Đoạn Đường Chiến Binh

Nha Trang

Thành phố ướt sướt mướt. Trần mây thấp u ám. Không gian tôi tối, ảm đạm. Làm tách trà thật đậm, thơm ngát mùi hoa nhài, ngồi trong tĩnh lặng. Hoài niệm.

Trần nguyên Công


Mưa suốt ngày. Trời lạnh. Mùa hè mới đó đã biến đi đâu. Cái áo ấm cũ kỹ lại được mang ra từ ngăn tủ. Tự nhiên thấy gần gũi, âu yếm. Cái áo ấm, như người tình cũ, như hơi thở nồng nàn, thư thả của những năm tháng nào đã rất xa, được cất dấu, để lâu lâu, mang ra khoác vào người như mang lại khoảng thời gian thấm thoát.

Thành phố ướt sướt mướt. Trần mây thấp u ám. Không gian tôi tối, ảm đạm. Làm tách trà thật đậm, thơm ngát mùi hoa nhài, ngồi trong tĩnh lặng. Hoài niệm.

Nhớ Nha Trang những ngày biển động. Cũng u u, rầu rầu, lành lạnh. Gió, và tiếng sóng ào ạt. Hàng dừa nghiêng hẳn về một phía. Những tán lá bay lên theo gió lớn, tưởng như mái tóc người thiếu nữ ẻo lả. Nha Trang của một chín bảy ba. Trèo hàng rào trường Đồng Đế, chạy băng qua sân nhà thờ, leo thêm bức tường, bên ngoài, lại băng qua con đường cái, lẫn vào một khoảng tối rồi đi thẳng ra mấy căn nhà trọ nho nhỏ, cái bàn bi da, ánh đèn nê ông sáng trưng. Bước vào nhà ông thượng sĩ già, thay bộ đồ dân sự, mượn cái xe gắn máy, đi về thành phố, nơi chốn hẹn hò Những tối ngồi trên lầu khu thương mại Nha Trang, ăn kem nói về những ngày mai, những ngày mai trong tranh vẽ, nói cho đỡ buồn, đở lo âu. Hai đứa nhỏ mới vừa xong trung học.

Thằng con trai trốn ra từ trường lính, đứa con gái bỏ lớp học Anh Văn. Cái gì cũng không có thật, vậy mà cũng si mê, cũng màu mè nước mắt. Cũng có lần, đi dọc theo con phố lớn, vào tiệm sách, mua tặng tập thơ Tô Đông Pha. Thuở nhỏ đã biết làm dáng bằng tập thơ Lời Dâng của thi hào Tagore. Sau này, biết làm dáng bằng bộ đồ lính rằn ri.

Ngày xong khóa học xình lầy, đứa con gái Nha Trang đi xe đò ra Dục Mỹ, hỏi thảng thốt: “Đi chi thứ lính này. Bộ đồ nhìn thấy ghê.”

Thằng con trai có mấy ngày phép về Sài Gòn thăm nhà, nấn ná ở lại vài ngày để hẹn hò, để lên mặt làm ngưòi lớn. Để nói thiệt thà: “Mặc bộ đồ này nhìn cho đở ngu ngơ”.

Thằng con trai nấn ná thêm vài ngày để dọa tình nhân khù khờ: ”Đi thứ lính gì mai mốt rồi cũng chết hết mà. Bộ đồ này coi đẹp hơn mấy bộ kia.”

Đứa con gái lớn lên ở thành phố lính. Nó biết cái ngày mai của thằng lính rằn ri. Hai đứa không đi với nhau ban ngày trong cái thành phố tưởng là to nhưng học trò thì biết nhau nhiều lắm. Phải chờ chiều tối. Phải chờ đi học lớp tối Anh văn. Cái khách sạn Nautique bên này con đường dọc sát bãi biển, có khoảng sân rộng mênh mang, và tràn ngập bóng tối. Căn phòng, và những thiết tha, liều lĩnh của tháng ngày xanh như tóc mây. Nha Trang, đêm xuống, những kiosque trên bãi cát trắng, ngồi uống li coca sữa, ngắm trăng xanh như ngọc. Nói toàn chuyện văn chương thi phú. Vậy mà cũng là lính.

Vậy đó, rồi thôi. Rồi quên nhau từ lúc nào không biết nữa. Tháng ngày qua bằng những thương tích, hận thù, khói lưả. Quên nhau không biết tự khi nào.

Nha Trang ngày về.

Nha Trang 2008, thằng con trai nấn ná ở lại thêm mấy ngày, cái hồi mấy mươi năm trước, bây giờ rõ đã già. Đã là người đàn ông ngoài năm mươi. Bây giờ hết làm dáng nữa rồi. Bây giờ ngồi bên bờ biển xa lạ, uống rượu trắng.

Trên đỉnh núi, pho tượng lính, tưởng đứng ngàn năm,bây giờ tan đi đâu mất. Không có pho tượng lính, dãy núi chập chùng kia cũng không còn giống như người thiếu nữ nằm xõa tóc đợi chờ nữa. Con đường êm thiệt là êm dọc theo bờ biển, bây giờ là con đường ồn ào,hổn tạp nhứt. Hồi trước, buổi tối, con đường này êm ái, ru người ta bằng tiếng lá reo xôn xao, bằng tiếng sóng biển rì rào, và bằng những con gió đủ lạnh để tình nhân ôm nhau, tìm hơi ấm trong những mãng tối nhè nhẹ. Bây giờ, dọc trên bải biễn là những nhà hàng, những tụ điểm ca nhạc ầm ì những âm thanh quái gở. Đèn từ rất nhiều những ngọn đèn đường lớn hết cỡ, lột trần con đường, thả vào đó những đàn xe đủ loại, bấm còi inh ỏi, tạo nên cái âm thanh cuồng nộ, xen lẫn tiếng người cười nói to như la hét.

Người ta đã hủy diệt cái êm ả của đêm Nha Trang giống như gã say men rượu lột trần truồng người thếu nữ đôi mươi. Trên bải biển, hai đầu con đường là hai công trình to lớn, đang xây đúc nửa chừng thì bỏ dở. Tao ra cái hình dáng ngô nghê, ngốc nghếch cho toàn cảnh cái con đường đã từng là một trong những con đường đẹp nhất Á châu. Người đàn ông ngoài năm mươi, buồn rầu, đi tìm ngôi thánh đường. Ngôi thánh đường ngày xưa được vây bọc bởi sự yên tĩnh, và những khoảng sân rộng ơi là rộng. Bây giờ, sững sờ chưa? Ngôi thánh đường như nằm lọt giữa một khu xóm xô bồ, lộn xộn. Trông giống như người thiếu phụ ăn mặc sang trọng, đài các, bị vứt vào một khu chứa đồ phế thải. Và cái ồn ào, đặc tính chung của cả nước việt cộng ngày nay, hình như con người đứng yên một chỗ, không làm gì, không nói gì, cũng phát ra cái ồ ào ám ảnh. Nha Trang ngày xa xưa lặng lẽ, yểu điệu thục nữ. Nha Trang bây giờ như cô gái làng chơi lở thì, trang điểm loè loẹt, ăn mặt diêm dúa, quê kệch, cười nói y như những gã đàn ông ma cô.

Trời ơi, Nha Trang đó, mới có một cái nhìn thoáng qua trên có mỗi một con đường. Con đường có rất nhiều người đảo điên, hoảng loạn, chạy nhảy, ca hát, ăn uống, chen chúc. Gì nữa không? Nha Trang ngày về. Say rượu, buồn rầu, tê điếng.

Tân Sơn Hòa chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nha Trang

Thành phố ướt sướt mướt. Trần mây thấp u ám. Không gian tôi tối, ảm đạm. Làm tách trà thật đậm, thơm ngát mùi hoa nhài, ngồi trong tĩnh lặng. Hoài niệm.

Trần nguyên Công


Mưa suốt ngày. Trời lạnh. Mùa hè mới đó đã biến đi đâu. Cái áo ấm cũ kỹ lại được mang ra từ ngăn tủ. Tự nhiên thấy gần gũi, âu yếm. Cái áo ấm, như người tình cũ, như hơi thở nồng nàn, thư thả của những năm tháng nào đã rất xa, được cất dấu, để lâu lâu, mang ra khoác vào người như mang lại khoảng thời gian thấm thoát.

Thành phố ướt sướt mướt. Trần mây thấp u ám. Không gian tôi tối, ảm đạm. Làm tách trà thật đậm, thơm ngát mùi hoa nhài, ngồi trong tĩnh lặng. Hoài niệm.

Nhớ Nha Trang những ngày biển động. Cũng u u, rầu rầu, lành lạnh. Gió, và tiếng sóng ào ạt. Hàng dừa nghiêng hẳn về một phía. Những tán lá bay lên theo gió lớn, tưởng như mái tóc người thiếu nữ ẻo lả. Nha Trang của một chín bảy ba. Trèo hàng rào trường Đồng Đế, chạy băng qua sân nhà thờ, leo thêm bức tường, bên ngoài, lại băng qua con đường cái, lẫn vào một khoảng tối rồi đi thẳng ra mấy căn nhà trọ nho nhỏ, cái bàn bi da, ánh đèn nê ông sáng trưng. Bước vào nhà ông thượng sĩ già, thay bộ đồ dân sự, mượn cái xe gắn máy, đi về thành phố, nơi chốn hẹn hò Những tối ngồi trên lầu khu thương mại Nha Trang, ăn kem nói về những ngày mai, những ngày mai trong tranh vẽ, nói cho đỡ buồn, đở lo âu. Hai đứa nhỏ mới vừa xong trung học.

Thằng con trai trốn ra từ trường lính, đứa con gái bỏ lớp học Anh Văn. Cái gì cũng không có thật, vậy mà cũng si mê, cũng màu mè nước mắt. Cũng có lần, đi dọc theo con phố lớn, vào tiệm sách, mua tặng tập thơ Tô Đông Pha. Thuở nhỏ đã biết làm dáng bằng tập thơ Lời Dâng của thi hào Tagore. Sau này, biết làm dáng bằng bộ đồ lính rằn ri.

Ngày xong khóa học xình lầy, đứa con gái Nha Trang đi xe đò ra Dục Mỹ, hỏi thảng thốt: “Đi chi thứ lính này. Bộ đồ nhìn thấy ghê.”

Thằng con trai có mấy ngày phép về Sài Gòn thăm nhà, nấn ná ở lại vài ngày để hẹn hò, để lên mặt làm ngưòi lớn. Để nói thiệt thà: “Mặc bộ đồ này nhìn cho đở ngu ngơ”.

Thằng con trai nấn ná thêm vài ngày để dọa tình nhân khù khờ: ”Đi thứ lính gì mai mốt rồi cũng chết hết mà. Bộ đồ này coi đẹp hơn mấy bộ kia.”

Đứa con gái lớn lên ở thành phố lính. Nó biết cái ngày mai của thằng lính rằn ri. Hai đứa không đi với nhau ban ngày trong cái thành phố tưởng là to nhưng học trò thì biết nhau nhiều lắm. Phải chờ chiều tối. Phải chờ đi học lớp tối Anh văn. Cái khách sạn Nautique bên này con đường dọc sát bãi biển, có khoảng sân rộng mênh mang, và tràn ngập bóng tối. Căn phòng, và những thiết tha, liều lĩnh của tháng ngày xanh như tóc mây. Nha Trang, đêm xuống, những kiosque trên bãi cát trắng, ngồi uống li coca sữa, ngắm trăng xanh như ngọc. Nói toàn chuyện văn chương thi phú. Vậy mà cũng là lính.

Vậy đó, rồi thôi. Rồi quên nhau từ lúc nào không biết nữa. Tháng ngày qua bằng những thương tích, hận thù, khói lưả. Quên nhau không biết tự khi nào.

Nha Trang ngày về.

Nha Trang 2008, thằng con trai nấn ná ở lại thêm mấy ngày, cái hồi mấy mươi năm trước, bây giờ rõ đã già. Đã là người đàn ông ngoài năm mươi. Bây giờ hết làm dáng nữa rồi. Bây giờ ngồi bên bờ biển xa lạ, uống rượu trắng.

Trên đỉnh núi, pho tượng lính, tưởng đứng ngàn năm,bây giờ tan đi đâu mất. Không có pho tượng lính, dãy núi chập chùng kia cũng không còn giống như người thiếu nữ nằm xõa tóc đợi chờ nữa. Con đường êm thiệt là êm dọc theo bờ biển, bây giờ là con đường ồn ào,hổn tạp nhứt. Hồi trước, buổi tối, con đường này êm ái, ru người ta bằng tiếng lá reo xôn xao, bằng tiếng sóng biển rì rào, và bằng những con gió đủ lạnh để tình nhân ôm nhau, tìm hơi ấm trong những mãng tối nhè nhẹ. Bây giờ, dọc trên bải biễn là những nhà hàng, những tụ điểm ca nhạc ầm ì những âm thanh quái gở. Đèn từ rất nhiều những ngọn đèn đường lớn hết cỡ, lột trần con đường, thả vào đó những đàn xe đủ loại, bấm còi inh ỏi, tạo nên cái âm thanh cuồng nộ, xen lẫn tiếng người cười nói to như la hét.

Người ta đã hủy diệt cái êm ả của đêm Nha Trang giống như gã say men rượu lột trần truồng người thếu nữ đôi mươi. Trên bải biển, hai đầu con đường là hai công trình to lớn, đang xây đúc nửa chừng thì bỏ dở. Tao ra cái hình dáng ngô nghê, ngốc nghếch cho toàn cảnh cái con đường đã từng là một trong những con đường đẹp nhất Á châu. Người đàn ông ngoài năm mươi, buồn rầu, đi tìm ngôi thánh đường. Ngôi thánh đường ngày xưa được vây bọc bởi sự yên tĩnh, và những khoảng sân rộng ơi là rộng. Bây giờ, sững sờ chưa? Ngôi thánh đường như nằm lọt giữa một khu xóm xô bồ, lộn xộn. Trông giống như người thiếu phụ ăn mặc sang trọng, đài các, bị vứt vào một khu chứa đồ phế thải. Và cái ồn ào, đặc tính chung của cả nước việt cộng ngày nay, hình như con người đứng yên một chỗ, không làm gì, không nói gì, cũng phát ra cái ồ ào ám ảnh. Nha Trang ngày xa xưa lặng lẽ, yểu điệu thục nữ. Nha Trang bây giờ như cô gái làng chơi lở thì, trang điểm loè loẹt, ăn mặt diêm dúa, quê kệch, cười nói y như những gã đàn ông ma cô.

Trời ơi, Nha Trang đó, mới có một cái nhìn thoáng qua trên có mỗi một con đường. Con đường có rất nhiều người đảo điên, hoảng loạn, chạy nhảy, ca hát, ăn uống, chen chúc. Gì nữa không? Nha Trang ngày về. Say rượu, buồn rầu, tê điếng.

Tân Sơn Hòa chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm