Thân Hữu Tiếp Tay...
Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn và tự do hơn!
Với tôi, nghi thức khai mạc mới thực sự là cao điểm của Thế vận hội. Theo dõi buổi lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè London 2012 sáng thứ Bảy vừa qua, cũng như những lần trước, tôi chỉ biết diễn tả sự say mê và ngưỡng mộ của mình bằng một sáo ngữ quen thuộc là “Hoành Tráng”. Thật ra, với kỹ thuật tân tiến của thời đại, dường như cuộc lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè tại bất cứ quốc gia nào trong thời gian gần đây, từ Úc đại lợi sang Hy Lạp, Trung Quốc và nay Anh Quốc, cũng đều “hoành tráng” cả. Riêng lần này, Anh quốc cũng đã chứng tỏ mình “vĩ đại” không kém gì Trung Quốc, khi đạo diễn Danny Boyle cho khán giả nhìn lại lịch sử Anh Quốc với những đóng góp “vĩ đại” cho lịch sử nhân loại như: cuộc cách mạng kỹ nghệ năm 1750 dẫn đến các phong trào dân chủ tại Anh và trên khắp thế giới và gần đây cuộc cách mạng của hệ thống thông tin toàn cầu mà cha đẻ cũng là một người Anh, Sir Timothy John Tim Berners-Lee.
Nhìn chung, một khi được chọn làm nơi tổ chức Thế vận hội Mùa hè, dường như quốc gia nào cũng cố gắng phô diễn lịch sử “vĩ đại” của dân tộc mình. Nhưng so sánh với các Lễ nghi khai mạc Thế vận hội khác, tôi cho rằng tính độc đáo của Lễ nghi khai mạc Thế vận hội London vừa qua chính là nét “dễ thương” của nó. “Dễ thương” quá đi thôi khi nữ hoàng Elizabeth II đã “diễn xuất” một cách rất tự nhiên bên cạnh điệp viên 007 “James Bond” Daniel Craig trong màn đi máy bay trực thăng và nhảy xuống vận động trường thế vận hội. Nhưng “dễ thương” hơn cả với tôi vẫn là màn biểu diễn của danh hài Rowan Atkinson, người đã “chết” với cái tên “Mr Bean”, trong phần hòa tấu bản nhạc chủ đề của phim “Chariots of Fire” (cuốn phim thuật lại câu chuyện có thật của hai lực sĩ điền kinh tham dự Thế vận hội Paris năm 1924: một người là một tín hữu Kitô thuần thành, một người là một người Anh gốc Do thái. Người tín hữu Kitô xem cuộc thi đấu như một cách để tôn vinh Thiên Chúa. Còn với người lực sĩ Do thái thì đây là cơ hội để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Do thái không phải là một dân tộc thấp hèn. Cuốn phim muốn đề cao những động lực cao cả nơi hai người lực sĩ này). Đặc biệt nước Anh dưới con mắt của tôi cũng có nhiều thiện cảm và nồng ấm hơn, bởi vì luồn trong hầu hết các màn trình diễn, tôi nhìn thấy được nét “dễ thương”, hóm hỉnh của cái mà người Việt thường gọi là “phớt tỉnh Ăng Lê”.
Chính vì “dễ thương” cho nên Lễ nghi khai mạc Thế vận hội Mùa hè London vừa qua cũng rất “chân thật”. Ngoại trừ chuyện mà ai cũng phải biết là có người đã đóng thế vai cho nữ hoàng Elizabeth trong màn nhảy từ máy bay trực thăng xuống vận động trường, có lẽ Anh quốc không hề có ý “cầu toàn” đến độ phải phô trương một cách giả dối. Quốc gia nào cũng có sĩ diện. Nhưng phô bày và bảo vệ cái sĩ diện ấy đến độ phải lừa bịp thì lại trở thành trò lố bịch.
Thế giới vẫn tấm tắc khen ngợi tính “vĩ đại” của Lễ nghi khai mạc Thế vận hội Mùa hè Bắc Kinh 2008. Với quốc gia có nền văn minh lâu đời nhứt nhì thế giới, lại có đông dân số nhứt thế giới và hiện đang là siêu cường kinh tế thứ hai trên thế giới, thì có tự nhận là “vĩ đại” cũng xứng đáng thôi. Nhưng chắc chắn, khó có ai có thể quên được chuyện nước này đã phải dùng một bé gái 9 tuổi với nhân dáng dễ nhìn để hát “nhép miệng” thay cho một cô bé 7 tuổi, mặc dù đã góp giọng hát, nhưng không được xuất hiện trước công chúng chỉ vì có mấy cái răng không được “dễ coi” cho lắm. Ai cũng “xót xa” cho số phận của cô ca sĩ tí hon này. Được biết bé gái 7 tuổi tên là Yang Peiyi, vốn sún răng, nhưng lại có một giọng hát đã hớp hồn hằng tỉ người trên thế giới khi em ca bài “Ca ngợi tổ quốc” trong đêm khai mạc Thế vận hội Bắc kinh. Nhưng chỉ vì mấy cái răng mọc bừa bãi của em mà thế giới không được nhìn tận mặt em. Để giữ thể diện của một đất nước “vĩ đại”, Trung Quốc đã cho em Lin Miaoke, 9 tuổi, lên đứng “nhép môi” thay cho em Yang Peiyi. Chi tiết không nhỏ này cho thấy vì bị ám ảnh bởi sự “cầu toàn” và sĩ diện của một Trung Quốc “vĩ đại” mà quốc gia cộng sản này sẵn sàng làm bất cứ chuyện giả dối nào, nhứt là hy sinh “cá nhân” cho quốc gia. Dĩ nhiên hai chữ “quốc gia” ở đây đồng hóa với Đảng Cộng Sản. Trong quốc gia ấy, cá nhân chỉ còn là một con số. Cá nhân không được quyền thi thố tài năng riêng của mình, mà chỉ là một con ốc trong guồng máy nhà nước.
Tạp chí Time, số đặc biệt dành cho Thế vận hội London 2012, đã nhìn sâu vào “bên trong guồng máy làm ra huy chương” (medal machine) ấy của Trung Quốc. Theo bài báo, trong tất cả mọi bộ môn thể thao mà Trung quốc cho mang ra thi đấu tại Thế vận hội, lực sĩ là một “viên chức” nhà nước không hơn không kém. Dĩ nhiên, người lực sĩ thi đấu dưới lá cờ của nước mình có thể đặt danh dự của quốc gia lên trên hết. Nhưng ít ra, họ luyện tập và thi đấu trước tiên là vì niềm đam mê và động lực riêng của mình chứ không vì quốc gia. Với Trung Quốc thì hoàn tòan không có chuyện riêng tư ấy. Giải thích tại sao Trung Quốc thường đạt được huy chương vàng tại các cuộc thi đấu Thế vận hội, ông Xu Jingfa, huấn luyện viên của đội cử tạ nữ nói: “Thật là đơn giản. Chúng tôi làm mọi sự chung với nhau và chúng tôi tập luyện nhiều hơn bất cứ ai. Giờ nào phải thức dậy, giờ nào phải đi ngủ, phải tập luyện làm sao, phải ăn gì, phải nghĩ gì: tất cả đều được lãnh đạo của nhóm quyết định cả”. Bao lâu còn “phục vụ” trong đoàn lực sĩ, các lực sĩ đều lãnh lương nhà nước như “công chức”. Tại Trung quốc, thông thường các lực sĩ, dù thuộc bộ môn nào, cũng đều được chọn từ lúc nhỏ và trải qua một sự huấn luyện rất nghiêm nhặt đến độ hầu như không còn thì giờ rỗi rảnh và riêng tư cho mình. Nữ lực sĩ cử tạ hạng nhẹ Li Xueying tuyên bố: “Tôi có trách nhiệm đối với đất nước. Tôi để hết tâm trí vào việc cử tạ vì tôi không muốn làm cho các huấn luyện viên và lãnh đạo của nhóm phải thất vọng”.
Nghe như thể các lực sĩ Trung Quốc đều là những con người có trách nhiệm. Kỳ thực, điều được gọi là “trách nhiệm đối với tổ quốc”, tức Đảng Cộng Sản hay gì gì đi nữa, thật ra cũng chỉ là một hình thức cưỡng đoạt tự do cá nhân. Lực sĩ Trung quốc có thể là những người khổng lồ với một sức mạnh phi thường, dĩ nhiên nhờ tập luyện, nhưng lại là những người khổng lồ không có trái tim. Họ đúng là thiên lôi chỉ đâu đánh đó.
Lực sĩ thi đấu tại Thế vận hội thường được xem như những con người mẫu mực. Mẫu mực không chỉ trong kỷ luật tập luyện, ý chí, sự phấn đấu và lý tưởng, mà còn và nhứt là trong nhân cách. Chính vì vậy mà bất cứ một cử chỉ “thiếu tư cách” nào của lực sĩ cũng đều bị lên án hay tẩy chay. Tôi đặc biệt không có thiện cảm với anh chàng Trung quốc vừa mới lập được kỷ lục mới về bơi tự do 400m: vừa chiến thắng, anh không màng tới chuyện chúc mừng và chia sẻ với các tham dự viên xung quanh như thường thấy trong các cuộc thi đấu, mà lại khoa chân múa tay một cách kiêu hãnh và làm những điệu bộ thiếu tự chủ mà tôi cũng cho là thiếu tư cách.
Tư cách của một người lực sĩ cũng quan trọng không kém gì tài năng và thể lực của mình. Chính vì vậy mà cô Voula Papachristou trong lực sĩ đoàn Hy lạp đã bị Ủy ban Thế vận nước này tống cổ ra khỏi đoàn chỉ vì có hành động kỳ thị. Cô này đã bông đùa rằng người di dân Phi Châu là những người chuyên gây bệnh truyền nhiễm. Cô gọi họ là “những con muỗi biết ăn cơm”. Những lời lẽ kỳ thị này lại được cô đưa lên trang mạng xã hội Twitter chỉ vài ngày trước khi khai mạc Thế vận hội. Cho dẫu là một lực sĩ nhảy xa rất có triển vọng đem huy chương về cho quốc gia, tên cô vẫn bị gạch khỏi lực sĩ đoàn Hy lạp. Hy lạp, chiếc nôi khai sinh của Thế vận hội, vẫn xem tư cách con người quan trọng hơn tài năng và ngay cả điều được gọi là “danh dự” hay sĩ diện quốc gia.
Còn nhớ dạo cuối tháng 3 năm 2008, lực sĩ bơi lội đầy triển vọng của Úc đại lợi là Nick D’Arcy đã bị treo giò vì trong một cơn say đã lỡ đấm gãy mũi một lực sĩ khác là Simon Cowley. Mới đây, anh chàng D’Arcy này lại còn chơi dại khi cùng với một bạn đồng đội khác là Kenrick Monk vào một tiệm bán súng mượn hai cây súng, đặt chéo trước ngực và chụp hình rồi đưa lên Facebook. Điều đáng lo ngại cho nhiều người là những cây súng mà hai tay bơi này cầm trên tay lại giống với những khẩu súng đã từng được sát thủ Martin Bryant xử dụng trong cuộc cuồng sát tại Port Arthur, tiểu bang Tasmania hồi năm 1996 làm cho 35 người bị thiệt mạng. Chỉ có vậy thôi, nhưng Ủy ban bơi lội Úc đã lên tiếng cảnh cáo hai lực sĩ này và đe dọa loại họ ra khỏi đoàn lực sĩ bơi lội của Úc.
Thế vận hội vẫn luôn được đề cao như “Đại hội hòa bình” của thế giới. Dĩ nhiên, đã có nhiều Thế vận hội bị tẩy chay và diễn ra trong bầu khi căng thẳng. Thế giới làm sao quên được Thế vận hội Berlin năm 1936, được tổ chức chỉ 3 năm sau khi đồ tể Hitler lên cầm quyền và tiến hành cuộc diệt chủng đối với người Do thái và đưa quân xâm chiếm nhiều quốc gia lân bang. Thế giới cũng vừa mới kỷ niệm đúng 40 năm ngày phái đoàn lực sĩ Israel đã bị quân khủng bố Palestine đột nhập tại làng thế vận Munich, Đức để tàn sát một cách dã man. Năm 1980, Liên Xô lại đắc cử để đứng ra tổ chức Thế vận hội khi vừa đem quân sang xâm chiếm Afghanistan. Và dĩ nhiên, khi Trung quốc được Ủy ban Thế Vận Thế Giới bỏ phiếu ủng hộ để được tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 cũng là thời kỳ mà quốc gia cộng sản này ngày càng lún sâu vào những vi phạm nhân quyền tồi tệ nhứt.
Một số Thế vận hội đã được tổ chức tại một nơi và trong một bầu khí chẳng đáng gọi là hòa bình chút nào. Nhưng nhìn chung, cuộc diễn hành của các phái đoàn lực sĩ thuộc hầu hết các quốc gia trên thế giới trong bất cứ Thế vận hội nào cũng đều cho thấy hình ảnh và sự khao khát hòa bình của nhân lọai. Có thi đấu nhưng các lực sĩ không thi đấu bằng vũ khí giết người hay bạo động. Trái lại, xuyên qua những cuộc thi đấu, tinh thần thượng võ và tư cách con người vẫn là điều được đề cao nhiều nhứt. Có thua, nhưng thua trong danh dự và tự trọng, cũng vẫn là một chiến thắng. Tôi nghĩ: sau khẩu hiệu quen thuộc thường thấy trong các Thế vận hội và vận động trường là “nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn” (citius, altius, fortius), có lẽ người ta nên viết thêm hai chữ “tự do” hơn (liberius). Tự do để không trở thành con cờ thí của bất cứ một quyền lực nào. Tự do để không làm nô lệ cho bất cứ một đam mê hay tham vọng nào đến độ thắng cũng không khiến cho “kiêu” mà bại cũng không làm cho “nản”.
Xét cho cùng, tự do cũng là thể hiện của sự trưởng thành. Mục đích của thể thao không chỉ là rèn luyện một thân thể lành mạnh hay xử dụng nhuần nhuyễn một số cơ năng, mà là đào luyện một nhân cách trưởng thành. Tôi không nghĩ điều này chỉ đúng cho các lực sĩ tham gia các cuộc thi đấu. Tôi không chỉ thưởng thức sự phô diễn sức mạnh, ngưỡng mộ tài năng của các lực sĩ, mà còn xem họ như những “người hùng” trên sân cỏ, trong hồ bơi, trên võ đài...Họ là “người hùng”, bởi vì nơi họ, tôi có thể học được không chỉ sức mạnh của ý chí, mà còn nhìn thấy một nhân cách lớn và nhứt là “tấm lòng” yêu chuộng hòa bình.
Chu Thập
Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn và tự do hơn!
Với tôi, nghi thức khai mạc mới thực sự là cao điểm của Thế vận hội. Theo dõi buổi lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè London 2012 sáng thứ Bảy vừa qua, cũng như những lần trước, tôi chỉ biết diễn tả sự say mê và ngưỡng mộ của mình bằng một sáo ngữ quen thuộc là “Hoành Tráng”. Thật ra, với kỹ thuật tân tiến của thời đại, dường như cuộc lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè tại bất cứ quốc gia nào trong thời gian gần đây, từ Úc đại lợi sang Hy Lạp, Trung Quốc và nay Anh Quốc, cũng đều “hoành tráng” cả. Riêng lần này, Anh quốc cũng đã chứng tỏ mình “vĩ đại” không kém gì Trung Quốc, khi đạo diễn Danny Boyle cho khán giả nhìn lại lịch sử Anh Quốc với những đóng góp “vĩ đại” cho lịch sử nhân loại như: cuộc cách mạng kỹ nghệ năm 1750 dẫn đến các phong trào dân chủ tại Anh và trên khắp thế giới và gần đây cuộc cách mạng của hệ thống thông tin toàn cầu mà cha đẻ cũng là một người Anh, Sir Timothy John Tim Berners-Lee.
Nhìn chung, một khi được chọn làm nơi tổ chức Thế vận hội Mùa hè, dường như quốc gia nào cũng cố gắng phô diễn lịch sử “vĩ đại” của dân tộc mình. Nhưng so sánh với các Lễ nghi khai mạc Thế vận hội khác, tôi cho rằng tính độc đáo của Lễ nghi khai mạc Thế vận hội London vừa qua chính là nét “dễ thương” của nó. “Dễ thương” quá đi thôi khi nữ hoàng Elizabeth II đã “diễn xuất” một cách rất tự nhiên bên cạnh điệp viên 007 “James Bond” Daniel Craig trong màn đi máy bay trực thăng và nhảy xuống vận động trường thế vận hội. Nhưng “dễ thương” hơn cả với tôi vẫn là màn biểu diễn của danh hài Rowan Atkinson, người đã “chết” với cái tên “Mr Bean”, trong phần hòa tấu bản nhạc chủ đề của phim “Chariots of Fire” (cuốn phim thuật lại câu chuyện có thật của hai lực sĩ điền kinh tham dự Thế vận hội Paris năm 1924: một người là một tín hữu Kitô thuần thành, một người là một người Anh gốc Do thái. Người tín hữu Kitô xem cuộc thi đấu như một cách để tôn vinh Thiên Chúa. Còn với người lực sĩ Do thái thì đây là cơ hội để chứng tỏ cho thế giới thấy rằng Do thái không phải là một dân tộc thấp hèn. Cuốn phim muốn đề cao những động lực cao cả nơi hai người lực sĩ này). Đặc biệt nước Anh dưới con mắt của tôi cũng có nhiều thiện cảm và nồng ấm hơn, bởi vì luồn trong hầu hết các màn trình diễn, tôi nhìn thấy được nét “dễ thương”, hóm hỉnh của cái mà người Việt thường gọi là “phớt tỉnh Ăng Lê”.
Chính vì “dễ thương” cho nên Lễ nghi khai mạc Thế vận hội Mùa hè London vừa qua cũng rất “chân thật”. Ngoại trừ chuyện mà ai cũng phải biết là có người đã đóng thế vai cho nữ hoàng Elizabeth trong màn nhảy từ máy bay trực thăng xuống vận động trường, có lẽ Anh quốc không hề có ý “cầu toàn” đến độ phải phô trương một cách giả dối. Quốc gia nào cũng có sĩ diện. Nhưng phô bày và bảo vệ cái sĩ diện ấy đến độ phải lừa bịp thì lại trở thành trò lố bịch.
Thế giới vẫn tấm tắc khen ngợi tính “vĩ đại” của Lễ nghi khai mạc Thế vận hội Mùa hè Bắc Kinh 2008. Với quốc gia có nền văn minh lâu đời nhứt nhì thế giới, lại có đông dân số nhứt thế giới và hiện đang là siêu cường kinh tế thứ hai trên thế giới, thì có tự nhận là “vĩ đại” cũng xứng đáng thôi. Nhưng chắc chắn, khó có ai có thể quên được chuyện nước này đã phải dùng một bé gái 9 tuổi với nhân dáng dễ nhìn để hát “nhép miệng” thay cho một cô bé 7 tuổi, mặc dù đã góp giọng hát, nhưng không được xuất hiện trước công chúng chỉ vì có mấy cái răng không được “dễ coi” cho lắm. Ai cũng “xót xa” cho số phận của cô ca sĩ tí hon này. Được biết bé gái 7 tuổi tên là Yang Peiyi, vốn sún răng, nhưng lại có một giọng hát đã hớp hồn hằng tỉ người trên thế giới khi em ca bài “Ca ngợi tổ quốc” trong đêm khai mạc Thế vận hội Bắc kinh. Nhưng chỉ vì mấy cái răng mọc bừa bãi của em mà thế giới không được nhìn tận mặt em. Để giữ thể diện của một đất nước “vĩ đại”, Trung Quốc đã cho em Lin Miaoke, 9 tuổi, lên đứng “nhép môi” thay cho em Yang Peiyi. Chi tiết không nhỏ này cho thấy vì bị ám ảnh bởi sự “cầu toàn” và sĩ diện của một Trung Quốc “vĩ đại” mà quốc gia cộng sản này sẵn sàng làm bất cứ chuyện giả dối nào, nhứt là hy sinh “cá nhân” cho quốc gia. Dĩ nhiên hai chữ “quốc gia” ở đây đồng hóa với Đảng Cộng Sản. Trong quốc gia ấy, cá nhân chỉ còn là một con số. Cá nhân không được quyền thi thố tài năng riêng của mình, mà chỉ là một con ốc trong guồng máy nhà nước.
Tạp chí Time, số đặc biệt dành cho Thế vận hội London 2012, đã nhìn sâu vào “bên trong guồng máy làm ra huy chương” (medal machine) ấy của Trung Quốc. Theo bài báo, trong tất cả mọi bộ môn thể thao mà Trung quốc cho mang ra thi đấu tại Thế vận hội, lực sĩ là một “viên chức” nhà nước không hơn không kém. Dĩ nhiên, người lực sĩ thi đấu dưới lá cờ của nước mình có thể đặt danh dự của quốc gia lên trên hết. Nhưng ít ra, họ luyện tập và thi đấu trước tiên là vì niềm đam mê và động lực riêng của mình chứ không vì quốc gia. Với Trung Quốc thì hoàn tòan không có chuyện riêng tư ấy. Giải thích tại sao Trung Quốc thường đạt được huy chương vàng tại các cuộc thi đấu Thế vận hội, ông Xu Jingfa, huấn luyện viên của đội cử tạ nữ nói: “Thật là đơn giản. Chúng tôi làm mọi sự chung với nhau và chúng tôi tập luyện nhiều hơn bất cứ ai. Giờ nào phải thức dậy, giờ nào phải đi ngủ, phải tập luyện làm sao, phải ăn gì, phải nghĩ gì: tất cả đều được lãnh đạo của nhóm quyết định cả”. Bao lâu còn “phục vụ” trong đoàn lực sĩ, các lực sĩ đều lãnh lương nhà nước như “công chức”. Tại Trung quốc, thông thường các lực sĩ, dù thuộc bộ môn nào, cũng đều được chọn từ lúc nhỏ và trải qua một sự huấn luyện rất nghiêm nhặt đến độ hầu như không còn thì giờ rỗi rảnh và riêng tư cho mình. Nữ lực sĩ cử tạ hạng nhẹ Li Xueying tuyên bố: “Tôi có trách nhiệm đối với đất nước. Tôi để hết tâm trí vào việc cử tạ vì tôi không muốn làm cho các huấn luyện viên và lãnh đạo của nhóm phải thất vọng”.
Nghe như thể các lực sĩ Trung Quốc đều là những con người có trách nhiệm. Kỳ thực, điều được gọi là “trách nhiệm đối với tổ quốc”, tức Đảng Cộng Sản hay gì gì đi nữa, thật ra cũng chỉ là một hình thức cưỡng đoạt tự do cá nhân. Lực sĩ Trung quốc có thể là những người khổng lồ với một sức mạnh phi thường, dĩ nhiên nhờ tập luyện, nhưng lại là những người khổng lồ không có trái tim. Họ đúng là thiên lôi chỉ đâu đánh đó.
Lực sĩ thi đấu tại Thế vận hội thường được xem như những con người mẫu mực. Mẫu mực không chỉ trong kỷ luật tập luyện, ý chí, sự phấn đấu và lý tưởng, mà còn và nhứt là trong nhân cách. Chính vì vậy mà bất cứ một cử chỉ “thiếu tư cách” nào của lực sĩ cũng đều bị lên án hay tẩy chay. Tôi đặc biệt không có thiện cảm với anh chàng Trung quốc vừa mới lập được kỷ lục mới về bơi tự do 400m: vừa chiến thắng, anh không màng tới chuyện chúc mừng và chia sẻ với các tham dự viên xung quanh như thường thấy trong các cuộc thi đấu, mà lại khoa chân múa tay một cách kiêu hãnh và làm những điệu bộ thiếu tự chủ mà tôi cũng cho là thiếu tư cách.
Tư cách của một người lực sĩ cũng quan trọng không kém gì tài năng và thể lực của mình. Chính vì vậy mà cô Voula Papachristou trong lực sĩ đoàn Hy lạp đã bị Ủy ban Thế vận nước này tống cổ ra khỏi đoàn chỉ vì có hành động kỳ thị. Cô này đã bông đùa rằng người di dân Phi Châu là những người chuyên gây bệnh truyền nhiễm. Cô gọi họ là “những con muỗi biết ăn cơm”. Những lời lẽ kỳ thị này lại được cô đưa lên trang mạng xã hội Twitter chỉ vài ngày trước khi khai mạc Thế vận hội. Cho dẫu là một lực sĩ nhảy xa rất có triển vọng đem huy chương về cho quốc gia, tên cô vẫn bị gạch khỏi lực sĩ đoàn Hy lạp. Hy lạp, chiếc nôi khai sinh của Thế vận hội, vẫn xem tư cách con người quan trọng hơn tài năng và ngay cả điều được gọi là “danh dự” hay sĩ diện quốc gia.
Còn nhớ dạo cuối tháng 3 năm 2008, lực sĩ bơi lội đầy triển vọng của Úc đại lợi là Nick D’Arcy đã bị treo giò vì trong một cơn say đã lỡ đấm gãy mũi một lực sĩ khác là Simon Cowley. Mới đây, anh chàng D’Arcy này lại còn chơi dại khi cùng với một bạn đồng đội khác là Kenrick Monk vào một tiệm bán súng mượn hai cây súng, đặt chéo trước ngực và chụp hình rồi đưa lên Facebook. Điều đáng lo ngại cho nhiều người là những cây súng mà hai tay bơi này cầm trên tay lại giống với những khẩu súng đã từng được sát thủ Martin Bryant xử dụng trong cuộc cuồng sát tại Port Arthur, tiểu bang Tasmania hồi năm 1996 làm cho 35 người bị thiệt mạng. Chỉ có vậy thôi, nhưng Ủy ban bơi lội Úc đã lên tiếng cảnh cáo hai lực sĩ này và đe dọa loại họ ra khỏi đoàn lực sĩ bơi lội của Úc.
Thế vận hội vẫn luôn được đề cao như “Đại hội hòa bình” của thế giới. Dĩ nhiên, đã có nhiều Thế vận hội bị tẩy chay và diễn ra trong bầu khi căng thẳng. Thế giới làm sao quên được Thế vận hội Berlin năm 1936, được tổ chức chỉ 3 năm sau khi đồ tể Hitler lên cầm quyền và tiến hành cuộc diệt chủng đối với người Do thái và đưa quân xâm chiếm nhiều quốc gia lân bang. Thế giới cũng vừa mới kỷ niệm đúng 40 năm ngày phái đoàn lực sĩ Israel đã bị quân khủng bố Palestine đột nhập tại làng thế vận Munich, Đức để tàn sát một cách dã man. Năm 1980, Liên Xô lại đắc cử để đứng ra tổ chức Thế vận hội khi vừa đem quân sang xâm chiếm Afghanistan. Và dĩ nhiên, khi Trung quốc được Ủy ban Thế Vận Thế Giới bỏ phiếu ủng hộ để được tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 cũng là thời kỳ mà quốc gia cộng sản này ngày càng lún sâu vào những vi phạm nhân quyền tồi tệ nhứt.
Một số Thế vận hội đã được tổ chức tại một nơi và trong một bầu khí chẳng đáng gọi là hòa bình chút nào. Nhưng nhìn chung, cuộc diễn hành của các phái đoàn lực sĩ thuộc hầu hết các quốc gia trên thế giới trong bất cứ Thế vận hội nào cũng đều cho thấy hình ảnh và sự khao khát hòa bình của nhân lọai. Có thi đấu nhưng các lực sĩ không thi đấu bằng vũ khí giết người hay bạo động. Trái lại, xuyên qua những cuộc thi đấu, tinh thần thượng võ và tư cách con người vẫn là điều được đề cao nhiều nhứt. Có thua, nhưng thua trong danh dự và tự trọng, cũng vẫn là một chiến thắng. Tôi nghĩ: sau khẩu hiệu quen thuộc thường thấy trong các Thế vận hội và vận động trường là “nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn” (citius, altius, fortius), có lẽ người ta nên viết thêm hai chữ “tự do” hơn (liberius). Tự do để không trở thành con cờ thí của bất cứ một quyền lực nào. Tự do để không làm nô lệ cho bất cứ một đam mê hay tham vọng nào đến độ thắng cũng không khiến cho “kiêu” mà bại cũng không làm cho “nản”.
Xét cho cùng, tự do cũng là thể hiện của sự trưởng thành. Mục đích của thể thao không chỉ là rèn luyện một thân thể lành mạnh hay xử dụng nhuần nhuyễn một số cơ năng, mà là đào luyện một nhân cách trưởng thành. Tôi không nghĩ điều này chỉ đúng cho các lực sĩ tham gia các cuộc thi đấu. Tôi không chỉ thưởng thức sự phô diễn sức mạnh, ngưỡng mộ tài năng của các lực sĩ, mà còn xem họ như những “người hùng” trên sân cỏ, trong hồ bơi, trên võ đài...Họ là “người hùng”, bởi vì nơi họ, tôi có thể học được không chỉ sức mạnh của ý chí, mà còn nhìn thấy một nhân cách lớn và nhứt là “tấm lòng” yêu chuộng hòa bình.
Chu Thập