Tham Khảo
Nguyễn Thị Kim Chi, người nghệ sĩ chân chính hay ?
Nghề Ca kỹ là một nghề mà các cụ ta xưa kia thường coi khinh. Coi khinh không phải vì họ không có học và chỉ biết ca hát lấy tiền thiên hạ, mà còn vì phần nhiều cô ca kỹ xuất thân từ giới nô tỳ, nghèo hèn. Không những thế, lại hay chung chạ hết người này đến người khác để bòn rút tiền bạc người ta hoặc lợi dụng sắc đẹp của mình, phá họai gia cang người ta, làm cho người ta khuynh gia bại sản. Không phải chỉ chính họ bị coi khinh mà ngay cả con cháu họ cũng bị coi thường. Đó là trường hợp của ông Đào Duy Từ (1) như ta đã biết, thông minh, học giỏi. Nhưng chỉ vì là con của một ca kỹ mà phải đổi cả họ mới được đi thi. Vì thế mà người đời thường coi họ là lọai “sướng ca vô lòai”. Năm chữ Sĩ, Nông, Công Thương, Binh mà các cụ ta xưa đã xếp hạng con người trong xã hội đã cho ta thấy rõ điều đó.
Thực ra thì nghề nào cũng có người tốt, người xấu.
Ngày nay, giới sướng ca không những không còn bị khinh khi như xưa mà trái lại, còn được xã hội qúy trọng vì nhiều người cũng là con nhà tử tế, cũng có học và nghề của họ chỉ là lấy tiếng ca đem lại nguồn vui cho cuộc sống. Họ cũng có liêm sỉ trừ một vài trường hợp cá biệt như Phạm Duy hoặc một vài ca sĩ đã vì quá ham danh lợi đã quên cả liêm sỉ hoặc vì miếng cơm manh áo phải phản bội lại cái lý tưởng tự do mà họ đã lựa chọn trước kia. Có những ca nhạc sĩ còn đáng vinh danh vì đã làm những bản nhạc chống bọn VGCS bán nước cầu vinh như ca nhạc sĩ Phan Đăng Hưng, Bão Tố v.v…hoặc vinh danh những quân nhân VNCH đã vị quốc vong thân như ca nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Duy Khánh, Hùng Cường v.v…
Không phải chỉ ở xứ tự do mới có những ca nhạc sĩ như vậy, mà ngay cả ở trong nước cũng có. Đó là các nhạc sĩ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình…, một người đã bị bọn VGCS bán nước kết án 4 năm tù giam với 2 năm quản chế, một người bị kết án 6 năm tù giam với 2 năm quản chế chỉ vì làm những bài ca yêu nước.
Mới đây, một người nghệ sĩ trong nước cũng đã gây nên một tiếng vang vì một lời tuyên bố của bà đó là nữ Nghệ Sĩ Nguyễn Thị Kim Chi.
Khi bà Kim Chi nhận được công văn của Hội Điện Ảnh Việt Nam gửi cho bà yêu cầu báo cáo thành tích để được thủ tướng Việt Cộng là Nguyễn Tấn Dũng khen thưởng bà đã thẳng thừng trả lời: “Lời đầu tiên tôi xin được cảm ơn Hội về sự quan tâm của Hội dành cho tôi, nhưng tôi xin được từ chối, lý do: Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm. Lời từ chối này của bà không những đã gây nên một tiếng vang lớn ở trong nước mà cả ở cộng đồng người Việt hải ngọai. Nhiều người đã vội vã viết bài tâng bốc bà không kém gì những bài mà bọn trí thức bưng bô đã viết để tâng bốc cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức.
Chúng ta nên nhớ rằng nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi là Cộng Sản. Chính bà cho biết bà là người Cộng Sản và đã tập kết ra Bắc năm 1954 lúc còn nhỏ. Nay bà đã hơn 70 tuổi. Trả lời cuộc phỏng vấn của Mạc Lâm, đài RFA, bà nói: “Sau khi chị tốt nghiệp lớp diễn viên đầu tiên, lúc đó chị đi tập kết, ba chị là liệt sĩ chống Pháp. Sau đó chị thi vào trường điện ảnh, tốt nghiệp khóa diễn viên đầu tiên nhưng thấy miền Bắc lúc đó rất là ít phim, mỗi năm chỉ có một phim thôi, mình chen lấn chờ đợi thì khó mà lúc ấy chiến trường miền Nam thì cần văn nghệ, thế là chị xung phong ra chiến trường nên chị là người nữ nghệ sĩ đầu tiên vượt Trường sơn… Chị với tư cách của một người cộng sản, mà một người cộng sản chân chính thì mong những đìều tốt đẹp cho dân tộc mình, cho nhân dân mình. Chị hành động như một người cộng sản vì chị nghĩ rằng nếu họ rút lui thì đó là hành động yêu nước. Yêu nứơc lớn lắm chứ không phải lúc nào nhận nhiệm vụ cũng là yêu nước đâu. Nhiều khi rút lui lại càng yêu nước hơn”.
Quan niệm yêu nước của nghệ sĩ Kim Chi là như vậy. Nhận nhiệm vụ để hèn với giặc, ác với dân, để tham nhũng, thối nát, để mua quan, bán tước cũng là yêu nước, rồi từ chức hạ cánh an tòan cũng là yêu nước!
Khi được hỏi về danh hiệu Nghệ Sĩ ưu tú mà bà mới nhận được vào năm ngóai, bà trả lời: “Chị phải nói như thế này, khi chị nghe mình được phong “Nghệ sĩ ưu tú” thì cảm xúc đầu tiên là chị khóc. Chị khóc không phải cho chị nhưng chị nghĩ mình may mắn là chị còn trở về để thấy thắng lợi thấy mọi thứ…”
Nghe tất cả những câu trả lời của nữ Nghệ Sĩ Kim Chi trả lời ông Mạc Lâm trên đài RFA, ta không thấy một lời nào của bà tỏ ra bà là người bất đồng chính kiến hay bất mãn vói chế độ, mà chỉ thấy bà là một đứa con ngoan của chế độ, một chế độ dộc tài, gian ác nhưng khiếp nhược trước kẻ thù truyên kiếp của dân tộc là Trung Cộng.
Lời của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói, chúng ta còn nhớ: “Đừng tin những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm.” Vậy thì liệu ta có thể tin được là đằng sau lời từ chối thẳng thừng của bà Kim Chi chẳng có ẩn ý hay mục đích nào cả không? Hay đây chỉ là một màn kịch để lường gạt mọi người để mọi người tin rằng bây giờ VN đã cởi mở và đã có tự do ngôn luận.
Dù cho lời từ chối của bà Kim Chi chẳng có ẩn ý nào khác thì lời từ chối của bà cũng chẳng có gì là ghê gớm. Chẳng lẽ chỉ vì chê trách Nguyễn Tấn Dũng đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân và không muốn trong nhà bà ta có chữ ký của y mà y (Nguyễn Tấn Dũng) bỏ tù bà ta hay sao? Đi xa hơn một chút thì lời nói của bà ta cũng chẳng làm cho Nguyễn Tấn Dũng mất mặt vì y đâu đã ký giấy ban khen bà ta? Nếu có một vài tên bị mất mặt thì đó chính là những tên trí thức đang sống ở hải ngọai nhưng vẫn thậm thụt trở về VN bưng bô cho Việt Cộng để mong có được tấm bằng tưởng lệ hay tờ giấy ban khen như Chung Hòang Chương, Trần Thanh Vân, Nguyễn Hữu Liêm, Lê Văn Ninh, Đinh Viết Tứ, Phùng Tuệ Châu, Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Hữu Dũng v.v…
Hơn nữa, xã hội Việt Nam ngày nay chỉ có tiền (vàng và đô la), tiền và iền. Cha con, mẹ con, anh em có thể giết nhau vì Tiền. Bạn bè có thể giết nhau vì Tiền. Thày trò có thể giết nhau vì tiền. Chủ tớ có thể giết nhau vì Tiền. Học sinh, sinh viên cũng có thể vì tiền mà đi bán dâm hay làm đĩ đực. Vì thế bà Kim chi thừa biết rằng ngày nay, những tấm bằng Tưởng Lệ hay những tấm giấy Ban Khen dù cho ai ban cũng chẳng có giá trị gì. Trong nhà dù có treo cả trăm bằng Tưởng Lệ hay giấy Ban Khen cũng không bằng trong tay có mấy chục lượng vàng hay vài chục ông Washington nên bà từ chối là phải, có gì là ghê gớm mà tâng bốc om sòm?
Còn nói về công trạng thì bà Kim Chi đã có công trạng gì đối vói đất nước hay chỉ có tội vói quốc gia, dân tộc?
Thực vậy, trong khi Đào Thị (2), người ca kỹ Việt Nam của thế kỷ thứ 15, sống trong thời kỳ Lê Lợi kháng chiến chống giặc Minh (giặc Tầu) dùng tài ca múa và sắc đẹp của mình để dụ dỗ giặc Minh đến quán rượu của mình tụ tập ăn nhậu, chè chén suốt đêm rồi dùng kế để cho quân dân của Lê Lợi tiêu diệt đem lại độc lập cho đất nước và tự do cho dân tộc; thì Nghệ Sĩ Kim Chi lại dùng tài ca múa của minh để khích lệ bọn giặc miền Bắc xâm chiếm miền Nam và đưa cả triệu người miền Nam vào vòng tù tội dưới danh nghĩa học tập cải tạo và đẩy cả triệu người miền Nam ra biển làm mồi cho cá và cướp biển Thái Lan.
Vậy thì lời từ chối không báo cáo thành tích của bà để được thủ tướng Việt Cộng là Nguyễn Tấn Dũng khen thưởng dù cho có thực sự phát ra từ đáy lòng của bà có đủ để chuộc lấy một phần tội lỗi của bà đã gây ra cho đất nước và dân tộc VN hay không mà một số người đã vội khen ngợi và tâng bốc bà?
Tóm lại, trước sau, bà vẫn chỉ là một người Cộng Sản như chính bà đã nhìn nhận. Dù là Cộng Sản chân chính hay Cộng Sản lưu manh xảo trá thì cũng vẫn là Cộng Sản. Lời khen tặng bà có lẽ không chữ nào đúng hơn và xứng đáng hơn là CON VIỆT CỘNG MÁ HÓP RĂNG LONG giống như ông Huy Đức đã được tôi tặng là TÊN VIỆT CỘNG RĂNG HÔ MÃ TẤU.
Nhân cách cao quý của người nghệ sĩ
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-01-11
Từ chối chứ không chống dối
Nghệ sĩ ưu tú
Bằng lòng với hiện tại
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nguyễn Thị Kim Chi, người nghệ sĩ chân chính hay ?
Nghề Ca kỹ là một nghề mà các cụ ta xưa kia thường coi khinh. Coi khinh không phải vì họ không có học và chỉ biết ca hát lấy tiền thiên hạ, mà còn vì phần nhiều cô ca kỹ xuất thân từ giới nô tỳ, nghèo hèn. Không những thế, lại hay chung chạ hết người này đến người khác để bòn rút tiền bạc người ta hoặc lợi dụng sắc đẹp của mình, phá họai gia cang người ta, làm cho người ta khuynh gia bại sản. Không phải chỉ chính họ bị coi khinh mà ngay cả con cháu họ cũng bị coi thường. Đó là trường hợp của ông Đào Duy Từ (1) như ta đã biết, thông minh, học giỏi. Nhưng chỉ vì là con của một ca kỹ mà phải đổi cả họ mới được đi thi. Vì thế mà người đời thường coi họ là lọai “sướng ca vô lòai”. Năm chữ Sĩ, Nông, Công Thương, Binh mà các cụ ta xưa đã xếp hạng con người trong xã hội đã cho ta thấy rõ điều đó.
Thực ra thì nghề nào cũng có người tốt, người xấu.
Ngày nay, giới sướng ca không những không còn bị khinh khi như xưa mà trái lại, còn được xã hội qúy trọng vì nhiều người cũng là con nhà tử tế, cũng có học và nghề của họ chỉ là lấy tiếng ca đem lại nguồn vui cho cuộc sống. Họ cũng có liêm sỉ trừ một vài trường hợp cá biệt như Phạm Duy hoặc một vài ca sĩ đã vì quá ham danh lợi đã quên cả liêm sỉ hoặc vì miếng cơm manh áo phải phản bội lại cái lý tưởng tự do mà họ đã lựa chọn trước kia. Có những ca nhạc sĩ còn đáng vinh danh vì đã làm những bản nhạc chống bọn VGCS bán nước cầu vinh như ca nhạc sĩ Phan Đăng Hưng, Bão Tố v.v…hoặc vinh danh những quân nhân VNCH đã vị quốc vong thân như ca nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Duy Khánh, Hùng Cường v.v…
Không phải chỉ ở xứ tự do mới có những ca nhạc sĩ như vậy, mà ngay cả ở trong nước cũng có. Đó là các nhạc sĩ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình…, một người đã bị bọn VGCS bán nước kết án 4 năm tù giam với 2 năm quản chế, một người bị kết án 6 năm tù giam với 2 năm quản chế chỉ vì làm những bài ca yêu nước.
Mới đây, một người nghệ sĩ trong nước cũng đã gây nên một tiếng vang vì một lời tuyên bố của bà đó là nữ Nghệ Sĩ Nguyễn Thị Kim Chi.
Khi bà Kim Chi nhận được công văn của Hội Điện Ảnh Việt Nam gửi cho bà yêu cầu báo cáo thành tích để được thủ tướng Việt Cộng là Nguyễn Tấn Dũng khen thưởng bà đã thẳng thừng trả lời: “Lời đầu tiên tôi xin được cảm ơn Hội về sự quan tâm của Hội dành cho tôi, nhưng tôi xin được từ chối, lý do: Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm. Lời từ chối này của bà không những đã gây nên một tiếng vang lớn ở trong nước mà cả ở cộng đồng người Việt hải ngọai. Nhiều người đã vội vã viết bài tâng bốc bà không kém gì những bài mà bọn trí thức bưng bô đã viết để tâng bốc cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức.
Chúng ta nên nhớ rằng nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi là Cộng Sản. Chính bà cho biết bà là người Cộng Sản và đã tập kết ra Bắc năm 1954 lúc còn nhỏ. Nay bà đã hơn 70 tuổi. Trả lời cuộc phỏng vấn của Mạc Lâm, đài RFA, bà nói: “Sau khi chị tốt nghiệp lớp diễn viên đầu tiên, lúc đó chị đi tập kết, ba chị là liệt sĩ chống Pháp. Sau đó chị thi vào trường điện ảnh, tốt nghiệp khóa diễn viên đầu tiên nhưng thấy miền Bắc lúc đó rất là ít phim, mỗi năm chỉ có một phim thôi, mình chen lấn chờ đợi thì khó mà lúc ấy chiến trường miền Nam thì cần văn nghệ, thế là chị xung phong ra chiến trường nên chị là người nữ nghệ sĩ đầu tiên vượt Trường sơn… Chị với tư cách của một người cộng sản, mà một người cộng sản chân chính thì mong những đìều tốt đẹp cho dân tộc mình, cho nhân dân mình. Chị hành động như một người cộng sản vì chị nghĩ rằng nếu họ rút lui thì đó là hành động yêu nước. Yêu nứơc lớn lắm chứ không phải lúc nào nhận nhiệm vụ cũng là yêu nước đâu. Nhiều khi rút lui lại càng yêu nước hơn”.
Quan niệm yêu nước của nghệ sĩ Kim Chi là như vậy. Nhận nhiệm vụ để hèn với giặc, ác với dân, để tham nhũng, thối nát, để mua quan, bán tước cũng là yêu nước, rồi từ chức hạ cánh an tòan cũng là yêu nước!
Khi được hỏi về danh hiệu Nghệ Sĩ ưu tú mà bà mới nhận được vào năm ngóai, bà trả lời: “Chị phải nói như thế này, khi chị nghe mình được phong “Nghệ sĩ ưu tú” thì cảm xúc đầu tiên là chị khóc. Chị khóc không phải cho chị nhưng chị nghĩ mình may mắn là chị còn trở về để thấy thắng lợi thấy mọi thứ…”
Nghe tất cả những câu trả lời của nữ Nghệ Sĩ Kim Chi trả lời ông Mạc Lâm trên đài RFA, ta không thấy một lời nào của bà tỏ ra bà là người bất đồng chính kiến hay bất mãn vói chế độ, mà chỉ thấy bà là một đứa con ngoan của chế độ, một chế độ dộc tài, gian ác nhưng khiếp nhược trước kẻ thù truyên kiếp của dân tộc là Trung Cộng.
Lời của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói, chúng ta còn nhớ: “Đừng tin những gì Cộng Sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm.” Vậy thì liệu ta có thể tin được là đằng sau lời từ chối thẳng thừng của bà Kim Chi chẳng có ẩn ý hay mục đích nào cả không? Hay đây chỉ là một màn kịch để lường gạt mọi người để mọi người tin rằng bây giờ VN đã cởi mở và đã có tự do ngôn luận.
Dù cho lời từ chối của bà Kim Chi chẳng có ẩn ý nào khác thì lời từ chối của bà cũng chẳng có gì là ghê gớm. Chẳng lẽ chỉ vì chê trách Nguyễn Tấn Dũng đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân và không muốn trong nhà bà ta có chữ ký của y mà y (Nguyễn Tấn Dũng) bỏ tù bà ta hay sao? Đi xa hơn một chút thì lời nói của bà ta cũng chẳng làm cho Nguyễn Tấn Dũng mất mặt vì y đâu đã ký giấy ban khen bà ta? Nếu có một vài tên bị mất mặt thì đó chính là những tên trí thức đang sống ở hải ngọai nhưng vẫn thậm thụt trở về VN bưng bô cho Việt Cộng để mong có được tấm bằng tưởng lệ hay tờ giấy ban khen như Chung Hòang Chương, Trần Thanh Vân, Nguyễn Hữu Liêm, Lê Văn Ninh, Đinh Viết Tứ, Phùng Tuệ Châu, Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Hữu Dũng v.v…
Hơn nữa, xã hội Việt Nam ngày nay chỉ có tiền (vàng và đô la), tiền và iền. Cha con, mẹ con, anh em có thể giết nhau vì Tiền. Bạn bè có thể giết nhau vì Tiền. Thày trò có thể giết nhau vì tiền. Chủ tớ có thể giết nhau vì Tiền. Học sinh, sinh viên cũng có thể vì tiền mà đi bán dâm hay làm đĩ đực. Vì thế bà Kim chi thừa biết rằng ngày nay, những tấm bằng Tưởng Lệ hay những tấm giấy Ban Khen dù cho ai ban cũng chẳng có giá trị gì. Trong nhà dù có treo cả trăm bằng Tưởng Lệ hay giấy Ban Khen cũng không bằng trong tay có mấy chục lượng vàng hay vài chục ông Washington nên bà từ chối là phải, có gì là ghê gớm mà tâng bốc om sòm?
Còn nói về công trạng thì bà Kim Chi đã có công trạng gì đối vói đất nước hay chỉ có tội vói quốc gia, dân tộc?
Thực vậy, trong khi Đào Thị (2), người ca kỹ Việt Nam của thế kỷ thứ 15, sống trong thời kỳ Lê Lợi kháng chiến chống giặc Minh (giặc Tầu) dùng tài ca múa và sắc đẹp của mình để dụ dỗ giặc Minh đến quán rượu của mình tụ tập ăn nhậu, chè chén suốt đêm rồi dùng kế để cho quân dân của Lê Lợi tiêu diệt đem lại độc lập cho đất nước và tự do cho dân tộc; thì Nghệ Sĩ Kim Chi lại dùng tài ca múa của minh để khích lệ bọn giặc miền Bắc xâm chiếm miền Nam và đưa cả triệu người miền Nam vào vòng tù tội dưới danh nghĩa học tập cải tạo và đẩy cả triệu người miền Nam ra biển làm mồi cho cá và cướp biển Thái Lan.
Vậy thì lời từ chối không báo cáo thành tích của bà để được thủ tướng Việt Cộng là Nguyễn Tấn Dũng khen thưởng dù cho có thực sự phát ra từ đáy lòng của bà có đủ để chuộc lấy một phần tội lỗi của bà đã gây ra cho đất nước và dân tộc VN hay không mà một số người đã vội khen ngợi và tâng bốc bà?
Tóm lại, trước sau, bà vẫn chỉ là một người Cộng Sản như chính bà đã nhìn nhận. Dù là Cộng Sản chân chính hay Cộng Sản lưu manh xảo trá thì cũng vẫn là Cộng Sản. Lời khen tặng bà có lẽ không chữ nào đúng hơn và xứng đáng hơn là CON VIỆT CỘNG MÁ HÓP RĂNG LONG giống như ông Huy Đức đã được tôi tặng là TÊN VIỆT CỘNG RĂNG HÔ MÃ TẤU.
Nhân cách cao quý của người nghệ sĩ
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-01-11
Từ chối chứ không chống dối
Nghệ sĩ ưu tú
Bằng lòng với hiện tại