Cà Kê Dê Ngỗng
Nhà văn Liêu Y Vũ: Trung Quốc lưu đày, quốc tế trọng dụng
Liêu Y Vũ là một "kẻ hoạt động bất hợp pháp", là một "tên dựng chuyện" để được nổi tiếng. Trên đây là phản ứng của bộ Ngoại giao Trung Quốc sau khi Liên đoàn các nhà sách Đức thông báo trao tặng cho nhà văn ly khai này giải thưởng Hòa bình.
Thứ Năm 21/06/2012, nhà văn Trung Quốc Liêu Y Vũ, tỵ nạn tại Đức, được Liên đoàn các chủ hiệu sách Đức chọn trao giải thưởng “Hòa bình”. Đây là một trong những giải thưởng cao quý nhất của ngành văn học tại quê hương của Goeth. Liên đoàn giải thích rằng Liêu Y Vũ là một nhân vật có “lời nói mạnh dạn, không nao núng. Trước sức ép của cường quyền, ông vẫn đem lại tiếng nói cho thành phần dân chúng bị tước đoạt quyền công dân”.
Một trong những quyển sách nổi tiếng của ông mang tựa đề “ Đế chế của đáy xã hội” gồm chân dung của 60 con người bằng xương bằng thịt bị chính sách “kinh tế thị trường” của Trung Quốc đẩy ra bên lề xã hội. Quyển sách bị cấm xuất bản trong nước, Liêu Y Vũ còn bị chính quyền cảnh cáo không cho xuất bản tại nước ngoài. Năm 2011, nhà văn thi sĩ 53 tuổi phải chạy sang Đức lánh nạn.
Cuộc đời của ông tự nó là một tác phẩm sống. Sinh năm 1958 tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Liêu Y Vũ đã từ xúc cảm biến cố Mùa Xuân Bắc Kinh tại Thiên An Môn năm 1989 để sáng tác bài thơ “Đại thảm sát”. Bài thơ này đã làm ông lãnh án 4 năm tù vào năm 1990. Trong suốt 4 năm, ông bị tra tấn vì tội “tuyên truyền phản động”.
Lưu Y Vũ từng làm nhiều nghề để kiếm sống, từ nấu bếp nhà hàng cho đến tài xế xe hàng, trước khi tìm được một chân bán sách và sáng tác thi văn. Nhiều tác phẩm của ông được vinh danh và được nhiều giải thưởng.
Nhưng hai năm trước Mùa Xuân Bắc Kinh, Lưu Y Vũ đã bị chính quyền chiếu cố. Tên của ông nằm trong sổ đen.
Tội của ông là giới thiệu bề trái của xã hội Trung Quốc một cách không khoan nhượng, không tô hồng, không sợ bộ máy kiểm duyệt.
Các tác phẩm của ông bị cấm lưu hành trong nước, nhưng được dịch ra nhiều thứ tiếng: Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha và tiếng Nhật.
Tác phẩm “Đế chế của đáy xã hội” là kết quả của một chuỗi ngày dài lăn lộn với những con người có thật. Trong bốn năm tù tội, ông học được cách thổi sáo và nhờ ống sáo, ông có thể “giang hồ” để viết quyển sách này.
Phản ứng về giải thưởng trị giá 25.000 €, pháp ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi không dấu sự bất bình. Lập trường chính thức được phát biểu như sau: “Liêu Y Vũ là kẻ phạm pháp. Ra nước ngoài, ông ta dựng chuyện để được nổi tiếng, để thu hút cảm tình. 1,3 tỷ người Trung Quốc đủ tư cách biết rõ nhân quyền tại Trung Quốc tiến bộ như thế nào. Hy vọng là công luận Đức sẽ thông hiểu một cách khách quan tình hình Trung Quốc”.
Vấn đề đặt ra là nếu thật sự “khách quan”, tại sao Bắc Kinh không cho người dân phát biểu tự do?.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nhà văn Liêu Y Vũ: Trung Quốc lưu đày, quốc tế trọng dụng
Liêu Y Vũ là một "kẻ hoạt động bất hợp pháp", là một "tên dựng chuyện" để được nổi tiếng. Trên đây là phản ứng của bộ Ngoại giao Trung Quốc sau khi Liên đoàn các nhà sách Đức thông báo trao tặng cho nhà văn ly khai này giải thưởng Hòa bình.
Thứ Năm 21/06/2012, nhà văn Trung Quốc Liêu Y Vũ, tỵ nạn tại Đức, được Liên đoàn các chủ hiệu sách Đức chọn trao giải thưởng “Hòa bình”. Đây là một trong những giải thưởng cao quý nhất của ngành văn học tại quê hương của Goeth. Liên đoàn giải thích rằng Liêu Y Vũ là một nhân vật có “lời nói mạnh dạn, không nao núng. Trước sức ép của cường quyền, ông vẫn đem lại tiếng nói cho thành phần dân chúng bị tước đoạt quyền công dân”.
Một trong những quyển sách nổi tiếng của ông mang tựa đề “ Đế chế của đáy xã hội” gồm chân dung của 60 con người bằng xương bằng thịt bị chính sách “kinh tế thị trường” của Trung Quốc đẩy ra bên lề xã hội. Quyển sách bị cấm xuất bản trong nước, Liêu Y Vũ còn bị chính quyền cảnh cáo không cho xuất bản tại nước ngoài. Năm 2011, nhà văn thi sĩ 53 tuổi phải chạy sang Đức lánh nạn.
Cuộc đời của ông tự nó là một tác phẩm sống. Sinh năm 1958 tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Liêu Y Vũ đã từ xúc cảm biến cố Mùa Xuân Bắc Kinh tại Thiên An Môn năm 1989 để sáng tác bài thơ “Đại thảm sát”. Bài thơ này đã làm ông lãnh án 4 năm tù vào năm 1990. Trong suốt 4 năm, ông bị tra tấn vì tội “tuyên truyền phản động”.
Lưu Y Vũ từng làm nhiều nghề để kiếm sống, từ nấu bếp nhà hàng cho đến tài xế xe hàng, trước khi tìm được một chân bán sách và sáng tác thi văn. Nhiều tác phẩm của ông được vinh danh và được nhiều giải thưởng.
Nhưng hai năm trước Mùa Xuân Bắc Kinh, Lưu Y Vũ đã bị chính quyền chiếu cố. Tên của ông nằm trong sổ đen.
Tội của ông là giới thiệu bề trái của xã hội Trung Quốc một cách không khoan nhượng, không tô hồng, không sợ bộ máy kiểm duyệt.
Các tác phẩm của ông bị cấm lưu hành trong nước, nhưng được dịch ra nhiều thứ tiếng: Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha và tiếng Nhật.
Tác phẩm “Đế chế của đáy xã hội” là kết quả của một chuỗi ngày dài lăn lộn với những con người có thật. Trong bốn năm tù tội, ông học được cách thổi sáo và nhờ ống sáo, ông có thể “giang hồ” để viết quyển sách này.
Phản ứng về giải thưởng trị giá 25.000 €, pháp ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi không dấu sự bất bình. Lập trường chính thức được phát biểu như sau: “Liêu Y Vũ là kẻ phạm pháp. Ra nước ngoài, ông ta dựng chuyện để được nổi tiếng, để thu hút cảm tình. 1,3 tỷ người Trung Quốc đủ tư cách biết rõ nhân quyền tại Trung Quốc tiến bộ như thế nào. Hy vọng là công luận Đức sẽ thông hiểu một cách khách quan tình hình Trung Quốc”.
Vấn đề đặt ra là nếu thật sự “khách quan”, tại sao Bắc Kinh không cho người dân phát biểu tự do?.