Văn Học & Nghệ Thuật

Nguyễn Tuân & những vẻ đẹp đỏng đảnh, già dặn, quái gở !.

Ông đã bàn tới cái đẹp trong mọi hoàn cảnh có thể. Khi phác hoạ một bức tranh thiên nhiên; khi bàn về nghệ thuật; khi bắt gặp một kiểu nhân vậ
Nguyễn Tuân là người làm gì cũng có một sự dụng công và chăm chú khác thường. Mỗi khi cần nói về cái đẹp, ông lại càng tỏ ra trịnh trọng, như đang phải làm một công việc thiêng liêng.
 Ông đã bàn tới cái đẹp trong mọi hoàn cảnh có thể. Khi phác hoạ một bức tranh thiên nhiên; khi bàn về nghệ thuật; khi bắt gặp một kiểu nhân vật, một con người, một hình dáng, một cách cư xử.


Hồi viết Vang bóng một thời, ngay trong những đoạn miêu tả một vài hành động thông thường như việc người này uống trà, người kia làm một cái đèn cho con chơi, thậm chí tả một đám cướp dở, ôn lại ít ngón nghề trước khi vào việc, ông cũng mỹ lệ hoá hành động của chúng, làm cho những hành động ấy hiện ra hấp dẫn kỳ lạ, như là do các nghệ sĩ thực hiện. 
Có vẻ như nếu trên đời này, có một ngôi đền dành để phụng thờ cái đẹp, thì Nguyễn Tuân chính là viên tư tế chuyên lo công việc đèn nhang cho người đến lễ.
 Rung cảm trước cái đẹp là dấu hiệu phải có ở một con người lịch lãm thạo đời.
 Hiểu biết về cái đẹp là niềm kiêu hãnh duy nhất mà người tài tử thèm muốn.
 Và mỗi giây phút bắt gặp cái đẹp là một đặc ân, một phút xuất thần của con người. Nhiều trang sách của Nguyễn Tuân trước 1945 được viết để nói với bạn đọc cái điều tâm huyết ấy. 
Từ sau 1945, trong hoàn cảnh đầy biến động của hai cuộc kháng chiến nối tiếp, nhà văn này vẫn tìm đủ mọi cách để nhắc tới vẻ đẹp. Hoặc ông tố cáo tội ác của những kẻ huỷ hoại thẩm mỹ, huỷ hoại nghệ thuật (như ở bài Xoè in trong Sông Đà). Hoặc ông lưu ý rằng chúng ta phải tạm thời hy sinh cái niềm vui hưởng thụ ấy đi để làm những việc cần kíp (“ Trời hãy đừng đẹp nữa” - một câu trong bài Giữa hai xuân). Và về sau thì ông lại để công săn tìm những vẻ đẹp mới mà trong thực tế hôm nay mới xuất hiện.

Những vẻ đẹp chỉ đến Nguyễn Tuân mới thấy

Cái đẹp vốn đa dạng như cuộc sống. Tuy nhiên, người đời vẫn gặp nhau ở một cách hiểu chung về nó, đại khái, trong cái vẻ đẹp phải có những nét hài hoà, mới và trẻ thì dễ đẹp; và theo truyền thống phương Đông, cái đẹp phải đi đôi với cái thiện. 
Nhưng đó là cách hiểu thông thường! 
Một người đến với văn chương độc đáo như Nguyễn Tuân không thể bằng lòng với cách hiểu đó mà phải đưa ra bằng được những quan niệm riêng.
 Ngay từ 1944, nhà phê bình tờ Tri Tân là Kiều Thanh Quế đã nhận xét: “Văn Nguyễn Tuân khi dí dỏm như cô gái làm nũng, khi lại đỏng đảnh như người đàn bà khó chiều”. Cái sự đỏng đảnh tai ngược mà Kiều Thanh Quế nói ở đây, cũng có thể dùng để nói về quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân. 
Ông hay nói tới những vẻ đẹp già dặn
Trong văn của ông, người đàn bà đẹp thường là những người đứng tuổi, thạo đời, giỏi ngón ăn chơi, song lại có học, nhiều khi chơi chua và hay nói phũ, để rồi biết dừng lại đúng lúc, và tạo nên sự quyến rũ của riêng mình. 
Rộng ra mà nói, cái đẹp của Nguyễn Tuân thường có khuôn mặt của cái lạ, cái khác thường, nói chung đó là những cái đậm, gắt mà người đời cho là ra ngoài khuôn khổ. Sự đa dạng của vẻ đẹp mà ông đưa ra có thể thấy ngay ở những từ xác định mức độ, sắc thái của cái đẹp được miêu tả.
 Ngược với cái đẹp hiền hậu kiểu Thuý Vân (mà tác giả gọi là một vẻ đẹp “vững chãi và ngu dại”, ông thích cái đẹp sắc sảo của Thuý Kiều (Một lần đi thăm nhau). 
Đi xa hơn, ông nói tới cả cái đẹp tả tơi, cái đẹp hỗn độn (Chuyến xe tình), cái đẹp đột ngột (Đôi tri kỷ gượng). 
Trong những thiên truyện được gọi chung là yêu ngôn, Nguyễn Tuân lại hay tả lại sự ám ảnh của những vẻ đẹp oan nghiệt, cái đẹp rờn rợn, khiến cho người ta vừa thích vừa sợ (như vẻ đẹp của nhân vật cô gái bán giấy bút trong truyện Khoa thi cuối cùng). 
Cái đẹp qua cách miêu tả của ngòi bút Nguyễn Tuân như vậy trở nên thoắt ẩn, thoắt hiện, biên giới của nó như mở rộng hơn, và hồn cốt của nó sẵn sàng nhập vào cả những sự vật mà trước kia người ta ít ngờ tới.

 Từ những mảnh vỡ khác nhau

Cùng với Thạch Lam, Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiền chiến tự đặt cho mình là phát hiện bằng được cái đẹp vốn tản mát trong đời sống. Thế nhưng sau chỗ xuất phát chung ấy thì hai người lại đi theo hai con đường hoàn toàn khác nhau.
Nếu cái đẹp ở Thạch Lam mang sắc thái thuần hậu, thì đến Nguyễn Tuân nó đi gần tới sự bất cần đời, ngạo nghễ, phá cách (“ Một thằng ăn cắp đã trở nên đẹp đẽ vô cùng khi hắn cắt túi người ta rất gọn rất nhanh” - Chuyến xe tình). 
Sự xuất hiện một quan niệm cực đoan như thế trước tiên do sự phát triển nội tại của văn học. 
Từ những năm 30, đời sống tinh thần ở xứ sở có sự biến chuyển nhanh chóng, từ “xanh” đến “chín”, từ đơn sơ học lỏm đến lúc có tất cả cái rắc rối phức tạp mà một nền văn hoá làm theo mẫu hình phương Tây thường có. 
Thêm vào đấy phải tính tới môi trường lớn mà văn hoá Việt Nam lúc đó phụ thuộc.
 Nhìn lại văn chương những năm trước sau 1940, người ta không khỏi nhận ra những mảnh vỡ trong mỹ học của các trường phái suy đồi, siêu thực (nói chung là có màu sắc duy mỹ) - những trường phái này phát triển ở Pháp từ đầu thế kỷ XX, và theo sách báo in ra đều đều mà thấm dần vào xã hội Việt Nam. 
Trên cơ sở một quan niệm hiện đại về quyền tự do của con người, nếu Nguyễn Tuân cùng với một số văn nghệ sĩ khác có tiếp nhận chúng một cách dễ dàng thì cũng không phải là một điều khó hiểu! 
Cố nhiên, trong hoàn cảnh riêng của xã hội Việt Nam lúc ấy, những quan niệm hiện đại kia không được nhập cảng một cách trọn vẹn. Các nhà văn nhà thơ vốn có một nền học vấn vững chãi như Nguyễn Tuân, Vũ Hoàng Chương, hoặc bên hội hoạ như Nguyễn Đỗ Cung v.v... thường không quên đưa vào đây những yếu tố duy mỹ trong nghệ thuật phương Đông (Lão Tử, Trang Tử hoặc chất huyền hoặc trong Liêu Trai), mặt khác, tiếp nhận tinh thần phá cách trong văn hoá dân gian Việt Nam để làm nên những cốt cách riêng. Ở phương diện này, Nguyễn Tuân trong thời tiền chiến là một trong những người đi xa nhất.

Theo sự quy định của thời đại

Từ sau 1945 tuy vẫn để tâm săn tìm cái đẹp, song ngòi bút của Nguyễn Tuân lại được hướng dẫn bởi một mỹ cảm khác hẳn.
 Nếu hôm qua, ông hướng về cái đẹp theo cái cách lạnh lùng khinh bạc và nghiêng về phân tích nội tâm thì hôm nay, ông ngả sang bao quát ngoại giới. Có dịp đi nhiều biết rộng, ông thích thú khi nói tới cái đẹp bao la lộng lẫy (và đôi khi hung dữ nữa) của rừng và biển.
  Nếu hôm qua, ông cảm nhận một cách sâu sắc sự oái oăm “cái gì đẹp quá thì chóng tàn”, “cái gì đẹp quá thì ít khi được là thực”, thì ngày nay, cái đẹp ấy không yểu mệnh nữa mà trở nên chắc thiệt, lành mạnh.
 Để xác định vẻ đẹp tiêu biểu cho ngày hôm nay, có lần Nguyễn Tuân đã đặt hẳn bên cạnh nó mấy chữ mà có lẽ trước kia ông không ngờ tới: đẹp, bây giờ phải đồng thời lành, tốt, bổ (bài Cửa Tùng). 
Tại sao lại có sự chuyển biến kỳ lạ như vậy?
 Người ta chỉ có thể hiểu được điều đó khi đặt hai giai đoạn phát triển trong mỹ cảm của Nguyễn Tuân vào hai giai đoạn lịch sử mà ông đã sống. 

Thời đại cũ yêu cầu độc đáo thì ông độc đáo đến ngoa ngoắt, thời đại nay yêu cầu sự có ích, thì ông thông thoáng hơn bao giờ hết.
 Và nếu trước kia, ông viết chỉ để dành cho một thiểu số bạn đọc gần gũi với ông, thậm chí người nghe thì thích song không hẳn đồng tình với ông thì ngày nay ông thuộc về một lớp độc giả đông đảo hơn hẳn. Mỗi thời ông lại phát biểu tư tưởng thời đại theo một cách riêng, và đó là điều tạo nên cho văn chương ông sự hấp dẫn.


Viết nhân dịp 90 năm sinh Nguyễn Tuân, tháng 7-2000
Đã in trong Chuyện cũ văn chương 2001

Vương Trí Nhàn

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nguyễn Tuân & những vẻ đẹp đỏng đảnh, già dặn, quái gở !.

Ông đã bàn tới cái đẹp trong mọi hoàn cảnh có thể. Khi phác hoạ một bức tranh thiên nhiên; khi bàn về nghệ thuật; khi bắt gặp một kiểu nhân vậ
Nguyễn Tuân là người làm gì cũng có một sự dụng công và chăm chú khác thường. Mỗi khi cần nói về cái đẹp, ông lại càng tỏ ra trịnh trọng, như đang phải làm một công việc thiêng liêng.
 Ông đã bàn tới cái đẹp trong mọi hoàn cảnh có thể. Khi phác hoạ một bức tranh thiên nhiên; khi bàn về nghệ thuật; khi bắt gặp một kiểu nhân vật, một con người, một hình dáng, một cách cư xử.


Hồi viết Vang bóng một thời, ngay trong những đoạn miêu tả một vài hành động thông thường như việc người này uống trà, người kia làm một cái đèn cho con chơi, thậm chí tả một đám cướp dở, ôn lại ít ngón nghề trước khi vào việc, ông cũng mỹ lệ hoá hành động của chúng, làm cho những hành động ấy hiện ra hấp dẫn kỳ lạ, như là do các nghệ sĩ thực hiện. 
Có vẻ như nếu trên đời này, có một ngôi đền dành để phụng thờ cái đẹp, thì Nguyễn Tuân chính là viên tư tế chuyên lo công việc đèn nhang cho người đến lễ.
 Rung cảm trước cái đẹp là dấu hiệu phải có ở một con người lịch lãm thạo đời.
 Hiểu biết về cái đẹp là niềm kiêu hãnh duy nhất mà người tài tử thèm muốn.
 Và mỗi giây phút bắt gặp cái đẹp là một đặc ân, một phút xuất thần của con người. Nhiều trang sách của Nguyễn Tuân trước 1945 được viết để nói với bạn đọc cái điều tâm huyết ấy. 
Từ sau 1945, trong hoàn cảnh đầy biến động của hai cuộc kháng chiến nối tiếp, nhà văn này vẫn tìm đủ mọi cách để nhắc tới vẻ đẹp. Hoặc ông tố cáo tội ác của những kẻ huỷ hoại thẩm mỹ, huỷ hoại nghệ thuật (như ở bài Xoè in trong Sông Đà). Hoặc ông lưu ý rằng chúng ta phải tạm thời hy sinh cái niềm vui hưởng thụ ấy đi để làm những việc cần kíp (“ Trời hãy đừng đẹp nữa” - một câu trong bài Giữa hai xuân). Và về sau thì ông lại để công săn tìm những vẻ đẹp mới mà trong thực tế hôm nay mới xuất hiện.

Những vẻ đẹp chỉ đến Nguyễn Tuân mới thấy

Cái đẹp vốn đa dạng như cuộc sống. Tuy nhiên, người đời vẫn gặp nhau ở một cách hiểu chung về nó, đại khái, trong cái vẻ đẹp phải có những nét hài hoà, mới và trẻ thì dễ đẹp; và theo truyền thống phương Đông, cái đẹp phải đi đôi với cái thiện. 
Nhưng đó là cách hiểu thông thường! 
Một người đến với văn chương độc đáo như Nguyễn Tuân không thể bằng lòng với cách hiểu đó mà phải đưa ra bằng được những quan niệm riêng.
 Ngay từ 1944, nhà phê bình tờ Tri Tân là Kiều Thanh Quế đã nhận xét: “Văn Nguyễn Tuân khi dí dỏm như cô gái làm nũng, khi lại đỏng đảnh như người đàn bà khó chiều”. Cái sự đỏng đảnh tai ngược mà Kiều Thanh Quế nói ở đây, cũng có thể dùng để nói về quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân. 
Ông hay nói tới những vẻ đẹp già dặn
Trong văn của ông, người đàn bà đẹp thường là những người đứng tuổi, thạo đời, giỏi ngón ăn chơi, song lại có học, nhiều khi chơi chua và hay nói phũ, để rồi biết dừng lại đúng lúc, và tạo nên sự quyến rũ của riêng mình. 
Rộng ra mà nói, cái đẹp của Nguyễn Tuân thường có khuôn mặt của cái lạ, cái khác thường, nói chung đó là những cái đậm, gắt mà người đời cho là ra ngoài khuôn khổ. Sự đa dạng của vẻ đẹp mà ông đưa ra có thể thấy ngay ở những từ xác định mức độ, sắc thái của cái đẹp được miêu tả.
 Ngược với cái đẹp hiền hậu kiểu Thuý Vân (mà tác giả gọi là một vẻ đẹp “vững chãi và ngu dại”, ông thích cái đẹp sắc sảo của Thuý Kiều (Một lần đi thăm nhau). 
Đi xa hơn, ông nói tới cả cái đẹp tả tơi, cái đẹp hỗn độn (Chuyến xe tình), cái đẹp đột ngột (Đôi tri kỷ gượng). 
Trong những thiên truyện được gọi chung là yêu ngôn, Nguyễn Tuân lại hay tả lại sự ám ảnh của những vẻ đẹp oan nghiệt, cái đẹp rờn rợn, khiến cho người ta vừa thích vừa sợ (như vẻ đẹp của nhân vật cô gái bán giấy bút trong truyện Khoa thi cuối cùng). 
Cái đẹp qua cách miêu tả của ngòi bút Nguyễn Tuân như vậy trở nên thoắt ẩn, thoắt hiện, biên giới của nó như mở rộng hơn, và hồn cốt của nó sẵn sàng nhập vào cả những sự vật mà trước kia người ta ít ngờ tới.

 Từ những mảnh vỡ khác nhau

Cùng với Thạch Lam, Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiền chiến tự đặt cho mình là phát hiện bằng được cái đẹp vốn tản mát trong đời sống. Thế nhưng sau chỗ xuất phát chung ấy thì hai người lại đi theo hai con đường hoàn toàn khác nhau.
Nếu cái đẹp ở Thạch Lam mang sắc thái thuần hậu, thì đến Nguyễn Tuân nó đi gần tới sự bất cần đời, ngạo nghễ, phá cách (“ Một thằng ăn cắp đã trở nên đẹp đẽ vô cùng khi hắn cắt túi người ta rất gọn rất nhanh” - Chuyến xe tình). 
Sự xuất hiện một quan niệm cực đoan như thế trước tiên do sự phát triển nội tại của văn học. 
Từ những năm 30, đời sống tinh thần ở xứ sở có sự biến chuyển nhanh chóng, từ “xanh” đến “chín”, từ đơn sơ học lỏm đến lúc có tất cả cái rắc rối phức tạp mà một nền văn hoá làm theo mẫu hình phương Tây thường có. 
Thêm vào đấy phải tính tới môi trường lớn mà văn hoá Việt Nam lúc đó phụ thuộc.
 Nhìn lại văn chương những năm trước sau 1940, người ta không khỏi nhận ra những mảnh vỡ trong mỹ học của các trường phái suy đồi, siêu thực (nói chung là có màu sắc duy mỹ) - những trường phái này phát triển ở Pháp từ đầu thế kỷ XX, và theo sách báo in ra đều đều mà thấm dần vào xã hội Việt Nam. 
Trên cơ sở một quan niệm hiện đại về quyền tự do của con người, nếu Nguyễn Tuân cùng với một số văn nghệ sĩ khác có tiếp nhận chúng một cách dễ dàng thì cũng không phải là một điều khó hiểu! 
Cố nhiên, trong hoàn cảnh riêng của xã hội Việt Nam lúc ấy, những quan niệm hiện đại kia không được nhập cảng một cách trọn vẹn. Các nhà văn nhà thơ vốn có một nền học vấn vững chãi như Nguyễn Tuân, Vũ Hoàng Chương, hoặc bên hội hoạ như Nguyễn Đỗ Cung v.v... thường không quên đưa vào đây những yếu tố duy mỹ trong nghệ thuật phương Đông (Lão Tử, Trang Tử hoặc chất huyền hoặc trong Liêu Trai), mặt khác, tiếp nhận tinh thần phá cách trong văn hoá dân gian Việt Nam để làm nên những cốt cách riêng. Ở phương diện này, Nguyễn Tuân trong thời tiền chiến là một trong những người đi xa nhất.

Theo sự quy định của thời đại

Từ sau 1945 tuy vẫn để tâm săn tìm cái đẹp, song ngòi bút của Nguyễn Tuân lại được hướng dẫn bởi một mỹ cảm khác hẳn.
 Nếu hôm qua, ông hướng về cái đẹp theo cái cách lạnh lùng khinh bạc và nghiêng về phân tích nội tâm thì hôm nay, ông ngả sang bao quát ngoại giới. Có dịp đi nhiều biết rộng, ông thích thú khi nói tới cái đẹp bao la lộng lẫy (và đôi khi hung dữ nữa) của rừng và biển.
  Nếu hôm qua, ông cảm nhận một cách sâu sắc sự oái oăm “cái gì đẹp quá thì chóng tàn”, “cái gì đẹp quá thì ít khi được là thực”, thì ngày nay, cái đẹp ấy không yểu mệnh nữa mà trở nên chắc thiệt, lành mạnh.
 Để xác định vẻ đẹp tiêu biểu cho ngày hôm nay, có lần Nguyễn Tuân đã đặt hẳn bên cạnh nó mấy chữ mà có lẽ trước kia ông không ngờ tới: đẹp, bây giờ phải đồng thời lành, tốt, bổ (bài Cửa Tùng). 
Tại sao lại có sự chuyển biến kỳ lạ như vậy?
 Người ta chỉ có thể hiểu được điều đó khi đặt hai giai đoạn phát triển trong mỹ cảm của Nguyễn Tuân vào hai giai đoạn lịch sử mà ông đã sống. 

Thời đại cũ yêu cầu độc đáo thì ông độc đáo đến ngoa ngoắt, thời đại nay yêu cầu sự có ích, thì ông thông thoáng hơn bao giờ hết.
 Và nếu trước kia, ông viết chỉ để dành cho một thiểu số bạn đọc gần gũi với ông, thậm chí người nghe thì thích song không hẳn đồng tình với ông thì ngày nay ông thuộc về một lớp độc giả đông đảo hơn hẳn. Mỗi thời ông lại phát biểu tư tưởng thời đại theo một cách riêng, và đó là điều tạo nên cho văn chương ông sự hấp dẫn.


Viết nhân dịp 90 năm sinh Nguyễn Tuân, tháng 7-2000
Đã in trong Chuyện cũ văn chương 2001

Vương Trí Nhàn

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm