Văn Học & Nghệ Thuật

Nguyễn Đình Toàn: Tình Ca Việt Nam, Một Thời Hạnh Phúc – Đào Trường Phúc

“Tình ca – những tiếng nói thiết tha nhất của một đời người – bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau

  Nguyễn Đình Toàn: Tình Ca Việt Nam, Một Thời Hạnh Phúc – Đào Trường Phúc

NHẠC CHỦ ĐỀ TRÊN LÀN SÓNG ĐIỆN

“Tình ca – những tiếng nói thiết tha nhất của một đời người – bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau… Tất cả mùa màng, thời tiết, hoa lá, cỏ cây của cái vùng đất thần tiên đó, kết hợp lại, làm nên hạnh phúc, làm nên nỗi tiếc thương của chúng ta…

“Em đâu ngờ anh còn nghe vang tiếng em trong tất cả những tiếng động ngù ngờ nhất của cái ngày sung sướng đó: Tiếng gió may thổi trên những cành liễu nhỏ, tiếng những giọt sương rơi trên mặt hồ, tiếng guốc khua trên hè phố… Ngần ấy thứ tiếng động ngân nga trong trí tưởng anh, một thuở thanh bình nào, bây giờ đã gần im hơi, nhưng một đôi khi vẫn còn đủ sức làm ran lên trong ký ức môt mùa hè háo hức, môt đêm mưa bỗng trở về… Gió cuốn từng cơn nhớ… Anh bỗng nhận ra anh vẫn còn yêu em, dù chúng ta đã xa nhau như hai thành phố…”

Đó là những lời mở đầu một chương trình Nhạc Chủ Đề trên làn sóng điện của đài phát thanh Sài Gòn, một buổi tối thứ Năm nào đó của thập niên 60. Nguyễn Đình Toàn đọc những lời giới thiệu ấy sau phần nhạc hiệu của chương trình, và tiếp theo giọng nói của ông là những nốt nhạc quyện vào nhau để đưa những giọng hát và những ca khúc chọn lọc đến với thính giả — giọng hát Duy Trác và “Hướng Về Hà Nội” của Hoàng Dương, giọng hát Thái Thanh và “Giáo Đường Im Bóng” của Nguyễn Thiện Tơ, giọng hát Sĩ Phú và “Trở Về Dĩ Vãng” của Lâm Tuyền, giọng hát Lệ Thu và “Bóng Chiều Tà” của Nhật Bằng, giọng hát Khánh Ly và “Mùa Thu Chết” của Phạm Duy…

Những lời giới thiệu ấy, những lời ca tiếng hát ấy dội vào tâm tư của cả một thế hệ Việt Nam, một thế hệ lớn lên trong bối cảnh của những cơn binh lửa nối tiếp nhau trên quê hương. Và kỳ lạ thay, đến bây giờ những ca khúc ấy vẫn ở lại trong ký ức họ, cho dù nhiều năm tháng đã trôi đi, bao nhiêu khuôn mặt đã xa khuất, một cuộc chiến đầy cay đắng đã tàn để nhường chỗ cho một thảm kịch khởi đầu, một thế hệ đang lùi dần vào quá khứ trong khi nhân loại đón chào một thiên niên kỷ mới…

Nếu như đối với các thính giả ái mộ Nhạc Chủ Đề của thập niên 60, chương trình phát thanh ấy là một thư viện cất giữ dùm cho họ những trang sách kỷ niệm vô giá của tuổi thanh xuân hay một thời yêu đương, thì đối với sinh hoạt văn nghệ nói chung, Nhạc Chủ Đề là nhịp cầu tiếp nối giữa giòng nhạc tiền chiến và giòng nhạc sau cùng của miền Nam tự do. Chất nối kết hai giòng nhạc ấy là tình yêu, cho nên cuộc hành trình của Nhạc Chủ Đề chính là cuộc hành trình của tình ca Việt Nam, dọc theo những tháng năm oan trái nhất của lịch sử.

“Tình Ca Việt Nam” là tựa đề của băng nhạc đầu tiên và duy nhất do người khai sinh chương trình Nhạc Chủ Đề – nhà văn Nguyễn Đình Toàn – thực hiện vào năm 1970. Ngày đó trên quê hương chúng ta, compact disc và video chưa xuất hiện, mới chỉ có hình thức “bande magnétique”, và các phòng thâu băng cũng chưa có những thiết bị kỹ thuật tối tân để lọc âm thanh, ghép tiếng hát… Nhưng ngày đó cơn lốc chiến tranh đã cuốn hàng triệu người tuổi trẻ từ thành phố ra sa trường và đưa lửa đạn mịt mù từ sa trường về thành phố. Giữa giông bão chiến tranh, trong nỗi mong manh bọt bèo của thân phận con người và số phận đất nước, những ca khúc bất hủ của kho tàng tình ca Việt Nam được ghi lại và cất lên qua những giai điệu tuyệt vời nhất, vào giai đoạn thăng hoa nhất của những tiếng hát Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Duy Trác, Sĩ Phú, Võ Anh Tuấn, tiếng dương cầm của Nghiêm Phú Phi và Lê Vũ Lê Văn Chấn, tiếng vĩ cầm của Đan Thọ, Tuấn Khanh và Đào Duy, tiếng clarinette của Đỗ Thiều và Lê Đô, tiếng hồ cầm của Nhật Bằng, nhịp trống của Trần Quang Mây…

Hơn ba mươi năm sau, khi khối người Việt Nam lưu lạc nơi hải ngoại đã chuyển tiếp từ thế hệ thứ nhất qua thế hệ thứ hai, rồi thế hệ thứ ba, “Tình Ca Việt Nam” mới được in và phát hành lần đầu tiên dưới hình thức CD. Nguyễn Đình Toàn gửi đến thính giả mười lăm bài hát cũ của chương trình Nhạc Chủ Đề trên làn sóng điện của Đài phát thanh Sài Gòn, cùng lúc với tuyển tập ca khúc thứ hai do ông sáng tác: “Tôi Muốn Nói Với Em”. Và như thế, phải chăng một nhịp cầu đã được nối trở lại?

Nhưng câu hỏi ấy đặt ra để làm gì nhỉ? Ba mươi năm quá đủ dài để dập vùi bao nhiêu cuộc đời, xé nát bao nhiêu giấc mơ, cuốn phăng bao nhiêu ân tình, nhưng vẫn chưa và có lẽ chẳng bao giờ xóa sạch được dấu vết kỷ niệm trên ký ức của những người đã lạc nhau trong một cuộc bể dâu. Ba mươi năm trước, khi viết lời giới thiệu “Hướng Về Hà Nội”, Nguyễn Đình Toàn nhắn nhủ rằng sự chia lìa giữa hai thành phố trên cùng một đất nước cũng đau đớn y như cuộc phân ly giữa những cặp tình nhân sinh ra đời để yêu nhau. Bây giờ đây, có những người mở mắt chào đời ở Hà Nội và trưởng thành ở Sài Gòn nhưng chẳng biết có còn được một ngày trở về để nhìn lại hai thành phố thân yêu ấy lần nữa hay không. Sự chia lìa giữa người và người đã trộn lẫn trong cuộc phân ly giữa người và quê hương, cũng như những con sông đều trở thành dòng vĩnh biệt để chảy vào biển cả câm lặng.

THƠ VÀ NHẠC – OAN KHIÊN VÀ HẠNH PHÚC

“Ta đã xa nhau như đời xa cõi chết, còn có bao giờ ta thấy lại nhau không?…” Đó là lời hát của “Em Còn Yêu Anh”, một trong những ca khúc Nguyễn Đình Toàn viết khi ông sống sót trở về từ lao tù và ngơ ngác giữa một thành phố đã bị đổi tên, trên một quê hương nơi mà “sông chia dòng vĩnh biệt” và “người với người đã trở thành thiên tai“. Mỗi ca khúc ấy là hóa thân của một bài thơ, được viết trong đầu rồi hát trong tim, như sự mài dũa trí nhớ để chống chọi với một cơn mộng dữ. Nhưng dẫu cho đau đớn bao nhiêu và cay đắng chừng nào, những bài thơ ấy vẫn còn nguyên vẹn sự óng chuốt và mềm mại, cũng giống như những lời giới thiệu Nhạc Chủ Đề của thập niên 60.

Thật là kỳ lạ khi mỗi câu thơ và lời hát này, sau bao nhiêu đợt sóng quay cuồng của định mệnh, vẫn có thể mang người ta trở lại với một ngày nắng vui hay một chiều mưa buồn, một buổi sớm mai trong mảnh vườn nhỏ của Hà Nội hay một đêm khuya hiu hắt trên đường phố Sài Gòn. Nếu người ta tái ngộ với chính mình qua những dòng thơ “Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi” thì người ta cũng cảm thấy lòng trẻ lại với hình ảnh “Căn Nhà Xưa”. Cái rung cảm của năm nào — “Tay em lạnh để cho tình mình ấm, môi em mềm cho giấc ngủ anh thơm, sao giao thừa xanh trong đôi mắt ngoan, trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết” — vẫn trở lại đầy ắp trong lời thầm thì của mấy chục năm sau: “Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải, nơi những sớm mai nằm nghe nắng ròn trên mái… Có những sớm em tìm đến, với những đóa hồng khép nép giữa vòng tay ôm… Nghe sau lưng em có chiếc lá mừng, đã đổi màu xanh lấy hương nồng“…

Những ca khúc ấy khiến người ta bâng khuâng tự hỏi: Biết đâu có một ngày, ở hai phương trời cách biệt mà cũng đều là đất khách quê người, có đôi tình nhân cũ tuy xa nhau hàng ngàn dặm nhưng đang cùng chia xẻ với nhau một thanh âm quen thuộc, để nhắn nhủ nhau rằng “tình ca – những tiếng nói thiết tha nhất của một đời người – bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau…”

“Tôi Muốn Nói Với Em” (2001) là tuyển tập ca khúc thứ hai của Nguyễn Đình Toàn, sau tuyển tập “Hiên Cúc Vàng” (1999) với 10 ca khúc đánh dấu những ngày đầu tiên khi tác giả đặt chân tới nước Mỹ. Và tiếp theo đó là tuyển tập thứ ba – “Mưa Trên Cây Hoàng Lan” (2002). Một trong những ca khúc của tuyển tập này, được trình bày qua giọng hát Khánh Ly, mang tên “Nước Mắt Cho Sài Gòn”, với những lời hát mà ngay từ đầu năm 1976 đã trở thành rất quen thuộc với thính giả hải ngoại, nhưng dường như chỉ được biết đến dưới tựa đề bài hát “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên” của “một tác giả khuyết danh”:

“Sài Gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên – như giòng sông nước quẩn quanh buồn, như người đi cách mặt xa lòng – ta hỏi thầm em có nhớ không… Sài Gòn ơi, đến những ngày ôi thành phố xôn xao, trong niềm vui tiếng hỏi câu chào – sáng đời tươi thắm vạn sắc màu – còn gì đâu…”

Cũng như Hà Nội, Sài Gòn trong lời giới thiệu Nhạc Chủ Đề có thể chỉ là một nơi chốn kỷ niệm nào đó — “một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau”. Nhưng đối với tác giả bài hát, và đối với cả một thế hệ những người yêu quý ông, Sài Gòn giống như chiếc hộp thần bí mà Pandora đã vô tình mở ra, và những oan khiên thống khổ tràn ngập không gian là cái giá phải trả cho những hạnh phúc tuyệt vời mà người ta đã nhận từ thế giới huyễn hoặc của một thời tuổi trẻ.

Sài Gòn là nơi mà từ đó, suốt thập niên 60, qua làn sóng điện giữa đêm khuya thanh vắng, chương trình Nhạc Chủ Đề đã gửi đến thính giả những viên ngọc trác tuyệt nhất của kho tàng tình ca Việt Nam, những sáng tác bất hủ của Đoàn Chuẩn, Đặng Thế Phong, Nguyễn Thiện Tơ, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Văn Khánh, Ngọc Bích, Lâm Tuyền, Phạm Duy, Hoàng Trọng, Nhật Bằng…, mỗi bài hát là một tặng vật vô giá mà chỉ riêng các cặp tình nhân Việt Nam mới có được để chia sẻ cùng nhau. Sài Gòn cũng là nơi mà Nguyễn Đình Toàn đã viết lên những ca khúc của chính ông, đầy chất thơ và miên man tình tự, ghi lại dấu vết những cuộc tình không may, nổi trôi giữa cơn gió định mệnh khắc nghiệt, trên một quê hương tan nát vì khói lửa đạn bom. “Một Ngày Sau Chiến Tranh” là một trong các ca khúc ấy, vẽ lên hình ảnh quê hương như trong giấc mơ, khi những người trai trẻ ra đi ngày nào khi trở lại thấy mình đã già, nhưng “dẫu sao lòng vẫn đầy bao nỗi vui, đóa xương rồng sắc tươi hồng trong bó gai, ôi gió mát trời xanh ơi, sông sâu chôn những hồn ai, cây cao đã héo bao nhiêu nụ đời…”

Tiếc thay chiến tranh không tàn như trong một giấc mơ. Chiến tranh đã kết thúc bằng một cơn ác mộng, và ngay cả những viễn ảnh đen tối nhất vẽ lên bởi một đầu óc bi quan nhất cũng không thể so sánh nổi với thực tại về mức độ kinh hoàng. Cuộc chiến nửa thế kỷ chỉ kết thúc để mở đầu cho một thảm kịch mới, để biển Đông trở thành mồ chôn cả triệu xác người, mảnh đất quê hương biến thành trại tù vĩ đại, và người ta bám víu vào mỗi cuộc chia ly như một niềm hy vọng đau xót. Trong những năm tháng nhục nhằn, cùng khổ, đầy bất trắc ấy, giữa một thành phố yêu dấu đã bị mất tên, có những người bạn thầm thì hát với nhau “Nước Mắt Cho Sài Gòn”, như để nhớ đến tác giả của lời hát đang ở trong một trại giam nào đó và chẳng biết có ngày trở về hay không… Rồi cơn sóng thời gian lại cuốn đi, hết thập niên 70, rồi hết thập niên 80, cuộc bể dâu tiếp tục vùi dập từng mảnh đời, chia xa những thân tình, thử thách những số mệnh, như âm vang của một lời tiên tri nhẹ nhàng mà đau đớn: “…Này đường xưa tôi đi, khóm cây bao lần thay lá nhớ – dòng đời trôi quanh co, lắm khi sui người lỗi hẹn hò…”

Dường như những bài hát mà Nguyễn Đình Toàn đã viết và mang theo khi ông rời xa quê hương là dấu vết còn sót lại của một thời mà người ta cùng nghe với nhau và hát cho nhau nghe những bản tình ca. Những bài hát ấy rất buồn, mỗi lời hát có thể như một tiếng thở dài chua xót, nhưng đó là ngôn ngữ của tình ca, của hạnh phúc và khổ ải quyện lẫn với nhau thành tặng phẩm của trần gian. Như ai đó đã nói “chẳng có gì khác biệt giữa những giọt lệ khóc thương và những giọt lệ mừng vui” – biết đâu mỗi kỷ niệm đắng cay chẳng âm thầm chứa đựng một phút giây hạnh phúc?

Và nếu Sài Gòn – như trong lời hát viết cho một người tình đã mất tên – chính là chiếc hộp oan nghiệt mà Pandora đã mở ra, thì người ta cũng có thể nhắc nhở nhau rằng chiếc hộp ấy đã được đóng lại sau khi tất cả những thống khổ và bất hạnh đã tràn ngập không gian, và nơi đáy hộp vẫn còn sót lại một tặng vật cuối cùng, mang tên Hy Vọng, để Sài Gòn sẽ không mãi mãi chỉ là một “quê hương thu nhỏ” trong lòng người viễn xứ.

Đào Trường Phúc (01/2002 – 12/2003)

Xuất xứ: phonhonews.com


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nguyễn Đình Toàn: Tình Ca Việt Nam, Một Thời Hạnh Phúc – Đào Trường Phúc

“Tình ca – những tiếng nói thiết tha nhất của một đời người – bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau

  Nguyễn Đình Toàn: Tình Ca Việt Nam, Một Thời Hạnh Phúc – Đào Trường Phúc

NHẠC CHỦ ĐỀ TRÊN LÀN SÓNG ĐIỆN

“Tình ca – những tiếng nói thiết tha nhất của một đời người – bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau… Tất cả mùa màng, thời tiết, hoa lá, cỏ cây của cái vùng đất thần tiên đó, kết hợp lại, làm nên hạnh phúc, làm nên nỗi tiếc thương của chúng ta…

“Em đâu ngờ anh còn nghe vang tiếng em trong tất cả những tiếng động ngù ngờ nhất của cái ngày sung sướng đó: Tiếng gió may thổi trên những cành liễu nhỏ, tiếng những giọt sương rơi trên mặt hồ, tiếng guốc khua trên hè phố… Ngần ấy thứ tiếng động ngân nga trong trí tưởng anh, một thuở thanh bình nào, bây giờ đã gần im hơi, nhưng một đôi khi vẫn còn đủ sức làm ran lên trong ký ức môt mùa hè háo hức, môt đêm mưa bỗng trở về… Gió cuốn từng cơn nhớ… Anh bỗng nhận ra anh vẫn còn yêu em, dù chúng ta đã xa nhau như hai thành phố…”

Đó là những lời mở đầu một chương trình Nhạc Chủ Đề trên làn sóng điện của đài phát thanh Sài Gòn, một buổi tối thứ Năm nào đó của thập niên 60. Nguyễn Đình Toàn đọc những lời giới thiệu ấy sau phần nhạc hiệu của chương trình, và tiếp theo giọng nói của ông là những nốt nhạc quyện vào nhau để đưa những giọng hát và những ca khúc chọn lọc đến với thính giả — giọng hát Duy Trác và “Hướng Về Hà Nội” của Hoàng Dương, giọng hát Thái Thanh và “Giáo Đường Im Bóng” của Nguyễn Thiện Tơ, giọng hát Sĩ Phú và “Trở Về Dĩ Vãng” của Lâm Tuyền, giọng hát Lệ Thu và “Bóng Chiều Tà” của Nhật Bằng, giọng hát Khánh Ly và “Mùa Thu Chết” của Phạm Duy…

Những lời giới thiệu ấy, những lời ca tiếng hát ấy dội vào tâm tư của cả một thế hệ Việt Nam, một thế hệ lớn lên trong bối cảnh của những cơn binh lửa nối tiếp nhau trên quê hương. Và kỳ lạ thay, đến bây giờ những ca khúc ấy vẫn ở lại trong ký ức họ, cho dù nhiều năm tháng đã trôi đi, bao nhiêu khuôn mặt đã xa khuất, một cuộc chiến đầy cay đắng đã tàn để nhường chỗ cho một thảm kịch khởi đầu, một thế hệ đang lùi dần vào quá khứ trong khi nhân loại đón chào một thiên niên kỷ mới…

Nếu như đối với các thính giả ái mộ Nhạc Chủ Đề của thập niên 60, chương trình phát thanh ấy là một thư viện cất giữ dùm cho họ những trang sách kỷ niệm vô giá của tuổi thanh xuân hay một thời yêu đương, thì đối với sinh hoạt văn nghệ nói chung, Nhạc Chủ Đề là nhịp cầu tiếp nối giữa giòng nhạc tiền chiến và giòng nhạc sau cùng của miền Nam tự do. Chất nối kết hai giòng nhạc ấy là tình yêu, cho nên cuộc hành trình của Nhạc Chủ Đề chính là cuộc hành trình của tình ca Việt Nam, dọc theo những tháng năm oan trái nhất của lịch sử.

“Tình Ca Việt Nam” là tựa đề của băng nhạc đầu tiên và duy nhất do người khai sinh chương trình Nhạc Chủ Đề – nhà văn Nguyễn Đình Toàn – thực hiện vào năm 1970. Ngày đó trên quê hương chúng ta, compact disc và video chưa xuất hiện, mới chỉ có hình thức “bande magnétique”, và các phòng thâu băng cũng chưa có những thiết bị kỹ thuật tối tân để lọc âm thanh, ghép tiếng hát… Nhưng ngày đó cơn lốc chiến tranh đã cuốn hàng triệu người tuổi trẻ từ thành phố ra sa trường và đưa lửa đạn mịt mù từ sa trường về thành phố. Giữa giông bão chiến tranh, trong nỗi mong manh bọt bèo của thân phận con người và số phận đất nước, những ca khúc bất hủ của kho tàng tình ca Việt Nam được ghi lại và cất lên qua những giai điệu tuyệt vời nhất, vào giai đoạn thăng hoa nhất của những tiếng hát Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Duy Trác, Sĩ Phú, Võ Anh Tuấn, tiếng dương cầm của Nghiêm Phú Phi và Lê Vũ Lê Văn Chấn, tiếng vĩ cầm của Đan Thọ, Tuấn Khanh và Đào Duy, tiếng clarinette của Đỗ Thiều và Lê Đô, tiếng hồ cầm của Nhật Bằng, nhịp trống của Trần Quang Mây…

Hơn ba mươi năm sau, khi khối người Việt Nam lưu lạc nơi hải ngoại đã chuyển tiếp từ thế hệ thứ nhất qua thế hệ thứ hai, rồi thế hệ thứ ba, “Tình Ca Việt Nam” mới được in và phát hành lần đầu tiên dưới hình thức CD. Nguyễn Đình Toàn gửi đến thính giả mười lăm bài hát cũ của chương trình Nhạc Chủ Đề trên làn sóng điện của Đài phát thanh Sài Gòn, cùng lúc với tuyển tập ca khúc thứ hai do ông sáng tác: “Tôi Muốn Nói Với Em”. Và như thế, phải chăng một nhịp cầu đã được nối trở lại?

Nhưng câu hỏi ấy đặt ra để làm gì nhỉ? Ba mươi năm quá đủ dài để dập vùi bao nhiêu cuộc đời, xé nát bao nhiêu giấc mơ, cuốn phăng bao nhiêu ân tình, nhưng vẫn chưa và có lẽ chẳng bao giờ xóa sạch được dấu vết kỷ niệm trên ký ức của những người đã lạc nhau trong một cuộc bể dâu. Ba mươi năm trước, khi viết lời giới thiệu “Hướng Về Hà Nội”, Nguyễn Đình Toàn nhắn nhủ rằng sự chia lìa giữa hai thành phố trên cùng một đất nước cũng đau đớn y như cuộc phân ly giữa những cặp tình nhân sinh ra đời để yêu nhau. Bây giờ đây, có những người mở mắt chào đời ở Hà Nội và trưởng thành ở Sài Gòn nhưng chẳng biết có còn được một ngày trở về để nhìn lại hai thành phố thân yêu ấy lần nữa hay không. Sự chia lìa giữa người và người đã trộn lẫn trong cuộc phân ly giữa người và quê hương, cũng như những con sông đều trở thành dòng vĩnh biệt để chảy vào biển cả câm lặng.

THƠ VÀ NHẠC – OAN KHIÊN VÀ HẠNH PHÚC

“Ta đã xa nhau như đời xa cõi chết, còn có bao giờ ta thấy lại nhau không?…” Đó là lời hát của “Em Còn Yêu Anh”, một trong những ca khúc Nguyễn Đình Toàn viết khi ông sống sót trở về từ lao tù và ngơ ngác giữa một thành phố đã bị đổi tên, trên một quê hương nơi mà “sông chia dòng vĩnh biệt” và “người với người đã trở thành thiên tai“. Mỗi ca khúc ấy là hóa thân của một bài thơ, được viết trong đầu rồi hát trong tim, như sự mài dũa trí nhớ để chống chọi với một cơn mộng dữ. Nhưng dẫu cho đau đớn bao nhiêu và cay đắng chừng nào, những bài thơ ấy vẫn còn nguyên vẹn sự óng chuốt và mềm mại, cũng giống như những lời giới thiệu Nhạc Chủ Đề của thập niên 60.

Thật là kỳ lạ khi mỗi câu thơ và lời hát này, sau bao nhiêu đợt sóng quay cuồng của định mệnh, vẫn có thể mang người ta trở lại với một ngày nắng vui hay một chiều mưa buồn, một buổi sớm mai trong mảnh vườn nhỏ của Hà Nội hay một đêm khuya hiu hắt trên đường phố Sài Gòn. Nếu người ta tái ngộ với chính mình qua những dòng thơ “Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi” thì người ta cũng cảm thấy lòng trẻ lại với hình ảnh “Căn Nhà Xưa”. Cái rung cảm của năm nào — “Tay em lạnh để cho tình mình ấm, môi em mềm cho giấc ngủ anh thơm, sao giao thừa xanh trong đôi mắt ngoan, trời sắp Tết hay lòng mình đang Tết” — vẫn trở lại đầy ắp trong lời thầm thì của mấy chục năm sau: “Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải, nơi những sớm mai nằm nghe nắng ròn trên mái… Có những sớm em tìm đến, với những đóa hồng khép nép giữa vòng tay ôm… Nghe sau lưng em có chiếc lá mừng, đã đổi màu xanh lấy hương nồng“…

Những ca khúc ấy khiến người ta bâng khuâng tự hỏi: Biết đâu có một ngày, ở hai phương trời cách biệt mà cũng đều là đất khách quê người, có đôi tình nhân cũ tuy xa nhau hàng ngàn dặm nhưng đang cùng chia xẻ với nhau một thanh âm quen thuộc, để nhắn nhủ nhau rằng “tình ca – những tiếng nói thiết tha nhất của một đời người – bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau…”

“Tôi Muốn Nói Với Em” (2001) là tuyển tập ca khúc thứ hai của Nguyễn Đình Toàn, sau tuyển tập “Hiên Cúc Vàng” (1999) với 10 ca khúc đánh dấu những ngày đầu tiên khi tác giả đặt chân tới nước Mỹ. Và tiếp theo đó là tuyển tập thứ ba – “Mưa Trên Cây Hoàng Lan” (2002). Một trong những ca khúc của tuyển tập này, được trình bày qua giọng hát Khánh Ly, mang tên “Nước Mắt Cho Sài Gòn”, với những lời hát mà ngay từ đầu năm 1976 đã trở thành rất quen thuộc với thính giả hải ngoại, nhưng dường như chỉ được biết đến dưới tựa đề bài hát “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên” của “một tác giả khuyết danh”:

“Sài Gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên – như giòng sông nước quẩn quanh buồn, như người đi cách mặt xa lòng – ta hỏi thầm em có nhớ không… Sài Gòn ơi, đến những ngày ôi thành phố xôn xao, trong niềm vui tiếng hỏi câu chào – sáng đời tươi thắm vạn sắc màu – còn gì đâu…”

Cũng như Hà Nội, Sài Gòn trong lời giới thiệu Nhạc Chủ Đề có thể chỉ là một nơi chốn kỷ niệm nào đó — “một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau”. Nhưng đối với tác giả bài hát, và đối với cả một thế hệ những người yêu quý ông, Sài Gòn giống như chiếc hộp thần bí mà Pandora đã vô tình mở ra, và những oan khiên thống khổ tràn ngập không gian là cái giá phải trả cho những hạnh phúc tuyệt vời mà người ta đã nhận từ thế giới huyễn hoặc của một thời tuổi trẻ.

Sài Gòn là nơi mà từ đó, suốt thập niên 60, qua làn sóng điện giữa đêm khuya thanh vắng, chương trình Nhạc Chủ Đề đã gửi đến thính giả những viên ngọc trác tuyệt nhất của kho tàng tình ca Việt Nam, những sáng tác bất hủ của Đoàn Chuẩn, Đặng Thế Phong, Nguyễn Thiện Tơ, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Văn Khánh, Ngọc Bích, Lâm Tuyền, Phạm Duy, Hoàng Trọng, Nhật Bằng…, mỗi bài hát là một tặng vật vô giá mà chỉ riêng các cặp tình nhân Việt Nam mới có được để chia sẻ cùng nhau. Sài Gòn cũng là nơi mà Nguyễn Đình Toàn đã viết lên những ca khúc của chính ông, đầy chất thơ và miên man tình tự, ghi lại dấu vết những cuộc tình không may, nổi trôi giữa cơn gió định mệnh khắc nghiệt, trên một quê hương tan nát vì khói lửa đạn bom. “Một Ngày Sau Chiến Tranh” là một trong các ca khúc ấy, vẽ lên hình ảnh quê hương như trong giấc mơ, khi những người trai trẻ ra đi ngày nào khi trở lại thấy mình đã già, nhưng “dẫu sao lòng vẫn đầy bao nỗi vui, đóa xương rồng sắc tươi hồng trong bó gai, ôi gió mát trời xanh ơi, sông sâu chôn những hồn ai, cây cao đã héo bao nhiêu nụ đời…”

Tiếc thay chiến tranh không tàn như trong một giấc mơ. Chiến tranh đã kết thúc bằng một cơn ác mộng, và ngay cả những viễn ảnh đen tối nhất vẽ lên bởi một đầu óc bi quan nhất cũng không thể so sánh nổi với thực tại về mức độ kinh hoàng. Cuộc chiến nửa thế kỷ chỉ kết thúc để mở đầu cho một thảm kịch mới, để biển Đông trở thành mồ chôn cả triệu xác người, mảnh đất quê hương biến thành trại tù vĩ đại, và người ta bám víu vào mỗi cuộc chia ly như một niềm hy vọng đau xót. Trong những năm tháng nhục nhằn, cùng khổ, đầy bất trắc ấy, giữa một thành phố yêu dấu đã bị mất tên, có những người bạn thầm thì hát với nhau “Nước Mắt Cho Sài Gòn”, như để nhớ đến tác giả của lời hát đang ở trong một trại giam nào đó và chẳng biết có ngày trở về hay không… Rồi cơn sóng thời gian lại cuốn đi, hết thập niên 70, rồi hết thập niên 80, cuộc bể dâu tiếp tục vùi dập từng mảnh đời, chia xa những thân tình, thử thách những số mệnh, như âm vang của một lời tiên tri nhẹ nhàng mà đau đớn: “…Này đường xưa tôi đi, khóm cây bao lần thay lá nhớ – dòng đời trôi quanh co, lắm khi sui người lỗi hẹn hò…”

Dường như những bài hát mà Nguyễn Đình Toàn đã viết và mang theo khi ông rời xa quê hương là dấu vết còn sót lại của một thời mà người ta cùng nghe với nhau và hát cho nhau nghe những bản tình ca. Những bài hát ấy rất buồn, mỗi lời hát có thể như một tiếng thở dài chua xót, nhưng đó là ngôn ngữ của tình ca, của hạnh phúc và khổ ải quyện lẫn với nhau thành tặng phẩm của trần gian. Như ai đó đã nói “chẳng có gì khác biệt giữa những giọt lệ khóc thương và những giọt lệ mừng vui” – biết đâu mỗi kỷ niệm đắng cay chẳng âm thầm chứa đựng một phút giây hạnh phúc?

Và nếu Sài Gòn – như trong lời hát viết cho một người tình đã mất tên – chính là chiếc hộp oan nghiệt mà Pandora đã mở ra, thì người ta cũng có thể nhắc nhở nhau rằng chiếc hộp ấy đã được đóng lại sau khi tất cả những thống khổ và bất hạnh đã tràn ngập không gian, và nơi đáy hộp vẫn còn sót lại một tặng vật cuối cùng, mang tên Hy Vọng, để Sài Gòn sẽ không mãi mãi chỉ là một “quê hương thu nhỏ” trong lòng người viễn xứ.

Đào Trường Phúc (01/2002 – 12/2003)

Xuất xứ: phonhonews.com


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm