Kinh Đời
Nguyễn Thị Từ Huy - Thư gửi một số người bạn
Tôi viết lá thư này, không phải vì mối quan hệ giữa cá nhân tôi và các anh chị, không phải vì bản thân tổ chức của các anh chị, mà vì câu chuyện chung của tất cả mọi người Việt Nam, vì chúng ta có một điểm chung : chúng ta sinh ra
Các anh chị quý mến,
Tôi viết lá thư này, không phải vì mối quan hệ giữa cá nhân tôi và các anh chị, không phải vì bản thân tổ chức của các anh chị, mà vì câu chuyện chung của tất cả mọi người Việt Nam, vì chúng ta có một điểm chung : chúng ta sinh ra trên cùng một mảnh đất (dù rằng có thể mỗi người sẽ chết ở những xứ sở khác nhau), chúng ta có cùng nơi chôn nhau cắt rốn, chúng ta có cùng nỗi lo trước vận mệnh một quê hương mà tương lai không có gì đảm bảo.
Cách đây vài ngày tôi có nhận được thông báo về việc tự giải thể của một tổ chức ở Úc Châu. Và trong thời gian qua, tôi có trao đổi với một số người ở một số nhóm khác nhau về viễn cảnh của việc người Việt hải ngoại có thể liên kết lại với nhau hay không, câu trả lời rất thống nhất : không thể. Tôi có viết một bài báo đặt câu hỏi (xin nói rõ là tôi chỉ đặt câu hỏi chứ không phải là nêu ra một ảo tưởng) về khả năng thành lập liên minh chính trị của người Việt hải ngoại, những người hoạt động trong một hoàn cảnh vô cùng thuận lợi, không hề bị đàn áp, không hề bị bắt bớ. Và ngay lập tức có bài phản hồi, cũng nói rằng điều đó là không thể.
Việc thành lập một liên minh chính trị trong điều kiện thuận lợi ở các nước dân chủ là một việc hoàn toàn trong tầm tay, vậy mà lại trở thành « không thể ». Trong khi, người Miến điện, trong bối cảnh bị đàn áp tàn khốc ở thập kỷ 80 của thế kỷ trước, đã thành lập liên minh ngay tại đất Miến điện. Trong khi, trước đây, cũng chính người Việt Nam, trong bối cảnh đàn áp của thực dân, và bối cảnh khốc liệt của chiến tranh, cũng có thể thành lập liên minh. Những việc trước đây hoàn toàn nằm trong tầm tay người Việt Nam, giờ đây trở thành « không thể ».
Tất cả những việc trên nói lên điều gì ? Nói lên rằng trên bình diện chung, chúng ta không chứng tỏ rằng chúng ta có khả năng phát triển. Trái lại, chúng ta đang chứng tỏ là chúng ta không có khả năng kết hợp với nhau vì một mục tiêu chung. Vậy thì kết cục là gì ? Là chúng ta cần chờ đợi rằng chính thể cộng sản sẽ vĩnh viễn duy trì, đảng cộng sản sẽ vĩnh viễn duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối, dù rằng bộ máy lãnh đạo thực sự rất nhiều vấn đề, rất bê bối, như chúng ta đã thấy. Và chúng ta đều biết rằng quyền lực tuyệt đối thì tha hoá tuyệt đối, nhưng không chỉ đảng cộng sản tha hoá, mà cả xã hội sẽ tha hoá dưới guồng máy quyền lực độc tài. Và không chỉ là hiện tượng tha hoá xã hội, mà cả chủ quyền và môi trường sống đều đang bị đe doạ trầm trọng. Những điều đó đã và đang là hiện thực, bởi vì chúng ta không đủ khả năng để làm xoay chuyển tình thế, vì chúng ta không giải quyết được các vấn đề của chính mình, vì chúng ta không thể trở nên mạnh, vì chúng ta tự làm chúng ta suy yếu và tan rã. Điều này thực sự rất đáng buồn. Nhất là tình thế hiện nay rất đáng lo ngại, Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ với hứa hẹn sẽ huỷ bỏ TPP, vì thế để bảo vệ chế độ, rất có thể xảy ra trường hợp lãnh đạo VN sẽ buộc phải lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc.
Vì thế mà tôi viết thư này, để nhắc lại hai niềm hy vọng mà tôi đã đặt vào tổ chức của các anh chị: hy vọng rằng tổ chức của các anh chị có thể bước sang một mức phát triển mới và trở thành một đảng chính trị chuyên nghiệp, và hy vọng rằng tổ chức của các anh chị sẽ là một tổ chức chính trị có khả năng mời gọi người Việt ngồi lại với nhau để tạo thành một sức mạnh chung, đáp ứng đòi hỏi của thực tế Việt Nam hiện tại.
Quý mến,
Nguyễn Thị Từ Huy
Paris, 26/11/2016
(Blog RFA)
Các anh chị quý mến,
Tôi viết lá thư này, không phải vì mối quan hệ giữa cá nhân tôi và các anh chị, không phải vì bản thân tổ chức của các anh chị, mà vì câu chuyện chung của tất cả mọi người Việt Nam, vì chúng ta có một điểm chung : chúng ta sinh ra trên cùng một mảnh đất (dù rằng có thể mỗi người sẽ chết ở những xứ sở khác nhau), chúng ta có cùng nơi chôn nhau cắt rốn, chúng ta có cùng nỗi lo trước vận mệnh một quê hương mà tương lai không có gì đảm bảo.
Cách đây vài ngày tôi có nhận được thông báo về việc tự giải thể của một tổ chức ở Úc Châu. Và trong thời gian qua, tôi có trao đổi với một số người ở một số nhóm khác nhau về viễn cảnh của việc người Việt hải ngoại có thể liên kết lại với nhau hay không, câu trả lời rất thống nhất : không thể. Tôi có viết một bài báo đặt câu hỏi (xin nói rõ là tôi chỉ đặt câu hỏi chứ không phải là nêu ra một ảo tưởng) về khả năng thành lập liên minh chính trị của người Việt hải ngoại, những người hoạt động trong một hoàn cảnh vô cùng thuận lợi, không hề bị đàn áp, không hề bị bắt bớ. Và ngay lập tức có bài phản hồi, cũng nói rằng điều đó là không thể.
Việc thành lập một liên minh chính trị trong điều kiện thuận lợi ở các nước dân chủ là một việc hoàn toàn trong tầm tay, vậy mà lại trở thành « không thể ». Trong khi, người Miến điện, trong bối cảnh bị đàn áp tàn khốc ở thập kỷ 80 của thế kỷ trước, đã thành lập liên minh ngay tại đất Miến điện. Trong khi, trước đây, cũng chính người Việt Nam, trong bối cảnh đàn áp của thực dân, và bối cảnh khốc liệt của chiến tranh, cũng có thể thành lập liên minh. Những việc trước đây hoàn toàn nằm trong tầm tay người Việt Nam, giờ đây trở thành « không thể ».
Tất cả những việc trên nói lên điều gì ? Nói lên rằng trên bình diện chung, chúng ta không chứng tỏ rằng chúng ta có khả năng phát triển. Trái lại, chúng ta đang chứng tỏ là chúng ta không có khả năng kết hợp với nhau vì một mục tiêu chung. Vậy thì kết cục là gì ? Là chúng ta cần chờ đợi rằng chính thể cộng sản sẽ vĩnh viễn duy trì, đảng cộng sản sẽ vĩnh viễn duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối, dù rằng bộ máy lãnh đạo thực sự rất nhiều vấn đề, rất bê bối, như chúng ta đã thấy. Và chúng ta đều biết rằng quyền lực tuyệt đối thì tha hoá tuyệt đối, nhưng không chỉ đảng cộng sản tha hoá, mà cả xã hội sẽ tha hoá dưới guồng máy quyền lực độc tài. Và không chỉ là hiện tượng tha hoá xã hội, mà cả chủ quyền và môi trường sống đều đang bị đe doạ trầm trọng. Những điều đó đã và đang là hiện thực, bởi vì chúng ta không đủ khả năng để làm xoay chuyển tình thế, vì chúng ta không giải quyết được các vấn đề của chính mình, vì chúng ta không thể trở nên mạnh, vì chúng ta tự làm chúng ta suy yếu và tan rã. Điều này thực sự rất đáng buồn. Nhất là tình thế hiện nay rất đáng lo ngại, Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ với hứa hẹn sẽ huỷ bỏ TPP, vì thế để bảo vệ chế độ, rất có thể xảy ra trường hợp lãnh đạo VN sẽ buộc phải lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc.
Vì thế mà tôi viết thư này, để nhắc lại hai niềm hy vọng mà tôi đã đặt vào tổ chức của các anh chị: hy vọng rằng tổ chức của các anh chị có thể bước sang một mức phát triển mới và trở thành một đảng chính trị chuyên nghiệp, và hy vọng rằng tổ chức của các anh chị sẽ là một tổ chức chính trị có khả năng mời gọi người Việt ngồi lại với nhau để tạo thành một sức mạnh chung, đáp ứng đòi hỏi của thực tế Việt Nam hiện tại.
Quý mến,
Nguyễn Thị Từ Huy
Paris, 26/11/2016
(Blog RFA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Nguyễn Thị Từ Huy - Thư gửi một số người bạn
Tôi viết lá thư này, không phải vì mối quan hệ giữa cá nhân tôi và các anh chị, không phải vì bản thân tổ chức của các anh chị, mà vì câu chuyện chung của tất cả mọi người Việt Nam, vì chúng ta có một điểm chung : chúng ta sinh ra
Các anh chị quý mến,
Tôi viết lá thư này, không phải vì mối quan hệ giữa cá nhân tôi và các anh chị, không phải vì bản thân tổ chức của các anh chị, mà vì câu chuyện chung của tất cả mọi người Việt Nam, vì chúng ta có một điểm chung : chúng ta sinh ra trên cùng một mảnh đất (dù rằng có thể mỗi người sẽ chết ở những xứ sở khác nhau), chúng ta có cùng nơi chôn nhau cắt rốn, chúng ta có cùng nỗi lo trước vận mệnh một quê hương mà tương lai không có gì đảm bảo.
Cách đây vài ngày tôi có nhận được thông báo về việc tự giải thể của một tổ chức ở Úc Châu. Và trong thời gian qua, tôi có trao đổi với một số người ở một số nhóm khác nhau về viễn cảnh của việc người Việt hải ngoại có thể liên kết lại với nhau hay không, câu trả lời rất thống nhất : không thể. Tôi có viết một bài báo đặt câu hỏi (xin nói rõ là tôi chỉ đặt câu hỏi chứ không phải là nêu ra một ảo tưởng) về khả năng thành lập liên minh chính trị của người Việt hải ngoại, những người hoạt động trong một hoàn cảnh vô cùng thuận lợi, không hề bị đàn áp, không hề bị bắt bớ. Và ngay lập tức có bài phản hồi, cũng nói rằng điều đó là không thể.
Việc thành lập một liên minh chính trị trong điều kiện thuận lợi ở các nước dân chủ là một việc hoàn toàn trong tầm tay, vậy mà lại trở thành « không thể ». Trong khi, người Miến điện, trong bối cảnh bị đàn áp tàn khốc ở thập kỷ 80 của thế kỷ trước, đã thành lập liên minh ngay tại đất Miến điện. Trong khi, trước đây, cũng chính người Việt Nam, trong bối cảnh đàn áp của thực dân, và bối cảnh khốc liệt của chiến tranh, cũng có thể thành lập liên minh. Những việc trước đây hoàn toàn nằm trong tầm tay người Việt Nam, giờ đây trở thành « không thể ».
Tất cả những việc trên nói lên điều gì ? Nói lên rằng trên bình diện chung, chúng ta không chứng tỏ rằng chúng ta có khả năng phát triển. Trái lại, chúng ta đang chứng tỏ là chúng ta không có khả năng kết hợp với nhau vì một mục tiêu chung. Vậy thì kết cục là gì ? Là chúng ta cần chờ đợi rằng chính thể cộng sản sẽ vĩnh viễn duy trì, đảng cộng sản sẽ vĩnh viễn duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối, dù rằng bộ máy lãnh đạo thực sự rất nhiều vấn đề, rất bê bối, như chúng ta đã thấy. Và chúng ta đều biết rằng quyền lực tuyệt đối thì tha hoá tuyệt đối, nhưng không chỉ đảng cộng sản tha hoá, mà cả xã hội sẽ tha hoá dưới guồng máy quyền lực độc tài. Và không chỉ là hiện tượng tha hoá xã hội, mà cả chủ quyền và môi trường sống đều đang bị đe doạ trầm trọng. Những điều đó đã và đang là hiện thực, bởi vì chúng ta không đủ khả năng để làm xoay chuyển tình thế, vì chúng ta không giải quyết được các vấn đề của chính mình, vì chúng ta không thể trở nên mạnh, vì chúng ta tự làm chúng ta suy yếu và tan rã. Điều này thực sự rất đáng buồn. Nhất là tình thế hiện nay rất đáng lo ngại, Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ với hứa hẹn sẽ huỷ bỏ TPP, vì thế để bảo vệ chế độ, rất có thể xảy ra trường hợp lãnh đạo VN sẽ buộc phải lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc.
Vì thế mà tôi viết thư này, để nhắc lại hai niềm hy vọng mà tôi đã đặt vào tổ chức của các anh chị: hy vọng rằng tổ chức của các anh chị có thể bước sang một mức phát triển mới và trở thành một đảng chính trị chuyên nghiệp, và hy vọng rằng tổ chức của các anh chị sẽ là một tổ chức chính trị có khả năng mời gọi người Việt ngồi lại với nhau để tạo thành một sức mạnh chung, đáp ứng đòi hỏi của thực tế Việt Nam hiện tại.
Quý mến,
Nguyễn Thị Từ Huy
Paris, 26/11/2016
(Blog RFA)