người nhẹ dạ, đã từng được thực hiện không biết bao nhiêu lần. Rõ nhất là vụ cắt xén lời phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt mấy năm trước. Gần đây là trò lắp ghép hình ảnh với lời lẽ thóa mạ những trí thức danh tiếng tham gia biểu tình yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo. Và tối qua là màn “phỏng vấn” ông Nguyễn Đình Lộc.
Chính thế, nên tôi không muốn bình luận những lời nhận xét nặng nề về ông, do người ta không nhận ra những đoạn video bị cắt xén, lắp ghép rất sống sượng, không nghĩ về tình huống một vị cựu quan chức với bản tính hiền lành như thế, mà phải đối đầu với một cỗ máy khổng lồ có đủ thứ thủ đoạn đê hèn.
Tôi cũng chưa muốn vạch ra trò “Kẻ tung, người … vồ lấy”, khi mà chuyện mới tối qua thôi, thì sớm nay đã có ngay kẻ như reo lên khoái trá, làm bộ ngây ngô lớn tiếng “la làng”.
Còn “gợi mở” của tôi là gì? Đó là những người dân có cùng mục đích tranh đấu cho tự do dân chủ của mình hãy ráng cảm thông hơn với nhau, biết tự đặt mình vào địa vị người khác để thấu hiểu, làm được việc gì có ích cho dân tùy theo hoàn cảnh, khả năng của mình thì càng tốt. Bên cạnh đó, họ rất cần tỉnh táo, cảnh giác với những màn gian trá, gây chia rẽ, mà không dễ lúc nào cũng có thể vạch mặt ngay được.
Một khi không phải chỉ có lớp trẻ, mà cả những “cậu học trò” già như Nguyễn Đình Lộc quyết tìm đến với biển thông tin, tri thức tự do, thì chúng ta còn có thể tin tưởng, hy vọng vào tương lai. Và những trò hèn hạ kia, cho dù có đạt được kết quả tức thời tới đâu đi nữa, cũng chỉ như “châu chấu đá xe”, cỗ xe đang băng tới một xã hội văn minh, hòa cùng phần còn lại của thế giới.
N.H.V.
© Ba Sàm
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Nguyễn Đình Lộc – “cậu học trò U80”
Nguyễn Hữu Vinh
Tôi phải mạn phép ông và các quý độc giả để dùng cái biệt danh nghe là lạ, mà có vẻ khiếm nhã vậy, chứ không phải là “cựu/nguyên bộ trưởng Tư pháp”, bởi một lý do sẽ kể ngay dưới đây.
Sau những ngày tất bật, sôi động quanh bản Kiến nghị 72 và cùng đoàn đại biểu trực tiếp trao nó cho Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ông Nguyễn Đình Lộc đột nhiên bảo tôi: “Vinh bày cho mình vi tính với nhé?”
Ngạc nhiên, vui và thú vị, đó là những cảm giác của tôi ngay từ ban đầu. Tôi liền kể cho ông về các blogger U90 như Tô Hải, Lê Hiền Đức. Dù sao thì họ cũng là “dân đen”, còn cựu quan chức cao niên, cao cấp tới hàm bộ trưởng như ông mà quyết “xóa mù vi tính” thì quả là chuyện hiếm có.
Thế hệ của Nguyễn Đình Lộc, khi làm tới chức bộ trưởng vào những năm 90’ thế kỷ trước, thì máy tính ở các cơ quan nhà nước chủ yếu được dùng như máy chữ, có chăng chỉ hơn là khả năng lưu trữ và in ấn được nhiều thôi.
Thứ khiến cho Nguyễn Đình Lộc lâu nay ít quan tâm tới thế giới mạng có lẽ một phần còn bởi cả một kho sách khổng lồ choán khắp 4 bức tường, cùng trên, dưới gậm 4 chiếc bàn làm việc của ông, không phải chỉ sách báo về luật pháp, mà là đủ cả mọi lĩnh vực.
Giờ thì tôi bắt đầu làm … gia sư, học trò là một cựu bộ trưởng. Các bác cao niên nghe kể cũng vui lây, động viên: “Công của cậu vậy là lớn lắm đó nhé!”
Thế là, dẫu có bận bịu mấy đi nữa, tôi cũng vẫn quyết tranh thủ thì giờ vài ngày lại ghé qua nhà ông 1-2 tiếng.
Nhà “học trò” Nguyễn Đình Lộc cách trung tâm thủ đô 10 cây số, ở trong một ngõ nhỏ sâu hun hút, rẽ trái, rẽ phải mấy lần mới tới. Hai ông bà già ngày ngày lặng lẽ bên nhau. Bà bị chứng vôi hóa đốt sống cổ, thỉnh thỏang đau, phải nằm bất động, nhưng vẫn chợ búa, nấu nướng, chăm sóc ông từng li từng tí; vậy mà còn phải đáp 4 chuyến ô tô buýt đi, về mỗi ngày tới nhà con gái chăm sóc cháu ngoại mới sinh.
Có lẽ rất cảm thông với bà, ông tự tay pha nước, gọt trái cây … mời “gia sư”. Có hôm, bà đi chợ, ông lại quên, khóa cửa bên trong làm bà về không mở được, thế là ông vội xuýt xoa xin lỗi thật tình cảm, mặc dù bà cũng chỉ hơi càu nhàu.
Vốn ngại “ăn cơm khách”, lại thêm nhiều việc bấn bíu, nên phải vài bận tôi từ chối khéo lời mời ở lại ăn cơm. Thế nhưng từ chối mãi cũng không đành; lại thêm một dịp hiểu cuộc sống của hai ông bà.
Bài học được bắt đầu từ “A, B, C”, vào Internet và đọc các blog, trang báo điện tử. Cảm giác thích thú của ông khi được lặn ngụp vào cả một bể thông tin nhiều chiều khổng lồ, một cách rất nhanh chóng, đã giúp tôi thêm gắng kiên nhẫn, hướng dẫn từ cách dùng bàn phím, con chuột ra sao, cho đến những giải thích liên quan “thế giới mạng”.
Còn điều thích thú với tôi là về một vị quan chức một thời mà sao lại có thể nhũn nhặn, khiêm nhường, không chút giấu dốt, … đến lạ. Nếu như ta xem lại toàn bộ các video buổi tiếp xúc trao bản Kiến nghị 72, chắc sẽ thấy phía sau con người dung dị ấy là một thái độ kiên định, vì sự tiến bộ xã hội.
Còn nhiều chuyện, nhỏ có, lớn có, liên quan tới ông mà tôi muốn viết ra, nhưng quả tình, lúc này chỉ muốn có vài dòng như trên thôi, để đem tới chút gợi mở cho những ai vừa mới theo dõi đoạn phỏng vấn ông trên VTV tối qua rồi buồn, bực, nghi vấn … đủ cả.
Tôi cũng không muốn đi sâu mổ xẻ trò gian trá, bẩn thỉu quá lộ của thứ truyền thông có “định hướng” thời nay, đánh lừa được không ít người nhẹ dạ, đã từng được thực hiện không biết bao nhiêu lần. Rõ nhất là vụ cắt xén lời phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt mấy năm trước. Gần đây là trò lắp ghép hình ảnh với lời lẽ thóa mạ những trí thức danh tiếng tham gia biểu tình yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo. Và tối qua là màn “phỏng vấn” ông Nguyễn Đình Lộc.
Chính thế, nên tôi không muốn bình luận những lời nhận xét nặng nề về ông, do người ta không nhận ra những đoạn video bị cắt xén, lắp ghép rất sống sượng, không nghĩ về tình huống một vị cựu quan chức với bản tính hiền lành như thế, mà phải đối đầu với một cỗ máy khổng lồ có đủ thứ thủ đoạn đê hèn.
Tôi cũng chưa muốn vạch ra trò “Kẻ tung, người … vồ lấy”, khi mà chuyện mới tối qua thôi, thì sớm nay đã có ngay kẻ như reo lên khoái trá, làm bộ ngây ngô lớn tiếng “la làng”.
Còn “gợi mở” của tôi là gì? Đó là những người dân có cùng mục đích tranh đấu cho tự do dân chủ của mình hãy ráng cảm thông hơn với nhau, biết tự đặt mình vào địa vị người khác để thấu hiểu, làm được việc gì có ích cho dân tùy theo hoàn cảnh, khả năng của mình thì càng tốt. Bên cạnh đó, họ rất cần tỉnh táo, cảnh giác với những màn gian trá, gây chia rẽ, mà không dễ lúc nào cũng có thể vạch mặt ngay được.
Một khi không phải chỉ có lớp trẻ, mà cả những “cậu học trò” già như Nguyễn Đình Lộc quyết tìm đến với biển thông tin, tri thức tự do, thì chúng ta còn có thể tin tưởng, hy vọng vào tương lai. Và những trò hèn hạ kia, cho dù có đạt được kết quả tức thời tới đâu đi nữa, cũng chỉ như “châu chấu đá xe”, cỗ xe đang băng tới một xã hội văn minh, hòa cùng phần còn lại của thế giới.
N.H.V.
© Ba Sàm