Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Nguyễn Thị Từ Huy - Đã từng có các nỗ lực hoà bình ?
Hôm nay nhân đọc được bài « Thử đưa ra một vài tài liệu lịch sử nói về mưu toan thỏa hiệp với Bắc Việt của ông Ngô Đình Nhu » của tác giả Phong Uyên trên trang Dân Luận,
Hôm nay nhân đọc được bài « Thử đưa ra một vài tài liệu lịch sử nói về mưu toan thỏa hiệp với Bắc Việt của ông Ngô Đình Nhu » của
tác giả Phong Uyên trên trang Dân Luận, xin giới thiệu thêm một tài
liệu nói về nỗ lực không thành giữa chính quyền Ngô Đình Diệm và Hồ Chí
Minh nhằm tránh chiến tranh và xây dựng một mô hình hai nhà nước liên
bang. Có những tài liệu khác cũng chỉ ra rằng Hồ Chí Minh đã mất cả năm
1946 để tìm giải pháp thoả hiệp với Pháp nhằm tránh chiến tranh, nhưng
đã thất bại. Và thời điểm đó Hồ Chí Minh bị coi là việt gian bán nước,
đến mức trong một diễn văn phải lên tiếng thanh minh. Cần phải tìm hiểu
xem tại sao ở Việt Nam các nỗ lực hoà bình ở thế kỷ trước đều bị thất
bại ? Trước đó, các nỗ lực đi theo con đường tri thức và học vấn (đại
diện là Phan Chu Trinh) cũng thất bại trước lựa chọn bạo lực. Và về sau,
trước mỗi cuộc chiến, các nỗ lực đàm phán vì hoà bình cũng thất bại.
Anh em Ngô Đình Diệm phải trả giá vì nỗ lực đó, Hồ Chí Minh cũng bị trả
giá, nhưng theo một cách khác. Nhưng cái giá lớn nhất thì người dân Việt
Nam phải trả. Và còn tiếp tục trả cho đến bây giờ, bởi dường như cuộc
chiến vẫn chưa kết thúc, hoà bình vẫn chưa thể nào lập lại được. Vì sao
các nỗ lực hoà bình đều thất bại ? Ở đây tôi chỉ đặt câu hỏi, chứ chưa
đưa ra câu trả lời.
Lịch sử Việt Nam còn quá nhiều góc khuất đối với đa số người Việt Nam,
dù rằng các góc khuất đó phần nào đã được soi sáng bởi các sử gia nước
ngoài từ lâu. Nhiều tài liệu cho phép nghĩ rằng, người quyết định số
phận nước Việt Nam cộng sản là Lê Duẩn chứ không phải Hồ Chí Minh. Và
cái chế độ mà ĐCS hiện nay đang hy sinh tất cả để bảo vệ là chế độ của
Lê Duẩn hay của Hồ Chí Minh ? Vấn đề này còn cần phải tiếp tục làm sáng
tỏ.
Dưới đây tôi trích dịch nguyên văn một số đoạn trong cuốn « Ho Chi Minh -
Du révolutionnaire à l'icône » của Pierre Brocheux, NXB Payot &
Rivages, 2003.
« Ngay từ 1956, Ngô Đình Diệm, người không ký vào Hiệp định Genève, đã
công khai bác bỏ ý tưởng về cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc. Việc loại bỏ
chủ nghĩa cộng sản được tiến hành song song với sự xây dựng một Nhà
nước dân tộc chủ nghĩa ở phía nam vĩ tuyến 17 dẫn ông Diệm tới chỗ điều
hành quốc gia theo phương thức độc tài, bằng cách trấn áp tất cả mọi ý
định chống đối không phải là cộng sản, dù đó là sự chống đối của các
đảng truyền thống, của các giáo phái mang tính chất tôn giáo- chính trị
(như Cao Đài và Hoà Hảo) hay là các phong trào phật giáo. Chính phủ ông
Diệm sử dụng các biện pháp đặc biệt và các biện pháp cưỡng bức, mà xét
từ một số phương diện, giống một cách lạ lùng các biện pháp của chính
quyền cộng sản ở ngoài Bắc. Trong các vùng nông thôn, các toà án lưu
động được thiết lập với những buổi tố cáo những người cộng sản (từ nay
được gọi là Việt Cộng) và thực thi lập tức những bản án tuyên ngay tại
chỗ ; dân cư trước tiên bị tập trung lại theo từng vùng và sau đó là
trong các « ấp chiến lược » (1962-1963). […] Ở thành phố, chính phủ
thiết lập hệ thống đăng ký gia đình trong mỗi khu phố ; Diệm khởi động
kiểm duyệt báo chí, bỏ tù những người đối lập. Đồng thời, ông cố truyền
bá một ý thức hệ chính thống lấy cảm hứng từ chủ nghĩa nhân cách tôn
giáo (gây thiệt thòi cho bạn bè và đệ tử của Emmanuel Mouniet, những
người chống đối) và đem giảng dạy trong các chủng viện, nơi các viên
chức được mời đến để nghe giảng. (tr.235-236)
Tuy nhiên, càng gần đến kỳ hạn phải tổng tuyển cử, thì càng thấy rõ ràng
là không thể có tổng tuyển cử, và hai « vùng tập kết » biến thành hai
nhà nước đối kháng tự cố thủ và đồng thời tự đặt mình vào quỹ đạo của
hai phe đang hiện diện lúc đó trên sân khấu quốc tế. Dường như Hồ Chí
Minh từ lâu vẫn hy vọng rằng có thể tiến hành tổng tuyển cử và tránh
được chiến tranh. Ông thực sự tin vào điều đó hay chỉ là nói cho có vẻ ?
Năm 1963, có trao đổi thư từ giữa Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh, qua
trung gian của M. Maneli ; trao đổi thư tín này đề cập đến một mô hình
trung lập và cùng tồn tại giữa hai Nhà nước, thậm chí là Nhà nước liên
bang : một mô hình mà đại sứ Pháp Lalouette đã đề xuất trong những cuộc
đối thoại với Maneli. Quan điểm này chắc chắn là phù hợp với mong muốn
sâu xa của Hồ Chí Minh, muốn giải quyết vấn đề bằng con đường ngoại
giao. Dù rằng không có bước tiếp theo, nhưng sự khởi đầu của cuộc thương
lượng này đủ làm cho người Mỹ lo lắng và chắc hẳn nó góp phần vào việc
đại sứ John Cabot Lodge chấp nhận cho Bộ tham mưu quân đội lật đổ tổng
thống của Việt Nam Cộng hoà.
Trong ban lãnh đạo của Đảng lao động, một phe cánh do Tổng bí thư Lê
Duẩn cầm đầu, được sự ủng hộ của thư ký Ban tổ chức Lê Đức Thọ và tướng
Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân, đã
khuyên và chuẩn bị cho cuộc chiến với miền Nam. Khi Hồ Chí Minh bộc lộ
những lo lắng hay phản đối việc tiếp tục đẩy đất nước và nhân dân vào
cuộc chiến tranh, vì ông sợ rằng Mỹ sẽ can thiệp ồ ạt và sợ cho những
hậu quả trực tiếp và hậu quả về sau cho nhân dân, Lê Duẩn […] trả lời : «
Bác đừng sợ, tôi đã dự tính hết rồi, tôi đã chuẩn bị hết rồi. »
(tr.237-238)
Năm 1960, Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam chính thức bầu
Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất của Đảng […] Lê Đức Thọ, người giữ chức vụ
then chốt là Thư ký Ban tổ chức, và Lê Duẩn tạo ra một cặp đôi chiếm
đoạt quyền quyết định, kể cả sự biến mất của Hồ Chí Minh. Tướng Nguyễn
Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân, cũng giữ một
vị trí then chốt, và trở nên ngang hàng với Võ Nguyên Giáp. Bộ ba này
thực sự lãnh đạo chính trị Việt Nam và áp đặt quan điểm về cuộc chiến
tranh một mất một còn với Miền Nam và không do dự tấn công trực diện các
đội lính Mỹ. (Theo M.Maneli, ngay từ khi bắt đầu chiến sự ở miền Nam,
Hồ Chí Minh không muốn tấn công trực tiếp quân đội Mỹ và các mục tiêu
Mỹ). Kể từ đó, bộ ba lãnh đạo, và cùng với họ là đa số trong Trung Ương,
họ chỉ còn thừa nhận ở Hồ Chí Minh vai trò ngoại giao và biểu tượng. »
(tr.241)
Nguyễn Thị Từ Huy
(Blog RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Nguyễn Thị Từ Huy - Đã từng có các nỗ lực hoà bình ?
Hôm nay nhân đọc được bài « Thử đưa ra một vài tài liệu lịch sử nói về mưu toan thỏa hiệp với Bắc Việt của ông Ngô Đình Nhu » của tác giả Phong Uyên trên trang Dân Luận,
Hôm nay nhân đọc được bài « Thử đưa ra một vài tài liệu lịch sử nói về mưu toan thỏa hiệp với Bắc Việt của ông Ngô Đình Nhu » của
tác giả Phong Uyên trên trang Dân Luận, xin giới thiệu thêm một tài
liệu nói về nỗ lực không thành giữa chính quyền Ngô Đình Diệm và Hồ Chí
Minh nhằm tránh chiến tranh và xây dựng một mô hình hai nhà nước liên
bang. Có những tài liệu khác cũng chỉ ra rằng Hồ Chí Minh đã mất cả năm
1946 để tìm giải pháp thoả hiệp với Pháp nhằm tránh chiến tranh, nhưng
đã thất bại. Và thời điểm đó Hồ Chí Minh bị coi là việt gian bán nước,
đến mức trong một diễn văn phải lên tiếng thanh minh. Cần phải tìm hiểu
xem tại sao ở Việt Nam các nỗ lực hoà bình ở thế kỷ trước đều bị thất
bại ? Trước đó, các nỗ lực đi theo con đường tri thức và học vấn (đại
diện là Phan Chu Trinh) cũng thất bại trước lựa chọn bạo lực. Và về sau,
trước mỗi cuộc chiến, các nỗ lực đàm phán vì hoà bình cũng thất bại.
Anh em Ngô Đình Diệm phải trả giá vì nỗ lực đó, Hồ Chí Minh cũng bị trả
giá, nhưng theo một cách khác. Nhưng cái giá lớn nhất thì người dân Việt
Nam phải trả. Và còn tiếp tục trả cho đến bây giờ, bởi dường như cuộc
chiến vẫn chưa kết thúc, hoà bình vẫn chưa thể nào lập lại được. Vì sao
các nỗ lực hoà bình đều thất bại ? Ở đây tôi chỉ đặt câu hỏi, chứ chưa
đưa ra câu trả lời.
Lịch sử Việt Nam còn quá nhiều góc khuất đối với đa số người Việt Nam,
dù rằng các góc khuất đó phần nào đã được soi sáng bởi các sử gia nước
ngoài từ lâu. Nhiều tài liệu cho phép nghĩ rằng, người quyết định số
phận nước Việt Nam cộng sản là Lê Duẩn chứ không phải Hồ Chí Minh. Và
cái chế độ mà ĐCS hiện nay đang hy sinh tất cả để bảo vệ là chế độ của
Lê Duẩn hay của Hồ Chí Minh ? Vấn đề này còn cần phải tiếp tục làm sáng
tỏ.
Dưới đây tôi trích dịch nguyên văn một số đoạn trong cuốn « Ho Chi Minh -
Du révolutionnaire à l'icône » của Pierre Brocheux, NXB Payot &
Rivages, 2003.
« Ngay từ 1956, Ngô Đình Diệm, người không ký vào Hiệp định Genève, đã
công khai bác bỏ ý tưởng về cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc. Việc loại bỏ
chủ nghĩa cộng sản được tiến hành song song với sự xây dựng một Nhà
nước dân tộc chủ nghĩa ở phía nam vĩ tuyến 17 dẫn ông Diệm tới chỗ điều
hành quốc gia theo phương thức độc tài, bằng cách trấn áp tất cả mọi ý
định chống đối không phải là cộng sản, dù đó là sự chống đối của các
đảng truyền thống, của các giáo phái mang tính chất tôn giáo- chính trị
(như Cao Đài và Hoà Hảo) hay là các phong trào phật giáo. Chính phủ ông
Diệm sử dụng các biện pháp đặc biệt và các biện pháp cưỡng bức, mà xét
từ một số phương diện, giống một cách lạ lùng các biện pháp của chính
quyền cộng sản ở ngoài Bắc. Trong các vùng nông thôn, các toà án lưu
động được thiết lập với những buổi tố cáo những người cộng sản (từ nay
được gọi là Việt Cộng) và thực thi lập tức những bản án tuyên ngay tại
chỗ ; dân cư trước tiên bị tập trung lại theo từng vùng và sau đó là
trong các « ấp chiến lược » (1962-1963). […] Ở thành phố, chính phủ
thiết lập hệ thống đăng ký gia đình trong mỗi khu phố ; Diệm khởi động
kiểm duyệt báo chí, bỏ tù những người đối lập. Đồng thời, ông cố truyền
bá một ý thức hệ chính thống lấy cảm hứng từ chủ nghĩa nhân cách tôn
giáo (gây thiệt thòi cho bạn bè và đệ tử của Emmanuel Mouniet, những
người chống đối) và đem giảng dạy trong các chủng viện, nơi các viên
chức được mời đến để nghe giảng. (tr.235-236)
Tuy nhiên, càng gần đến kỳ hạn phải tổng tuyển cử, thì càng thấy rõ ràng
là không thể có tổng tuyển cử, và hai « vùng tập kết » biến thành hai
nhà nước đối kháng tự cố thủ và đồng thời tự đặt mình vào quỹ đạo của
hai phe đang hiện diện lúc đó trên sân khấu quốc tế. Dường như Hồ Chí
Minh từ lâu vẫn hy vọng rằng có thể tiến hành tổng tuyển cử và tránh
được chiến tranh. Ông thực sự tin vào điều đó hay chỉ là nói cho có vẻ ?
Năm 1963, có trao đổi thư từ giữa Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh, qua
trung gian của M. Maneli ; trao đổi thư tín này đề cập đến một mô hình
trung lập và cùng tồn tại giữa hai Nhà nước, thậm chí là Nhà nước liên
bang : một mô hình mà đại sứ Pháp Lalouette đã đề xuất trong những cuộc
đối thoại với Maneli. Quan điểm này chắc chắn là phù hợp với mong muốn
sâu xa của Hồ Chí Minh, muốn giải quyết vấn đề bằng con đường ngoại
giao. Dù rằng không có bước tiếp theo, nhưng sự khởi đầu của cuộc thương
lượng này đủ làm cho người Mỹ lo lắng và chắc hẳn nó góp phần vào việc
đại sứ John Cabot Lodge chấp nhận cho Bộ tham mưu quân đội lật đổ tổng
thống của Việt Nam Cộng hoà.
Trong ban lãnh đạo của Đảng lao động, một phe cánh do Tổng bí thư Lê
Duẩn cầm đầu, được sự ủng hộ của thư ký Ban tổ chức Lê Đức Thọ và tướng
Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân, đã
khuyên và chuẩn bị cho cuộc chiến với miền Nam. Khi Hồ Chí Minh bộc lộ
những lo lắng hay phản đối việc tiếp tục đẩy đất nước và nhân dân vào
cuộc chiến tranh, vì ông sợ rằng Mỹ sẽ can thiệp ồ ạt và sợ cho những
hậu quả trực tiếp và hậu quả về sau cho nhân dân, Lê Duẩn […] trả lời : «
Bác đừng sợ, tôi đã dự tính hết rồi, tôi đã chuẩn bị hết rồi. »
(tr.237-238)
Năm 1960, Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam chính thức bầu
Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất của Đảng […] Lê Đức Thọ, người giữ chức vụ
then chốt là Thư ký Ban tổ chức, và Lê Duẩn tạo ra một cặp đôi chiếm
đoạt quyền quyết định, kể cả sự biến mất của Hồ Chí Minh. Tướng Nguyễn
Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân, cũng giữ một
vị trí then chốt, và trở nên ngang hàng với Võ Nguyên Giáp. Bộ ba này
thực sự lãnh đạo chính trị Việt Nam và áp đặt quan điểm về cuộc chiến
tranh một mất một còn với Miền Nam và không do dự tấn công trực diện các
đội lính Mỹ. (Theo M.Maneli, ngay từ khi bắt đầu chiến sự ở miền Nam,
Hồ Chí Minh không muốn tấn công trực tiếp quân đội Mỹ và các mục tiêu
Mỹ). Kể từ đó, bộ ba lãnh đạo, và cùng với họ là đa số trong Trung Ương,
họ chỉ còn thừa nhận ở Hồ Chí Minh vai trò ngoại giao và biểu tượng. »
(tr.241)
Nguyễn Thị Từ Huy
(Blog RFA)