Tham Khảo
Nhà văn VŨ HUY QUANG: Thoả hiệp Án: Nguồn gốc và Hậu quả (Nhật Tuấn)
“Là những ai đòi độc lập, đòi thống nhất ngay sau Hiệp định Sơ bộ đều bị bẻ gãy. Suốt Nam ra Bắc, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch…cho đến Huỳnh Phú Sổ đều chết mất xác.
Tham Khảo:
1.
Vụ tàn sát Hải Phòng - nửa thành phố chìm trong biển lửa - từng được so
sánh với vụ tàn sát nổi tiếng Guernica (mà Jacques Raphael-Leygues, Bộ trưởng Hải
quân Pháp so sánh) xảy ra như sau: Những
tàn phá đổ nát không chỉ do các trận chiến, mà trong nhiều trường hợp do chỉ thị
là nhất định phải cho tụi người Việt “một bài học”. Ferrandi nêu một bằng chứng
quan trọng. Tiểu đội anh ta hành quân trên đại lộ Paul Dumer,”Nhiệm vụ chúng tội
mang tính chất một cuộc trừng phạt, đó là dùng súng phun lửa bắn vào khu buôn
bán, nơi Việt minh có hoạt động mạnh. Ðại tá Dèbes đã có chỉ thị viết tay. Nếu
như đốt một tiệm cắt tóc hay một tiệm thuốc dễ bao nhiêu, thì đốt một tiệm giày
dép lại khó bấy nhiêu. Phải làm nhiều lượt và phải quăng thêm những tạc đạn cháy mới có thể tiêu
hủy hoàn toàn. Nhiệm vụ này để dọn đường cho việc tiến vào khu người Tàu.”
-Chaffard, op.cit, p. 49. (B:362).
http://nhattuan2011.blogspot.com/2014/10/nha-van-vu-huy-quang-thoa-hiep-nguon.html
Tham Khảo:
A.
“Người Việt ở Pháp 1940-54” - Ðặng Văn Long.1997.
B.
“Việt Nam
1920-1945” – Ngô Văn.1995.
C.
“France 1940-1955” – Alexander Werth.1956.
D.
“Marxism, Wars & Revolutions” – Isaac Deutscher.1984.
E.
“The Fate of the Revolution” – Walter Laqueur.1967.
Các chú thích dẫn trong sách, được đánh dấu tắt bằng “A”,
“B”, “C”, “D”, “E”…kèm số trang.
I.Nguồn Gốc
Thỏa hiệp Án (Modus Vivendi) do
Chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) ký năm 1946 với chính phủ Pháp diễn tiến rất bất ngờ
cho không khí chính trị Việt Pháp, ảnh hưởng sâu xa sau này…Xảy ra nửa đêm 14 rạng
ngày 15 tháng Chín 1946, tại nhà riêng Moutet.
Modus Vivendi chủ trương Việt nhường
thêm bước nữa cho Pháp sau khi đã chịu Ðộc lập trong Liên Hiệp Pháp của Hiệp định
Sơ bộ 6 tháng Ba 1946. Thỏa hiệp này, câu quan trọng nhất, là điều V, câu cuối
như sau:
-Khi đã giải quyết xong vấn đề tiền tệ, một thứ bạc sẽ tiêu chung ở
trong những xứ thuộc quyền chính phủ Việt nam và những xứ của Ðông Dương.
Ðồng tiền đó tức là đồng bạc Ðông Dương, do nhà băng Ðông
Dương phát hành hiện nay, trong lúc chờ một cơ quan phát hành thành lập.
Ðiều lệ của cơ quan phát hành đó sẽ do một ủy ban Pháp-Việt
[…]
Ðồng bạc Ðông Dương phải thuộc vào phạm vi đồng Phật Lăng. (A:108)
Ðây là lý do chính cho tàn sát Hải
Phòng: Pháp muốn kiểm soát mệnh giá đồng Phật lăng của Ngân hàng Ðông Dương,
đang bị thất thoát qua Tàu, trong lúc quan kim của Tưởng đang lạm phát trầm trọng.
Ngày 17, HCM giải thích với hàng
ngàn Công binh Việt tại Marseille, “Ta như người có ruộng mà không có thóc,
Pháp như người có thóc mà không có ruộng, nay hợp tác thì hai bên đều có lợi.
Kiều bào hiểu chưa?” Không ai hiểu cả, vì không mời thì Pháp cũng đã đến rồi!
(A:117)
Ngày 18, HCM lên tàu về nước.
Từ ngày 29 tháng Tám, lính Pháp đã
chiếm sở Ðoan và sở Công an Việt, bắt đi một số người. Từ ngày 15, Pháp nắm
trong tay quyền kiểm soát hải quan và hải phận Hải Phòng, nơi người Việt xuất gạo
để đổi lấy vũ khí của Tàu.
Ngày 20 tháng Mười một, trừ khu dân Pháp, Hải
Phòng nổi dậy chống quân Pháp chuyên quyền […] Lối 8 giờ sáng, súng nổ vang trời,
tiếng súng cối pháo kích làm rung chuyển thành phố, thiết giáp Pháp tấn công,
lao vào các chiến lũy người Việt…Nửa thành phố bị phá trụi dưới lằn đạn các đại
pháo từ 3 chiến hạm ngoài khơi bắn, chuẩn bị cho bộ binh tiến lên. (B:361).
Theo A. Werth, (“Background of the
Indo-China War- dẫn tài liệu của D.Hemery và P.Devillers có từ Thư khố Bộ Thuộc
địa”), thì…
”10 giờ sáng [Nov 23 -1946] quân Pháp tiến
vào Phố Khách, gặp chống trả của người Việt; Dèbes [Ðại tá] gọi chiến hạm
Suffren bắn vào thành phố. Theo Ðô Ðốc Battet, “6 ngàn người Việt – đàn ông,
đàn bà, và trẻ con - hoặc chết cháy dưới súng phun lửa của bộ binh, hoặc đạn đại
bác Hải quân bắn vào.” (C:339)
Hãng Thông tấn Pháp AFP, trấn áp mọi
tin liên quan đến vụ tàn sát (1), sợ Ðại tá Dèbes nổi giận, chỉ vài tháng sau mới
loan tin qua loa biến cố mà sau này dẫn đến Ðiện Biên Phủ.
Các báo chí bên Pháp, Le Figaro, le Monde, L’Epoque, và Aube lúc ấy đang lo “cảnh giác nếu chính
quyền Pháp thiếu cương quyết”, sẽ “mất Ðông Dương”.
Không 1 báo nào loan tin Tàn Sát Hải
Phòng. (C:340).
Sau đó thì đến lượt tàn sát Hà Nội,
ngày 19 tháng Chạp.
Tất cả, từ Modus Vivendi, khởi sự
nổ bùng chiến tranh Việt Nam.
Modus Vivendi, có là điều chẳng đặng
đừng, và có là sáng kiến của riêng H.C.M?
a). Chẳng đặng đừng?.
Sau Thế chiến, Pháp kiệt quệ. Phí
tổn chiến tranh sẽ quá lớn, và lòng người
dân Pháp không muốn thêm chết chóc cho con em họ nữa. Chính vì ký Thoả hiệp án
mới làm quân Pháp có cớ đổ bộ trở lại Việt Nam.
b). Sáng kiến “cụ Hồ”?
Trong lịch sử Quốc tế Ba, đã có 2
lần Stalin đòi Thỏa Hiệp án. Thỏa hiệp với đế quốc là chủ trương Stalin. Lần 1,
khi Tưởng đòi Bắc chinh dẹp sứ quân Hoa Bắc, Stalin đã đề nghị Thỏa hiệp Án với
Trương Tác Lâm (1926). Lần 2, quân Tưởng yếu thế rút dần về Hoa Nam, Stalin đề
nghị Mao Thoả hiệp Án với Tưởng (1948).
“Sau tàn sát Quảng Châu - Thượng Hải 1925-27 của Tưởng Giới
Thạch, Stalin tuyên bố tại hội nghị Postdam, rằng Tưởng “là lực lượng chính có
thể cai trị Trung hoa,”Phải chăng nói thế để lấy lòng Ðồng Minh. Chưa chắc. Thật
ra, Stalin không tin khả năng của Ðảng CSTQ có thể thắng được. Nên cho đến
1948, còn cố thuyết phục Mao nên Thoả hiệp với Quốc Dân đảng. Một bức thư của
Quốc tế Ba, gửi cho Ðại hội đảng CSTQ ngay trước khi Hồng quân tiến chiếm các tỉnh
quân Tưởng rút lui. Cộng sản Tàu khước từ đề
nghị này.
Trên tờ Times, ghi lại, “Cho đến tháng Bảy 1948, Nga không
tin tưởng, cũng như không muốn một chiến thắng tức thì của Cộng trên đất tàu.
Ðang trong lúc CS Tàu đang họp về chiến dịch mùa Thu, thì có khuyến cáo của
Nga, là nên tiếp tục chiến tranh du kích trong tương lai, để làm yếu Mỹ, nước
đang ủng hộ Tưởng. Nga chống kế sách tiến chiếm thành phố của Hồng quân. Ðại hội
CSTQ bác khuyến cáo này. (The Times, 27 June 1950.)
Trước đó, khi giữa thập niên 1920, Tưởng muốn Bắc chinh,
tháng Ba 1926, Chính trị bộ Liên xô nghị luận về việc này, Stalin nhấn mạnh, Tưởng
chỉ nên củng cố tại Hoa Nam, và nên có Modus Vivendi (Thoả Hiệp Án) với Trương
Tác Lâm. Tưởng bác bỏ khuyến cáo.( I. Deutscher, C: 43 fn.)
“Cụ Hồ” đề nghị “chuyện chính trị
để người làm chính trị lo”, và , “đồng bào cứ đi theo tôi”.
Vậy đồng bào không làm chính trị
đã không biết những gì, mà “cụ Hồ” biết những gì?
-Ðồng bào không làm chính trị, không
biết Stalin chính thức giải tán Comintern (Quốc tế Cộng sản) ngày 15 tháng Năm
1943.
-Những điều “Cụ” biết:
Những ai không theo Stalin đều bị
bẻ gãy, như trong các vụ án Mátcơva 1936-38 ở Nga. Bài học bên Tàu của Trần Ðộc
Tú vào tù 1932 còn đó. Ðảng Cộng sản Pháp, ai theo đường lối Stalin thì còn sống
(như Thorez), ngoài ra bị trục xuất (như A. Rosmer, Monatte, Souvarine). Các đảng
Cộng sản Ðông Âu, Ðức, Ba lan…đều như thế cả. Năm 1938, Ðệ Tứ Quốc tế thành lập,
thì 1940, Trotsky bị ám sát. Người “Cụ” từng phụ tá là Borodin đang trong tù
(sau chết năm 1949, trong tù,)
Vậy đàng sau cánh gà của sân khấu
Modus Vivendi lúc nửa đêm tại nhà riêng Moutet, hẳn có người nhắc tuồng - không
phải sáng kiến của riêng “Cụ” - tức là từ Quốc tế Ba, của Stalin.
Cũng trong thời gian ở Pháp HCM
tuyên bố với Daniel Guerin, “Ai không theo đường lối tôi sẽ bị bẻ gãy.”(B:361)
II.Hậu Qủa: Nghệ thuật bẻ gãy của “Cụ Hồ”.
Sau tàn sát Hải Phòng,
là tàn sát Hà Nội. Tự Vệ thành đục tường kháng chiến rồi rút lui. Ngày 20 tháng
Chín, quân Pháp kéo cờ tam sắc tên nóc toà Thị chính. Ðó là hậu quả đầu tiên của
Modus Vivendi cho xương máu kháng chiến – đa số nông dân - về sau.
Những người bị bẻ gãy? Là những ai
đòi độc lập, đòi thống nhất ngay sau Hiệp định Sơ bộ đều bị bẻ gãy. Suốt Nam ra
Bắc, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch…cho đến Huỳnh Phú Sổ đều chết mất
xác. Những người chỉ đòi góp ý kiến cũng có số phận bi thương, như Nguyễn Hữu
Ðang, Phan Khôi…Và những cái chết mờ ám của các Tướng Nguyễn Sơn, Nguyễn Bình.
Tinh hoa nhất của Việt Nam thời bị
đô hộ bị tận diệt, không bởi chính quyền Thuộc địa, mà bởi “Cụ Hồ” và đảng của
“Cụ”, đảng “Lao Ðộng” (sau đổi là Ðảng Cộng Sản) bẻ gãy. Nay chỉ còn những con
cá rô của “Bác Hồ”( Con cá rô ơi chớ có
buồn/Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn. -Tố Hữu.) Không ai có tiếng nói khác.
Theo đường lối Stalin, (Stalin, từng
bị tố cáo là,”Kẻ đào mồ chôn Cách mạng”), nhưng ở Nga, những người bị Stalin bẻ
gãy, nay được phục hồi danh dự gần hết: Bulkharin, Sverdlov…Bên Tàu, thì đã phục
hồi cho Lý Lập Tam, Lưu Thiếu Kỳ…Cả Nga lẫn Tàu đã bỏ tệ Sùng bái Cá nhân. Chỉ
có Việt Nam
thì chưa. Nên không một ai từng bị bẻ gãy được phục hồi tên tuổi. Tài tình?
Người Việt Nam nghe “Cụ”
tuyên bố, là đọc Mác-Lênin rất xúc động, nhưng “Cụ” cũng nói, là “muốn Ðộc lập
trước”. Ðể Ðộc lập, “Cụ” nhờ hết. Các Ðế quốc, như ”nhờ Nga, Tàu, Mỹ, Pháp” để
có Ðộc lập. Nhờ hết, trừ Vô Sản. Cho nên, chủ nghĩa Mác – Lênin chưa 1 ngày thực
hiện ở Việt Nam.
Nhưng không ai động chạm đến “Cụ”, mà “Cụ” vượt cả Mác, vì nay ai bất mãn với
những bất công, chỉ đòi “bỏ chủ nghĩa Mác-Lê”, giữ lại “tư tưởng Hồ Chí Minh” -
Làm thuốc bổ não cho dân Việt Nam. Thiên tài?
Ðấy mới là cái tài tình, thâm thúy, thiên tài của “Cụ”,
người tuyên bố bao điều tốt đẹp, cần kiệm liêm chính, tự do, bình đẳng vân vân.
Nhưng di sản thì lại là có 2 thứ pháp luật: Một cho đảng viên quan liêu của Ðảng;
một cho nhân dân.
Và cho đến nay, ai viết về lịch sử,
chính trị…đều im bặt, nếu không muốn bị bẻ gãy. (Theo Farida Shaheed, đại diện
nhân quyền LHQ, Việt Nam
chỉ có MộT bộ Sử.)
Bẻ gãy ý kiến đưa đến sự tù hãm
(stalemate) tư tưởng. Trong quá khứ, những quốc gia không có sự phát triển tư
tưởng, đã diệt vong. Karl Marx bảo, “tù hãm đưa đến tàn lụi của mọi giai cấp, cả thống trị lẫn bị trị.” Và, “Không một
xã hội nào duy trì vĩnh viễn được nguyên trạng, status quo, kềm hãm sự đấu tranh, chỉ đến tự huỷ diệt”. Xã hội Việt
Nam
đang tù đọng, Ðảng Cộng sản Việt nam đang tù đọng. Trí thức Việt thì cùng nhau
lên án chủ nghĩa Cộng sản. Lịch sử là tìm hiểu những cái chưa biết, hấp dẫn biết
bao. Nhưng chỉ có một bộ sử, thành nhàm chán, vì ai cũng “biết hết” rồi. Và lịch
sử thế giới thì càng xa vời! Nhưng chả phải cách mạng Nga, và Trung quốc đã tạo
những thay đổi chấn động đó ư? (E:173-4)
***
Hegel từng phát biểu hung hăng rằng “lịch sử thế giới chuyển
từ Ðông sang Tây”, và rằng “Châu Âu biểu trưng cho sự tận cùng của lịch sử nhân
loại”. Nhận định quá khích này vì Hegel tin rằng thời kỳ Cải Cách và sự ra đời
Nhà Nước Phổ là đỉnh điểm của sự phát triển tinh hoa nhân loại; và cũng không
thiếu gì người, dù không tin Giáo Hội lẫn Nhà Nước, cũng cho rằng lịch sử thế
giới đã đạt cao điểm chỉ ở Tây Phương, còn Ðông Phương, chả còn gì để cống hiến
nữa, chỉ giữ vai trò phục tùng. Nhưng nào có thế? Chúng ta đã thấy cách mạng
bùng ra ở Ðông Phương. Và không ngưng ở đó. Còn Tây Phương coi như đã thể hiện
xong xã hội chủ nghĩa bằng vài trang sử rỗng chăng? Xã Hội chủ nghĩa còn cần
vài cuộc cách mạng nữa, cả Tây lẫn Ðông.; và chả ở đâu mà lịch sử chấm dứt cả.
Phương Ðông đã viết những trang sử thay đổi lớn, khởi nguồn từ tư tưởng Tây
phương. 50 năm trong lịch sử Nga cho ta biết những thay đổi to tát trong một nước
hậu tiến thế nào. Ðó là điều Tây phương sẽ nhìn thấy những chân trời mở ra cho
chính xã hội họ, để họ thoát ra tư tưởng bảo thủ cùng lối sống thờ phụng vật dụng.
Cách mạng Nga vẫn còn là bài học đáng để nghiên cứu, cả cái hay lẫn cái dở.
-Vũ Huy Quang, DEC 2013.
(Ðể chào mừng sự ra đời cuốn “Trần
Văn Thạch, cây bút chống bạo quyền…” của các tác gỉa Trần Mỹ Châu&Phan Thị
Trọng Tuyến)
http://nhattuan2011.blogspot.com/2014/10/nha-van-vu-huy-quang-thoa-hiep-nguon.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nhà văn VŨ HUY QUANG: Thoả hiệp Án: Nguồn gốc và Hậu quả (Nhật Tuấn)
“Là những ai đòi độc lập, đòi thống nhất ngay sau Hiệp định Sơ bộ đều bị bẻ gãy. Suốt Nam ra Bắc, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch…cho đến Huỳnh Phú Sổ đều chết mất xác.
Tham Khảo:
1.
Vụ tàn sát Hải Phòng - nửa thành phố chìm trong biển lửa - từng được so
sánh với vụ tàn sát nổi tiếng Guernica (mà Jacques Raphael-Leygues, Bộ trưởng Hải
quân Pháp so sánh) xảy ra như sau: Những
tàn phá đổ nát không chỉ do các trận chiến, mà trong nhiều trường hợp do chỉ thị
là nhất định phải cho tụi người Việt “một bài học”. Ferrandi nêu một bằng chứng
quan trọng. Tiểu đội anh ta hành quân trên đại lộ Paul Dumer,”Nhiệm vụ chúng tội
mang tính chất một cuộc trừng phạt, đó là dùng súng phun lửa bắn vào khu buôn
bán, nơi Việt minh có hoạt động mạnh. Ðại tá Dèbes đã có chỉ thị viết tay. Nếu
như đốt một tiệm cắt tóc hay một tiệm thuốc dễ bao nhiêu, thì đốt một tiệm giày
dép lại khó bấy nhiêu. Phải làm nhiều lượt và phải quăng thêm những tạc đạn cháy mới có thể tiêu
hủy hoàn toàn. Nhiệm vụ này để dọn đường cho việc tiến vào khu người Tàu.”
-Chaffard, op.cit, p. 49. (B:362).
http://nhattuan2011.blogspot.com/2014/10/nha-van-vu-huy-quang-thoa-hiep-nguon.html
A.
“Người Việt ở Pháp 1940-54” - Ðặng Văn Long.1997.
B.
“Việt Nam
1920-1945” – Ngô Văn.1995.
C.
“France 1940-1955” – Alexander Werth.1956.
D.
“Marxism, Wars & Revolutions” – Isaac Deutscher.1984.
E.
“The Fate of the Revolution” – Walter Laqueur.1967.
Các chú thích dẫn trong sách, được đánh dấu tắt bằng “A”,
“B”, “C”, “D”, “E”…kèm số trang.
I.Nguồn Gốc
Thỏa hiệp Án (Modus Vivendi) do
Chủ tịch Hồ Chí Minh (HCM) ký năm 1946 với chính phủ Pháp diễn tiến rất bất ngờ
cho không khí chính trị Việt Pháp, ảnh hưởng sâu xa sau này…Xảy ra nửa đêm 14 rạng
ngày 15 tháng Chín 1946, tại nhà riêng Moutet.
Modus Vivendi chủ trương Việt nhường
thêm bước nữa cho Pháp sau khi đã chịu Ðộc lập trong Liên Hiệp Pháp của Hiệp định
Sơ bộ 6 tháng Ba 1946. Thỏa hiệp này, câu quan trọng nhất, là điều V, câu cuối
như sau:
-Khi đã giải quyết xong vấn đề tiền tệ, một thứ bạc sẽ tiêu chung ở
trong những xứ thuộc quyền chính phủ Việt nam và những xứ của Ðông Dương.
Ðồng tiền đó tức là đồng bạc Ðông Dương, do nhà băng Ðông
Dương phát hành hiện nay, trong lúc chờ một cơ quan phát hành thành lập.
Ðiều lệ của cơ quan phát hành đó sẽ do một ủy ban Pháp-Việt
[…]
Ðồng bạc Ðông Dương phải thuộc vào phạm vi đồng Phật Lăng. (A:108)
Ðây là lý do chính cho tàn sát Hải
Phòng: Pháp muốn kiểm soát mệnh giá đồng Phật lăng của Ngân hàng Ðông Dương,
đang bị thất thoát qua Tàu, trong lúc quan kim của Tưởng đang lạm phát trầm trọng.
Ngày 17, HCM giải thích với hàng
ngàn Công binh Việt tại Marseille, “Ta như người có ruộng mà không có thóc,
Pháp như người có thóc mà không có ruộng, nay hợp tác thì hai bên đều có lợi.
Kiều bào hiểu chưa?” Không ai hiểu cả, vì không mời thì Pháp cũng đã đến rồi!
(A:117)
Ngày 18, HCM lên tàu về nước.
Từ ngày 29 tháng Tám, lính Pháp đã
chiếm sở Ðoan và sở Công an Việt, bắt đi một số người. Từ ngày 15, Pháp nắm
trong tay quyền kiểm soát hải quan và hải phận Hải Phòng, nơi người Việt xuất gạo
để đổi lấy vũ khí của Tàu.
Ngày 20 tháng Mười một, trừ khu dân Pháp, Hải
Phòng nổi dậy chống quân Pháp chuyên quyền […] Lối 8 giờ sáng, súng nổ vang trời,
tiếng súng cối pháo kích làm rung chuyển thành phố, thiết giáp Pháp tấn công,
lao vào các chiến lũy người Việt…Nửa thành phố bị phá trụi dưới lằn đạn các đại
pháo từ 3 chiến hạm ngoài khơi bắn, chuẩn bị cho bộ binh tiến lên. (B:361).
Theo A. Werth, (“Background of the
Indo-China War- dẫn tài liệu của D.Hemery và P.Devillers có từ Thư khố Bộ Thuộc
địa”), thì…
”10 giờ sáng [Nov 23 -1946] quân Pháp tiến
vào Phố Khách, gặp chống trả của người Việt; Dèbes [Ðại tá] gọi chiến hạm
Suffren bắn vào thành phố. Theo Ðô Ðốc Battet, “6 ngàn người Việt – đàn ông,
đàn bà, và trẻ con - hoặc chết cháy dưới súng phun lửa của bộ binh, hoặc đạn đại
bác Hải quân bắn vào.” (C:339)
Hãng Thông tấn Pháp AFP, trấn áp mọi
tin liên quan đến vụ tàn sát (1), sợ Ðại tá Dèbes nổi giận, chỉ vài tháng sau mới
loan tin qua loa biến cố mà sau này dẫn đến Ðiện Biên Phủ.
Các báo chí bên Pháp, Le Figaro, le Monde, L’Epoque, và Aube lúc ấy đang lo “cảnh giác nếu chính
quyền Pháp thiếu cương quyết”, sẽ “mất Ðông Dương”.
Không 1 báo nào loan tin Tàn Sát Hải
Phòng. (C:340).
Sau đó thì đến lượt tàn sát Hà Nội,
ngày 19 tháng Chạp.
Tất cả, từ Modus Vivendi, khởi sự
nổ bùng chiến tranh Việt Nam.
Modus Vivendi, có là điều chẳng đặng
đừng, và có là sáng kiến của riêng H.C.M?
a). Chẳng đặng đừng?.
Sau Thế chiến, Pháp kiệt quệ. Phí
tổn chiến tranh sẽ quá lớn, và lòng người
dân Pháp không muốn thêm chết chóc cho con em họ nữa. Chính vì ký Thoả hiệp án
mới làm quân Pháp có cớ đổ bộ trở lại Việt Nam.
b). Sáng kiến “cụ Hồ”?
Trong lịch sử Quốc tế Ba, đã có 2
lần Stalin đòi Thỏa Hiệp án. Thỏa hiệp với đế quốc là chủ trương Stalin. Lần 1,
khi Tưởng đòi Bắc chinh dẹp sứ quân Hoa Bắc, Stalin đã đề nghị Thỏa hiệp Án với
Trương Tác Lâm (1926). Lần 2, quân Tưởng yếu thế rút dần về Hoa Nam, Stalin đề
nghị Mao Thoả hiệp Án với Tưởng (1948).
“Sau tàn sát Quảng Châu - Thượng Hải 1925-27 của Tưởng Giới
Thạch, Stalin tuyên bố tại hội nghị Postdam, rằng Tưởng “là lực lượng chính có
thể cai trị Trung hoa,”Phải chăng nói thế để lấy lòng Ðồng Minh. Chưa chắc. Thật
ra, Stalin không tin khả năng của Ðảng CSTQ có thể thắng được. Nên cho đến
1948, còn cố thuyết phục Mao nên Thoả hiệp với Quốc Dân đảng. Một bức thư của
Quốc tế Ba, gửi cho Ðại hội đảng CSTQ ngay trước khi Hồng quân tiến chiếm các tỉnh
quân Tưởng rút lui. Cộng sản Tàu khước từ đề
nghị này.
Trên tờ Times, ghi lại, “Cho đến tháng Bảy 1948, Nga không
tin tưởng, cũng như không muốn một chiến thắng tức thì của Cộng trên đất tàu.
Ðang trong lúc CS Tàu đang họp về chiến dịch mùa Thu, thì có khuyến cáo của
Nga, là nên tiếp tục chiến tranh du kích trong tương lai, để làm yếu Mỹ, nước
đang ủng hộ Tưởng. Nga chống kế sách tiến chiếm thành phố của Hồng quân. Ðại hội
CSTQ bác khuyến cáo này. (The Times, 27 June 1950.)
Trước đó, khi giữa thập niên 1920, Tưởng muốn Bắc chinh,
tháng Ba 1926, Chính trị bộ Liên xô nghị luận về việc này, Stalin nhấn mạnh, Tưởng
chỉ nên củng cố tại Hoa Nam, và nên có Modus Vivendi (Thoả Hiệp Án) với Trương
Tác Lâm. Tưởng bác bỏ khuyến cáo.( I. Deutscher, C: 43 fn.)
“Cụ Hồ” đề nghị “chuyện chính trị
để người làm chính trị lo”, và , “đồng bào cứ đi theo tôi”.
Vậy đồng bào không làm chính trị
đã không biết những gì, mà “cụ Hồ” biết những gì?
-Ðồng bào không làm chính trị, không
biết Stalin chính thức giải tán Comintern (Quốc tế Cộng sản) ngày 15 tháng Năm
1943.
-Những điều “Cụ” biết:
Những ai không theo Stalin đều bị
bẻ gãy, như trong các vụ án Mátcơva 1936-38 ở Nga. Bài học bên Tàu của Trần Ðộc
Tú vào tù 1932 còn đó. Ðảng Cộng sản Pháp, ai theo đường lối Stalin thì còn sống
(như Thorez), ngoài ra bị trục xuất (như A. Rosmer, Monatte, Souvarine). Các đảng
Cộng sản Ðông Âu, Ðức, Ba lan…đều như thế cả. Năm 1938, Ðệ Tứ Quốc tế thành lập,
thì 1940, Trotsky bị ám sát. Người “Cụ” từng phụ tá là Borodin đang trong tù
(sau chết năm 1949, trong tù,)
Vậy đàng sau cánh gà của sân khấu
Modus Vivendi lúc nửa đêm tại nhà riêng Moutet, hẳn có người nhắc tuồng - không
phải sáng kiến của riêng “Cụ” - tức là từ Quốc tế Ba, của Stalin.
Cũng trong thời gian ở Pháp HCM
tuyên bố với Daniel Guerin, “Ai không theo đường lối tôi sẽ bị bẻ gãy.”(B:361)
II.Hậu Qủa: Nghệ thuật bẻ gãy của “Cụ Hồ”.
Sau tàn sát Hải Phòng,
là tàn sát Hà Nội. Tự Vệ thành đục tường kháng chiến rồi rút lui. Ngày 20 tháng
Chín, quân Pháp kéo cờ tam sắc tên nóc toà Thị chính. Ðó là hậu quả đầu tiên của
Modus Vivendi cho xương máu kháng chiến – đa số nông dân - về sau.
Những người bị bẻ gãy? Là những ai
đòi độc lập, đòi thống nhất ngay sau Hiệp định Sơ bộ đều bị bẻ gãy. Suốt Nam ra
Bắc, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch…cho đến Huỳnh Phú Sổ đều chết mất
xác. Những người chỉ đòi góp ý kiến cũng có số phận bi thương, như Nguyễn Hữu
Ðang, Phan Khôi…Và những cái chết mờ ám của các Tướng Nguyễn Sơn, Nguyễn Bình.
Tinh hoa nhất của Việt Nam thời bị
đô hộ bị tận diệt, không bởi chính quyền Thuộc địa, mà bởi “Cụ Hồ” và đảng của
“Cụ”, đảng “Lao Ðộng” (sau đổi là Ðảng Cộng Sản) bẻ gãy. Nay chỉ còn những con
cá rô của “Bác Hồ”( Con cá rô ơi chớ có
buồn/Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn. -Tố Hữu.) Không ai có tiếng nói khác.
Theo đường lối Stalin, (Stalin, từng
bị tố cáo là,”Kẻ đào mồ chôn Cách mạng”), nhưng ở Nga, những người bị Stalin bẻ
gãy, nay được phục hồi danh dự gần hết: Bulkharin, Sverdlov…Bên Tàu, thì đã phục
hồi cho Lý Lập Tam, Lưu Thiếu Kỳ…Cả Nga lẫn Tàu đã bỏ tệ Sùng bái Cá nhân. Chỉ
có Việt Nam
thì chưa. Nên không một ai từng bị bẻ gãy được phục hồi tên tuổi. Tài tình?
Người Việt Nam nghe “Cụ”
tuyên bố, là đọc Mác-Lênin rất xúc động, nhưng “Cụ” cũng nói, là “muốn Ðộc lập
trước”. Ðể Ðộc lập, “Cụ” nhờ hết. Các Ðế quốc, như ”nhờ Nga, Tàu, Mỹ, Pháp” để
có Ðộc lập. Nhờ hết, trừ Vô Sản. Cho nên, chủ nghĩa Mác – Lênin chưa 1 ngày thực
hiện ở Việt Nam.
Nhưng không ai động chạm đến “Cụ”, mà “Cụ” vượt cả Mác, vì nay ai bất mãn với
những bất công, chỉ đòi “bỏ chủ nghĩa Mác-Lê”, giữ lại “tư tưởng Hồ Chí Minh” -
Làm thuốc bổ não cho dân Việt Nam. Thiên tài?
Ðấy mới là cái tài tình, thâm thúy, thiên tài của “Cụ”,
người tuyên bố bao điều tốt đẹp, cần kiệm liêm chính, tự do, bình đẳng vân vân.
Nhưng di sản thì lại là có 2 thứ pháp luật: Một cho đảng viên quan liêu của Ðảng;
một cho nhân dân.
Và cho đến nay, ai viết về lịch sử,
chính trị…đều im bặt, nếu không muốn bị bẻ gãy. (Theo Farida Shaheed, đại diện
nhân quyền LHQ, Việt Nam
chỉ có MộT bộ Sử.)
Bẻ gãy ý kiến đưa đến sự tù hãm
(stalemate) tư tưởng. Trong quá khứ, những quốc gia không có sự phát triển tư
tưởng, đã diệt vong. Karl Marx bảo, “tù hãm đưa đến tàn lụi của mọi giai cấp, cả thống trị lẫn bị trị.” Và, “Không một
xã hội nào duy trì vĩnh viễn được nguyên trạng, status quo, kềm hãm sự đấu tranh, chỉ đến tự huỷ diệt”. Xã hội Việt
Nam
đang tù đọng, Ðảng Cộng sản Việt nam đang tù đọng. Trí thức Việt thì cùng nhau
lên án chủ nghĩa Cộng sản. Lịch sử là tìm hiểu những cái chưa biết, hấp dẫn biết
bao. Nhưng chỉ có một bộ sử, thành nhàm chán, vì ai cũng “biết hết” rồi. Và lịch
sử thế giới thì càng xa vời! Nhưng chả phải cách mạng Nga, và Trung quốc đã tạo
những thay đổi chấn động đó ư? (E:173-4)
***
Hegel từng phát biểu hung hăng rằng “lịch sử thế giới chuyển
từ Ðông sang Tây”, và rằng “Châu Âu biểu trưng cho sự tận cùng của lịch sử nhân
loại”. Nhận định quá khích này vì Hegel tin rằng thời kỳ Cải Cách và sự ra đời
Nhà Nước Phổ là đỉnh điểm của sự phát triển tinh hoa nhân loại; và cũng không
thiếu gì người, dù không tin Giáo Hội lẫn Nhà Nước, cũng cho rằng lịch sử thế
giới đã đạt cao điểm chỉ ở Tây Phương, còn Ðông Phương, chả còn gì để cống hiến
nữa, chỉ giữ vai trò phục tùng. Nhưng nào có thế? Chúng ta đã thấy cách mạng
bùng ra ở Ðông Phương. Và không ngưng ở đó. Còn Tây Phương coi như đã thể hiện
xong xã hội chủ nghĩa bằng vài trang sử rỗng chăng? Xã Hội chủ nghĩa còn cần
vài cuộc cách mạng nữa, cả Tây lẫn Ðông.; và chả ở đâu mà lịch sử chấm dứt cả.
Phương Ðông đã viết những trang sử thay đổi lớn, khởi nguồn từ tư tưởng Tây
phương. 50 năm trong lịch sử Nga cho ta biết những thay đổi to tát trong một nước
hậu tiến thế nào. Ðó là điều Tây phương sẽ nhìn thấy những chân trời mở ra cho
chính xã hội họ, để họ thoát ra tư tưởng bảo thủ cùng lối sống thờ phụng vật dụng.
Cách mạng Nga vẫn còn là bài học đáng để nghiên cứu, cả cái hay lẫn cái dở.
-Vũ Huy Quang, DEC 2013.
(Ðể chào mừng sự ra đời cuốn “Trần
Văn Thạch, cây bút chống bạo quyền…” của các tác gỉa Trần Mỹ Châu&Phan Thị
Trọng Tuyến)
http://nhattuan2011.blogspot.com/2014/10/nha-van-vu-huy-quang-thoa-hiep-nguon.html