Cõi Người Ta
Nguyễn Khắc Mai - Báo chí Việt Cộng còn lâu mới ‘Cách Mạng’
Nhưng còn lâu báo chí Việt Nam mới là “cách mạng”. Vì sao thế? Vì cái thực trạng, thân xác, và linh hồn của nó chưa phản ảnh tính “cách mạng”, theo tinh thần và luận điểm của cái ông Các Mác là tổ sư của “cách mạng vô sản” ở Việt Nam.
Ngày 21 tháng 6 được coi là Ngày báo chí Cách Mạng Việt Nam.
Nhưng còn lâu báo chí Việt Nam mới là “cách mạng”. Vì sao thế? Vì cái
thực trạng, thân xác, và linh hồn của nó chưa phản ảnh tính “cách mạng”,
theo tinh thần và luận điểm của cái ông Các Mác là tổ sư của “cách mạng
vô sản” ở Việt Nam. Không làm theo tư tưởng, chỉ dẫn của tổ sư của
mình thì cái tính cách mạng mà mình tự xưng chỉ là vớ vẫn. Nó chỉ là sự
phản trắc, lừa thầy dối bạn mà thôi.
Các Mác quan niệm, báo chí chỉ có hai đường, hai loại. Anh không đi
đường này tất đi đường kia, không ở loại này tất ở loại khác. Đấy là nói
anh đã chọn lựa cái gọi là cách mạng. Báo chí của tuyệt đại đa số các
nước trên thế giới, họ không xưng báo chí họ là cách mạng! Đã là cách
mạng, thì hãy thật sự cách mạng đi. Bằng không thì cách mẹ nó cái mạng
này đi, mà chọn cái không cách mạng như thiên hạ đời nay vậy. Đừng biến
mình thành dơi không ra dơi, chuột không ra chuột.
Vậy
thì cái quan niệm báo chí của Mác là thế nào? Ông không gọi là báo chí
cách mạng. Nhưng một khi đã tuyên bố hùng hồn rằng chủ nghĩa Mác là kim
chỉ nam cho hành động,thì phải nghiên cứu, thấm nhuần rồi làm theo, ít
ra là cái tinh thần cửa sư tổ. Việt Nam luôn tỉnh táo với trò “treo dê,
bán chó”, hoặc cảnh tỉnh với ngụ ngôn và cũng là tên vở kịch của Lưu
Quang Vũ: “hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Hay là vì cái cốt tính nhập
nhèm đánh lộn con đen, ưa khoái trò “đánh lộn sòng”, nên mới có những
cảnh tỉnh trên.
Các Mác cho rằng báo chí trên đời chỉ có hai loại, không có loại thứ ba.
Báo chí Tự do hoặc báo chí Kiểm duyệt. Cách phân loại của Việt Nam hiện
nay chỉ là phân thành “giống”, có báo đảng, báo chính quyền, báo đoàn
thể, báo trung ương, báo địa phương, báo tuyên truyền, báo làm dịch
vụ-quảng cáo, báo có nhà nước “bao”, báo tự nuôi, báo tự hạch toán…Tuy
có báo tư nhân, nhưng không được công nhận, bị đảng coi như chẳng có.
Cái tính cách mạng của báo chí theo Mác là ở chỗ: “Báo chí nói chung là
sự thực hiện Tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do
báo chí.”(Mác Ăng Ghen toàn tập tập I tr 84 NXB CTQG). Mác nói rõ hơn:
“Bản chất của báo chí tự do, đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo
đức của tự do. Tính cách của báo chí kiểm duyệt-đó là sự quái dị không
có tính cách của sự thiếu tự do, đó là quái vật được văn minh hóa, cái
quái thai được tắm nướ hoa”.(sđ tr89). Ông khẳng định “Luật kiểm duyệt
không phải là luật mà là biện pháp cảnh sát, thậm chí còn là biện pháp
cảnh sát tồi…”(sdd tr98).
Riêng câu này của ông Mác tôi xin chép để tặng tất cả các nhà báo VN
xứng danh với danh hiệu nhà báo: “Báo chí tự do-đó là con mắt sáng suốt
của tinh thần nhân dân, là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản
thân mình, là những dây liên hệ biết nói, gắn liền các cá nhân với nhà
nước và toàn thế giới…Báo chí tự do đó là sự sám hối công khai của nhân
dân trước bản thân mình, mà lời thú nhận thật tâm như mọi người đều biết
thì có khả năng cứu rỗi. Báo chí tự do đó là tấm gương tinh thần, trong
đó nhân dân nhìn thấy bản thân mình, còn sự tự nhận thức là điều kiện
đầu tiên của sự sáng suốt…”
Ông
nói nhiều về tệ kiểm duyệt. “Tệ lớn nhất-tệ giả dối gắn liền với báo
chí bị kiểm duyệt, tệ xấu nhất căn bản này của nó là nguồn gốc của tất
cả những thiếu sót khác của nó, trong đó cả mầm mống của mỹ đức cũng
không có. Tệ đó-tệ đáng ghét nhất…Điều đó dẫn đến cái gì? Chính quyền (ở
nước ta là bao gồm cả đảng, hệ thống nhà nước, mặt trận và đoàn thể
chính trị của đảng) chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình, duy trì sự
lừa dối và cũng đòi nhân dân phải ủng hộ sự lừa dối đó. Còn nhân dân
hoặc sẽ rơi vào tình trạng mê tín chính trị, hoặc hoàn toàn quay lưng
với cuộc sống quốc gia biến thành đám người chỉ sống với cuộc đời riêng
tư. Làm cho nhân dân quen coi cái phạm pháp là tự do, coi tự do là phi
pháp, coi cái hợp pháp là cái không tự do”. Và Ông lên án : “Chế độ kiểm
duyệt bóp chết tinh thần quốc gia như thế đấy.” (sdd tr105).
Có một tiêu chí nữa, để xem báo chí có tự do có “cách mạng” không là vấn
đề mối quan hệ báo chí với chính quyền (Chính quyền hiểu như trên).Mác
khẳng định: “Trong lĩnh vực báo chí, những người cai trị và những người
bị cai trị có khả năng như nhau để phê bình những nguyên tắc và yêu cầu
của nhau, nhưng không phải trong khuôn khổ những quan hệ lệ thuộc, mà
trên cơ sở ngang quyền với nhau với tư cách là những công dân của nhà
nước - không phải với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà với tư cách
là những sức mạnh của trí tuệ…”
Thế thì , Khắc Mai rất đồng tình với Các Mác, nên mới bảo báo chí Việt Nam còn lâu mới “cách mạng”.
Nguyễn Khắc Mai (Tác giả gửi BVB)
(Blog Bùi Văn Bồng)
Bàn ra tán vào (0)
Nguyễn Khắc Mai - Báo chí Việt Cộng còn lâu mới ‘Cách Mạng’
Nhưng còn lâu báo chí Việt Nam mới là “cách mạng”. Vì sao thế? Vì cái thực trạng, thân xác, và linh hồn của nó chưa phản ảnh tính “cách mạng”, theo tinh thần và luận điểm của cái ông Các Mác là tổ sư của “cách mạng vô sản” ở Việt Nam.
Ngày 21 tháng 6 được coi là Ngày báo chí Cách Mạng Việt Nam.
Nhưng còn lâu báo chí Việt Nam mới là “cách mạng”. Vì sao thế? Vì cái
thực trạng, thân xác, và linh hồn của nó chưa phản ảnh tính “cách mạng”,
theo tinh thần và luận điểm của cái ông Các Mác là tổ sư của “cách mạng
vô sản” ở Việt Nam. Không làm theo tư tưởng, chỉ dẫn của tổ sư của
mình thì cái tính cách mạng mà mình tự xưng chỉ là vớ vẫn. Nó chỉ là sự
phản trắc, lừa thầy dối bạn mà thôi.
Các Mác quan niệm, báo chí chỉ có hai đường, hai loại. Anh không đi
đường này tất đi đường kia, không ở loại này tất ở loại khác. Đấy là nói
anh đã chọn lựa cái gọi là cách mạng. Báo chí của tuyệt đại đa số các
nước trên thế giới, họ không xưng báo chí họ là cách mạng! Đã là cách
mạng, thì hãy thật sự cách mạng đi. Bằng không thì cách mẹ nó cái mạng
này đi, mà chọn cái không cách mạng như thiên hạ đời nay vậy. Đừng biến
mình thành dơi không ra dơi, chuột không ra chuột.
Vậy
thì cái quan niệm báo chí của Mác là thế nào? Ông không gọi là báo chí
cách mạng. Nhưng một khi đã tuyên bố hùng hồn rằng chủ nghĩa Mác là kim
chỉ nam cho hành động,thì phải nghiên cứu, thấm nhuần rồi làm theo, ít
ra là cái tinh thần cửa sư tổ. Việt Nam luôn tỉnh táo với trò “treo dê,
bán chó”, hoặc cảnh tỉnh với ngụ ngôn và cũng là tên vở kịch của Lưu
Quang Vũ: “hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Hay là vì cái cốt tính nhập
nhèm đánh lộn con đen, ưa khoái trò “đánh lộn sòng”, nên mới có những
cảnh tỉnh trên.
Các Mác cho rằng báo chí trên đời chỉ có hai loại, không có loại thứ ba.
Báo chí Tự do hoặc báo chí Kiểm duyệt. Cách phân loại của Việt Nam hiện
nay chỉ là phân thành “giống”, có báo đảng, báo chính quyền, báo đoàn
thể, báo trung ương, báo địa phương, báo tuyên truyền, báo làm dịch
vụ-quảng cáo, báo có nhà nước “bao”, báo tự nuôi, báo tự hạch toán…Tuy
có báo tư nhân, nhưng không được công nhận, bị đảng coi như chẳng có.
Cái tính cách mạng của báo chí theo Mác là ở chỗ: “Báo chí nói chung là
sự thực hiện Tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do
báo chí.”(Mác Ăng Ghen toàn tập tập I tr 84 NXB CTQG). Mác nói rõ hơn:
“Bản chất của báo chí tự do, đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo
đức của tự do. Tính cách của báo chí kiểm duyệt-đó là sự quái dị không
có tính cách của sự thiếu tự do, đó là quái vật được văn minh hóa, cái
quái thai được tắm nướ hoa”.(sđ tr89). Ông khẳng định “Luật kiểm duyệt
không phải là luật mà là biện pháp cảnh sát, thậm chí còn là biện pháp
cảnh sát tồi…”(sdd tr98).
Riêng câu này của ông Mác tôi xin chép để tặng tất cả các nhà báo VN
xứng danh với danh hiệu nhà báo: “Báo chí tự do-đó là con mắt sáng suốt
của tinh thần nhân dân, là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản
thân mình, là những dây liên hệ biết nói, gắn liền các cá nhân với nhà
nước và toàn thế giới…Báo chí tự do đó là sự sám hối công khai của nhân
dân trước bản thân mình, mà lời thú nhận thật tâm như mọi người đều biết
thì có khả năng cứu rỗi. Báo chí tự do đó là tấm gương tinh thần, trong
đó nhân dân nhìn thấy bản thân mình, còn sự tự nhận thức là điều kiện
đầu tiên của sự sáng suốt…”
Ông
nói nhiều về tệ kiểm duyệt. “Tệ lớn nhất-tệ giả dối gắn liền với báo
chí bị kiểm duyệt, tệ xấu nhất căn bản này của nó là nguồn gốc của tất
cả những thiếu sót khác của nó, trong đó cả mầm mống của mỹ đức cũng
không có. Tệ đó-tệ đáng ghét nhất…Điều đó dẫn đến cái gì? Chính quyền (ở
nước ta là bao gồm cả đảng, hệ thống nhà nước, mặt trận và đoàn thể
chính trị của đảng) chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình, duy trì sự
lừa dối và cũng đòi nhân dân phải ủng hộ sự lừa dối đó. Còn nhân dân
hoặc sẽ rơi vào tình trạng mê tín chính trị, hoặc hoàn toàn quay lưng
với cuộc sống quốc gia biến thành đám người chỉ sống với cuộc đời riêng
tư. Làm cho nhân dân quen coi cái phạm pháp là tự do, coi tự do là phi
pháp, coi cái hợp pháp là cái không tự do”. Và Ông lên án : “Chế độ kiểm
duyệt bóp chết tinh thần quốc gia như thế đấy.” (sdd tr105).
Có một tiêu chí nữa, để xem báo chí có tự do có “cách mạng” không là vấn
đề mối quan hệ báo chí với chính quyền (Chính quyền hiểu như trên).Mác
khẳng định: “Trong lĩnh vực báo chí, những người cai trị và những người
bị cai trị có khả năng như nhau để phê bình những nguyên tắc và yêu cầu
của nhau, nhưng không phải trong khuôn khổ những quan hệ lệ thuộc, mà
trên cơ sở ngang quyền với nhau với tư cách là những công dân của nhà
nước - không phải với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà với tư cách
là những sức mạnh của trí tuệ…”
Thế thì , Khắc Mai rất đồng tình với Các Mác, nên mới bảo báo chí Việt Nam còn lâu mới “cách mạng”.
Nguyễn Khắc Mai (Tác giả gửi BVB)
(Blog Bùi Văn Bồng)