Tham Khảo
Nhân Thượng đỉnh Mỹ-Trung ở Cali nghĩ đến một điều...
Thú thật mình cũng chẳng vồ vập gì với hai ông trùm thế giới hiện nay là Mỹ và Trung gặp nhau ở California.
Vì thế nếu có những thỏa thuận ngầm giữa họ với nhau bây giờ thì sự nguy hiểm nguy hại hơn nhiều đối với lợi ích quốc gia của nhiều nước nhỏ và trung bình (dĩ nhiên là đối với các nước thuộc khu vực ảnh hưởng của họ).
Thú thật mình cũng chẳng vồ vập gì với hai ông trùm thế giới hiện nay là Mỹ và Trung gặp nhau ở California.
Cứ nhớ cái bắt tay giữa họ với nhau (--->>> ảnh đen trắng dưới đây) vào năm 1972, nó đã dẫn tới điều gì với người Việt ta cả Nam cả Bắc đang phân đôi khi ấy, thì rõ cả! Thật là cú mặc cả “vĩ đại” của thời đại. Nhớ thế thôi chứ lòng cay đắng lắm. Bởi đó là cú mặc cả của kẻ mạnh, cứ nghiễm nhiên ngồi chồm hổm trên lưng thằng khác mà chia phần lợi ích, bất chấp cái anh yếu kia thiệt sao thì cũng phớt lờ, bảo họ ráng chịu...
Nên cuộc gặp Tập-Ô đầu tháng 6/2013 này, tức 41 năm sau, không chừng lại là những dàn xếp theo đúng cách “ ngồi trên lưng” ai đó. Chỉ khác lần này có thể con số đối tượng đem ra ngã giá có thể khá nhiều chứ không chỉ Việt Nam ta bị thiệt trực tiếp như mặc cả năm xưa...
Vì sao? Đó là do tương quan lực lượng giữa Trung và Mỹ bây giờ không như hồi 1972 nữa. Năm ấy Trung Quốc còn cần tới một cái ghế ở LHQ vẫn là Đài Loan ngồi lên ở Diễn đàn không những lớn nhất thế giới mà còn vì nếu Trung Quốc vào là nghiễm nhiên thành 1 trong 5 nước thường trực HĐBA đầy quyền lực quốc tế.
Hơn thế nữa Trung Quốc khi đó còn cần bỏ cấm vận, cần công nghệ kỹ thuật Hoa Kỳ để phát triển và hiện đại hóa đất nước.
Chứ giờ đây Trung đã nhảy lên vị trí thứ hai về kinh tế chỉ sau Mỹ, nên dĩ nhiên Trung bây giờ có quyền đòi giá cao hơn bốn thập kỷ xưa nhiều, thậm chí rất nhiều…
Hơn thế nữa Trung Quốc khi đó còn cần bỏ cấm vận, cần công nghệ kỹ thuật Hoa Kỳ để phát triển và hiện đại hóa đất nước.
Chứ giờ đây Trung đã nhảy lên vị trí thứ hai về kinh tế chỉ sau Mỹ, nên dĩ nhiên Trung bây giờ có quyền đòi giá cao hơn bốn thập kỷ xưa nhiều, thậm chí rất nhiều…
Cuộc gặp giữa Nixon và Mao Trạch Đông, 2/1972
Vì thế nếu có những thỏa thuận ngầm giữa họ với nhau bây giờ thì sự nguy hiểm nguy hại hơn nhiều đối với lợi ích quốc gia của nhiều nước nhỏ và trung bình (dĩ nhiên là đối với các nước thuộc khu vực ảnh hưởng của họ).
Với những kẻ siêu cường siêu mạnh, lại lắm tham vọng, thì những anh nho nhỏ hoặc trung bình chớ có nghếch mà chơi trò ú tim hay lối chơi khôn lợi dụng họ. Họ không ngu, vì biết tỏng các chiêu đi thăng bằng trên dây hồi chiến tranh lạnh.
Theo mình thì ở thời hiện đại này, với một quốc gia nhỏ và vừa cỡ VN, lại ở vào một vị trí địa-chính trị "nhạy cảm" như VN, thì hoặc là ngả hẳn trong vòng che ô (sức mạnh hạt nhân) của họ (nhưng rõ ràng là sẽ mất tự do-độc lập!); hoặc là trung lập tích cực, chứ khó có con đường nào khác khả dĩ... Bây giờ đâu còn những khác biệt về ý thức hệ ràng buộc như thời chiến tranh lạnh.
Nghĩ đến đây mình rất muốn viết một cái gì đó về một Việt Nam trung lập. Chỉ cộm cái là những ông chỉ huy tối cao đất nước này cứ thích gắn với xã hội chủ nghĩa. Vâng XHCN thì nhân văn lắm, nhưng đó là ước vọng, là đích xa vời vợi trong một thế giới còn rất tham lam và cũng điên đảo này...
Một đất nước mà địa-chính trị như VN thì có lẽ tối ưu là chọn phương cách “trung lập”.
Hãy đọc lại xem, ở Shangri-La, vị thủ tướng, rồi ông tướng thứ trưởng QP cũng vừa đây nêu rõ ở Bắc Kinh, thì ý tứ đều là VN không liên minh quân sự, không ngả nước này chống nước kia, không cho ai đặt căn cứ quân sự lên đất nước mình, v.v… và v.v… Thế không gọi là một cách trung lập thì gọi là gì nữa. Nhưng ta đừng sa đà tranh luận sâu vào cách gọi, mà hãy đi vào thực chất vấn đề…
Nếu đi vào một thể chế trung lập thật sự, theo nghĩa tích cực nhất của thể chế đó còn có lợi thế nữa là khi ấy cũng chẳng cần mua sắm quá nhiều vũ khí khí tài nữa, cũng chẳng cần một đội quân cả thường trực cả dự bị cả triệu người như hiện nay mình buộc phải căng mình ra.
Mình nói lại, là hãy ngẫm nghĩ nghiêm túc về một quy chế đất nước trung lập tích cực. Chứ tuyệt nhiên tránh cách cách trung lập như của ông Xihanouk những năm xưa. Đó là trung lập trong thế yếu, đất nước vẫn duy trì một chế độ có vua (phong kiến), rồi tự do dân chủ không đến với người dân nên kinh tế xã hội đâu có phát triển… thì rồi cũng mất nước, hoặc không thì dẫn đến mất quyền lực về tay người khác. Nói điều này có nghĩa dù thể chế trung lập, nhưng đất nước phải mạnh và không lệ thuộc. Ai dám bảo mấy nền quốc phòng Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển... là yếu ớt dễ bị bắt nạt.
Tức là nếu được hãy trung lập như Thụy Sĩ, hoặc phần nào đó tương tự như mấy nước Bắc Âu. Ấy là nói nét đại thể, chứ còn mệt mới theo kịp họ. Tuy nhiên cái hướng là như vậy, là chọn cách không có dốc tâm sức chạy theo ai, duy trì quan hệ bình thường và đàng hoàng phải chăng với các nước lớn, đừng có đứng vào một liên minh nào cả sẽ là cách tốt cho VN yên ổn mà làm ăn.
Và mình nghĩ xa hơn, nếu một ĐNA đoàn kết thực sự, tức Asean nhà mình cùng hướng theo một phương cách trung lập hóa về chính trị và các mối quan hệ quốc tế..., thì mấy trăm triệu dân khu vực này đỡ căng thẳng, căng mình ra biết bao nhiêu như lâu nay và hiện tại.
Và mình nghĩ xa hơn, nếu một ĐNA đoàn kết thực sự, tức Asean nhà mình cùng hướng theo một phương cách trung lập hóa về chính trị và các mối quan hệ quốc tế..., thì mấy trăm triệu dân khu vực này đỡ căng thẳng, căng mình ra biết bao nhiêu như lâu nay và hiện tại.
Quay lại mấy vị trung lập, trung lập tích cực như trên kia đề cập. Không hiểu người khác thế nào chứ mình rất cảm tình với mấy quốc gia này. Đi trên các đường phố, luôn bắt gặp những nét mặt người dân một nét ngời ngời khó tả. Họ tin vào cuộc sống và tương lai của chính họ. Vì họ biết chắc đất nước có hòa bình vĩnh viễn và chỉ còn mỗi việc là cùng với mọi công dân khác dựng xây đất nước cho giàu mạnh.
Nói vậy chứ ở ta đưa ra ý tưởng này (đất nước theo thể chế trung lập) khéo không lại bị ném đá tơi bời không biết chừng…
Vệ Nhi
http://vinhnv43.blogspot.com/2013/06/nhan-thuong-inh-my-trung-o-cali-nghi-en.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nhân Thượng đỉnh Mỹ-Trung ở Cali nghĩ đến một điều...
Thú thật mình cũng chẳng vồ vập gì với hai ông trùm thế giới hiện nay là Mỹ và Trung gặp nhau ở California.
Thú thật mình cũng chẳng vồ vập gì với hai ông trùm thế giới hiện nay là Mỹ và Trung gặp nhau ở California.
Cứ nhớ cái bắt tay giữa họ với nhau (--->>> ảnh đen trắng dưới đây) vào năm 1972, nó đã dẫn tới điều gì với người Việt ta cả Nam cả Bắc đang phân đôi khi ấy, thì rõ cả! Thật là cú mặc cả “vĩ đại” của thời đại. Nhớ thế thôi chứ lòng cay đắng lắm. Bởi đó là cú mặc cả của kẻ mạnh, cứ nghiễm nhiên ngồi chồm hổm trên lưng thằng khác mà chia phần lợi ích, bất chấp cái anh yếu kia thiệt sao thì cũng phớt lờ, bảo họ ráng chịu...
Nên cuộc gặp Tập-Ô đầu tháng 6/2013 này, tức 41 năm sau, không chừng lại là những dàn xếp theo đúng cách “ ngồi trên lưng” ai đó. Chỉ khác lần này có thể con số đối tượng đem ra ngã giá có thể khá nhiều chứ không chỉ Việt Nam ta bị thiệt trực tiếp như mặc cả năm xưa...
Vì sao? Đó là do tương quan lực lượng giữa Trung và Mỹ bây giờ không như hồi 1972 nữa. Năm ấy Trung Quốc còn cần tới một cái ghế ở LHQ vẫn là Đài Loan ngồi lên ở Diễn đàn không những lớn nhất thế giới mà còn vì nếu Trung Quốc vào là nghiễm nhiên thành 1 trong 5 nước thường trực HĐBA đầy quyền lực quốc tế.
Hơn thế nữa Trung Quốc khi đó còn cần bỏ cấm vận, cần công nghệ kỹ thuật Hoa Kỳ để phát triển và hiện đại hóa đất nước.
Chứ giờ đây Trung đã nhảy lên vị trí thứ hai về kinh tế chỉ sau Mỹ, nên dĩ nhiên Trung bây giờ có quyền đòi giá cao hơn bốn thập kỷ xưa nhiều, thậm chí rất nhiều…
Hơn thế nữa Trung Quốc khi đó còn cần bỏ cấm vận, cần công nghệ kỹ thuật Hoa Kỳ để phát triển và hiện đại hóa đất nước.
Chứ giờ đây Trung đã nhảy lên vị trí thứ hai về kinh tế chỉ sau Mỹ, nên dĩ nhiên Trung bây giờ có quyền đòi giá cao hơn bốn thập kỷ xưa nhiều, thậm chí rất nhiều…
Cuộc gặp giữa Nixon và Mao Trạch Đông, 2/1972
Vì thế nếu có những thỏa thuận ngầm giữa họ với nhau bây giờ thì sự nguy hiểm nguy hại hơn nhiều đối với lợi ích quốc gia của nhiều nước nhỏ và trung bình (dĩ nhiên là đối với các nước thuộc khu vực ảnh hưởng của họ).
Với những kẻ siêu cường siêu mạnh, lại lắm tham vọng, thì những anh nho nhỏ hoặc trung bình chớ có nghếch mà chơi trò ú tim hay lối chơi khôn lợi dụng họ. Họ không ngu, vì biết tỏng các chiêu đi thăng bằng trên dây hồi chiến tranh lạnh.
Theo mình thì ở thời hiện đại này, với một quốc gia nhỏ và vừa cỡ VN, lại ở vào một vị trí địa-chính trị "nhạy cảm" như VN, thì hoặc là ngả hẳn trong vòng che ô (sức mạnh hạt nhân) của họ (nhưng rõ ràng là sẽ mất tự do-độc lập!); hoặc là trung lập tích cực, chứ khó có con đường nào khác khả dĩ... Bây giờ đâu còn những khác biệt về ý thức hệ ràng buộc như thời chiến tranh lạnh.
Nghĩ đến đây mình rất muốn viết một cái gì đó về một Việt Nam trung lập. Chỉ cộm cái là những ông chỉ huy tối cao đất nước này cứ thích gắn với xã hội chủ nghĩa. Vâng XHCN thì nhân văn lắm, nhưng đó là ước vọng, là đích xa vời vợi trong một thế giới còn rất tham lam và cũng điên đảo này...
Một đất nước mà địa-chính trị như VN thì có lẽ tối ưu là chọn phương cách “trung lập”.
Hãy đọc lại xem, ở Shangri-La, vị thủ tướng, rồi ông tướng thứ trưởng QP cũng vừa đây nêu rõ ở Bắc Kinh, thì ý tứ đều là VN không liên minh quân sự, không ngả nước này chống nước kia, không cho ai đặt căn cứ quân sự lên đất nước mình, v.v… và v.v… Thế không gọi là một cách trung lập thì gọi là gì nữa. Nhưng ta đừng sa đà tranh luận sâu vào cách gọi, mà hãy đi vào thực chất vấn đề…
Nếu đi vào một thể chế trung lập thật sự, theo nghĩa tích cực nhất của thể chế đó còn có lợi thế nữa là khi ấy cũng chẳng cần mua sắm quá nhiều vũ khí khí tài nữa, cũng chẳng cần một đội quân cả thường trực cả dự bị cả triệu người như hiện nay mình buộc phải căng mình ra.
Mình nói lại, là hãy ngẫm nghĩ nghiêm túc về một quy chế đất nước trung lập tích cực. Chứ tuyệt nhiên tránh cách cách trung lập như của ông Xihanouk những năm xưa. Đó là trung lập trong thế yếu, đất nước vẫn duy trì một chế độ có vua (phong kiến), rồi tự do dân chủ không đến với người dân nên kinh tế xã hội đâu có phát triển… thì rồi cũng mất nước, hoặc không thì dẫn đến mất quyền lực về tay người khác. Nói điều này có nghĩa dù thể chế trung lập, nhưng đất nước phải mạnh và không lệ thuộc. Ai dám bảo mấy nền quốc phòng Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển... là yếu ớt dễ bị bắt nạt.
Tức là nếu được hãy trung lập như Thụy Sĩ, hoặc phần nào đó tương tự như mấy nước Bắc Âu. Ấy là nói nét đại thể, chứ còn mệt mới theo kịp họ. Tuy nhiên cái hướng là như vậy, là chọn cách không có dốc tâm sức chạy theo ai, duy trì quan hệ bình thường và đàng hoàng phải chăng với các nước lớn, đừng có đứng vào một liên minh nào cả sẽ là cách tốt cho VN yên ổn mà làm ăn.
Và mình nghĩ xa hơn, nếu một ĐNA đoàn kết thực sự, tức Asean nhà mình cùng hướng theo một phương cách trung lập hóa về chính trị và các mối quan hệ quốc tế..., thì mấy trăm triệu dân khu vực này đỡ căng thẳng, căng mình ra biết bao nhiêu như lâu nay và hiện tại.
Và mình nghĩ xa hơn, nếu một ĐNA đoàn kết thực sự, tức Asean nhà mình cùng hướng theo một phương cách trung lập hóa về chính trị và các mối quan hệ quốc tế..., thì mấy trăm triệu dân khu vực này đỡ căng thẳng, căng mình ra biết bao nhiêu như lâu nay và hiện tại.
Quay lại mấy vị trung lập, trung lập tích cực như trên kia đề cập. Không hiểu người khác thế nào chứ mình rất cảm tình với mấy quốc gia này. Đi trên các đường phố, luôn bắt gặp những nét mặt người dân một nét ngời ngời khó tả. Họ tin vào cuộc sống và tương lai của chính họ. Vì họ biết chắc đất nước có hòa bình vĩnh viễn và chỉ còn mỗi việc là cùng với mọi công dân khác dựng xây đất nước cho giàu mạnh.
Nói vậy chứ ở ta đưa ra ý tưởng này (đất nước theo thể chế trung lập) khéo không lại bị ném đá tơi bời không biết chừng…
Vệ Nhi
http://vinhnv43.blogspot.com/2013/06/nhan-thuong-inh-my-trung-o-cali-nghi-en.html