Đoạn Đường Chiến Binh
Nhà Tù Cộng Sản & Chuyện Lê Nin
Người tù Hồ Văn Đồng và nồi cơm trại tù Gia Trung. Ký họa CHÓE 1978.
Từ
1947, Hồ Văn Đồng là nhà báo tài ba của Việt Nam: Giám Đốc sáng lập
Việt Nam Thông Tấn Xã ở Hà Nội năm 1951; Tổng Thư Ký Nghiệp Đoàn Ký Giả
Nam Việt 1960-1966, Chủ Nhiệm Nhật Báo “Quyết Tiến” 1964-1968; Phó Chủ
Tịch Liên Đoàn Ký Giả Quốc Tế đặc trách Á Châu 1964-1966; Tổng Thư Ký và
Chủ Tịch Hội Chủ Báo Việt Nam 1966-1970; Học Bổng Professional
Journalism Fellowship (Standford University 1970-1971). Sinh năm 1923
tại Quảng Ngãi, ông tạ thế ngày 30-3- 2006, tại Bệnh Viện Fairfax,
Virginia, hưởng thọ 84 tuổi. Sau đây là phần trích từ một tự sự của ông,
“Ở tù với Trần Dạ Từ và bạn hữu”.
. . .
Đúng hai năm sau ngày anh Trần Dạ Từ ra khỏi nhà tù Cộng sản,
cũng đúng một năm sau ngày Văn Bút và chính phủ Thụy Điển đón tiếp gia
đình anh ở Stockholm, ngày 9-9-1989, bạn hữu văn giới ở Hoa Kỳ đã họp
mặt mừng anh tại một nhà hàng ở Nam Cali.
Cùng với các anh
Nguyên Sa, Phạm Duy, Mai Thảo, Tạ Tỵ, Viên Linh, Lê Đình Điểu và nhiều
anh em khác, tôi đã có dịp nói về chuyện ở tù cộng sản với Trần Dạ Từ và
bạn hữu. Tiếc thay, khi chỉ vừa nhắc tới trái chuối, củ khoai hai anh
em có lần bẻ cho nhau trong tù, là tôi đã òa khóc ngay trên diễn đàn,
không sao nói được thành tiếng nữa. Sức lực tuổi già tệ hại quá. Bao
nhiêu năm trong ngục tù, anh em nhà văn nhà báo bên nhau đâu có ai nhìn
thấy nhau khóc. Tất cả chúng tôi, ngay trong ngục tù, vẫn ráng tươi cười
với nhau.
Tôi thú thật không hề biết gì về văn thơ. Về thơ Trần
Dạ Từ cũng vậy. Chỉ biết anh trong nghề làm báo. Tờ nhật báo cuối cùng
của anh Từ, trước khi đóng cửa vì luật báo chí VNCH đòi chủ báo thế chân
20 triệu, in trong nhà in của tôi ở đường Võ Tánh. Vị trí làng báo
Saigon dành cho Trần Dạ Từ làm tôi ngạc nhiên, cứ tưởng anh phải là một
người lớn tuổi hơn. Khi gặp, tôi mới biết anh sinh năm 1940. Thời cuối
đệ nhất Cộng Hòa, cả miền Nam chỉ có 9 nhật báo. Năm 1962, anh Trần Dạ
Từ đã là Tổng thư ký nhật báo Dân Việt, một tờ báo gốc Thiên Chúa giáo
cánh Bắc. Anh Chu Tử viết truyện dài và mục Ao thả Vịt nổi tiếng, là từ
báo này. Sau 1964, bộ biên tập bạn hữu của Từ sẽ còn điều khiển các tờ
báo có lúc có số bán vượt mức như Sống, Hòa Bình, Độc Lập.
Sau
khi bị cầm tù thời Phật giáo tranh đấu năm 1963, ra tù, Trần Dạ Từ vẫn
tiếp tục làm tờ Dân Việt, nay đã đổi tên thành Việt Báo, do anh Phương
Linh làm chủ nhiệm. Tôi còn nhớ đây là lúc thịnh thời nhất của Phật giáo
miền Trung. Tờ “Lập Trường” do nhóm các anh Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên,
Cao Huy Thuần xuất bản ngoài Huế, làm mưa làm gió, tới mức đòi phải
thiên đô ra Huế. Bài quan điểm đòi Thủ đô chính trị phải là Huế thì viết
rằng gần mực thì đen. Thủ đô chính trị phải là Huế, gần đèn, mới mong
rạng được.
Thời ấy, cánh chính khách theo các thầy ngoài Huế
đang lên chân. Chủ báo Lập Trường được mời vô Saigon làm Hội đồng Nhân
Sĩ. Chính nghĩa chống độc tài quân phiệt rạng ngời, phần lại lo bị chụp
mũ cần lao, chế độ cũ, làng báo Saigon êm re.
Chính lúc đó trên
tờ Việt Báo xuất hiện loạt bài ký rõ tên Trần Dạ Từ, minh danh “hỏi
thăm” anh em nhóm Lập Trường, từng điểm một rành rọt. Tuần báo Văn Nghệ
Tiền Phong, phần quan điểm thời cuộc do anh Nguyễn Mạnh Côn, thường viết
với bút hiệu Đằng Vân Hầu, gọi việc anh Từ ký rõ tên cho loạt bài này
là “sự dại dột đáng kính trọng” của người làm báo. Còn nhớ, lãnh tụ sinh
viên nổi danh thời 1964 là anh Nguyễn Trọng Nho, tuyên bố tán thành các
luận cứ của Trần Dạ Từ. Làng báo Saigon bắt đầu hưởng ứng. Báo Lập
Trường im, một thời gian sau, tự đóng cửa. Cao Huy Thuần lấy học bổng đi
sang Pháp học. Sau 1975, báo Cộng Sản ở Hà Nội nói Cao Huy Thuần là nhà
nghiên cứu, chuyên về tiểu sử Hồ Chí Minh.
Sống với nhau trong
tù, nhất là qua anh Nguyễn Mạnh Côn lúc đầu, biết thêm về Trần Dạ Từ,
tôi càng ngạc nhiên hơn. Hóa ra anh Từ còn lạ hơn tôi tưởng. Thấy anh
hồi ngoài hai mươi tuổi đã làm tổng thư ký một tờ nhật báo công giáo,
lại là người đưa hồi ký của Linh Mục Cao văn Luận lên báo Độc Lập, tôi
đinh ninh anh phải là công giáo thì anh lại là một Phật tử. Trong bộ
biên tập anh Từ điều khiển và bạn hữu anh, nhiều người là đại khoa bảng.
Tôi đinh ninh anh phải là người học hành ghê lắm, hóa ra anh chưa học
xong tiểu học. Tiếng Tây, tiếng Mỹ bập bẹ, cùng lắm chỉ đủ để đoán mò ra
nội dung bản tin viễn ký hàng ngày, trước khi trao cho người phiên dịch
trong tòa báo. Thì ra, người bạn đồng nghiệp trẻ của chúng tôi, vốn
xuất thân chỉ là cậu bé bán báo, mười hai tuổi đã sống ngoài lề đường.
Tết năm 1955, trước khi người Pháp rời hẳn Việt Nam, đài Pháp Á ở
Saigon tổ chức giải thơ, phần thưởng lớn gấp ba đài Saigon. Người tới
đòi lãnh giải nhất là một cậu bé 15 tuổi mặc quần sọoc. Chủ sự chương
trình Pháp Á là anh Hoàng Cao Tăng phải họp hội đồng giám khảo lôi cậu
bé ra thử tài đủ kiểu, buộc anh Hồ Đình Phương, thư ký hội đồng, phải
lập biên bản, ký bảo lãnh, mới chịu phát cho cậu bé mấy ngàn bạc tiền
trúng giải. Năm 1956, vẫn cậu bé, lại đoạt giải nhất giải truyện ngắn
của tuần báo Nhân Loại, do anh Tam Ích coi ban giám khảo. (Người đoạt
giải nhì là anh Lê Vĩnh Hòa, sau này là nhà văn liệt sĩ của Mặt Trận
Giải Phóng). Anh Hồ Đình Phương phụ trách trang “Bình Thơ” trên báo Văn
Nghệ Tiền Phong dành cả 4, 5 kỳ báo bình thơ cậu bé khác thường này.
Bước vô làng báo chuyên nghiệp, cậu bé làm thơ văn ấy phải làm từ việc
thầy cò, viết lấp chỗ trống đủ các mục, từ tin cán chó, tới bài quan
điểm, rồi mới thành Trần Dạ Từ.
Hồi còn tù ở Sở công an, anh
Nguyễn Mạnh Côn có lần nói với tôi: “Có dịp, ông nhớ bắt tên Từ học
thêm, phải cho nó thật giỏi tiếng Pháp.” Anh Côn kể từ lâu đã bắt anh Từ
học thuộc bản tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản bằng tiếng Tây. Tôi nghe mà
phì cười. Học kiểu ấy thì làm sao mà khá cho nổi.
Hồi hai anh em
cùng nằm một chiếu ở trại khổ sai Gia Trung, đến phiên tôi dạy anh Từ
học thêm tiếng Pháp. Lại có thêm một chuyện buồn cười. Không khá gì hơn
ông thầy Nguyễn Mạnh Côn, anh Từ lại phải tộng cho bằng hết toàn văn Lê
Nin bằng tiếng Tây, nhờ bìa sách có hình Lê Nin, mà sách gửi được vô
trại tù.
Tụng Lê Nin kỹ quá, có lần anh Từ nói: “Có dịp, anh em
mình phải chú giải lại Lê Nin bằng sự việc ông ạ. Tức cười thật, thì ra
trí tuệ phương tây bị chữ nghĩa bắt nạt, chả hiểu gì cả.”
Năm
1977, cũng tại Gia Trung, chị Nhã Ca đi cùng vợ tôi lên thăm, sau đó anh
Từ cho tôi biết anh Mai Thảo, sau cả năm bị lùng bắt, đang ở trong nhà
anh trên đường Tự Do. Tôi với anh Doãn Quốc Sỹ nhìn nhau, không biết nói
sao.
Đầu năm 1978, thân nhân anh Mai Văn Lễ (Khoa trưởng luật
khoa Huế, nguyên phó chủ tịch Hội đồng kinh tế quốc gia, rất thân quí
anh Từ) lên thăm, cho hay chị Nhã và lũ nhỏ bị đuổi khỏi nhà, trục xuất
khỏi thành phố.
Suốt cả năm không có tin nhà, chả biết vợ con
sống chết ra sao, anh Từ không hề hé răng nói một câu lo lắng, vẫn bình
tĩnh tụng Lê Nin toàn tập. Anh Doãn Quốc Sỹ sau này, trong tù, sẽ thay
tôi đọc cả chục bài thơ của Trần Dạ Từ, bằng tiếng Tây.
Nói rằng trong tù không hề khóc, với tôi, cũng sai. Tôi đã có hai lần khóc.
Một
lần, khi làm việc trực nhật, xuống bếp trại bưng nồi cơm, thấy mấy hạt
cơm rơi phía ngoài nồi, trước mặt đông đủ anh em, tiếc của trời, cho là
thường, tôi bốc bỏ vô miệng. Hôm sau, có người báo là bọn cán bộ bảo đội
trưởng phải họp đội, mang tôi ra đấu tố vì tội lượm cơm của đội ăn
riêng. Anh Từ bảo riêng tôi: “Nó muốn kiếm chuyện, chọc mình cãi lại cho
có cớ bêu xấu rồi nhốt. Chuyện không đáng. Đừng dại húc đầu. Anh đừng
thèm cãi tiếng nào. Nhận ngay lỗi, tự mình xin chịu biện pháp kỷ luật
nặng nhất. Vậy là hết chuyện để nói qua nói lại.”
Phiên họp đội
đấu tố được tổ chức. Tôi nói, bao năm rồi tôi vẫn nhớ nguyên từng chữ,
như sau: “Tôi xin nhận hết tội lỗi đã bốc cơm của đội và của nhân dân bỏ
vô miệng. Năm nay tôi gần 60 tuổi, một người chừng ấy tuổi mà không ra
gì, bốc cả đến mấy hạt cơm rơi bỏ vô lỗ miệng, ngay trước mặt bao anh em
khác, thật làm tất cả phải xấu hổ. Tôi xin nhận hết tội lỗi to lớn này.
Xin các anh em hãy hăng hái phê bình. Xin cán bộ hãy cho tôi hưởng hình
phạt nào nặng nhất, như cúp phần ăn hoặc đi kỷ luật, để giúp tôi tự sửa
mình. Xin hết.”
Mọi người nhìn nhau, không thấy ai đấu tố. Sau
đó cũng không thấy hình phạt. Chúng tôi cũng chỉ lặng lẽ cười với nhau.
Ít lâu sau, khi nghe tin anh Nguyễn Mạnh Côn chết, lại nghe kể trước khi
chết miệng anh còn kêu cơm cơm. Tự nhiên, tôi bỗng thấy mình khóc.
Tôi còn khóc một lần nữa, khi chuyển trại.
Được
rời khỏi đội khổ sai nặng nề nhất trại, bị gọi là đội trừng giới, với
nhiều người, là cái may. Với tôi, thì vậy là phải xa anh Từ và bạn hữu.
Trong tù, anh Từ là người lặng lẽ, không bao giờ chịu hái một cây rau
cọng cỏ hoặc kiếm thêm củ khoai củ sắn, chính tôi vẫn thường lo cho anh.
Gặp nhau lần cuối bên bờ suối, kiếm được trái chuối củ khoai, tôi dúi
vội cho anh. Khi quay đi, một lần nữa, tôi thấy mình lại khóc.
Xin các bạn họp mặt hôm 9-9-1989 chào mừng Trần Dạ Từ tha lỗi cho tôi, đã vì khóc mà bỏ ngang phần phát biểu.
Hoa Thịnh đốn, tháng 3.1990
Hồ Văn Đồng
( Việt Báo )
Bàn ra tán vào (0)
Nhà Tù Cộng Sản & Chuyện Lê Nin
Người tù Hồ Văn Đồng và nồi cơm trại tù Gia Trung. Ký họa CHÓE 1978.
Từ
1947, Hồ Văn Đồng là nhà báo tài ba của Việt Nam: Giám Đốc sáng lập
Việt Nam Thông Tấn Xã ở Hà Nội năm 1951; Tổng Thư Ký Nghiệp Đoàn Ký Giả
Nam Việt 1960-1966, Chủ Nhiệm Nhật Báo “Quyết Tiến” 1964-1968; Phó Chủ
Tịch Liên Đoàn Ký Giả Quốc Tế đặc trách Á Châu 1964-1966; Tổng Thư Ký và
Chủ Tịch Hội Chủ Báo Việt Nam 1966-1970; Học Bổng Professional
Journalism Fellowship (Standford University 1970-1971). Sinh năm 1923
tại Quảng Ngãi, ông tạ thế ngày 30-3- 2006, tại Bệnh Viện Fairfax,
Virginia, hưởng thọ 84 tuổi. Sau đây là phần trích từ một tự sự của ông,
“Ở tù với Trần Dạ Từ và bạn hữu”.
. . .
Đúng hai năm sau ngày anh Trần Dạ Từ ra khỏi nhà tù Cộng sản,
cũng đúng một năm sau ngày Văn Bút và chính phủ Thụy Điển đón tiếp gia
đình anh ở Stockholm, ngày 9-9-1989, bạn hữu văn giới ở Hoa Kỳ đã họp
mặt mừng anh tại một nhà hàng ở Nam Cali.
Cùng với các anh
Nguyên Sa, Phạm Duy, Mai Thảo, Tạ Tỵ, Viên Linh, Lê Đình Điểu và nhiều
anh em khác, tôi đã có dịp nói về chuyện ở tù cộng sản với Trần Dạ Từ và
bạn hữu. Tiếc thay, khi chỉ vừa nhắc tới trái chuối, củ khoai hai anh
em có lần bẻ cho nhau trong tù, là tôi đã òa khóc ngay trên diễn đàn,
không sao nói được thành tiếng nữa. Sức lực tuổi già tệ hại quá. Bao
nhiêu năm trong ngục tù, anh em nhà văn nhà báo bên nhau đâu có ai nhìn
thấy nhau khóc. Tất cả chúng tôi, ngay trong ngục tù, vẫn ráng tươi cười
với nhau.
Tôi thú thật không hề biết gì về văn thơ. Về thơ Trần
Dạ Từ cũng vậy. Chỉ biết anh trong nghề làm báo. Tờ nhật báo cuối cùng
của anh Từ, trước khi đóng cửa vì luật báo chí VNCH đòi chủ báo thế chân
20 triệu, in trong nhà in của tôi ở đường Võ Tánh. Vị trí làng báo
Saigon dành cho Trần Dạ Từ làm tôi ngạc nhiên, cứ tưởng anh phải là một
người lớn tuổi hơn. Khi gặp, tôi mới biết anh sinh năm 1940. Thời cuối
đệ nhất Cộng Hòa, cả miền Nam chỉ có 9 nhật báo. Năm 1962, anh Trần Dạ
Từ đã là Tổng thư ký nhật báo Dân Việt, một tờ báo gốc Thiên Chúa giáo
cánh Bắc. Anh Chu Tử viết truyện dài và mục Ao thả Vịt nổi tiếng, là từ
báo này. Sau 1964, bộ biên tập bạn hữu của Từ sẽ còn điều khiển các tờ
báo có lúc có số bán vượt mức như Sống, Hòa Bình, Độc Lập.
Sau
khi bị cầm tù thời Phật giáo tranh đấu năm 1963, ra tù, Trần Dạ Từ vẫn
tiếp tục làm tờ Dân Việt, nay đã đổi tên thành Việt Báo, do anh Phương
Linh làm chủ nhiệm. Tôi còn nhớ đây là lúc thịnh thời nhất của Phật giáo
miền Trung. Tờ “Lập Trường” do nhóm các anh Tôn Thất Hanh, Lê Tuyên,
Cao Huy Thuần xuất bản ngoài Huế, làm mưa làm gió, tới mức đòi phải
thiên đô ra Huế. Bài quan điểm đòi Thủ đô chính trị phải là Huế thì viết
rằng gần mực thì đen. Thủ đô chính trị phải là Huế, gần đèn, mới mong
rạng được.
Thời ấy, cánh chính khách theo các thầy ngoài Huế
đang lên chân. Chủ báo Lập Trường được mời vô Saigon làm Hội đồng Nhân
Sĩ. Chính nghĩa chống độc tài quân phiệt rạng ngời, phần lại lo bị chụp
mũ cần lao, chế độ cũ, làng báo Saigon êm re.
Chính lúc đó trên
tờ Việt Báo xuất hiện loạt bài ký rõ tên Trần Dạ Từ, minh danh “hỏi
thăm” anh em nhóm Lập Trường, từng điểm một rành rọt. Tuần báo Văn Nghệ
Tiền Phong, phần quan điểm thời cuộc do anh Nguyễn Mạnh Côn, thường viết
với bút hiệu Đằng Vân Hầu, gọi việc anh Từ ký rõ tên cho loạt bài này
là “sự dại dột đáng kính trọng” của người làm báo. Còn nhớ, lãnh tụ sinh
viên nổi danh thời 1964 là anh Nguyễn Trọng Nho, tuyên bố tán thành các
luận cứ của Trần Dạ Từ. Làng báo Saigon bắt đầu hưởng ứng. Báo Lập
Trường im, một thời gian sau, tự đóng cửa. Cao Huy Thuần lấy học bổng đi
sang Pháp học. Sau 1975, báo Cộng Sản ở Hà Nội nói Cao Huy Thuần là nhà
nghiên cứu, chuyên về tiểu sử Hồ Chí Minh.
Sống với nhau trong
tù, nhất là qua anh Nguyễn Mạnh Côn lúc đầu, biết thêm về Trần Dạ Từ,
tôi càng ngạc nhiên hơn. Hóa ra anh Từ còn lạ hơn tôi tưởng. Thấy anh
hồi ngoài hai mươi tuổi đã làm tổng thư ký một tờ nhật báo công giáo,
lại là người đưa hồi ký của Linh Mục Cao văn Luận lên báo Độc Lập, tôi
đinh ninh anh phải là công giáo thì anh lại là một Phật tử. Trong bộ
biên tập anh Từ điều khiển và bạn hữu anh, nhiều người là đại khoa bảng.
Tôi đinh ninh anh phải là người học hành ghê lắm, hóa ra anh chưa học
xong tiểu học. Tiếng Tây, tiếng Mỹ bập bẹ, cùng lắm chỉ đủ để đoán mò ra
nội dung bản tin viễn ký hàng ngày, trước khi trao cho người phiên dịch
trong tòa báo. Thì ra, người bạn đồng nghiệp trẻ của chúng tôi, vốn
xuất thân chỉ là cậu bé bán báo, mười hai tuổi đã sống ngoài lề đường.
Tết năm 1955, trước khi người Pháp rời hẳn Việt Nam, đài Pháp Á ở
Saigon tổ chức giải thơ, phần thưởng lớn gấp ba đài Saigon. Người tới
đòi lãnh giải nhất là một cậu bé 15 tuổi mặc quần sọoc. Chủ sự chương
trình Pháp Á là anh Hoàng Cao Tăng phải họp hội đồng giám khảo lôi cậu
bé ra thử tài đủ kiểu, buộc anh Hồ Đình Phương, thư ký hội đồng, phải
lập biên bản, ký bảo lãnh, mới chịu phát cho cậu bé mấy ngàn bạc tiền
trúng giải. Năm 1956, vẫn cậu bé, lại đoạt giải nhất giải truyện ngắn
của tuần báo Nhân Loại, do anh Tam Ích coi ban giám khảo. (Người đoạt
giải nhì là anh Lê Vĩnh Hòa, sau này là nhà văn liệt sĩ của Mặt Trận
Giải Phóng). Anh Hồ Đình Phương phụ trách trang “Bình Thơ” trên báo Văn
Nghệ Tiền Phong dành cả 4, 5 kỳ báo bình thơ cậu bé khác thường này.
Bước vô làng báo chuyên nghiệp, cậu bé làm thơ văn ấy phải làm từ việc
thầy cò, viết lấp chỗ trống đủ các mục, từ tin cán chó, tới bài quan
điểm, rồi mới thành Trần Dạ Từ.
Hồi còn tù ở Sở công an, anh
Nguyễn Mạnh Côn có lần nói với tôi: “Có dịp, ông nhớ bắt tên Từ học
thêm, phải cho nó thật giỏi tiếng Pháp.” Anh Côn kể từ lâu đã bắt anh Từ
học thuộc bản tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản bằng tiếng Tây. Tôi nghe mà
phì cười. Học kiểu ấy thì làm sao mà khá cho nổi.
Hồi hai anh em
cùng nằm một chiếu ở trại khổ sai Gia Trung, đến phiên tôi dạy anh Từ
học thêm tiếng Pháp. Lại có thêm một chuyện buồn cười. Không khá gì hơn
ông thầy Nguyễn Mạnh Côn, anh Từ lại phải tộng cho bằng hết toàn văn Lê
Nin bằng tiếng Tây, nhờ bìa sách có hình Lê Nin, mà sách gửi được vô
trại tù.
Tụng Lê Nin kỹ quá, có lần anh Từ nói: “Có dịp, anh em
mình phải chú giải lại Lê Nin bằng sự việc ông ạ. Tức cười thật, thì ra
trí tuệ phương tây bị chữ nghĩa bắt nạt, chả hiểu gì cả.”
Năm
1977, cũng tại Gia Trung, chị Nhã Ca đi cùng vợ tôi lên thăm, sau đó anh
Từ cho tôi biết anh Mai Thảo, sau cả năm bị lùng bắt, đang ở trong nhà
anh trên đường Tự Do. Tôi với anh Doãn Quốc Sỹ nhìn nhau, không biết nói
sao.
Đầu năm 1978, thân nhân anh Mai Văn Lễ (Khoa trưởng luật
khoa Huế, nguyên phó chủ tịch Hội đồng kinh tế quốc gia, rất thân quí
anh Từ) lên thăm, cho hay chị Nhã và lũ nhỏ bị đuổi khỏi nhà, trục xuất
khỏi thành phố.
Suốt cả năm không có tin nhà, chả biết vợ con
sống chết ra sao, anh Từ không hề hé răng nói một câu lo lắng, vẫn bình
tĩnh tụng Lê Nin toàn tập. Anh Doãn Quốc Sỹ sau này, trong tù, sẽ thay
tôi đọc cả chục bài thơ của Trần Dạ Từ, bằng tiếng Tây.
Nói rằng trong tù không hề khóc, với tôi, cũng sai. Tôi đã có hai lần khóc.
Một
lần, khi làm việc trực nhật, xuống bếp trại bưng nồi cơm, thấy mấy hạt
cơm rơi phía ngoài nồi, trước mặt đông đủ anh em, tiếc của trời, cho là
thường, tôi bốc bỏ vô miệng. Hôm sau, có người báo là bọn cán bộ bảo đội
trưởng phải họp đội, mang tôi ra đấu tố vì tội lượm cơm của đội ăn
riêng. Anh Từ bảo riêng tôi: “Nó muốn kiếm chuyện, chọc mình cãi lại cho
có cớ bêu xấu rồi nhốt. Chuyện không đáng. Đừng dại húc đầu. Anh đừng
thèm cãi tiếng nào. Nhận ngay lỗi, tự mình xin chịu biện pháp kỷ luật
nặng nhất. Vậy là hết chuyện để nói qua nói lại.”
Phiên họp đội
đấu tố được tổ chức. Tôi nói, bao năm rồi tôi vẫn nhớ nguyên từng chữ,
như sau: “Tôi xin nhận hết tội lỗi đã bốc cơm của đội và của nhân dân bỏ
vô miệng. Năm nay tôi gần 60 tuổi, một người chừng ấy tuổi mà không ra
gì, bốc cả đến mấy hạt cơm rơi bỏ vô lỗ miệng, ngay trước mặt bao anh em
khác, thật làm tất cả phải xấu hổ. Tôi xin nhận hết tội lỗi to lớn này.
Xin các anh em hãy hăng hái phê bình. Xin cán bộ hãy cho tôi hưởng hình
phạt nào nặng nhất, như cúp phần ăn hoặc đi kỷ luật, để giúp tôi tự sửa
mình. Xin hết.”
Mọi người nhìn nhau, không thấy ai đấu tố. Sau
đó cũng không thấy hình phạt. Chúng tôi cũng chỉ lặng lẽ cười với nhau.
Ít lâu sau, khi nghe tin anh Nguyễn Mạnh Côn chết, lại nghe kể trước khi
chết miệng anh còn kêu cơm cơm. Tự nhiên, tôi bỗng thấy mình khóc.
Tôi còn khóc một lần nữa, khi chuyển trại.
Được
rời khỏi đội khổ sai nặng nề nhất trại, bị gọi là đội trừng giới, với
nhiều người, là cái may. Với tôi, thì vậy là phải xa anh Từ và bạn hữu.
Trong tù, anh Từ là người lặng lẽ, không bao giờ chịu hái một cây rau
cọng cỏ hoặc kiếm thêm củ khoai củ sắn, chính tôi vẫn thường lo cho anh.
Gặp nhau lần cuối bên bờ suối, kiếm được trái chuối củ khoai, tôi dúi
vội cho anh. Khi quay đi, một lần nữa, tôi thấy mình lại khóc.
Xin các bạn họp mặt hôm 9-9-1989 chào mừng Trần Dạ Từ tha lỗi cho tôi, đã vì khóc mà bỏ ngang phần phát biểu.
Hoa Thịnh đốn, tháng 3.1990
Hồ Văn Đồng
( Việt Báo )