Tham Khảo
Nguyễn Thị Từ Huy - Sự thật và dân chủ
Trong những ngày này, khi hình ảnh của sinh viên và người dân Hong Kong tràn ngập trên truyền thông của thế giới, đã có nhiều lý giải về việc tại sao những gì đang diễn ra ở Hong Kong lại đã không thể diễn ra ở Việt Nam,
Trong những ngày này, khi hình ảnh của sinh viên và người dân
Hong Kong tràn ngập trên truyền thông của thế giới, đã có nhiều lý giải
về việc tại sao những gì đang diễn ra ở Hong Kong lại đã không thể diễn
ra ở Việt Nam, và chưa biết bao giờ mới có thể hình dung một cảnh tượng
như thế ở Việt Nam.
Hẳn nhiều người, dù không nói ra, cũng tự đặt cho mình những câu hỏi trước vấn đề này.
Những suy nghĩ đó tất yếu sẽ dẫn đến những đánh giá về hiệu quả của
phong trào dân chủ Việt Nam, như ta đã đọc được trong một số bài. Chắn
chắn sẽ còn nhiều suy nghĩ, nhiều kiến giải về xu hướng dân chủ ở Việt
Nam, trong đó có thể sẽ có cả sự tự vấn của những người làm dân chủ. Mà
thực ra, chỉ khi nào có sự tự vấn khi đó mới hy vọng có được sự chuyển
biến về chất.
Ở bài này, khi nghĩ về việc tại sao Việt Nam chưa thể có được cái sự
kiện đẹp đẽ mà Hong Kong đang trình diễn cho toàn thế giới ngưỡng mộ,
tôi buộc phải đối diện với thực tế. Ở đây, tôi chỉ giới hạn ở một điểm,
một điểm thuộc về những nguyên nhân khiến cho những người muốn phổ biến
các hoạt động dân chủ trên diện rộng không (hoặc chưa) có được hiệu quả
mong muốn. Mặc dù, tôi hay bất kỳ ai khác đều phải thừa nhận những bước
tiến rõ rệt của phong trào dân chủ. (Dĩ nhiên, cần phải có các nghiên
cứu để xác định từ lúc nào thì các hoạt động dân chủ ở Việt Nam trở
thành phong trào. Trước những năm 2000 có lẽ khó mà dùng từ « phong trào
» để chỉ các hoạt động chống độc tài ở Việt Nam, vốn được thực hiện bởi
các cá nhân phần lớn là đơn độc, hoặc các nhóm rất nhỏ.) Có lẽ khoảng
độ chục năm trở lại đây trong xã hội chúng ta mới hình thành một mong
muốn phổ biến các hoạt động dân chủ trên diện rộng.
Để phân tích điểm hạn chế này, tôi sẽ dựa trên một luận điểm của
Václav Havel, khi ông nhận xét về xã hội Tiệp Khắc, vào thời kỳ đất nước
này còn ở trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, tức là cái hệ thống mà hiện
nay Việt Nam vẫn đang thuộc về: « Do đó, có thể nói, trong hệ thống hậu
toàn trị, ý thức hệ (với vai trò là công cụ truyền đạt nội bộ, bảo đảm
sự nhất quán nội tại cho cấu trúc quyền lực) là cái gì đó vượt lên các
khía cạnh vật chất của quyền lực, một cái gì đó thống trị quyền lực ở
mức độ đáng kể, và do đó có xu hướng đảm bảo sự liên tục của quyền lực.
Nó là một trong những trụ cột của sự ổn định bên ngoài của hệ thống. Trụ
cột này, tuy thế, được xây dựng trên nền đất yếu. Nó được dựng trên
những lời dối trá. Nó chỉ dùng được chừng nào mà con người còn sẵn sàng
sống trong sự dối trá ấy. » (Trích trong cuốn « Quyền lực của kẻ không
quyền lực ». Độc giả có thể tìm đọc bản in của NXB Giấy Vụn, ở đây tôi
không có bản in nên phải dùng bản pdf. Đây là một cuốn sách rất cần
thiết cho chúng ta).
Nếu dựa vào định nghĩa của Havel thì xã hội Việt Nam hiện nay có thể
được xem là xã hội hậu toàn trị, nó mang đầy đủ các đặc điểm của hệ
thống hậu toàn trị (chúng tôi sẽ trở lại với vấn đề này vào dịp khác).
Về căn bản, « nó được dựng trên những lời dối trá » ; và đặc biệt, đúng
như Havel nói, xã hội chúng ta vẫn còn tồn tại như hiện nay, bởi vì «
con người còn sẵn sàng sống trong sự dối trá ấy. »
Không cần phải nói nhiều, làm mất thời gian quý báu của độc giả,
chúng ta ai cũng đã có kinh nghiệm thực tế về việc để tồn tại phải dối
trá ; và những ai muốn thành công trong một đất nước mà sự dối trá là
nền tảng của sự vận hành xã hội thì càng phải nói dối giỏi. Hãy lấy
trường hợp Tố Hữu làm một ví dụ để xem xét sẽ thấy rõ điều này. Chỉ cần
đặt các chức vụ mà Tố Hữu nắm giữ bên cạnh câu thơ : « Tiếng đầu lòng
con gọi Stalin » để thấy tỉ lệ thuận giữa khả năng dối trá và các nấc
thang thành công trong xã hội.
Con người trong xã hội chúng ta đã tập quen sống với sự dối trá,
từ sau cách mạng tháng 8 đến nay đã gần một thế kỷ. Sẽ vô cùng tệ hại
nếu dối trá trở thành tính cách chung của cả một dân tộc. Nhưng chẳng
phải chúng ta đã có những biểu hiện của cái tính cách chung này hay sao,
chẳng phải báo chí chúng ta đưa tin về việc ở Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc,
người Việt Nam bị nhìn như là những kẻ ăn cắp, chẳng phải tham nhũng đã
trở thành thói quen chung của mọi bộ phận người dân trong xã hội chứ
chẳng riêng gì tầng lớp lãnh đạo, chẳng phải đạo văn đang trở thành vấn
nạn ở giới đại học, chẳng phải quay cóp cũng đang là vấn nạn ở trường
phổ thông các cấp ? Ăn cắp, tham nhũng, đạo văn, quay cóp… không phải
dối trá thì là gì ?
Con người quen với sự dối trá, sẽ ủng hộ dối trá, xa lánh những người
nói thật, hoặc đàn áp, trừng phạt những người nói thật, không chỉ vì sợ
hệ thống trừng phạt, mà còn vì họ đã tha hóa đến mức chính họ cũng
không còn chấp nhận nổi sự thật. Họ lợi dụng hệ thống đó để làm lợi cho
họ về kinh tế và về danh tiếng. Nên rút cuộc họ cũng đồng nhất với hệ
thống và không chấp nhận nổi những người trung thực (hãy nhớ lại trường
hợp của thầy giáo Đỗ Việt Khoa). Havel đã nhìn rất rõ điều này, khi viết
:
« Do đó, không chỉ hệ thống tha hóa con người, mà cùng lúc, nhân loại
tha hóa cũng ủng hộ hệ thống này như thể đó là kế hoạch tự nguyện của
họ, như là hình ảnh suy đồi của sự suy đồi của chính họ, như là bảng kê
sự thất bại của chính con người với tư cách là các cá nhân. » (trích «
Quyền lực của kẻ không quyền lực »)
Quay trở lại với cái mong muốn phổ biến các hoạt động dân chủ thành
phong trào rộng lớn, và tại sao trong thực tế mong muốn đó chưa có được
hiệu quả đáng mong đợi. Điều này liên quan gì đến bản chất dối trá của
chế độ mà ta vừa nói đến ở trên ?
Sự liên quan là ở chỗ, dường như chúng ta chưa thực sự hiểu điều
mà Havel đã nói rất rõ trong tác phẩm của mình : nền tảng, trụ cột của
xã hội hậu toàn trị là sự giả dối, và chỉ có thể chống lại nó khi các cá
nhân trong xã hội đó quyết định sống trong sự thật. Trong cuốn sách của
mình, Havel đã cho thấy rằng, dù chỉ là gỡ cái khẩu hiệu khỏi cửa hàng
bán rau thôi thì người chủ cửa hàng cũng đã phải trả giá, phải mất mát
quyền lợi, bù lại thì anh ta được sống thật. Và như Havel nói, ở Tiệp
Khắc, từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước, mỗi góc phố đều đã có những người
sống trong sự thật. Sự thật chính là quyền lực của những người không có
quyền lực, sự thật sẽ đưa họ tới chỗ làm sụp đổ hệ thống toàn trị.
Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay, ngay cả những người kêu gọi
dân chủ hóa, kêu gọi thay đổi thể chế, và tiến hành các hoạt động nhằm
tạo ra những phong trào rộng trong dân chúng để đòi dân chủ hóa, cũng
vẫn chọn lựa thỏa hiệp với sự dối trá. (Ở đây tôi bỏ sang một bên những
người đã kiên quyết sống trong sự thật và sống cho sự thật và do đó đã
phải trả giá, nhiều thì phải vào tù, ít thì phải mất công việc, hoặc bị
hành hạ theo nhiều kiểu khác nhau. Số này còn đang rất ít.)
Vừa kêu gọi dân chủ hóa vừa thỏa hiệp với sự dối trá thì sẽ không
đạt được hiệu quả. Bởi vì : thích nghi và thỏa hiệp với sự dối trá sẽ
tạo ra chính sự dối trá.
Dù rằng những người thỏa hiệp có thể tự nhủ mình rằng : « các thỏa hiệp
là cần thiết để đạt mục đích, chỉ phải thỏa hiệp giai đoạn đầu thôi, còn
khi đã thành công rồi, tổ chức đã vững mạnh rồi, sẽ có thể thực hiện
theo ý mình để đạt mục đích ». Nhưng họ không thấy rằng, cái mục đích
mà họ đạt được (nhờ thỏa hiệp và dối trá) trong thực tế khác rất xa với
cái mục đích ban đầu mà có thể họ hình dung trong đầu họ. Chính sự thỏa
hiệp buộc họ phải giả dối, và cái họ đạt được trong thực tế là kết quả
của sự giả dối đó. Những động cơ ban đầu, dù có thành thực đến đâu, rốt
cuộc cũng đã bị làm biến dạng. Và không chỉ mục đích của công việc biến
dạng, bản thân con người thỏa hiệp cũng trở nên giả dối như chính môi
trường mà họ buộc phải hòa nhập bằng cách thỏa hiệp.
Khi thỏa hiệp với chính quyền, khi tham gia vào dòng chảy dối trá
thường nhật, trong công việc, trong quan hệ v.v… những người muốn làm
dân chủ không tránh được phải tham gia vào những trò diễn dối trá, mà
đôi khi họ là nhân vật chính trong đó. Vì thế mà xảy ra hiện tượng :
giữa những lời kêu gọi và hành động của họ có lúc không có sự nhất quán,
lời nói của họ đâm ra ít trọng lượng. Họ kêu gọi nhiều hơn là hành
động, họ kêu gọi người khác hành động nhưng bản thân họ không hành động,
do vậy, họ không thể đóng vai trò làm gương - điều tạo nên sức thu hút
của những người làm chính trị đích thực. Đồng thời, việc họ không chấp
nhận trả giá cũng khiến cho lời kêu gọi của họ thành ra ít hiệu quả.
Có lẽ mỗi người Việt Nam cần tìm cách giải đáp câu hỏi này : làm sao
để có thể vừa làm việc với chính quyền mà lại vừa không thỏa hiệp với sự
dối trá, nghĩa là vừa được sống trong sự thật ?
Làm sao phong trào dân chủ Việt Nam có thể có thành tựu, nếu những
người muốn phổ biến phong trào đó vẫn chấp nhận sống trong giả dối, chấp
nhận thỏa hiệp với sự giả dối, và có những phát ngôn dối trá? Sự thỏa
hiệp sẽ biến phong trào thành một cái gì nửa nạc nửa mỡ, mà rủi thay, sẽ
chẳng có chất siêu nạc nào có thể biến cái phần mỡ thành nạc, nếu những
người làm dân chủ không đủ quyết liệt để dấn thân cho sự thật.
Nếu không ý thức được điều này, không ý thức được ý nghĩa và tầm quan
trọng của việc sống trong sự thật, thì phong trào dân chủ của chúng ta
rất có thể lại sẽ đưa lên những biểu tượng mới cũng dối trá chẳng kém gì
những biểu tượng cũ, và trong tương lai sẽ dẫn chúng ta quay trở về với
hình thái độc tài, theo cách này hay cách khác.
Những người làm dân chủ thực sự phải là những người có khả năng sống
thật và dám sống trong sự thật. Và trong một bối cảnh như bối cảnh hiện
tại của chúng ta, điều đó không dễ dàng, và đòi hỏi phải trả giá, bằng
cách này hay cách khác. Nhưng hãy nhìn những sinh viên non trẻ của Hong
Kong để thấy rằng tương lai phụ thuộc vào hành động của ngày hôm nay.
Sống thật thì không dễ dàng, nhưng lại chẳng khó khăn gì để hình dung
cái tương lai được xây dựng trên sự ươn hèn và dối trá của chúng ta hiện
nay.
Không thắng được sự dối trá này chúng ta sẽ không thắng được chế độ
hậu toàn trị. Chúng ta sẽ mất hết phẩm giá mà chấp nhận làm nô lệ cho
nó, cho cái thể chế hạ nhục con người đang hoành hành trên xứ sở chúng
ta.
Paris, 4/10/2014
Nguyễn Thị Từ Huy
(RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nguyễn Thị Từ Huy - Sự thật và dân chủ
Trong những ngày này, khi hình ảnh của sinh viên và người dân Hong Kong tràn ngập trên truyền thông của thế giới, đã có nhiều lý giải về việc tại sao những gì đang diễn ra ở Hong Kong lại đã không thể diễn ra ở Việt Nam,
Trong những ngày này, khi hình ảnh của sinh viên và người dân
Hong Kong tràn ngập trên truyền thông của thế giới, đã có nhiều lý giải
về việc tại sao những gì đang diễn ra ở Hong Kong lại đã không thể diễn
ra ở Việt Nam, và chưa biết bao giờ mới có thể hình dung một cảnh tượng
như thế ở Việt Nam.
Hẳn nhiều người, dù không nói ra, cũng tự đặt cho mình những câu hỏi trước vấn đề này.
Những suy nghĩ đó tất yếu sẽ dẫn đến những đánh giá về hiệu quả của
phong trào dân chủ Việt Nam, như ta đã đọc được trong một số bài. Chắn
chắn sẽ còn nhiều suy nghĩ, nhiều kiến giải về xu hướng dân chủ ở Việt
Nam, trong đó có thể sẽ có cả sự tự vấn của những người làm dân chủ. Mà
thực ra, chỉ khi nào có sự tự vấn khi đó mới hy vọng có được sự chuyển
biến về chất.
Ở bài này, khi nghĩ về việc tại sao Việt Nam chưa thể có được cái sự
kiện đẹp đẽ mà Hong Kong đang trình diễn cho toàn thế giới ngưỡng mộ,
tôi buộc phải đối diện với thực tế. Ở đây, tôi chỉ giới hạn ở một điểm,
một điểm thuộc về những nguyên nhân khiến cho những người muốn phổ biến
các hoạt động dân chủ trên diện rộng không (hoặc chưa) có được hiệu quả
mong muốn. Mặc dù, tôi hay bất kỳ ai khác đều phải thừa nhận những bước
tiến rõ rệt của phong trào dân chủ. (Dĩ nhiên, cần phải có các nghiên
cứu để xác định từ lúc nào thì các hoạt động dân chủ ở Việt Nam trở
thành phong trào. Trước những năm 2000 có lẽ khó mà dùng từ « phong trào
» để chỉ các hoạt động chống độc tài ở Việt Nam, vốn được thực hiện bởi
các cá nhân phần lớn là đơn độc, hoặc các nhóm rất nhỏ.) Có lẽ khoảng
độ chục năm trở lại đây trong xã hội chúng ta mới hình thành một mong
muốn phổ biến các hoạt động dân chủ trên diện rộng.
Để phân tích điểm hạn chế này, tôi sẽ dựa trên một luận điểm của
Václav Havel, khi ông nhận xét về xã hội Tiệp Khắc, vào thời kỳ đất nước
này còn ở trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, tức là cái hệ thống mà hiện
nay Việt Nam vẫn đang thuộc về: « Do đó, có thể nói, trong hệ thống hậu
toàn trị, ý thức hệ (với vai trò là công cụ truyền đạt nội bộ, bảo đảm
sự nhất quán nội tại cho cấu trúc quyền lực) là cái gì đó vượt lên các
khía cạnh vật chất của quyền lực, một cái gì đó thống trị quyền lực ở
mức độ đáng kể, và do đó có xu hướng đảm bảo sự liên tục của quyền lực.
Nó là một trong những trụ cột của sự ổn định bên ngoài của hệ thống. Trụ
cột này, tuy thế, được xây dựng trên nền đất yếu. Nó được dựng trên
những lời dối trá. Nó chỉ dùng được chừng nào mà con người còn sẵn sàng
sống trong sự dối trá ấy. » (Trích trong cuốn « Quyền lực của kẻ không
quyền lực ». Độc giả có thể tìm đọc bản in của NXB Giấy Vụn, ở đây tôi
không có bản in nên phải dùng bản pdf. Đây là một cuốn sách rất cần
thiết cho chúng ta).
Nếu dựa vào định nghĩa của Havel thì xã hội Việt Nam hiện nay có thể
được xem là xã hội hậu toàn trị, nó mang đầy đủ các đặc điểm của hệ
thống hậu toàn trị (chúng tôi sẽ trở lại với vấn đề này vào dịp khác).
Về căn bản, « nó được dựng trên những lời dối trá » ; và đặc biệt, đúng
như Havel nói, xã hội chúng ta vẫn còn tồn tại như hiện nay, bởi vì «
con người còn sẵn sàng sống trong sự dối trá ấy. »
Không cần phải nói nhiều, làm mất thời gian quý báu của độc giả,
chúng ta ai cũng đã có kinh nghiệm thực tế về việc để tồn tại phải dối
trá ; và những ai muốn thành công trong một đất nước mà sự dối trá là
nền tảng của sự vận hành xã hội thì càng phải nói dối giỏi. Hãy lấy
trường hợp Tố Hữu làm một ví dụ để xem xét sẽ thấy rõ điều này. Chỉ cần
đặt các chức vụ mà Tố Hữu nắm giữ bên cạnh câu thơ : « Tiếng đầu lòng
con gọi Stalin » để thấy tỉ lệ thuận giữa khả năng dối trá và các nấc
thang thành công trong xã hội.
Con người trong xã hội chúng ta đã tập quen sống với sự dối trá,
từ sau cách mạng tháng 8 đến nay đã gần một thế kỷ. Sẽ vô cùng tệ hại
nếu dối trá trở thành tính cách chung của cả một dân tộc. Nhưng chẳng
phải chúng ta đã có những biểu hiện của cái tính cách chung này hay sao,
chẳng phải báo chí chúng ta đưa tin về việc ở Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc,
người Việt Nam bị nhìn như là những kẻ ăn cắp, chẳng phải tham nhũng đã
trở thành thói quen chung của mọi bộ phận người dân trong xã hội chứ
chẳng riêng gì tầng lớp lãnh đạo, chẳng phải đạo văn đang trở thành vấn
nạn ở giới đại học, chẳng phải quay cóp cũng đang là vấn nạn ở trường
phổ thông các cấp ? Ăn cắp, tham nhũng, đạo văn, quay cóp… không phải
dối trá thì là gì ?
Con người quen với sự dối trá, sẽ ủng hộ dối trá, xa lánh những người
nói thật, hoặc đàn áp, trừng phạt những người nói thật, không chỉ vì sợ
hệ thống trừng phạt, mà còn vì họ đã tha hóa đến mức chính họ cũng
không còn chấp nhận nổi sự thật. Họ lợi dụng hệ thống đó để làm lợi cho
họ về kinh tế và về danh tiếng. Nên rút cuộc họ cũng đồng nhất với hệ
thống và không chấp nhận nổi những người trung thực (hãy nhớ lại trường
hợp của thầy giáo Đỗ Việt Khoa). Havel đã nhìn rất rõ điều này, khi viết
:
« Do đó, không chỉ hệ thống tha hóa con người, mà cùng lúc, nhân loại
tha hóa cũng ủng hộ hệ thống này như thể đó là kế hoạch tự nguyện của
họ, như là hình ảnh suy đồi của sự suy đồi của chính họ, như là bảng kê
sự thất bại của chính con người với tư cách là các cá nhân. » (trích «
Quyền lực của kẻ không quyền lực »)
Quay trở lại với cái mong muốn phổ biến các hoạt động dân chủ thành
phong trào rộng lớn, và tại sao trong thực tế mong muốn đó chưa có được
hiệu quả đáng mong đợi. Điều này liên quan gì đến bản chất dối trá của
chế độ mà ta vừa nói đến ở trên ?
Sự liên quan là ở chỗ, dường như chúng ta chưa thực sự hiểu điều
mà Havel đã nói rất rõ trong tác phẩm của mình : nền tảng, trụ cột của
xã hội hậu toàn trị là sự giả dối, và chỉ có thể chống lại nó khi các cá
nhân trong xã hội đó quyết định sống trong sự thật. Trong cuốn sách của
mình, Havel đã cho thấy rằng, dù chỉ là gỡ cái khẩu hiệu khỏi cửa hàng
bán rau thôi thì người chủ cửa hàng cũng đã phải trả giá, phải mất mát
quyền lợi, bù lại thì anh ta được sống thật. Và như Havel nói, ở Tiệp
Khắc, từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước, mỗi góc phố đều đã có những người
sống trong sự thật. Sự thật chính là quyền lực của những người không có
quyền lực, sự thật sẽ đưa họ tới chỗ làm sụp đổ hệ thống toàn trị.
Trong khi đó, ở Việt Nam hiện nay, ngay cả những người kêu gọi
dân chủ hóa, kêu gọi thay đổi thể chế, và tiến hành các hoạt động nhằm
tạo ra những phong trào rộng trong dân chúng để đòi dân chủ hóa, cũng
vẫn chọn lựa thỏa hiệp với sự dối trá. (Ở đây tôi bỏ sang một bên những
người đã kiên quyết sống trong sự thật và sống cho sự thật và do đó đã
phải trả giá, nhiều thì phải vào tù, ít thì phải mất công việc, hoặc bị
hành hạ theo nhiều kiểu khác nhau. Số này còn đang rất ít.)
Vừa kêu gọi dân chủ hóa vừa thỏa hiệp với sự dối trá thì sẽ không
đạt được hiệu quả. Bởi vì : thích nghi và thỏa hiệp với sự dối trá sẽ
tạo ra chính sự dối trá.
Dù rằng những người thỏa hiệp có thể tự nhủ mình rằng : « các thỏa hiệp
là cần thiết để đạt mục đích, chỉ phải thỏa hiệp giai đoạn đầu thôi, còn
khi đã thành công rồi, tổ chức đã vững mạnh rồi, sẽ có thể thực hiện
theo ý mình để đạt mục đích ». Nhưng họ không thấy rằng, cái mục đích
mà họ đạt được (nhờ thỏa hiệp và dối trá) trong thực tế khác rất xa với
cái mục đích ban đầu mà có thể họ hình dung trong đầu họ. Chính sự thỏa
hiệp buộc họ phải giả dối, và cái họ đạt được trong thực tế là kết quả
của sự giả dối đó. Những động cơ ban đầu, dù có thành thực đến đâu, rốt
cuộc cũng đã bị làm biến dạng. Và không chỉ mục đích của công việc biến
dạng, bản thân con người thỏa hiệp cũng trở nên giả dối như chính môi
trường mà họ buộc phải hòa nhập bằng cách thỏa hiệp.
Khi thỏa hiệp với chính quyền, khi tham gia vào dòng chảy dối trá
thường nhật, trong công việc, trong quan hệ v.v… những người muốn làm
dân chủ không tránh được phải tham gia vào những trò diễn dối trá, mà
đôi khi họ là nhân vật chính trong đó. Vì thế mà xảy ra hiện tượng :
giữa những lời kêu gọi và hành động của họ có lúc không có sự nhất quán,
lời nói của họ đâm ra ít trọng lượng. Họ kêu gọi nhiều hơn là hành
động, họ kêu gọi người khác hành động nhưng bản thân họ không hành động,
do vậy, họ không thể đóng vai trò làm gương - điều tạo nên sức thu hút
của những người làm chính trị đích thực. Đồng thời, việc họ không chấp
nhận trả giá cũng khiến cho lời kêu gọi của họ thành ra ít hiệu quả.
Có lẽ mỗi người Việt Nam cần tìm cách giải đáp câu hỏi này : làm sao
để có thể vừa làm việc với chính quyền mà lại vừa không thỏa hiệp với sự
dối trá, nghĩa là vừa được sống trong sự thật ?
Làm sao phong trào dân chủ Việt Nam có thể có thành tựu, nếu những
người muốn phổ biến phong trào đó vẫn chấp nhận sống trong giả dối, chấp
nhận thỏa hiệp với sự giả dối, và có những phát ngôn dối trá? Sự thỏa
hiệp sẽ biến phong trào thành một cái gì nửa nạc nửa mỡ, mà rủi thay, sẽ
chẳng có chất siêu nạc nào có thể biến cái phần mỡ thành nạc, nếu những
người làm dân chủ không đủ quyết liệt để dấn thân cho sự thật.
Nếu không ý thức được điều này, không ý thức được ý nghĩa và tầm quan
trọng của việc sống trong sự thật, thì phong trào dân chủ của chúng ta
rất có thể lại sẽ đưa lên những biểu tượng mới cũng dối trá chẳng kém gì
những biểu tượng cũ, và trong tương lai sẽ dẫn chúng ta quay trở về với
hình thái độc tài, theo cách này hay cách khác.
Những người làm dân chủ thực sự phải là những người có khả năng sống
thật và dám sống trong sự thật. Và trong một bối cảnh như bối cảnh hiện
tại của chúng ta, điều đó không dễ dàng, và đòi hỏi phải trả giá, bằng
cách này hay cách khác. Nhưng hãy nhìn những sinh viên non trẻ của Hong
Kong để thấy rằng tương lai phụ thuộc vào hành động của ngày hôm nay.
Sống thật thì không dễ dàng, nhưng lại chẳng khó khăn gì để hình dung
cái tương lai được xây dựng trên sự ươn hèn và dối trá của chúng ta hiện
nay.
Không thắng được sự dối trá này chúng ta sẽ không thắng được chế độ
hậu toàn trị. Chúng ta sẽ mất hết phẩm giá mà chấp nhận làm nô lệ cho
nó, cho cái thể chế hạ nhục con người đang hoành hành trên xứ sở chúng
ta.
Paris, 4/10/2014
Nguyễn Thị Từ Huy
(RFA)