Thân Hữu Tiếp Tay...
Nguyễn Ngọc Già - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã đọc "Bên Thắng Cuộc" chưa?
I. Một chút về "Bên Thắng Cuộc":
Tôi đã chọn cách đọc "Bên Thắng Cuộc" [*] mà bản thân cảm thấy như một phát hiện thú vị từ cách sắp xếp rất sáng tạo của tác giả Huy Đức. Anh đã giúp cho người đọc một sự lựa chọn "mở" [**] - nghĩa là, có hai cách lựa chọn:
- Đọc xuyên suốt từ đầu đến cuối.
- Có thể theo đọc đầu mục của những chương (phần) chính và được phép lướt qua để đi vào chương (phần) khác mà không phải lo không hiểu phần chưa đọc hay đọc lướt qua.
Cách tác giả tạo cho người đọc như thế làm tôi thích thú bởi:
- Tôi có thể đi ngay vào các phần mà tôi quan tâm.
- Lướt qua các phần đã "đâu vào đó" rồi (ví dụ như: kinh tế mới, nạn kiều, xé rào, vượt biên v.v...)
Nói như thế, không có nghĩa các phần tôi lướt qua là vô giá trị, mà bởi những biến cố: "kinh tế mới", "đổi tiền", "đốt sách", cạo râu", "vượt biên", "gian thương", "Sài Gòn lại bắt đầu ghẻ lở" v.v... tôi đã khá hiểu với tư cách sinh ra, lớn lên và chứng kiến những gì sau 1975 quanh tôi.
Nhờ có Huy Đức mà tôi càng khẳng định thêm rằng: Chính từ lịch sử đau buồn 30/4/1975, mà các giá trị truyền thống người miền Nam tích tụ như: đạo lý, văn hóa, thẩm mỹ v.v... sụp đổ hoàn toàn theo từng ngày đói kém, thiếu thốn, bị đày đọa với không khí khủng bố "nổi" hoặc "ngầm" bao trùm cùng với sự chụp mũ "phản động" rất sắt máu cho bất kỳ ai khi người CS thời bấy giờ ghét hay rắp tâm hãm hại, mà trước đây tôi có loạt bài "Nhân chuyện đổi tiền nghĩ về Sài Gòn một thuở" [1], dù chỉ được ghi lại bằng ký ức khắc sâu trong tâm khảm của những tháng ngày bi ai với tâm hồn lở lói một thời, trong một xã hội băng hoại, rữa nát một cách lặng lẽ, âm thầm và dai dẵng. Vì viết dưới góc độ ký ức (khó xóa nhòa) là chính, nên bài viết đã bị một số người nghi ngờ về tính chân thật [***].
Chính những ngày tháng mà người CS duy ý chí cộng với lòng hận thù, tham lam, u mê đã tàn phá toàn bộ miền Nam từ kinh tế cho đến pháp luật, từ luân lý cho đến đạo đức, từ lương tri cho đến trách nhiệm mà di họa kéo theo 37 năm qua, người Việt Nam không... ngóc đầu lên nổi!
Vì thế, như tôi đã viết:
Do đó, tác phẩm "Bên Thắng Cuộc" nên được đón đọc và chiêm nghiệm bằng tấm lòng hướng thiện, sám hối để hòa giải lòng người trong nước lẫn nhau cũng như giữa người trong nước và người Việt hải ngoại, kết hợp đặt trong bối cảnh Việt Nam nguy khốn hiện nay, hơn là nhận định hời hợt, hậm hực, dằn dỗi, so bì và có phần võ biền như ông Nguyễn Đức Hiển - báo Pháp Luật Tp.HCM [2].
Nhờ có Huy Đức mà tôi không còn phân vân để nói: chính sai lầm trầm trọng sau 30/4/1975 bằng cách điều khiển mọi hoạt động xã hội một cách tùy tiện, tùy nghi và tùy hứng của người CS, do họ cóc cần... PHÁP LUẬT, nên toàn bộ người dân từ Nam chí Bắc mới ra nông nổi ngày nay!!!
Cũng chính PHÁP LUẬT HOÀN TOÀN VẮNG BÓNG sau ngày miền Nam "sạch bóng quân thù" mà không quá để nói, nó chính là nguồn cội làm Việt Nam thụt lùi so với Singapore, Malaysia, Thái Lan cả trăm năm (!).
Cũng chính từ cái "nền tảng" vô pháp đó mà ông Võ Văn Kiệt - một trong những người được gọi là "lãnh đạo kiệt xuất" - đã nổi lên như "vị cứu tinh" bằng những hành động "anh hùng trượng nghĩa" (theo kiểu 108 anh hùng Lương Sơn Bạc) để "cứu" một số người Sài Gòn vào lúc bấy giờ cùng một số chính sách được gọi là "xé rào" hay "sáng tạo" nhưng thực chất là bí bách quá nên phải làm, vừa làm vừa dò dẫm mà thôi! Tiếc thay! Nó chỉ chứng tỏ được cốt cách lục lâm thảo khấu đầy khí khái hơn là một nhà kỹ trị đúng nghĩa!
Có vẻ điều này vô tình giúp ông Kiệt "lưu danh hậu thế" cho đến ngày nay. Viết đến đây, tôi nhớ phóng viên Minh Thu (nổi tiếng với phóng sự ca mổ Việt - Đức) khóc hết nước mắt và quay quắt trước cổng Dinh Độc Lập, không biết làm cách nào vào viếng tang ông Kiệt, bởi tang lễ được canh gác quá cẩn trọng lúc bấy giờ. Tang lễ ông Kiệt hầu như chỉ dân "tai to mặt lớn" mới được phép "léo hánh".
Trường hợp nhân vật Võ văn Kiệt đã được Huy Đức trình bày bằng giọng văn bình thản, khách quan khi dẫn chứng trong tác phẩm, dễ làm nhiều người hiểu lầm là "ưu ái" ông Kiệt. Do đó, không có gì lạ khi một số người chưa đọc kỹ cũng như không nắm rõ tình hình lúc bấy giờ, nên có những tình tiết không tỏ tường, đã vội trách Huy Đức vẻ như ca tụng ông Kiệt thái quá. Thử hỏi vào lúc "hổn mang", "trời đất tối tăm" như sau một cơn đại hồng thủy như thế, thì Võ Văn Kiệt trở thành hiện thân "bồ tát" cũng có vẻ như là một "may mắn" cần có lúc bấy giờ, cho ngay người dân đang vô cùng đói khát???
Hãy thử hình dung, người miền Nam bấy giờ tựa như bị giam hãm giữa những người ngoài hành tinh vừa xông vào chiếm đóng, bỗng thật "may mắn", trong đó có một "người" (ông Kiệt) cảm được những giọt nước mắt của "loài người" như "Maika - Cô bé từ trên trời rơi xuống" [****] đã lấy một ngón tay của mình quệt giọt nước mắt trên má một cô bé là người trái đất và:
Hỏi: "Cái này là cái gì?".
Trả lời: "Là nước mắt",
Hỏi: "Sao bạn có nước mắt mà tôi không có?",
Trả lời: "Khi con người buồn hay đau khổ thì có nước mắt. Bạn không phải là con người nên không thể có được",
có lẽ hình tượng này có thể giúp cho một số người cảm thông về những dòng Huy Đức viết về Võ Văn Kiệt!
Khái niệm "số đông" cũng nên được liên hệ để hiểu rằng, số dân miền Nam ở lại lúc bấy giờ chiếm hơn 80% so với số vượt biên (cả thoát và chết). Nhắc đến "số đông" trong tác phẩm "Bên Thắng Cuộc" để mọi người cùng chiêm nghiệm lại phạm trù "AI KHỔ HƠN AI" khi nhìn toàn dân miền Nam lúc bấy giờ? Viết điều này, tôi chỉ muốn nói đến những ai còn đang bâng khuâng, bận lòng, hoặc nhức nhối như "vết thương trở trời" khi đọc "Bên Thắng Cuộc", hãy hiểu rằng người miền Nam (và cả miền Bắc) còn đau khổ hơn rất nhiều lần khi cho đến nay người trong nước vẫn từng ngày cay đắng với trái ngang và oan khiên liên tục!
Tôi đã lướt qua những phần, có thể nói, như những khoanh "vảy nến" [3] loang khắp cơ thể mà may mắn, tôi đã trút bỏ căn bệnh tai quái này. Vì thế, nhắc lại chứng "vảy nến" dễ làm nhiều người bị bỏng rát, ngứa ngáy, căng thẳng vì giận dữ và gớm ghiếc nó!
Quyển sách còn làm nổi rõ giá trị ở chỗ: nêu được những sự việc mang chất điển hình của một thời oan trái đối với người miền Nam nói chung và dân Sài Gòn nói riêng bằng những tư liệu hiếm với những số liệu cùng các nhân vật điển hình và tên tuổi, đặc biệt đối với giới văn nghệ sĩ như Kim Cương v.v... cho đến Đoàn Thạch Hãn, Từ Kế Tường, Nhã Ca v.v...
Quyển 1, nếu có thiếu sót, theo tôi, chính là mảng "Tôn giáo". Tác giả đã đề cập quá ít với sự việc Nhà thờ Vinh Sơn chống lại người CS bằng súng ống vào bấy giờ. Các Tôn giáo khác, như Phật giáo, đã bị o ép như thế nào không thấy Huy Đức dõi theo, trong khi đó nhân vật nổi tiếng - Đức Tăng Thống Đệ Ngũ - Thích Quảng Độ (người nhiều lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình) cho đến nay vẫn là một trong các nhân chứng sống thuyết phục cho "mảng" Tôn giáo bị đàn áp. Đó phải chăng là thiếu sót lớn trong quyển 1?
Tôi tin, "Bên Thắng Cuộc" phần 2 - Quyền Bính, sẽ là một phần rất hấp dẫn bạn đọc mà tôi cũng đang mong chờ, xem những gì xảy ra trong "cung vua và phủ chúa" qua các thời kỳ.
Tôi sẽ đọc kỹ lại những phần đọc lướt qua khi đạt được trạng thái "tâm bình như thủy", bởi lúc này "tâm (tôi) như bình thủy" :), nên tôi quyết định đi vào những phần mà di họa để lại hiển hiện để cảnh báo ngay cho ông Nguyễn Chí Vịnh.
II. Ông Nguyễn Chí Vịnh đọc "Bên Thắng Cuộc" chưa?:
Tôn trọng bản quyền, do đó, như là một "trailer", tôi chỉ muốn ông Vịnh hãy nghiền ngẫm các phần sau:
Chương V: Chiến tranh, gồm:
- Biên giới Tây Nam
- Pol Pot
- Đi dây
- Khmer Đỏ và Campuchia dân chủ
- “Kẻ Thù Lịch Sử”
- Thất bại trong tấn công ngăn chặn (Pre-emptive War)
- “Nhất Biên Đảo”
- “Áo lính lại khoác vào ngay”
vì nghe nói ông đã từng phục vụ tại chiến trường Campuchia, nhưng lúc bấy giờ ông "loanh quanh ở đâu" thì người dân như tôi không rõ?!
Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1957, nghĩa là vào lúc xảy ra chiến tranh với Campuchia, có lẽ ông ta đang ở tuổi đôi mươi cùng với cái mác con trai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, biết đâu đóng quân ở một chỗ "mưa không tới mặt, nắng không tới đầu"? Nếu quả vậy, chắc ông Vịnh khó có cơ hội "nằm gai nếm mật" và càng khó biết được những tình tiết quan trọng lúc bấy giờ. Vì lẽ đó, với tư cách là "nhà quân sự" hay "nhà ngoại giao quân đội", ông nên tỏ tường và chiêm nghiệm từ sách của Huy Đức trước khi cao giọng nói: "Tôi đã từng chiến đấu, công tác gắn bó với Campuchia,[...] và sau đó là cuộc chiến tranh để cứu cả một dân tộc khỏi họa diệt chủng do Khmer Đỏ gây ra".
Tuy nhiên, tôi khuyên ông Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh cần đọc kỹ phần dưới đây, mà riêng tôi, tôi còn quá nhiều dấu hỏi chưa giải quyết được:
Phần II, Chương XI:
- Bị cô lập
- Phương Bắc
- Hội nghị Thành Đô
Những dòng chữ "Hội nghị Thành Đô" dễ làm cho nhiều người nhảy nhổm và giật thột hay một cảm giác gì đó tương tự như thế. Dù sao, ông Nguyễn Văn Linh đã chết, nên thiết nghĩ cũng cần dẫn ra một vài đoạn trong "Bên Thắng Cuộc" để nhiều người cùng suy xét:
Con đường đến với Bắc Kinh còn qua một kênh khác mà cả Tướng Lê Đức Anh lẫn Bộ Ngoại giao đều hoàn toàn không biết. Tháng 9-1989, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Phan Văn Khải sang Nhật gặp chủ tịch Đảng Tự do Dân chủ, ông Michio Watanabe [594]. Cuộc gặp tại trụ sở đảng của ông Watanabe diễn ra thân mật,đôi bên bàn một số vấn đề chiến lược về hợp tác kinh tế, bàn những công việc có thể bắt đầu ngay sau khi Mỹ bỏ cấm vận. Theo ông Phan Văn Khải, cuối cuộc gặp, ông Watanabe gợi ý: “Tôi có nhiều bạn bè quốc tế, liệu tôi có thể giúp được gì không?”. Được lời, ông Khải nói: “Việt Nam muốn bình thường hóa với các nước, đặc biệt là với Trung Quốc và Mỹ”...
Tiếp theo, tại trang 404, Huy Đức viết:
Nội bộ người CS lúc đó phân hóa và dấu diếm, lén lút nhau, được Huy Đức viết tiếp:
Thật khó để không nghĩ, nhiều độc giả sẽ không sôi sục với phần in đậm (như trên), nhất là từ Nguyễn Văn Linh - một người những tưởng là... "đổi mới" trong mắt những "con cừu" của thập niên 90 (!!!)
Sau khi sốt sắng đến như thế, thì:
.
Huy Đức đã không thể nói thêm chi tiết về "năm điểm" mà có vẻ vô cùng quan trọng???
Đó là điều tôi vẫn thắc mắc cho đến khi đọc hết phần này.
Sẵn đây, câu nói nổi tiếng của vị tướng Cộng sản lừng danh trong cuộc chiến với người Mỹ cùng người anh em ruột thịt VNCH :"bám thắt lưng địch mà đánh" cũng nên được chuyển tới ông Thứ trưởng Bộ quốc phòng - Thượng tướng - Phó giáo sư - Tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế - Nguyễn Chí Vịnh để kích thích tinh thần quân nhân của ông mạnh mẽ hơn lên so với phát biểu lòng vòng, đầy mâu thuẫn và tròng tréo đã được một thanh niên tên Vũ Huy Hoàng tranh luận khá sắc bén [4]
III. Tạm kết:
Tôi không tin ông Nguyễn Chí Vịnh cũng như các ông "tai to mặt lớn" khác không thèm đếm xỉa chút nào đến "Bên Thắng Cuộc", bởi có như thế đi chăng nữa, nhất định thư ký, trợ lý, thân tín của các ông cũng buộc phải đọc. Việc họ đọc với tâm thức nào, tâm trạng gì và báo cáo cho các ông ra sao là điều đáng lưu tâm hơn.
Thật khó để không nghĩ sự xuất hiện của "Bên Thắng Cuộc" (dù chỉ mới phần 1) không góp phần làm "lung lay lòng đảng", bởi những ngày gần đây dồn dập những bài báo, những phỏng vấn, hội nghị của giới cầm quyền VN ngày càng tỏ rõ sự hốt hoảng, hoang mang, mất phương hướng khó chối cãi mà do chính Trần Đăng Thanh, Nguyễn Thanh Tuấn, Vũ Hải Triều, Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Chí Vịnh v.v... cho đến cả Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng bộc lộ quá rõ.
"Bên Thắng Cuộc" không phải là tiểu thuyết, tuy thế tôi có thể cam đoan nó khá hấp dẫn với nhiều tình tiết ly kỳ không kém phim truyện, đặc biệt những đoạn về cái chết của Đinh Đức Thiện, Lê Trọng Tấn với phần "Bàn tay Lê Đức Thọ" và những phần về mối tình miền Nam của Lê Duẩn cùng nhiều phần khác...
Chỉ ngay từ phần một, nếu có một đạo diễn tài năng và hứng thú, "Bên Thắng Cuộc" nên được biên kịch để sản xuất một bộ phim dài nhiều tập, đủ chất hồi hộp, ly kỳ, gay cấn, éo le và không thiếu những chi tiết gây cười một cách đáng yêu (thật sự, không mỉa mai) của những "chú bộ đội" vừa "chân ướt chân ráo" vào Sài Gòn những ngày đầu sau 30/4/1975. Nhất định, bộ phim (nếu có) này sẽ trở thành bộ phim vừa đậm chất sử thi vừa đậm chất bi -hài - chính kịch, cho thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ ràng hơn về một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử hiện đại của Việt Nam.
Năm 2012 khép lại với cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ bị bỏ rơi mà không biết năm mới nội dung này sẽ ra sao, trong khi đó Nguyễn Chí Vịnh lại nói: “Nếu như các ông [Mỹ] làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam”, dù là bịa hay thật, lời phát ngôn như thế xuất phát từ miệng của một Tiến sĩ - Phó giáo sư tốt nghiệp chuyên ngành "quan hệ quốc tế", quả thật không tài nào hiểu nổi "tài ngoại giao" của ông tướng này (!)
2013 vừa đến, tôi miên man nghĩ về vận nước long đong...!
Nguyễn Ngọc Già
________________
[*] Chân thành cảm ơn anh Nguyễn Công Huân đã mua tặng tôi một bản ebook.
[**] Quyển một gồm 2 phần chính:
Phần I: Miền Nam, gồm 7 chương, 55 phần.
Phần II: Thời Lê Duẩn, gồm 4 chương, 36 phần.
Và 2 phần phụ lục
[***] Nhân đây, chân thành cám ơn tác giả Huy Đức đã tái hiện "lịch sử đói kém" một cách khoa học với tư liệu hiếm, giúp cho loạt bài "Nhân chuyện đổi tiền nghĩ về Sài Gòn một thuở" có độ khả tín hơn.
[****] Bộ phim "Maika - Cô bé từ trên trời rơi xuống" rất thu hút khán giả lúc bấy giờ (nêu không lầm) khoảng những năm 1979 - 1982 gì đó. http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4_b%C3%A9_%C4%91%E1%BA%BFn_t%E1%BB%AB_nh%E1%BB%AFng_%C4%91%C3%A1m_m%C3%A2y
http://danluan.org/tin-tuc/20110919/nguyen-ngoc-gia-nhan-chuyen-doi-tien-nghi-ve-saigon-mot-thuo [1]
http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_v%E1%BA%A9y_n%E1%BA%BFn [3]
HK chuyển
T.Post
Nguyễn Ngọc Già - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã đọc "Bên Thắng Cuộc" chưa?
I. Một chút về "Bên Thắng Cuộc":
Tôi đã chọn cách đọc "Bên Thắng Cuộc" [*] mà bản thân cảm thấy như một phát hiện thú vị từ cách sắp xếp rất sáng tạo của tác giả Huy Đức. Anh đã giúp cho người đọc một sự lựa chọn "mở" [**] - nghĩa là, có hai cách lựa chọn:
- Đọc xuyên suốt từ đầu đến cuối.
- Có thể theo đọc đầu mục của những chương (phần) chính và được phép lướt qua để đi vào chương (phần) khác mà không phải lo không hiểu phần chưa đọc hay đọc lướt qua.
Cách tác giả tạo cho người đọc như thế làm tôi thích thú bởi:
- Tôi có thể đi ngay vào các phần mà tôi quan tâm.
- Lướt qua các phần đã "đâu vào đó" rồi (ví dụ như: kinh tế mới, nạn kiều, xé rào, vượt biên v.v...)
Nói như thế, không có nghĩa các phần tôi lướt qua là vô giá trị, mà bởi những biến cố: "kinh tế mới", "đổi tiền", "đốt sách", cạo râu", "vượt biên", "gian thương", "Sài Gòn lại bắt đầu ghẻ lở" v.v... tôi đã khá hiểu với tư cách sinh ra, lớn lên và chứng kiến những gì sau 1975 quanh tôi.
Nhờ có Huy Đức mà tôi càng khẳng định thêm rằng: Chính từ lịch sử đau buồn 30/4/1975, mà các giá trị truyền thống người miền Nam tích tụ như: đạo lý, văn hóa, thẩm mỹ v.v... sụp đổ hoàn toàn theo từng ngày đói kém, thiếu thốn, bị đày đọa với không khí khủng bố "nổi" hoặc "ngầm" bao trùm cùng với sự chụp mũ "phản động" rất sắt máu cho bất kỳ ai khi người CS thời bấy giờ ghét hay rắp tâm hãm hại, mà trước đây tôi có loạt bài "Nhân chuyện đổi tiền nghĩ về Sài Gòn một thuở" [1], dù chỉ được ghi lại bằng ký ức khắc sâu trong tâm khảm của những tháng ngày bi ai với tâm hồn lở lói một thời, trong một xã hội băng hoại, rữa nát một cách lặng lẽ, âm thầm và dai dẵng. Vì viết dưới góc độ ký ức (khó xóa nhòa) là chính, nên bài viết đã bị một số người nghi ngờ về tính chân thật [***].
Chính những ngày tháng mà người CS duy ý chí cộng với lòng hận thù, tham lam, u mê đã tàn phá toàn bộ miền Nam từ kinh tế cho đến pháp luật, từ luân lý cho đến đạo đức, từ lương tri cho đến trách nhiệm mà di họa kéo theo 37 năm qua, người Việt Nam không... ngóc đầu lên nổi!
Vì thế, như tôi đã viết:
Do đó, tác phẩm "Bên Thắng Cuộc" nên được đón đọc và chiêm nghiệm bằng tấm lòng hướng thiện, sám hối để hòa giải lòng người trong nước lẫn nhau cũng như giữa người trong nước và người Việt hải ngoại, kết hợp đặt trong bối cảnh Việt Nam nguy khốn hiện nay, hơn là nhận định hời hợt, hậm hực, dằn dỗi, so bì và có phần võ biền như ông Nguyễn Đức Hiển - báo Pháp Luật Tp.HCM [2].
Nhờ có Huy Đức mà tôi không còn phân vân để nói: chính sai lầm trầm trọng sau 30/4/1975 bằng cách điều khiển mọi hoạt động xã hội một cách tùy tiện, tùy nghi và tùy hứng của người CS, do họ cóc cần... PHÁP LUẬT, nên toàn bộ người dân từ Nam chí Bắc mới ra nông nổi ngày nay!!!
Cũng chính PHÁP LUẬT HOÀN TOÀN VẮNG BÓNG sau ngày miền Nam "sạch bóng quân thù" mà không quá để nói, nó chính là nguồn cội làm Việt Nam thụt lùi so với Singapore, Malaysia, Thái Lan cả trăm năm (!).
Cũng chính từ cái "nền tảng" vô pháp đó mà ông Võ Văn Kiệt - một trong những người được gọi là "lãnh đạo kiệt xuất" - đã nổi lên như "vị cứu tinh" bằng những hành động "anh hùng trượng nghĩa" (theo kiểu 108 anh hùng Lương Sơn Bạc) để "cứu" một số người Sài Gòn vào lúc bấy giờ cùng một số chính sách được gọi là "xé rào" hay "sáng tạo" nhưng thực chất là bí bách quá nên phải làm, vừa làm vừa dò dẫm mà thôi! Tiếc thay! Nó chỉ chứng tỏ được cốt cách lục lâm thảo khấu đầy khí khái hơn là một nhà kỹ trị đúng nghĩa!
Có vẻ điều này vô tình giúp ông Kiệt "lưu danh hậu thế" cho đến ngày nay. Viết đến đây, tôi nhớ phóng viên Minh Thu (nổi tiếng với phóng sự ca mổ Việt - Đức) khóc hết nước mắt và quay quắt trước cổng Dinh Độc Lập, không biết làm cách nào vào viếng tang ông Kiệt, bởi tang lễ được canh gác quá cẩn trọng lúc bấy giờ. Tang lễ ông Kiệt hầu như chỉ dân "tai to mặt lớn" mới được phép "léo hánh".
Trường hợp nhân vật Võ văn Kiệt đã được Huy Đức trình bày bằng giọng văn bình thản, khách quan khi dẫn chứng trong tác phẩm, dễ làm nhiều người hiểu lầm là "ưu ái" ông Kiệt. Do đó, không có gì lạ khi một số người chưa đọc kỹ cũng như không nắm rõ tình hình lúc bấy giờ, nên có những tình tiết không tỏ tường, đã vội trách Huy Đức vẻ như ca tụng ông Kiệt thái quá. Thử hỏi vào lúc "hổn mang", "trời đất tối tăm" như sau một cơn đại hồng thủy như thế, thì Võ Văn Kiệt trở thành hiện thân "bồ tát" cũng có vẻ như là một "may mắn" cần có lúc bấy giờ, cho ngay người dân đang vô cùng đói khát???
Hãy thử hình dung, người miền Nam bấy giờ tựa như bị giam hãm giữa những người ngoài hành tinh vừa xông vào chiếm đóng, bỗng thật "may mắn", trong đó có một "người" (ông Kiệt) cảm được những giọt nước mắt của "loài người" như "Maika - Cô bé từ trên trời rơi xuống" [****] đã lấy một ngón tay của mình quệt giọt nước mắt trên má một cô bé là người trái đất và:
Hỏi: "Cái này là cái gì?".
Trả lời: "Là nước mắt",
Hỏi: "Sao bạn có nước mắt mà tôi không có?",
Trả lời: "Khi con người buồn hay đau khổ thì có nước mắt. Bạn không phải là con người nên không thể có được",
có lẽ hình tượng này có thể giúp cho một số người cảm thông về những dòng Huy Đức viết về Võ Văn Kiệt!
Khái niệm "số đông" cũng nên được liên hệ để hiểu rằng, số dân miền Nam ở lại lúc bấy giờ chiếm hơn 80% so với số vượt biên (cả thoát và chết). Nhắc đến "số đông" trong tác phẩm "Bên Thắng Cuộc" để mọi người cùng chiêm nghiệm lại phạm trù "AI KHỔ HƠN AI" khi nhìn toàn dân miền Nam lúc bấy giờ? Viết điều này, tôi chỉ muốn nói đến những ai còn đang bâng khuâng, bận lòng, hoặc nhức nhối như "vết thương trở trời" khi đọc "Bên Thắng Cuộc", hãy hiểu rằng người miền Nam (và cả miền Bắc) còn đau khổ hơn rất nhiều lần khi cho đến nay người trong nước vẫn từng ngày cay đắng với trái ngang và oan khiên liên tục!
Tôi đã lướt qua những phần, có thể nói, như những khoanh "vảy nến" [3] loang khắp cơ thể mà may mắn, tôi đã trút bỏ căn bệnh tai quái này. Vì thế, nhắc lại chứng "vảy nến" dễ làm nhiều người bị bỏng rát, ngứa ngáy, căng thẳng vì giận dữ và gớm ghiếc nó!
Quyển sách còn làm nổi rõ giá trị ở chỗ: nêu được những sự việc mang chất điển hình của một thời oan trái đối với người miền Nam nói chung và dân Sài Gòn nói riêng bằng những tư liệu hiếm với những số liệu cùng các nhân vật điển hình và tên tuổi, đặc biệt đối với giới văn nghệ sĩ như Kim Cương v.v... cho đến Đoàn Thạch Hãn, Từ Kế Tường, Nhã Ca v.v...
Quyển 1, nếu có thiếu sót, theo tôi, chính là mảng "Tôn giáo". Tác giả đã đề cập quá ít với sự việc Nhà thờ Vinh Sơn chống lại người CS bằng súng ống vào bấy giờ. Các Tôn giáo khác, như Phật giáo, đã bị o ép như thế nào không thấy Huy Đức dõi theo, trong khi đó nhân vật nổi tiếng - Đức Tăng Thống Đệ Ngũ - Thích Quảng Độ (người nhiều lần được đề cử giải Nobel Hòa Bình) cho đến nay vẫn là một trong các nhân chứng sống thuyết phục cho "mảng" Tôn giáo bị đàn áp. Đó phải chăng là thiếu sót lớn trong quyển 1?
Tôi tin, "Bên Thắng Cuộc" phần 2 - Quyền Bính, sẽ là một phần rất hấp dẫn bạn đọc mà tôi cũng đang mong chờ, xem những gì xảy ra trong "cung vua và phủ chúa" qua các thời kỳ.
Tôi sẽ đọc kỹ lại những phần đọc lướt qua khi đạt được trạng thái "tâm bình như thủy", bởi lúc này "tâm (tôi) như bình thủy" :), nên tôi quyết định đi vào những phần mà di họa để lại hiển hiện để cảnh báo ngay cho ông Nguyễn Chí Vịnh.
II. Ông Nguyễn Chí Vịnh đọc "Bên Thắng Cuộc" chưa?:
Tôn trọng bản quyền, do đó, như là một "trailer", tôi chỉ muốn ông Vịnh hãy nghiền ngẫm các phần sau:
Chương V: Chiến tranh, gồm:
- Biên giới Tây Nam
- Pol Pot
- Đi dây
- Khmer Đỏ và Campuchia dân chủ
- “Kẻ Thù Lịch Sử”
- Thất bại trong tấn công ngăn chặn (Pre-emptive War)
- “Nhất Biên Đảo”
- “Áo lính lại khoác vào ngay”
vì nghe nói ông đã từng phục vụ tại chiến trường Campuchia, nhưng lúc bấy giờ ông "loanh quanh ở đâu" thì người dân như tôi không rõ?!
Nguyễn Chí Vịnh sinh năm 1957, nghĩa là vào lúc xảy ra chiến tranh với Campuchia, có lẽ ông ta đang ở tuổi đôi mươi cùng với cái mác con trai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, biết đâu đóng quân ở một chỗ "mưa không tới mặt, nắng không tới đầu"? Nếu quả vậy, chắc ông Vịnh khó có cơ hội "nằm gai nếm mật" và càng khó biết được những tình tiết quan trọng lúc bấy giờ. Vì lẽ đó, với tư cách là "nhà quân sự" hay "nhà ngoại giao quân đội", ông nên tỏ tường và chiêm nghiệm từ sách của Huy Đức trước khi cao giọng nói: "Tôi đã từng chiến đấu, công tác gắn bó với Campuchia,[...] và sau đó là cuộc chiến tranh để cứu cả một dân tộc khỏi họa diệt chủng do Khmer Đỏ gây ra".
Tuy nhiên, tôi khuyên ông Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh cần đọc kỹ phần dưới đây, mà riêng tôi, tôi còn quá nhiều dấu hỏi chưa giải quyết được:
Phần II, Chương XI:
- Bị cô lập
- Phương Bắc
- Hội nghị Thành Đô
Những dòng chữ "Hội nghị Thành Đô" dễ làm cho nhiều người nhảy nhổm và giật thột hay một cảm giác gì đó tương tự như thế. Dù sao, ông Nguyễn Văn Linh đã chết, nên thiết nghĩ cũng cần dẫn ra một vài đoạn trong "Bên Thắng Cuộc" để nhiều người cùng suy xét:
Con đường đến với Bắc Kinh còn qua một kênh khác mà cả Tướng Lê Đức Anh lẫn Bộ Ngoại giao đều hoàn toàn không biết. Tháng 9-1989, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Phan Văn Khải sang Nhật gặp chủ tịch Đảng Tự do Dân chủ, ông Michio Watanabe [594]. Cuộc gặp tại trụ sở đảng của ông Watanabe diễn ra thân mật,đôi bên bàn một số vấn đề chiến lược về hợp tác kinh tế, bàn những công việc có thể bắt đầu ngay sau khi Mỹ bỏ cấm vận. Theo ông Phan Văn Khải, cuối cuộc gặp, ông Watanabe gợi ý: “Tôi có nhiều bạn bè quốc tế, liệu tôi có thể giúp được gì không?”. Được lời, ông Khải nói: “Việt Nam muốn bình thường hóa với các nước, đặc biệt là với Trung Quốc và Mỹ”...
Tiếp theo, tại trang 404, Huy Đức viết:
Nội bộ người CS lúc đó phân hóa và dấu diếm, lén lút nhau, được Huy Đức viết tiếp:
Thật khó để không nghĩ, nhiều độc giả sẽ không sôi sục với phần in đậm (như trên), nhất là từ Nguyễn Văn Linh - một người những tưởng là... "đổi mới" trong mắt những "con cừu" của thập niên 90 (!!!)
Sau khi sốt sắng đến như thế, thì:
.
Huy Đức đã không thể nói thêm chi tiết về "năm điểm" mà có vẻ vô cùng quan trọng???
Đó là điều tôi vẫn thắc mắc cho đến khi đọc hết phần này.
Sẵn đây, câu nói nổi tiếng của vị tướng Cộng sản lừng danh trong cuộc chiến với người Mỹ cùng người anh em ruột thịt VNCH :"bám thắt lưng địch mà đánh" cũng nên được chuyển tới ông Thứ trưởng Bộ quốc phòng - Thượng tướng - Phó giáo sư - Tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế - Nguyễn Chí Vịnh để kích thích tinh thần quân nhân của ông mạnh mẽ hơn lên so với phát biểu lòng vòng, đầy mâu thuẫn và tròng tréo đã được một thanh niên tên Vũ Huy Hoàng tranh luận khá sắc bén [4]
III. Tạm kết:
Tôi không tin ông Nguyễn Chí Vịnh cũng như các ông "tai to mặt lớn" khác không thèm đếm xỉa chút nào đến "Bên Thắng Cuộc", bởi có như thế đi chăng nữa, nhất định thư ký, trợ lý, thân tín của các ông cũng buộc phải đọc. Việc họ đọc với tâm thức nào, tâm trạng gì và báo cáo cho các ông ra sao là điều đáng lưu tâm hơn.
Thật khó để không nghĩ sự xuất hiện của "Bên Thắng Cuộc" (dù chỉ mới phần 1) không góp phần làm "lung lay lòng đảng", bởi những ngày gần đây dồn dập những bài báo, những phỏng vấn, hội nghị của giới cầm quyền VN ngày càng tỏ rõ sự hốt hoảng, hoang mang, mất phương hướng khó chối cãi mà do chính Trần Đăng Thanh, Nguyễn Thanh Tuấn, Vũ Hải Triều, Nguyễn Phương Nga, Nguyễn Chí Vịnh v.v... cho đến cả Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng bộc lộ quá rõ.
"Bên Thắng Cuộc" không phải là tiểu thuyết, tuy thế tôi có thể cam đoan nó khá hấp dẫn với nhiều tình tiết ly kỳ không kém phim truyện, đặc biệt những đoạn về cái chết của Đinh Đức Thiện, Lê Trọng Tấn với phần "Bàn tay Lê Đức Thọ" và những phần về mối tình miền Nam của Lê Duẩn cùng nhiều phần khác...
Chỉ ngay từ phần một, nếu có một đạo diễn tài năng và hứng thú, "Bên Thắng Cuộc" nên được biên kịch để sản xuất một bộ phim dài nhiều tập, đủ chất hồi hộp, ly kỳ, gay cấn, éo le và không thiếu những chi tiết gây cười một cách đáng yêu (thật sự, không mỉa mai) của những "chú bộ đội" vừa "chân ướt chân ráo" vào Sài Gòn những ngày đầu sau 30/4/1975. Nhất định, bộ phim (nếu có) này sẽ trở thành bộ phim vừa đậm chất sử thi vừa đậm chất bi -hài - chính kịch, cho thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ ràng hơn về một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử hiện đại của Việt Nam.
Năm 2012 khép lại với cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ bị bỏ rơi mà không biết năm mới nội dung này sẽ ra sao, trong khi đó Nguyễn Chí Vịnh lại nói: “Nếu như các ông [Mỹ] làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam”, dù là bịa hay thật, lời phát ngôn như thế xuất phát từ miệng của một Tiến sĩ - Phó giáo sư tốt nghiệp chuyên ngành "quan hệ quốc tế", quả thật không tài nào hiểu nổi "tài ngoại giao" của ông tướng này (!)
2013 vừa đến, tôi miên man nghĩ về vận nước long đong...!
Nguyễn Ngọc Già
________________
[*] Chân thành cảm ơn anh Nguyễn Công Huân đã mua tặng tôi một bản ebook.
[**] Quyển một gồm 2 phần chính:
Phần I: Miền Nam, gồm 7 chương, 55 phần.
Phần II: Thời Lê Duẩn, gồm 4 chương, 36 phần.
Và 2 phần phụ lục
[***] Nhân đây, chân thành cám ơn tác giả Huy Đức đã tái hiện "lịch sử đói kém" một cách khoa học với tư liệu hiếm, giúp cho loạt bài "Nhân chuyện đổi tiền nghĩ về Sài Gòn một thuở" có độ khả tín hơn.
[****] Bộ phim "Maika - Cô bé từ trên trời rơi xuống" rất thu hút khán giả lúc bấy giờ (nêu không lầm) khoảng những năm 1979 - 1982 gì đó. http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4_b%C3%A9_%C4%91%E1%BA%BFn_t%E1%BB%AB_nh%E1%BB%AFng_%C4%91%C3%A1m_m%C3%A2y
http://danluan.org/tin-tuc/20110919/nguyen-ngoc-gia-nhan-chuyen-doi-tien-nghi-ve-saigon-mot-thuo [1]
http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%87nh_v%E1%BA%A9y_n%E1%BA%BFn [3]
HK chuyển
T.Post