Hình Ảnh & Sự Kiện
Nhà cầm quyền huyện Bát Xát cưỡng chế đất, trấn áp và bắt giam người dân
GNsP (08.06.2016) – Nhà cầm quyền huyện Bát Xát huy động lực lượng gồm công an, CSCĐ cầm dùi cui, bình chữa cháy và các phương tiện trấn áp … để cưỡng chế đất và đàn áp người dân thuộc thị trấn Bát Xát, Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai vào sáng ngày 07.06.2016.
Thông tin này cũng được Báo Lào Cai khẳng định với bài báo có tiêu đề: “Tiến hành tháo dỡ các lều, lán người dân dựng trái phép trên đất dự án” được đăng tải vào ngày 07.06.2016.
Tiếng kêu oan của người dân!
Một đoạn video gần 8 phút lan truyền nhanh trên các trang mạng xã hội cho thấy, trên một cánh đồng nhiều người dân chân lấm tay bùn, tay không một tấc sắt, có người đeo khăn tang khóc thét, la hét, van xin và kêu lên “ôi lãnh đạo ơi, chúng ăn cướp đất của dân”, “đất của dân thì chúng tôi phải giữ”, “các anh ăn hết của dân rồi thì chúng tôi đói”… khi lực lượng cưỡng chế trấn áp bà con. Bà con đã đem quan tài xuống khu vực cưỡng chế với thông điệp “dân chết khi mất đất canh tác”.
Cũng trong đoạn video nhận thấy có nhiều máy quay chuyên dụng sử dụng cho truyền thông quay cảnh cưỡng chế.
Cô Thao Teresa – một người luôn đồng hành với bà con dân oan – xót xa kêu lên: “Có nơi đâu khổ như dân nước tôi không? Mang cả quan tài đi giữ đất. Giữa sự sống và cái chết mà còn không sợ hãi thì dân có gì đâu để mà mất. Thay vì đối thoại với dân để giải quyết các vấn đề cho thoả đáng thì chúng nó lại chọn bạo lực để chống lại dân. Đất đai cha ông để lại bỗng dưng đến cướp thế này. Khốn nạn cho dân tộc Việt Nam”. Nguyễn Công Thanh phẫn nộ: “Xem clip cưỡng chế đất của người dân … để hình dung con đường đi lên CNXH của những người nắm quyền toàn trị tại Ba Đình!”. Đỗ Thanh Vân tiếp lời: “Xin lưu ý là lực lượng cưỡng chế đất này được trả lương bằng chính tiền thuế của dân đóng góp. Và nay họ được sử dụng để đánh đập, đàn áp và cướp đất của dân.”
Nhà chức trách đền bù giải phóng “đúng quy trình”?
Theo Báo Lào Cai cho biết, khu đất của bà con bị cưỡng chế để xây dựng trụ sở cơ quan Bảo hiểm Xã hội huyện, thực hiện dự án chợ trung tâm thị trấn Bát Xát theo quyết định định số 2605, ngày 3/10/2005 đã được UBND Tỉnh phê duyệt.
Báo Lào Cai cũng khẳng định rằng: “Công tác thống kê, đền bù giải phóng mặt bằng và thu hồi đất được triển khai đúng qui trình và qui định của pháp luật. Các hộ có diện tích đất bị thu hồi đã được chi trả kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng đúng quy định, đã ký nhận đủ 100% số kinh phí được phê duyệt.”
Báo Lào Cai cũng cho biết: “…lực lượng chức năng đã áp dụng biện pháp cưỡng chế tạm giữ một số người dân cố tình gây rối; đồng thời, thu giữ toàn bộ vật dụng, phương tiện mà các đối tượng dùng để dựng lều, lán trái phép.”
Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai !?
Vấn đề đặt ra là nếu “công tác thống kê, đền bù giải phóng mặt bằng và thu hồi đất được triển khai đúng qui trình và qui định của pháp luật”, thì tại sao bà con thị trấn Bát Xát quyết định không giao đất “đúng quy trình”?
GNsP chúng tôi vẫn chưa liên lạc với được người dân nơi đây để tìm hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ của sự việc.
Tuy nhiên, qua nhiều lần tiếp cận với bà con dân oan, điển hình bà con dân oan bị mất đất canh tác cho thấy nguyên nhân chính khiến bà con cương quyết phản đối khi nhà chức trách thu hồi đất của họ là do: thu hồi đất với giá rẻ mạt, bồi thường không thỏa đáng, không hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, nơi sống mới không bằng và tốt hơn nơi ở cũ, cuộc sống của các hộ dân trở nên khó khăn hơn sau khi bị thu hồi đất…Chưa nói đến các dự án chiếm đất của người dân, “bồi thường” đúng qui trình, qui định pháp luật theo giá đất nông nghiệp, sau đó thi công hạ tầng và bán lại cho nhà giàu với giá đúng qui trình, qui đinh pháp luật là đất ở đô thị, chiếm lời gấp hàng chục, hàng trăm lần! Chính điều này đã đẩy người dân từ chỗ ổn định cuộc sống – có đất canh tác – đến chỗ mất đất, mất nhà, mất nghiệp sinh sống…
Điển hình của vụ việc này chính là nhà cầm quyền huyện Thạnh Hóa, Long An đã thu hồi đất một cách rẻ mạt đối với gia đình cậu bé Nguyễn Mai Trung Tuấn. Gia đình Tuấn không đồng ý, đã đi khiếu kiện nhiều nơi đến các cấp có thẩm quyền, nhưng không được đền bù một cách thỏa đáng… Và, sau đó đã đẩy cả gia đình vào tù tội kể cả cậu bé Nguyễn Mai Trung Tuấn – 15 tuổi, lãnh án 2 năm 6 tháng tù giam với tội danh “cố ý gây thương tích” theo khoản 3, Điều 104 BLHS.
Tại Việt Nam, bất kỳ người dân nào cũng có thể mất đất bởi vì Luật quy định “Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai…”. Nhà nước có quyền thu hồi đất của người dân trong cả hàng trăm “trường hợp” theo Luật qui định. Người dân Việt Nam chỉ có cơ may sống an lành khi Điều 4 Hiến Pháp bị hủy bỏ, nhà nước bị truất quyền “đại diện sở hữu đất đai” của người dân.
Huyền Trang, GNsP
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Nhà cầm quyền huyện Bát Xát cưỡng chế đất, trấn áp và bắt giam người dân
GNsP (08.06.2016) – Nhà cầm quyền huyện Bát Xát huy động lực lượng gồm công an, CSCĐ cầm dùi cui, bình chữa cháy và các phương tiện trấn áp … để cưỡng chế đất và đàn áp người dân thuộc thị trấn Bát Xát, Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai vào sáng ngày 07.06.2016.
Thông tin này cũng được Báo Lào Cai khẳng định với bài báo có tiêu đề: “Tiến hành tháo dỡ các lều, lán người dân dựng trái phép trên đất dự án” được đăng tải vào ngày 07.06.2016.
Tiếng kêu oan của người dân!
Một đoạn video gần 8 phút lan truyền nhanh trên các trang mạng xã hội cho thấy, trên một cánh đồng nhiều người dân chân lấm tay bùn, tay không một tấc sắt, có người đeo khăn tang khóc thét, la hét, van xin và kêu lên “ôi lãnh đạo ơi, chúng ăn cướp đất của dân”, “đất của dân thì chúng tôi phải giữ”, “các anh ăn hết của dân rồi thì chúng tôi đói”… khi lực lượng cưỡng chế trấn áp bà con. Bà con đã đem quan tài xuống khu vực cưỡng chế với thông điệp “dân chết khi mất đất canh tác”.
Cũng trong đoạn video nhận thấy có nhiều máy quay chuyên dụng sử dụng cho truyền thông quay cảnh cưỡng chế.
Cô Thao Teresa – một người luôn đồng hành với bà con dân oan – xót xa kêu lên: “Có nơi đâu khổ như dân nước tôi không? Mang cả quan tài đi giữ đất. Giữa sự sống và cái chết mà còn không sợ hãi thì dân có gì đâu để mà mất. Thay vì đối thoại với dân để giải quyết các vấn đề cho thoả đáng thì chúng nó lại chọn bạo lực để chống lại dân. Đất đai cha ông để lại bỗng dưng đến cướp thế này. Khốn nạn cho dân tộc Việt Nam”. Nguyễn Công Thanh phẫn nộ: “Xem clip cưỡng chế đất của người dân … để hình dung con đường đi lên CNXH của những người nắm quyền toàn trị tại Ba Đình!”. Đỗ Thanh Vân tiếp lời: “Xin lưu ý là lực lượng cưỡng chế đất này được trả lương bằng chính tiền thuế của dân đóng góp. Và nay họ được sử dụng để đánh đập, đàn áp và cướp đất của dân.”
Nhà chức trách đền bù giải phóng “đúng quy trình”?
Theo Báo Lào Cai cho biết, khu đất của bà con bị cưỡng chế để xây dựng trụ sở cơ quan Bảo hiểm Xã hội huyện, thực hiện dự án chợ trung tâm thị trấn Bát Xát theo quyết định định số 2605, ngày 3/10/2005 đã được UBND Tỉnh phê duyệt.
Báo Lào Cai cũng khẳng định rằng: “Công tác thống kê, đền bù giải phóng mặt bằng và thu hồi đất được triển khai đúng qui trình và qui định của pháp luật. Các hộ có diện tích đất bị thu hồi đã được chi trả kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng đúng quy định, đã ký nhận đủ 100% số kinh phí được phê duyệt.”
Báo Lào Cai cũng cho biết: “…lực lượng chức năng đã áp dụng biện pháp cưỡng chế tạm giữ một số người dân cố tình gây rối; đồng thời, thu giữ toàn bộ vật dụng, phương tiện mà các đối tượng dùng để dựng lều, lán trái phép.”
Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai !?
Vấn đề đặt ra là nếu “công tác thống kê, đền bù giải phóng mặt bằng và thu hồi đất được triển khai đúng qui trình và qui định của pháp luật”, thì tại sao bà con thị trấn Bát Xát quyết định không giao đất “đúng quy trình”?
GNsP chúng tôi vẫn chưa liên lạc với được người dân nơi đây để tìm hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ của sự việc.
Tuy nhiên, qua nhiều lần tiếp cận với bà con dân oan, điển hình bà con dân oan bị mất đất canh tác cho thấy nguyên nhân chính khiến bà con cương quyết phản đối khi nhà chức trách thu hồi đất của họ là do: thu hồi đất với giá rẻ mạt, bồi thường không thỏa đáng, không hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, nơi sống mới không bằng và tốt hơn nơi ở cũ, cuộc sống của các hộ dân trở nên khó khăn hơn sau khi bị thu hồi đất…Chưa nói đến các dự án chiếm đất của người dân, “bồi thường” đúng qui trình, qui định pháp luật theo giá đất nông nghiệp, sau đó thi công hạ tầng và bán lại cho nhà giàu với giá đúng qui trình, qui đinh pháp luật là đất ở đô thị, chiếm lời gấp hàng chục, hàng trăm lần! Chính điều này đã đẩy người dân từ chỗ ổn định cuộc sống – có đất canh tác – đến chỗ mất đất, mất nhà, mất nghiệp sinh sống…
Điển hình của vụ việc này chính là nhà cầm quyền huyện Thạnh Hóa, Long An đã thu hồi đất một cách rẻ mạt đối với gia đình cậu bé Nguyễn Mai Trung Tuấn. Gia đình Tuấn không đồng ý, đã đi khiếu kiện nhiều nơi đến các cấp có thẩm quyền, nhưng không được đền bù một cách thỏa đáng… Và, sau đó đã đẩy cả gia đình vào tù tội kể cả cậu bé Nguyễn Mai Trung Tuấn – 15 tuổi, lãnh án 2 năm 6 tháng tù giam với tội danh “cố ý gây thương tích” theo khoản 3, Điều 104 BLHS.
Tại Việt Nam, bất kỳ người dân nào cũng có thể mất đất bởi vì Luật quy định “Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai…”. Nhà nước có quyền thu hồi đất của người dân trong cả hàng trăm “trường hợp” theo Luật qui định. Người dân Việt Nam chỉ có cơ may sống an lành khi Điều 4 Hiến Pháp bị hủy bỏ, nhà nước bị truất quyền “đại diện sở hữu đất đai” của người dân.
Huyền Trang, GNsP