Văn Học & Nghệ Thuật

Nhạc Bolero: Là sến hay sang?

Bolero len lỏi vào cuộc đời và nhịp sống của người dân đô thị theo một kiểu khác, với những người ở thôn quê theo một kiểu khác; nhưng bất luận đó là kiểu nào, âm
Muôn dặm đời người, ít có ai là người VN mà chưa một lần nghe hoặc nhớ trong đầu một câu ca của dòng nhạc bolero, đặc biệt là những người sống ở phía Nam.
Bolero len lỏi vào cuộc đời và nhịp sống của người dân đô thị theo một kiểu khác, với những người ở thôn quê theo một kiểu khác; nhưng bất luận đó là kiểu nào, âm điệu chập chùng và gần gũi của bolero đều ăn sâu vào sự thưởng thức của nhiều thế hệ, một cách độc đáo đến mức mà có lẽ cần phải có một nghiên cứu khoa học chỉn chu mới có thể nói hết được tác động của loại âm nhạc này với tâm hồn Việt.



Vì sao "sến"?

Khác với rất nhiều kiểu âm nhạc mà người Việt từng thưởng thức, bolero phần lớn là những câu chuyện kể hồn nhiên, là những sự chia sẻ cảm giác của mình về tình yêu, về cô đơn, về số phận giàu nghèo, may rủi, tình bạn bè... Sự đa dạng trong đề tài của bolero là một trong những yếu tố mạnh mẽ để người ta có thể gióng giọng hát hàng giờ không biết chán với một guitar thô hoặc "nghèo" hơn thì gõ muỗng.
Một trong những tìm hiểu về bí ẩn của bolero là nhịp điệu. Khi chuyển hóa từ thể loại nhạc bolero gốc của âm nhạc Latin như một loại nhạc khiêu vũ chịu ảnh hưởng nhiều từ các hình thức của những quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha và biến thể của người Cuba sang VN, nhịp điệu chậm dần và hòa hợp với tính cách của người Việt theo một kiểu rất riêng. Rất thú vị, nếu chỉ cần chú ý, người chơi bolero VN sẽ tìm thấy nhịp điệu tương đương 60 (bpm) của dòng nhạc này trùng hợp hết sức ngẫu nhiên và độc đáo với các bài ca cổ, cải lương - vốn là thứ "khoái khẩu" của dân Nam bộ.

Và cũng không phải ngẫu nhiên mà người ta có một thời gian dài gọi bolero - tên gọi gần như được định hình khoảng ba năm nay - là nhạc "sến".
Đã có rất nhiều tranh cãi và giả thuyết về cái tên khó hiểu này. Tuy nhiên, giả thuyết hợp lý và đủ các chứng cứ nhất vẫn thuộc về chuyện gọi nhại theo tên của minh tinh màn bạc người Áo là Maria Schell (1926-2005).

Lý do của việc nhại theo này là kết quả của sự châm biếm của nhà báo Tuấn Huy, viết cho tạp chí Kịch Ảnh.
Sài Gòn những năm 1950 và 1960, là thời di cư của rất nhiều thanh niên thiếu nữ từ thôn quê lên thành thị mưu sinh, bao gồm làm lái xe, người ở, bán báo, chạy bàn... Đó cũng là thời sính Tây, không ít anh chị tự đặt tên cho mình như Tí Clark Gable, Hường Claudia Cardinale... Những chủ nhật, lớp người trẻ này hẹn hò nhau và cùng thảo luận về những cuốn phim diễm tình đầy nước mắt của nữ diễn viên Maria Schell, người từng được báo chí Đức mệnh danh là nữ diễn viên thế hệ trước chiến tranh, lừng danh là có lối diễn xuất "cười vui mà như lòng nhỏ lệ". Những cuốn phim này lúc đó cũng làm thổn thức nhiều trái tim nam nữ, không kém đợt sóng của nữ sĩ Quỳnh Dao (Đài Loan) vào thập niên 1960-1970.

Cười vào một lớp người học đòi và hay trải lòng chuyện yêu đương của mình một cách dễ dãi và cũng hay tự bi kịch hóa hoàn cảnh của mình, tác giả Tuấn Huy, trong một số báo vào năm 1963, đã là người đầu tiên chuyển chữ Maria Schell này để gọi các cô là "Mari Sến". Và chữ "sến" này dần dần được chỉ đến các bài hát rất ảo não thời đó về chuyện tình đôi lứa, đặc biệt qua tiếng hát của Chế Linh hay Hùng Cường...
Nhưng đó chỉ là một giai đoạn của âm nhạc bolero, khi bị áp đặt cho cái tên "sến", mặc dù nhiều ca khúc của dòng nhạc này mỗi lúc một trở nên sang trọng, độc đáo hơn và thấm sâu vào đời sống của từng con người hơn.

Một phong vị độc đáo
Ngay cả những lớp người theo Tây học, luôn tự cho mình là sang vẫn không giấu được sự thích thú khi tự mình hát lên một bài hát bolero một giây phút nào đó. Bolero như di chuyển vào từng mạch máu, từng thớ thần kinh và ngắt đoạn mọi suy nghĩ đưa người ta vào một thế giới thanh thản của hiện tại, đặc biệt là gợi lại muôn vàn ký ức trong quá khứ, dù đó là đắng cay hay mộng đẹp.

Thích hay không thích nhạc "sến" đó là chuyện của mỗi cá nhân, nhưng không có nó, các đô thị miền Nam thiếu hẳn chất "giang hồ" của con người Nam bộ bên bàn nhậu, thiếu hẳn một phong vị độc đáo như linh hồn của đời, của phố, của người.

Nhạc "sến" thì ai ca cũng được, nhưng để là một danh ca bolero thì không phải đơn giản. Tiếng hát của dòng nhạc này lúc thì đòi hỏi phải nhiều kỹ thuật, nhưng cũng có lúc chỉ cần một cái hồn sẻ chia, bất chấp các chi tiết yêu cầu của thanh nhạc.
Điều thú vị nhất là các ngôi sao giả, hát nhép, đẹp và hát dở... không bao giờ có thể bước vào dòng nhạc bolero này. Và thậm chí danh ca bolero mỗi khi cần phải hát nhép để thu hình, đối với họ cũng là một cực hình.

Cũng như cuộc đời, bolero có lúc chìm lúc nổi, lúc bị chê bai, nhưng cũng có lúc được xưng tụng như dòng nhạc dễ nhớ nhất của tất cả mọi người. Nhưng mặc cho dòng đời xô đẩy, bolero vẫn dìu dặt ở từng góc cầu cho đến sân khấu lớn, không bao giờ có thể mất đi trong sự rung động của trái tim người yêu nhạc, đặc biệt là niềm tự hào là một mảng văn hóa hết sức độc đáo của miền Nam.

Bolero hay boléro?

Với khuynh hướng Tây học, nói theo tiếng Pháp, boléro có thêm dấu sắc, nhưng hoàn toàn tương tự như bolero nói theo tiếng gốc Tây Ban Nha, tên gọi này nhằm mô tả một loại âm nhạc lãng mạn, hơi chậm và mượt mà. Khuynh hướng bolero của Tây Ban Nha có phần nhanh hơn ở Cuba.
Bolero khởi đầu là một loại nhạc khiêu vũ ở Tây Ban Nha và du nhập thịnh hành ở Cuba từ những năm 1800. Người sáng tạo ra điệu nhảy bolero là một vũ sư người Tây Ban Nha, tên Sebastian Cerezo, với những buổi giới thiệu điệu nhảy này đầu tiên vào năm 1780.

Đến VN, thịnh hành ước chừng vào những năm 1940-1950, điệu bolero chuyển hóa thành một thể thức của VN với nhịp điệu chậm rãi và dìu dặt hơn, trong khi bolero ở bên ngoài có nhịp 3/4 thì người Việt biến thành 4/4 và tạo ra những âm điệu riêng. Cho tới nay, nhiều người trong giới sáng tác vẫn cho rằng người viết tân nhạc điệu bolero đầu tiên có lẽ là nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, vào năm 1950, với bài Duyên Quê.


Tuấn Khanh
http://songnews.net/D_1-2_2-223_4-975/nhac-bolero-la-sen-hay-sang.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhạc Bolero: Là sến hay sang?

Bolero len lỏi vào cuộc đời và nhịp sống của người dân đô thị theo một kiểu khác, với những người ở thôn quê theo một kiểu khác; nhưng bất luận đó là kiểu nào, âm
Muôn dặm đời người, ít có ai là người VN mà chưa một lần nghe hoặc nhớ trong đầu một câu ca của dòng nhạc bolero, đặc biệt là những người sống ở phía Nam.
Bolero len lỏi vào cuộc đời và nhịp sống của người dân đô thị theo một kiểu khác, với những người ở thôn quê theo một kiểu khác; nhưng bất luận đó là kiểu nào, âm điệu chập chùng và gần gũi của bolero đều ăn sâu vào sự thưởng thức của nhiều thế hệ, một cách độc đáo đến mức mà có lẽ cần phải có một nghiên cứu khoa học chỉn chu mới có thể nói hết được tác động của loại âm nhạc này với tâm hồn Việt.



Vì sao "sến"?

Khác với rất nhiều kiểu âm nhạc mà người Việt từng thưởng thức, bolero phần lớn là những câu chuyện kể hồn nhiên, là những sự chia sẻ cảm giác của mình về tình yêu, về cô đơn, về số phận giàu nghèo, may rủi, tình bạn bè... Sự đa dạng trong đề tài của bolero là một trong những yếu tố mạnh mẽ để người ta có thể gióng giọng hát hàng giờ không biết chán với một guitar thô hoặc "nghèo" hơn thì gõ muỗng.
Một trong những tìm hiểu về bí ẩn của bolero là nhịp điệu. Khi chuyển hóa từ thể loại nhạc bolero gốc của âm nhạc Latin như một loại nhạc khiêu vũ chịu ảnh hưởng nhiều từ các hình thức của những quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha và biến thể của người Cuba sang VN, nhịp điệu chậm dần và hòa hợp với tính cách của người Việt theo một kiểu rất riêng. Rất thú vị, nếu chỉ cần chú ý, người chơi bolero VN sẽ tìm thấy nhịp điệu tương đương 60 (bpm) của dòng nhạc này trùng hợp hết sức ngẫu nhiên và độc đáo với các bài ca cổ, cải lương - vốn là thứ "khoái khẩu" của dân Nam bộ.

Và cũng không phải ngẫu nhiên mà người ta có một thời gian dài gọi bolero - tên gọi gần như được định hình khoảng ba năm nay - là nhạc "sến".
Đã có rất nhiều tranh cãi và giả thuyết về cái tên khó hiểu này. Tuy nhiên, giả thuyết hợp lý và đủ các chứng cứ nhất vẫn thuộc về chuyện gọi nhại theo tên của minh tinh màn bạc người Áo là Maria Schell (1926-2005).

Lý do của việc nhại theo này là kết quả của sự châm biếm của nhà báo Tuấn Huy, viết cho tạp chí Kịch Ảnh.
Sài Gòn những năm 1950 và 1960, là thời di cư của rất nhiều thanh niên thiếu nữ từ thôn quê lên thành thị mưu sinh, bao gồm làm lái xe, người ở, bán báo, chạy bàn... Đó cũng là thời sính Tây, không ít anh chị tự đặt tên cho mình như Tí Clark Gable, Hường Claudia Cardinale... Những chủ nhật, lớp người trẻ này hẹn hò nhau và cùng thảo luận về những cuốn phim diễm tình đầy nước mắt của nữ diễn viên Maria Schell, người từng được báo chí Đức mệnh danh là nữ diễn viên thế hệ trước chiến tranh, lừng danh là có lối diễn xuất "cười vui mà như lòng nhỏ lệ". Những cuốn phim này lúc đó cũng làm thổn thức nhiều trái tim nam nữ, không kém đợt sóng của nữ sĩ Quỳnh Dao (Đài Loan) vào thập niên 1960-1970.

Cười vào một lớp người học đòi và hay trải lòng chuyện yêu đương của mình một cách dễ dãi và cũng hay tự bi kịch hóa hoàn cảnh của mình, tác giả Tuấn Huy, trong một số báo vào năm 1963, đã là người đầu tiên chuyển chữ Maria Schell này để gọi các cô là "Mari Sến". Và chữ "sến" này dần dần được chỉ đến các bài hát rất ảo não thời đó về chuyện tình đôi lứa, đặc biệt qua tiếng hát của Chế Linh hay Hùng Cường...
Nhưng đó chỉ là một giai đoạn của âm nhạc bolero, khi bị áp đặt cho cái tên "sến", mặc dù nhiều ca khúc của dòng nhạc này mỗi lúc một trở nên sang trọng, độc đáo hơn và thấm sâu vào đời sống của từng con người hơn.

Một phong vị độc đáo
Ngay cả những lớp người theo Tây học, luôn tự cho mình là sang vẫn không giấu được sự thích thú khi tự mình hát lên một bài hát bolero một giây phút nào đó. Bolero như di chuyển vào từng mạch máu, từng thớ thần kinh và ngắt đoạn mọi suy nghĩ đưa người ta vào một thế giới thanh thản của hiện tại, đặc biệt là gợi lại muôn vàn ký ức trong quá khứ, dù đó là đắng cay hay mộng đẹp.

Thích hay không thích nhạc "sến" đó là chuyện của mỗi cá nhân, nhưng không có nó, các đô thị miền Nam thiếu hẳn chất "giang hồ" của con người Nam bộ bên bàn nhậu, thiếu hẳn một phong vị độc đáo như linh hồn của đời, của phố, của người.

Nhạc "sến" thì ai ca cũng được, nhưng để là một danh ca bolero thì không phải đơn giản. Tiếng hát của dòng nhạc này lúc thì đòi hỏi phải nhiều kỹ thuật, nhưng cũng có lúc chỉ cần một cái hồn sẻ chia, bất chấp các chi tiết yêu cầu của thanh nhạc.
Điều thú vị nhất là các ngôi sao giả, hát nhép, đẹp và hát dở... không bao giờ có thể bước vào dòng nhạc bolero này. Và thậm chí danh ca bolero mỗi khi cần phải hát nhép để thu hình, đối với họ cũng là một cực hình.

Cũng như cuộc đời, bolero có lúc chìm lúc nổi, lúc bị chê bai, nhưng cũng có lúc được xưng tụng như dòng nhạc dễ nhớ nhất của tất cả mọi người. Nhưng mặc cho dòng đời xô đẩy, bolero vẫn dìu dặt ở từng góc cầu cho đến sân khấu lớn, không bao giờ có thể mất đi trong sự rung động của trái tim người yêu nhạc, đặc biệt là niềm tự hào là một mảng văn hóa hết sức độc đáo của miền Nam.

Bolero hay boléro?

Với khuynh hướng Tây học, nói theo tiếng Pháp, boléro có thêm dấu sắc, nhưng hoàn toàn tương tự như bolero nói theo tiếng gốc Tây Ban Nha, tên gọi này nhằm mô tả một loại âm nhạc lãng mạn, hơi chậm và mượt mà. Khuynh hướng bolero của Tây Ban Nha có phần nhanh hơn ở Cuba.
Bolero khởi đầu là một loại nhạc khiêu vũ ở Tây Ban Nha và du nhập thịnh hành ở Cuba từ những năm 1800. Người sáng tạo ra điệu nhảy bolero là một vũ sư người Tây Ban Nha, tên Sebastian Cerezo, với những buổi giới thiệu điệu nhảy này đầu tiên vào năm 1780.

Đến VN, thịnh hành ước chừng vào những năm 1940-1950, điệu bolero chuyển hóa thành một thể thức của VN với nhịp điệu chậm rãi và dìu dặt hơn, trong khi bolero ở bên ngoài có nhịp 3/4 thì người Việt biến thành 4/4 và tạo ra những âm điệu riêng. Cho tới nay, nhiều người trong giới sáng tác vẫn cho rằng người viết tân nhạc điệu bolero đầu tiên có lẽ là nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, vào năm 1950, với bài Duyên Quê.


Tuấn Khanh
http://songnews.net/D_1-2_2-223_4-975/nhac-bolero-la-sen-hay-sang.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm